Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

THĂM CÔ LÊ THỊ MẬU

Tháng 11/2012 . Một đoàn Quế về thăm trường cũ . Khi ra Bắc , các bạn đã thay mặt toàn thể các Quế đến thăm cô . Cô thật vui khi gặp lại học trò của mình . Xin thắp cho cô một nén nhang , mong cô yên nghỉ . Chúng em mãi mãi nhớ đến cô .

Hình 1 : LĐT Đỗ Hà Bắc gửi quà của các Quế thăm cô .
Hình 4 : từ trái qua : thầy Trần Văn Từ , Phương Lan , Lê Mỹ Hạnh , Hồ Thị Sáu , cô Lê Thị Mậu .
Bài và ảnh :Đỗ Hà Bắc .

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Biển

                                     Nha Trang




Dốc Lết- Khánh Hòa

Từ Hải Vân ( phía Đà Nẵng) nhìn xuống

Lăng Cô- TTH

Ngược sáng















(Ảnh chôm bên nhà họ ngoại)

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Tư liệu hóa tháp Chăm bằng kỹ thuật số


Mấy ngày qua nhiều báo chí đưa tin về cuộc hội thảo và triển lãm ni. Công nghiên cứu thì của các thầy, nhưng việc thiết kế hình ảnh và kiến tạo panel thì của trò, tức là nhóm nghiên cứu sinh của Quế con tại Ancona (lính mới tinh-sờ -tuya).
Mời các cậu dì Quế xem!

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130415/tu-lieu-hoa-thap-cham-bang-ky-thuat-so.aspx


Tư liệu hóa tháp Chăm bằng kỹ thuật số

15/04/2013 20:50
(TNO) Chiều 15.4, Bảo tàng Lịch sử và cách mạng tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Trường ĐH Bách khoa Marche (Italia) tổ chức cuộc triển lãm Đền tháp Chămpa. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ý.

Triển lãm trưng bày những hình ảnh về 19 điểm di tích tháp Chăm nổi tiếng dọc bở biển VN, được tư liệu hóa bằng kỹ thuật số thông qua máy quét laser 3D (3 chiều) và các phương thức đa phương tiện khác. Đây là kết quả của hoạt động nghiên cứu được thực hiện từ năm 2010 với sự tài trợ bởi Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục đại học và Nghiên cứu Ý.

Đại diện Trường ĐH Bách khoa Marche cho biết thông qua hoạt động nghiên cứu và tư liệu hóa các di tích, nhóm nghiên cứu muốn đóng góp hữu ích cho các tài liệu kiến trúc và nền văn minh Chămpa, đồng thời tích hợp những gì đã có ở Ninh Thuận, Bảo tàng Bình Định và các bảo tàng khác của TP.Đà Nẵng.

Việc tư liệu hóa hình ảnh hoặc mô phỏng minh họa về các di tích Chămpa cũng giúp cho việc định hình rõ nét hơn mạng lưới du lịch văn hóa và theo tuyến đường dọc bờ biển miền Trung VN.


Một số hình ảnh về tháp Chăm tại cuộc triển lãm:
Cụm di sản tháp Chăm ở Mỹ Sơn (Quảng Nam)

Tháp Chăm Hoa Lài (Ninh Thuận) 
Nhóm tháp Po Dam (Bình Thuận)

Tháp Po Nagar (Nha Trang, Khánh Hòa)
Cụm tháp Bánh Ít (H.Tuy Phước, Bình Định)

 Tin, ảnh: Gia Tân

http://dantri.com.vn/van-hoa/italia-mo-hinh-hoa-3d-doc-dao-19-thap-cham-co-tai-mien-trung-719960.htm


Italia mô hình hóa 3D độc đáo 19 tháp Chăm cổ tại miền Trung
(Dân trí) – Ngày 15/4, Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh TT-Huế, ĐH Khoa học Huế (ĐH Huế) và ĐH Bách khoa Marché (Italia) đã phối hợp tổ chức triển lãm và tọa đàm “Di sản văn hóa Chămpa ở miền Trung Việt Nam”.

