Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Bạn của chúng tôi thế đấy


Thời gian cứ trôi đi, bây giờ hồi tưởng những gì đã qua, cuộc sống thật khắc nghiệt với thân phận của con người, HSMN, Quế…Chuyện kể về một con người đã là HSMN, Quế.

Tết Mậu Thân (1968) đỏ rực khắp Miền Nam, đỏ ở nghĩa bởi quầng lửa của bom, đạn, đỏ bởi máu người ngã xuống. Quân giải phóng đã chiếm giữ Thành Huế 29 ngày đêm. Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa quyết chiếm lại Huế bằng mọi giá nào. Các đơn vị quân Giải phóng được lệnh rút về tuyến sau. Tại một đơn vị quân giải phóng, khi người dẫn đường đã hy sinh, nguy cơ lạc vào trận địa phục kích, chốt chặn của địch và cả đơn vị có thể hy sinh. Thế rồi một cậu bé, người Huế, cậu đã dẫn đơn vị rút khỏi Thành Huế an toàn. Người chỉ huy đơn vị quyết định đưa cậu bé đi theo vào mật khu cùng đơn vị. Cậu trở thành chiến sỹ giải phóng quân. Sau khi có xác nhận cậu là con của cơ sở hoạt động nội Thành, như một lời cảm ơn, người chỉ huy xin ý kiến cấp trên, quyết định đưa cậu bé ra Bắc học tập. Theo tuyến đường Trường Sơn cùng với các bạn nhỏ khác, cậu ra Bắc. Ra đến Hà Nội, cậu được tập trung ở T64 và đưa sang Quế Lâm, Trung Quốc học trường Dân tộc Trung Ương. Năm 1973, về nước, học ở Đông Triều và cũng tại khu “Dân tộc”, năm 9/1975, cậu về lại Huế  và gặp lại gia đình của mình, học tiếp phổ thông.

Năm 1979, chiến tranh biên giới nổ ra ở biên giới phía Bắc, cả nước sôi sục khí thế tiếp tục một cuộc chiến mới với một đồng minh cũ của mình, cậu đã là sinh viên năm 2 đại học Huế. Với hiểu biết của mình, trong một lần tranh luận, cậu nói lên chính kiến của mình: “chỉ có Nhà cầm quyền TQ muốn gây chiến tranh, người dân Trung Quốc lương thiện không muốn chiến tranh mà bị buộc phải tham gia cuộc chiến”. Cậu bị tra lý lịch, đây rồi kẻ từng học ở Tàu và bị chụp mũ, kẻ theo Tàu, tuyên truyền cho Tàu chống Việt Nam. Bị đứng trước cờ, bị nêu tên trước trường, không được tự bào chữa, nhà lao Thừa Phủ là nơi người ta đưa cậu đến. Ra tù, trở về nhà, cậu tự bươn chải để tồn tại, nuôi sống gia đình. Chiếc xích lô của người cha nay là phương tiện kiếm sống của cậu. Hàng ngày, cậu cùng chiếc xích lô đưa đón người, cặm cụi, cam phận của kẻ hết thời, mơ ước được tiếp tục học khép lại.

Đời có lẽ không quá bạc đãi ai, một đêm khuya, mưa gió, cái lạnh thấm vào da thịt, áo mưa che kín mặt, cậu đón được người đàn ông mặc đồ bộ đội đưa vào nội thành Huế. Cậu không biết người đàn ông đó lặng lẽ quan sát cậu, để cơn giá lạnh của Huế bớt lạnh, vừa miệt mài đạp xe, vừa kể lại cuộc đời của mình cho người khách nghe. Bỗng, người đàn ông yêu cầu cậu dừng xe, xuống xe và ông nhận ra cậu, cậu bé đã dẫn đường đưa đơn vị ông vào chiến khu an toàn. Ông chính là người chỉ huy đơn vị quân giải phóng rút khỏi thành Huế năm 1968, sau 1975, ông làm việc ở Huế và vẫn mong cậu bé năm xưa đã trưởng thành, tình cờ gặp lại... Ông ngạc nhiên: “Năm xưa chú đưa cháu ra Bắc để học hành nên người, để trở thành con người có ích cho xã hội”. Cậu kể lại câu chuyện bị đuổi học vào nhà lao Thừa phủ. Và rồi một lần nữa, người chỉ huy năm xưa đã giúp cậu trở lại trường đại học. Trường, lớp trưởng trực tiếp đến nhà xin lỗi và mời cậu học lại. Thời gian trong nhà lao Thừa Phủ rồi cũng lướt qua cuộc đời cậu, để lại cho cậu nhiều kỷ niệm. Chiếc xích lô được sơn sửa, treo lên như một lời nhắc nhở chính mình và con cháu.
Rồi cậu thành nhà giáo, tiếp tục nuôi dạy con em những người dân tộc ở Tây Nguyên.

