Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011

NHỚ PHÁO TẾT .

Tôi cũng không định nói chuyện này, bởỉ giờ nói ra người ta cho là thế này, thế nọ, rồi chợt cao hứng lên, một ai đó lại nâng quan điểm thì mệt lắm .Những gian truân, sóng gió cuộc đời ,tôi hưởng, nghĩ cũng đủ thấm rồi không cần thêm nữa. Nhưng không nói… không chịu được nhất là năm cũ đang qua đi, những gì còn day dứt cần trải lòng với Canh Dần cho hết để đón Tân Mão về với những nét Xuân mới, trong lành, bình an, thanh thản hơn. Vậy nên, bạn hãy coi đây là tâm sự riêng, chuyện thường tình cuối năm mà thôi.
Tôi vốn rất thích pháo hay nói chính xác là mê pháo, dù rằng không được gan dạ cho lắm(cũng hơi run khi châm lửa đốt). Từ ngày cấm pháo đến nay, tôi bỗng mất đi một niềm vui vốn khỏa lấp nỗi buồn vắng bạn . Những đêm ba mươi, cứ thấy trống vắng , nhạt nhẽo, như mất hồn , thiếu một cái gì đó… thiêng liêng và sâu thẳm! Chao! những quả pháo hồng xinh xinh, mang sắc xuân vềấm áp. Những pháo tép, pháo côí, pháo đùng, pháo chuột, pháo thăng thiên, pháo đập, pháo đơn, pháo dây, pháo kép… đến mê ly. Chao! những xác pháo hồng bay bay giữa trời , rải đầy mặt đất như muôn cánh hoa đào tươi thắm trải thảm xuân rước năm mới đến mọi nhà. Những tiếng nổ đùng đoàng, những âm thanh chát chúa mà giòn tan, rộn rã như tiếng nàng xuân cười lấp lánh niềm vui, cho con tim muôn người thổn thức , rộn rực. Chao! cái làn khói dát sương nhạt mỏng như tơ lụa kia cứ la đà, lâng lâng, say ngấm, tỏa lẫn trong mùi hương trầm thơm ngát. Cái mùi khen khét thơm thơm đến hớp hồn của thuốc pháo cứ len lỏi luồn sâu vào tâm trí gọi dậy tuổi thơ vui, đánh thức kỷ niệm Tết xưa ấm áp mà da diết khôn nguôi... Hồn pháo là vậy, niềm vui nào sánh được. Vậy đấy sao mà không nhớ, không yêu.
Trò chơi pháo đầu tiên tôi biết là một thứ pháo tự tạo mà hồi lớp 1, lớp 2, tôi vẫn thường thấy các anh cấp 2 chơi. Đó là thứ pháo làm bằng đất sét phơi khô, trong nhồi diêm sinh và than củi nghiền nhỏ, khi châm ngòi ném lên không trung, tung ra muôn nghìn đốm lửa nhỏ nổ lách tách, lép bép , nhìn như sao chổi đang bay. Cấp 1, chúng tôi ít được chơi, chủ yếu xem các anh lớn và thầy giáo đốt vào sáng mùng một Tết . Pháo nổ, lũ con gái thì bịt tai, nhắm mắt . Còn bọn con trai chỉ chờ dây pháo nổ xong là a lê xông vào nhặt pháo tịt rồi chạy bay ra chỗ vắng chơi pháo với nhau.
Lên cấp 2 , lớn hơn , cứ gần Tết , thế nào tôi cũng cùng mấy thằng bạn lên chỗ thầy Tường chầu chực , nằn nì cho rút tiền để ra phố mua pháo . Phải nói, lắm loại pháo thật, nhìn hoa cả mắt , thèm mua đủ loại. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thường chọn loại pháo lẻ, bán theo bó một, chứ không mua pháo bánh, lại làm thêm mấy quả pháo đùng thật to, thoạt nhìn đã thấy sợ rồi , và cả mấy cây pháo thăng thiên nổ hai tầng trên không… Có pháo, mặt mấy thằng no đủ , hớn hở .