Đặc biệt với nhiều điểm mới ở triển lãm, mô tả quá trình điều tra khảo sát và các tài liệu liên quan đến 3D của tháp Chăm pa được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu ĐH Bách khoa Marché, sử dụng 3 kỹ thuật khác nhau: Quét laser, điện toán đám mây dày đặc với thuật toán “Cấu trúc từ chuyển động (SFM) và kỹ thuật quan trắc đa ảnh (MISP).

Nguyên nhân của cơ sở việc làm này do ngày nay, quan trắc cự ly gần và quét tia laser trên mặt đất đã được chứng minh là những phương pháp hiệu quả, chính xác cho việc cung cấp tài liệu di sản 3 chiều. Sự kết hợp của 2 kỹ thuật này với những kỹ thuật khác như công cụ đo lường địa hình hoặc bằng tay cũng được cung cấp tiềm năng, tính linh hoạt cần thiết để thực hiện 1 tài liệu hướng dẫn đầy đủ các di sản Chămpa.
3 tháp Chăm được quét ảnh rất chi tiết ở mặt cắt đứng và mặt cắt ngang 3D 
Nhóm nghiên cứu đã thành công khi minh họa các di sản kiến trúc và nghệ thuật của nền văn hóa Chămpa, trên cơ sở tăng cường thu thập dữ liệu lịch sử, dữ liệu các địa điểm với các tài liệu 3D và các sản phẩm đa phương tiện. Mục đích là để tạo ra một đóng góp hữu ích cho các tài liệu kiến trúc của nền văn minh Chăm, tích hợp những gì đã có ở Ninh Thuận và viện Bảo tàng Bình Định và trong các bảo tàng khác của Đà Nẵng nhằm cho ra một sản phẩm toàn diện về tháp Chăm trên hình ảnh đa chiều

Các nhóm nghiên cứu đã chọn 19 địa điểm tài liệu khảo cổ là 19 tháp Chăm độc đáo và gần như nguyên vẹn về mặt kiến trúc cho các thời kỳ nằm xuyên suốt dải miền Trung trên 5 dải bờ biển Việt Nam. Mỗi tháp đại diện cho sự hành trình, phát triển các phong cách và kỹ thuật xây dựng, đồng thời đã cho phép nhận ra mạng lưới du lịch văn hóa dọc biển miền Trung.

Những kết quả đáng chú ý, ĐH Marché đã phát minh kỹ thuật quan trắc toàn cảnh hình cầu đa hình ảnh. Hình ảnh được chụp 360 độ từ 1 điểm duy nhất. Các hình ảnh chồng lên nhau được phản chiếu trên hình cầu. 19 tháp tiêu biểu nhất ở miền Trung Việt Nam đã được chụp 30.000 bức ảnh và 600 bức vẽ.

Phương thức quét 3D của các điểm khảo cổ tháp Chăm được tiến hành bằng máy quét laser pha Z+F Imager 5006h (Z+F). Nó đã tạo ra đám mây điểm dày đặc có chứa hàng triệu điểm và cung cấp các hình ảnh màu sắc 3D cực kỳ chi tiết của tháp Chămpa, với tốc độ từ 1.016.027 điểm/giây.

Tuy có một số khó khăn về mặt tiếp cận, rong rêu… nhưng một số tháp đã được vẽ chính xác, giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về hình học của tháp Chăm, hình thành cơ sở dữ liệu lưu trữ quý giá về mặt hình học toàn khối của tháp Chăm.
Miền Trung với "đặc sản" tháp Chăm dày đặc. Xưa kia, đây đã từng là đất của người Chămpa, quá trình mở cõi của chúa Nguyễn, vua Nguyễn đã đẩy người Chăm về phía Nam và sống rải rác đến ngày hôm nay
Bên cạnh đó, Tổ chức Lerici – ĐH Politechnico di Milano đã nghiên cứu sâu về vật liệu và kỹ thuật xây dựng tháp Chăm. Họ đã phân tích vật liệu gốc xây dựng tháp ở phòng thí nghiệm kỹ thuật cấu trúc nhằm đưa ra thông tin khẳng định sự hạn chế của vật liệu gốc và từ đó chọn vật liệu mới thích hợp hơn.