23 nhận xét:

  1. Quế 67-73 ơi! Ai vậy? Hồi MF đang học ĐHSP, MF có nghe nói rằng họ đang xem xét lại những người đã học tập tại TQ, MF không tin, vì nghĩ rằng họ đâu đến nỗi ngây ngô thế! Vậy mà chiện có thật vậy sao? Sao MF ở ngay Huế mà không hề nghe có chuyện này xảy ra?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @MF:
      - Chuyện là thật, sau khi học lại Quế này học ở ĐHSP Huế, ra trường chậm hơn so dự kiến 1 năm, có lẽ thành giáo chức sau MF 2 or 3 năm. Chuyện còn kể rằng, Quế này khi ra Bắc, gia đình ở Huế nghĩ là mất tích cho đến 1975 về nhà, mới biết con mình còn sống, trở về.
      - Có lẽ Quế này thấm nhuần 5 điều Bác Hồ dạy nên có đủ "thật thà" và "dũng cảm".
      @MF: cho gửi lời thăm Bác.

      Xóa
    2. Có lẽ người ta cũng đã rà soát lại những người học bên TQ. Nhưng có lẽ không như ai đó tưởng tượng. =))

      Xóa
    3. @MF : năm đó mẹ muội thường hay nói đùa : Tàu nó sang đòi lại cơm của mấy đứa tụi bây đó . Có lẽ sợ quá nên Út Lỳ nhập ngũ luôn , ở đó mà sang đòi . Hehe .

      Xóa
  2. Cuộc đời thật nghiệt ngã! Nói như dân gian "Hoạ từ miệng mà ra" trong trường này thật đúng! Những lời nói thật luôn là cái cớ cho những kẻ cơ hội chụp mũ, trù trù dập những người thẳng thắn, dám nói lên sự thật.
    Nhưng, giống như một câu chuyện cổ tích! Cái kết thật có hậu. Lẽ phải, chân lý luôn chiến thắng, dù có muộn màng!
    - Tỷ Q.MF: Sức khỏe Bác tiến triển tốt chứ tỷ! Cho đệ gửi lời thăm Bác, chúc Bác chóng bình phục nhé!

    Trả lờiXóa
  3. Không lẽ là Đức Lợi ?

    Trả lờiXóa
  4. @ Quế 67- 73 : Mình có nghe câu chuyện của ĐỨC LỢI cũng tương tự như vậy nhưng không có chi tiết vào nhà lao Thừa phủ và Đức Lợi không làm nhà giáo ?

    Trả lờiXóa
  5. Đức Lợi không làm nhà giáo mà là làm hiệu trưởng trường cấp 2-3 ( tên trường là gì quên mất rùi )

    Trả lờiXóa
  6. Ông bà xưa dạy: Nhất thân nhì thế! - không sai! Nếu không có vị chỉ huy đó 2 lần giúp đỡ thì ko biết Quế đó giờ ra sao? Dân Quế hầu như ít nhất trong đời từ 1 đến vài lần Miệng làm khổ thân vì ko biết sua nịnh và ko biết kiềm chế.

    Trả lờiXóa
  7. @Quế 67-73, Tô Liêm: Cám ơn các Quế hỏi thăm. PH có nhiều tiến triển, đã cai máy thở 2 ngày rồi, bây giờ muốn nói mà vì vẫn còn canuyl khai lỗ thở, sử dụng để cung cấp oxy, nên chưa phát thành tiếng. ai tới thăm muốn ngồi dậy. nhưng vẫn còn ngủ nhiều. MF cảm thấy dễ thở hơn, nên hàng ngày tranh thủ vô trang Quế chút.
    Quả thật MF không hề nghe các HSMN tại Huế kể chuyện này. Ở Huế cũng rất ít gặp Đức Lợi nên ko biết có phải chiện ĐL ko nữa. Chúc các Quế một ngày vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mong Cụ vượt qua để lại vui cùng con cháu. Tỷ MF giữ gìn sức khỏe, cả con bé Bống nữa, thấy nó gầy quá. Cả Nhà Quế ở đây ai cũng dõi theo cuộc chiến đấu của nhà MF với bệnh tật của Cụ. Tiếc rằng gặp mặt tại Thủ đô đợt ní vắng MF...

      Xóa
  8. @MF : tỉ quên chiện hồi năm 2009 muội lên Đà Lạt gặp Đức Lợi rùi sao , hắn là tên xơi sạch dưa của thầy Phiên đóo. Chắc chắn là ĐL vì giờ ĐL là hiệu trưởng trường dân tộc nội trú trên Đà Lạt mừ .