Ngoài ra, 1 tour du lịch ảo các tháp Chăm tại miền Trung Việt Nam với phương pháp quay trực tiếp từ 1 máy ảnh kỹ thuật số. Mọi khung cảnh (ở trong nhà hay ngoài trời) được quay thành những mảng chữ nhật, sau đó kết nối lại để có được một mảng hoàn chỉnh. Bổ sung thêm các yếu tố đa phương tiện khác như hiệu ứng âm thanh, âm nhạc, tường thuật, văn bản… thì sẽ thành 1 tour du lịch ảo độc đáo, được sử dụng rộng rãi truy cập khắp mọi nơi qua internet. Vì vậy, tour du lịch ảo tháp Chăm Việt Nam sẽ trở nên vô cùng thú vị cho bè bạn thế giới.

Triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 30/4 tại Bảo tàng Lịch sử & Cách mạng tỉnh TT-Huế, số 1 đường 23 tháng 8, TP Huế:
Địa điểm tháp Chăm Phú Diên (Mỹ Khánh) tại Huế qua không ảnh và thực tế 


Những hình ảnh 3D ấn tượng với việc mô tả từ tổng quát đến chi tiết mỗi một tháp Chăm 
Tháp bà Ponagar độc đáo tại Khánh Hòa
19 tháp tiêu biểu nhất ở miền Trung Việt Nam đã Italia được chụp 30.000 bức ảnh và 600 bức vẽ - một con số khổng lồ để cho ra những hình ảnh 3D cực kỳ chi tiết, làm cơ sở cho những bản vẽ CAD chính xác và công tác khoa học, quản lý cơ sở dữ liệu GIS, tour du lịch ảo... 

Mỗi phần của tháp Chăm được phân tích, chỉ ra cụ thể và rất khoa học

Bài viết của tác giả Đại Dương

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

TIN BUỒN

Cô LÊ THỊ MẬU , giáo viên văn cấp II Nguyễn Văn Bé sau thời gian lâm bệnh hiểm nghèo đã từ trần ngày 19/4/2013 tại nhà riêng , thị trấn Yên Ninh , huyện Yên Khánh , tỉnh Ninh Bình . Động quan lúc 8h ngày 21/4/2013 .
Hội HSMN chúng em xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới toàn thể gia đình cô .
( Một số Quế nhỏ : Hồng Hạnh ( Nha Trang ), Quốc Khánh , Kim Liên ( Nghệ an )đã kịp có mặt tại nhà cô để chào cô lần cuối lúc 13h30 19/4/2013 , vài tiếng sau thì cô ra đi . Cảm ơn các em rất nhiều .)

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

BÍ DANH

Cũng như các bậc trưởng lão, dùng bí danh để hoạt động cách mạng, thì lũ chíp chúng tôi cũng có bí ranh. Khi còn ở ngoài Quế( tức chưa sang) bọn chíp ở quê tôi hay ghép tên các cụ đẻ mình vào tên mình, hai cụ nhà tôi tên là Yến-Tuấn, thì chúng gọi ngay là thằng Hùng Tuấn, cáu lên là chúng chửi váng làng váng xóm. Bực mình mà chẳng làm gì được, vì tôi cũng chửi cha chúng nó...hì hì. Nói vậy để thấy, vào Quế bí ranh nhân văn hơn nhiều nhẽ, chúng có biết tên cha mẹ nhau đâu. Đứa nào cũng như vừa ở chuyến tàu của Hary potter nhập lại. Cha mẹ chúng bận chiến đấu xa rồi, xa lắm - Miền nam.
Có mấy cái tên mà thằng nào mang danh gần như là mặc định chẳng hạn thằng tên Quốc thì danh phải là lủi, thằng tên Bắc thì phải là bò, còn Lý nào chả toét, hay Hào nào không chuột... sau này hỏi thăm nhau khó phếch, phải lôi cả khóa học ra để phân định, ây nhưng mà thằng mang tên Hải thì lại khác, không mặc định là dớ, hay dưới như bọn ở quê tôi vẫn đặt. Hợp vệ sinh hơn nhiều như Hải chọt, Hải mèo, thanh Hỏn, Hải A, B...Đấy nhân văn chưa. Còn lại thì chúng cứ nhìn tướng nhau, hay một cá tính nào đó mà đặt ranh, có thằng Vinh trông beo béo tí, chúng đặt thành Vinh mập ( chết cười khi về nước mấy ông con trai trổ giò trông như cò hương, gặp lại nhau cứ gọi Vinh mập, làm bà cụ nhà Vinh mập tí ngã ngửa), thằng Nghĩa đái dầm thì dễ rồi nhỉ, có thằng Bình (không phải Bình - Fan lạ đâu) cứ ăn cơm là nó xúc thịt, rồi nó vùi cơm lên, xong nó lại xúc thịt, rồi nó lại vùi cơm lên, ngộ nghĩnh lắm, cả bọn đặt luôn là Bình chôn thịt cho nó tiện, hơ hơ giờ nó làm xây dựng ở Bình định, hết chôn thịt rồi.
Còn thằng Tùng, ca đặt tên này vui tợn, một lần ngồi ăn cơm, nó ngần ngừ nhìn đĩa rau định xúc miếng thịt bò thì ông anh Bửu thơm( ngược nhe) phán câu: Ơ mày không biết ăn thịt mà ! Sững lại tí, Tùng gãi đầu lúng búng chẳng cãi cũng chẳng đồng ý, nó vốn nhát mà. Thế là đồng bọn Tăng kim, Hữu hải, Thái hà ùa vào: Phải rồi đấy, phải rồi đấy, rồi cả bọn cười tòe loe, Tùng thỗn mặt, bẽn lẽn cả bữa chỉ xúc rau, chan canh. Bữa kế, thịt lợn, tình hình vẫn diễn ra như vậy, bữa kế, thịt gà, tình hình vẫn diễn ra như vậy...Thực ra chúng chỉ đùa thôi, vì trong một lần nói chuyện Tùng ta nhỡ mồm nói không thèm ăn thịt. Nhưng thằng Tùng lại đọc chuyện gì mà có cái gì về lời thề ý nhỉ, mà đứng canh gần hết đêm ý, chuyện Liên xô ý... nó giữ luôn lời thề tự nhiên không biết ăn thịt ấy, thành Tùng trứng (vậy là bữa nào cũng có xuất trứng riêng - về đến tận Đ.Triều vẫn nhé). Mãi sau này, khi vào đại học xây dựng khi không còn bọn giám sát lời thề, thì Tùng trứng tung hoành ngang dọc cùng thịt để bù lại, với sờ - lô - gân: Trứng ở lại, mời thịt đi nhé. Quế quả là giữ lời quá chuẩn, còn nhiều ranh danh bất hư truyền khác, đợi các Quế lòi ra nhé, mời mời mời... Thằng Hà Bắc nhẽ nó cũng có ranh là bò, nhưng chuyện này xảy ra sớm nên nó hơi khác, một lần đi tắm sông...Hẹn vậy, hờ hờ.
Quế XH .

THƯ MỜI HỌP MẶT

Nhân kỷ niệm 40 năm ngày HSMN từ Quế Lâm về nước . Thân mời các anh chị , bạn bè các khóa ( 1972 - 1975 ) về tham dự buổi họp mặt giao lưu vào lúc 9h ngày 15-6-2013 tại khách sạn Công đoàn , số 2 Ông Ích Khiêm TP Đà Nẵng . Các anh chị bạn bè học tại Đông Triều cùng khóa thân mời cùng tham dự .
Chương trình cụ thể :
- Ngày 14-6-2013 tham quan Bà Nà ( giá vé hữu nghị , sẽ thông báo sau ). Bạn nào tham dự xin đăng ký với ban tổ chức .
- Ngày 15-6-2013 tham dự họp mặt giao lưu .
Bạn nào tham dự xin đăng ký sớm với BTC để BTC liên hệ giữ phòng vì tháng 6 mùa du lịch khách sạn không dễ kiếm ( Giá phòng KS Công đoàn từ 380000- 500000- 600000 đ ).
Mọi chi tiết xin liên hệ 0908 628 078 và 0913 413 837 .
Trân trọng kính chào .
BTC Đà Nẵng - TP Hồ Chí Minh .