    Trả lờiXóa
  9. Từ lúc được nuôi - dạy, ăn - học trong môi trường trong lành, "người với người sống để thương nhau" và luôn được nhắc - Hãy sống thật, sống tốt với mọi người, hãy kiên quyết, khôn khéo với kẻ thù, nhưng ngoài đời đã dạy cho ta thêm nhiều kỹ năng để sống, hòa nhập bằng những bài học có khi rất nghiệt ngã.
    Hãy tưởng tượng như những sinh vật được con người nuôi và thả vào môi trường sống hoang dã, nhiều Quế nhỏ năm 1975 từ Quế về, ngơ ngác như những con "nai vàng đạp trên lá vàng khô", nếu có phụ huynh, anh chị làm điểm tựa còn đỡ, có Quế không biết phụ huynh là ai, ở đâu, cứ thế bước vào cuộc sống hoàn toàn mới, lạ hoang dã.

    Trả lờiXóa
  10. Hồi hộp,khi đọc Entry này,UL thấy như cổ tích thời hiện đại,kết có hậu....cái đận mà vô tù ấy,ko thể nghĩ được là vô lý đến vậy...giờ lại là hiệu trưởng của một trường nội trú dân tộc-huynh ấy thật đáng khâm phục-chúc huynh Khoẻ và mãi với ước mơ,kỳ vọng của mình...
    Nói tới trường nội trú,lại nhớ ...lúc về Với gđ,thực ra vẫn ngày đêm ngóng đợi một phép mầu nào đóoo(ko phải chiến tranh nhé)...tự dưng trường MN lại duy trì ...thế là lại được gặp lại thầy cô và bạn bè....chợ đừng cười UL,đúng là có mong kiểu trẻ con như thế....mãi đến khi vô Huệ,...hy vọng mới tiêu tan theo năm tháng...
    Nhớ lại trường Bé cấp 1, Lứa quế UL...có 2 thầy đều họ Chu,tên Thanh làm hiệu trưởng,một thầy tên là Chu Thanh,một thầy tên là Chu Trung Thanh.
    Thầy Thanh mà UL nói đây là thầy mà đã sáng tác bài hát "trường chúng e trường cấp 1 Nguyễn Văn Bé", thầy ý kéo đàn violong rất hay,một đặc điểm ko nhầm được là trên má phải hay trái chi đó có nốt ruồi gần nơi cằm,có mấy sợi lông,khá dài...mỗi khi sáng tác bài mới rồi dạy cho các cháu hát là thầy dạo nhạc,hát mẫu rồi vung cần violong bắt nhịp rất hào hứng và sinh động...Đâu như khi trường MN giải tán,thầy vẫn rất tâm huyết
    với mô hình nội trú ,như có đề xuất nội trú trường dân tộc ,xong có lẽ sớm quá so với suy nghĩ chung bấy giờ
    ...sau nghe tin thầy....(có đúng là thầy đi xa rồi ko các Quế)
    Nay có một trong các cháuQuế của thầy năm xưa,làm hiệu trưởng trường DT nội trú,tự nhiên một liên tưởng như vậy...
    -Tỷ MF:mừng quá nghe tin bác đỡ,mong tỷ có nhiều sức khoẻ,tiếp tục cùng bác chiến thắng bệnh tật...Bé Bống giúp mẹ nhiều việc hén.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @UL : hehe , hai thầy đóo là một đó muội muội .

      Xóa
    2. À mà thầy Chu Thanh hiện đang ở Hà Nội đó UL.

      Xóa
  11. - 67-73 Cũng như VAV, chuyện về Đức Lợi (Bô Lợi) mình cũng đã nghe lâu rồi, nhưng cái đoạn vô lại Nhà lao Thừa Phủ thì không biết. Một khi câu chuyện được 67-73 kể lại, chắc chắn là chuyện thật. Đọc lại nội dung "Cậu bị tra lý lịch, đây rồi kẻ từng học ở Tàu và bị chụp mũ, kẻ theo Tàu, tuyên truyền cho Tàu chống Việt Nam. Bị đứng trước cờ, bị nêu tên trước trường, không được tự bào chữa, nhà lao Thừa Phủ là nơi người ta đưa cậu đến. Ra tù, trở về nhà, cậu tự bươn chải để tồn tại, nuôi sống gia đình. Chiếc xích lô của người cha nay là phương tiện kiếm sống của cậu. Hàng ngày, cậu cùng chiếc xích lô đưa đón người, cặm cụi, cam phận của kẻ hết thời, mơ ước được tiếp tục học khép lại" mà 67-73 kể lại, người tôi nổi da gà. Nhớ Bô Lợi hồi nhỏ đầu têu đủ mọi trò, xông xáo như mãnh thú vậy mà có lúc sa cơ. Thương Lợi quá. Nếu được, 67-73 nên đầu têu một đám (cho mình đi với), ra lại Huế, hốt cái đám cho Bô Lợi ngồi lao, nhét chúng nó vào lại Nhà lao Phủ Thừa để biết thế nào là huynh đệ tương tàn.
    - UL: Trường cấp I có 2 thầy Thanh. Chu Chung Thanh và Tăng Minh Thanh. Thầy Thanh (Chu) là Hiệu trưởng, kéo đàn violong. Thầy Thanh (Tăng) chủ nhiệm lớp 4B (lớp mình). Không phải cả 2 thây đều có họ là Chu đâu. Em à.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @M.Phong : Đức Lợi đâu phải là bô Lợi .