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN

Đi xuyên Việt về góp chút “sản phẩm” cho “Chợ chồm hổm”của các Quế đây.
  Đường TS uốn khúc, quanh co, bên núi bên sông, có đoạn dài hàng trăm km, vừa miên man vừa hùng vĩ, thật dễ làm người ta mê muội. Nó đẹp không? Thật khó diễn đạt. Chỉ biết rằng, đi đường trường khá mệt mà mình không dám chợp mắt vì sợ vuột mất cảnh đẹp TS.

H1- Những con đường cứ chạy ven sông như thế 

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Quế Tây Nguyên hạ sơn


Ảnh 1:  Mới uống sữa của mấy em Quế Sài thăm đau, giờ nốc bia với tụi mày...áy náy lắm.




Ảnh 2: Hai chú (Quế lớp 5-75) thấy "sau khi đại tu bộ khung" dáng đi của anh có vẻ hoành tráng hơn không? - Quá hoành tráng (mới thay đc TQTh làm Phó Ban trực...sao không "hoành tá tràng được"




Ảnh 3: Giờ đc Ba TN thấy bia ĐNa làm dung môi hòa tan "sữa mấy em Quế Sài"  khỏe hẳn ra, đi đứng nhanh nhẹn, nói năng hoạt bát và cũng "chiến" đều tay. Xin chúc mừng bạn đã hồi phục sức khỏe, lâu lâu hạ sơn cùng các Quế Đà "ôn nghèo, kể khổ, tố lẫn nhau..."

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

FAN LẠ

Sau cú nhập Quế đầu đời, tôi được bổ vào lớp 2B. Nói cho rõ hơn tí, có B ắt phải có A phỏng? Bọn lớp 2A tụi nó sang Quế trước bọn tôi 2 tháng, theo luật chỉ hơn một tíc tắc là ma cũ rồi, mà 2 tháng là quá cũ. Cũ thì có quyền, lớp tôi có thằng Hoàng Hải thuộc loại to vật cao hơn thằng Đỗ Hà Bắc cả cái đầu luôn, thế mà gặp thằng Hưng còm lớp A (nghe tên đã thấy bé rồi) nó e hèm phát là hãi thôi rồi , tội tội là. Tâm trạng của tôi lúc lủng chỉ mong được làm ma cũ, thế mới ra fan.
Hồi hổi hai lớp 2A,B chung một nhà dài dài, nhà nhả nằm gần nhà ăn(bên trường cũ í), đi lên tí thì gặp sân bóng rổ đôi, A một đầu, B một đầu, giường hai tầng, nam nữ chung tất, chíp hôi mà thế mới vui. Lớp B, sau vài ngày phát hiện ra thằng Nghĩa dầm tè, bình thường ở tuổi kin kin này thì tuần dầm một lần được rồi, còn nó ngày nào cũng dầm, tài thật, tôi nhớ hình như Hà Bắc là nạn nhân sau cú giành nhau giường tầng quyết liệt với thằng Nghĩa không thành thì phải (thằng nào cũng thích tầng hai). Đang đêm bỗng tí tách mưa rơi hả Bắc, kể lại cảm giác đi Bắc ơi mùi, vị ... Thế là thằng Nghĩa phải ra đầu hồi nằm một mình, tha hồ dầm mà không sợ ai.
Còn bên lớp A, nhìn từ bên B sang ngưỡng mộ phếch, nói thêm tí, bọn lớp A chúng nó thoát li gia đình sớm hơn, từ trại nhi đồng, rồi Móng Cái rồi nhiều vấn đề lắm, bôn ba hơn lớp tôi mấy lần, à mà chúng nó còn nói được mấy câu tiếng quảng đông nữa mới kinh, bái phục bái phục, bọn tôi chỉ nhảy tàu một phát là sang đến, tuổi gì mà so nhề. Đầu hồi là một anh to cao đen quăn nằm, hỏi ra mới biết anh là Tăng Kim. Tăng Kim, là nhân vật nổi tiếng thứ hai sau chị em nhà IRen, Munich. T.Kim người Khơ me, ngay từ nhỏ mà bụng đã đi trước cả thước rồi, ganh tị quá. T.Kim nhẽ phát triển sớm? Hỏi đã là trả lời - Vật vã thế mà. Nhưng sao lại nằm đầu hồi giống Nghĩa, đâu có nhẽ, he he...Sau mới biết anh viêm cánh...
Tháng tư Quế vẫn rét tê tê, vận quần áo bông vào trông đứa nào cũng như con lật đật le te, sáng sáng lên lớp hoàn thành nốt chương trình lớp hai còn dang dở trong nước, chiều chiều đá bóng, đợi cơm. Tối lên lớp tự học đến 9 giờ, ui cái tự học đáng chán này, phải nghĩ ra cái gì chứ, thế là tôi và đồng bọn đánh mấy đứa con gái cho nhanh hết giờ, mà đánh hăng thật. Đến bây giờ vẫn không hiểu sao hồi đó ghét con gái thế? Bù trừ để sau này yêu chăng?(nay nhân danh một gã đàn ông công chính ngỏ lời xin lỗi tất cả các bà bị tôi và đồng bọn đánh khi khỉ). Hờ hờ...
Thằng Bình nhí (nó cũng bé như Hà Bắc), giờ này vẫn chưa gặp lại nó, buổi trưa nó thường lẻn qua bên lớp A và chui vào giường ôm TK cuộn tròn ngủ trong chăn ấm nệm êm. Cứ có cơ hội là nó nhao vào ngay. Lạ à nha! Một sự việc tò mò như vậy bọn con trai lớp tôi nào bỏ qua. Chúng làm tình làm tội, cật vấn đủ điều, thằng Bình nào có khai.
Chầm chậm thời gian chạy... tưởng quên, bữa bửa mấy thằng lớp tôi ra nhà Kèn chơi, (nhà kèn là nơi để các cụ uống trà bình thơ - là tôi nghe nói vậy chứ biết đâu), nhưng với lũ con trai chúng tôi thì nơi ấy là chốn xử nhau khi có hiềm khích. Hai thằng dàn trận, còn lại làm trọng tài, thằng thua nhận thua, xử xong giải tán. Quân tử phếch. Khi chỉ còn tôi và Bình nhí (nó thân mới tôi hơn mấy đứa khác trong lớp), nó ghé tai nói nhỏ: Mày biết sao tao hay ôm T.Kim ngủ không? Tôi: lắc. Bình nhí: Cánh T.Kim có mùi hành tỏi sống thơm rất, tao thích hít mùi mủi. Ồ thì ra! Tôi: hứa không lộ bí mật. Bây giờ mới lộ. Fan lạ là đây chứ đâu...khà khà. Bình ơi mày ở đâu ngoi lên, Tăng Kim nhẽ cũng được an ủi phần nào, ngoi lên cho quả gật đầu nhé. Hết chuyện.

Quế XH.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

HỌP MẶT ĐẦU NĂM

Chiều nay 01Apr2013 Quế FM sẽ bay máy bay mượn của bầu Đức đáp xuống dinh độc lập lúc 14h30/ Đại ca mời mọi người 19h00 cùng ngày tới dự tiệc rượu ( Vì mới ẵm giải Nô bem Mu ra). Mọi người thông báo cho các Bạn khác tới dự đông đủ nhe /Xin liên hệ : 0908918669 Thay mặt đại ca FM trân trọng thông báo. No-reply Brgds/Sứt