      Xóa
  12. Nếu mình được biết chuyện của Đức Lợi trước thì hôm lên Đa Lạt thế nào mình cũng dẫn cả đoàn Anh hùng ,Dũng sĩ quân giải phóng đến trụ sở thằng H.H tóm cổ nó bắt nó viết một bài đăng lên báo Lâm Đồng cho đồng bào cả nước biết chuyện này mà lôi mấy thằng đưa Đức Lợi vào nhà lao Thừa Phủ vào Tử Khám Chí Hòa để cho nó học bài giữ Nước !

    Trả lờiXóa
  13. UL sozi chợ nhen,lại ....nhớ sai rùi :-s
    -Đọc còm tỷ N.H vưỡn théc méc lém,có 2 thầy tên Thanh mừ(chợt nhớ a một thầy tên Tăng Thanh...)tiếp còm của huynhM.P thì rõoo như ban ngày.Cảm ơn Tỷ N.H và huynh M.P.:o) :o)
    -

    Trả lờiXóa
  14. - Chuyện ly kỳ như...tiểu thuyết. Nhận thức của một thời mông muội. Tưởng ở đâu xa, hóa ra lại vận ngay vào bạn bè, anh em mình mới đau. Rất may đoạn kết có hậu. Họa , phúc đều có thể từ miệng mà ra chứ? Tụi nịnh thần "hót" đúng lúc , đúng chỗ "phúc" vẫn vô ào ào đấy thôi. Híc!
    Tấm hình của Quế 67-73 là Biển hồ CôngTum??
    - @MF: Đọc còm về sức khỏe của cụ cũng mừng cho muội, mong cụ sớm bình phục.

    Trả lờiXóa
  15. MF oi, co giu suc khoe cho minh va cho con gai de co suc cham cu nhe. Mong cu mau binh phuc de CA NHA vui!

    Trả lờiXóa
  16. Việc quảng cáo là điều cốt lõi để một công ty tồn tại cũng như đến được với khách hàng thì chính vì việc ấy mà các dịch vụ quảng cáo được thành lập và dịch vụ in bang ron gia re quang cáo cũng được hình thành giúp doanh nghiệp công ty tiếp cận khách hàng.
    Và sau đây là 10 tiêu chi bạn nên sử dụng dịch vụ in treo bang ron :
    Giá rẻ: Với chi phí 10.000 đồng, bạn có thể treo gần như vĩnh viễn một tờ quảng cáo dịch vụ của bạn
    Vị trí: Dịch vụ mà bạn cung cấp có tính chất địa phương thì bạn chỉ trả tiền cho các vị trí quảng cáo thích hợp quanh bán kính kinh doanh của mình
    Nhu cầu: Khách hàng chưa phát sinh nhu cầu ngay khi trông thấy quảng cáo của bạn mà đến lúc nào đó họ có nhu cầu mới xem lại số điện thoại và gọi cho bạn (khách hàng đã biết bạn ở gần họ hơn cả và luôn có tâm lý ưu tiên cự ly gần)
    Nhóm khách hàng: Tất cả mọi người qua lại đều có thể nhìn thấy và đọc được dịch vụ trên quảng cáo của bạn là gì
    Thời gian hiện hữu: Có những tờ quảng cáo “sống” đến vài năm mà vẫn rõ ràng màu sắc cũng như nội dung
    Dễ kiểm soát: Chúng tôi có báo cáo đầy đủ (số nhà, số ngõ, phố) kèm ảnh chụp vị trí treo bang ron gia re quảng cáo để bạn dễ dàng kiểm soát số lượng và chất lượng.
    Chỉ với tiêu chi như thế hy vọng giúp bạn có hướng quyết định phát triển cho quảng cáo của mình. Việ sử dụng treo bang ron giá rẻ giúp bạn giảm chi phí đáng kế mà ổn định sự hiện hữu công ty bạn đến các khách hàng.
    Mọi chị tiết vui lòng liên hệ côn ty Song Đỉnh chúng tôi cung cấp các dịch vụ treo in bang ron gia re , in hiflex các loại khác nhau.


    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]