Năm mới , đón Tết , mỗi lớp có một góc Xuân riêng do lớp tự làm trang trí theo ý mình. Cũng đào đỏ, cũng mai vàng, cũng đèn màu, ông sao, dây xúc xích, rồi bóng bay, báo tường … cứ tất bật tíu tít cả lên. Mấy thằng tôi không quan tâm lắm đến việc ấy mà thực ra, cũng chẳng ai mượn bọn hậu đậu như tụi tôi cả . Chủ yếu vẫn là cán bộ lớp , cánh con gái và mấy tên có những tài lẻ riêng. Thế nhưng, thi thoảng, chúng tôi cũng đến ngó xem chúng nó làm. Rồi lừa lúc chúng nó không để ý, ném mấy qủa pháo tép, pháo chuột vào làm chúng nó giật mình, nhảy dựng lên, ném tung tóe cả đồ đang làm dở. Bọn tôi vừa cười sằng sặc , vừa co cẳng chạy mất .Còn những ngày Tết , lũ con gái luôn bị chúng tôi đốt pháo ném dọa khiến chúng cứ ré lên suốt ngày , lắm đứa mếu máo , phập phù nước mắt , dọa méc thầy . Cũng may là Tết , các thầy cô hiền khô đến lạ nên cánh tôi vẫn bình yên, vô tội . Giờ nghĩ lại cứ thấy thương thương . . .
Chán rồi , chúng tôi lại kéo nhau ra ngoài, đi qua bãi trồng dưa, đến bãi tha ma phía chân núi. Phải nói địa thế nơi này chơi đánh trận thật tuyệt . Những cái mả được xây bằng đá hình tròn, chung quanh lại xây một bức tường hình vòng cung tạo nên các hào giao thông cao đến vai chúng tôi. Chia hai phe, chúng tôi, một tay súng diêm, một tay cầm pháo tép thay lựu đạn, pháo đùng thay mìn, Pháo thăng thiên hai tầng làm súng cối …túi áo, túi quần ních đầy pháo dự trữ và bao diêm, thêm ít bánh kẹo được phát buổi sáng. Cứ thế lăn lê, bò, chạy, nhảy, ẩn nấp , bắn súng, đốt pháo ném qua nhau, tiếng hò hét, tiếng cười, tiếng cãi nhau hòa trong tiếng pháo nổ, tiếng súng bắn … cứ ầm ĩ cả lên. Chơi chán, lại kéo nhau về , làm lành, xin kẹo bánh lũ con gái ăn (Khẩu phần ăn hết lúc đánh trận rồi ). Những bức tranh pháo tuổi thơ muôn màu ấy đã làm vơi đi nỗi nhớ nhà, đưa chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Tình cảm ấy đến giờ vẫn thấy ấm áp , nhớ mãi .
Buổi tối có chương trình văn nghệ đón Xuân. Sở dĩ tôi nhớ được là bởi một năm suýt nữa tôi được biểu diễn trong màn đồng ca của lớp Cánh Từ Vân , Vĩnh lột thì là một nhẽ , vì bọn hắn quá nổi tiếng với tiếng hát , tiếng sáo nên không có cuộc vui nào là không có chúng hắn . Chứ như tôi với mấy tên nữa .... khi chọn người tham gia văn nghệ là những cái tên được thầy cô nghĩ đến loại đầu tiên . Lần này , thầy Tiến làm một tiết mục đồng ca cả lớp , tưởng chắc ăn, nào đâu có ngờ … Hôm tổng duyệt , chẳng hiểu sao, thầy Từ bỗng vẫy mấy thằng tôi xuống , loại khỏi đội hình . Thầy cười , xoa đầu mấy thằng đang tiu nghỉu ... Thấy man mát , tôi chợt ngớ người , thì ra… chỉ tại cái đầu trọc . Số là hôm tôi với mấy thằng bạn nữa sang khu nhà lớp 7 chơi , thấy mấy anh ( Dân Miền Nam ra ) đang cắt tóc cho nhau . Rồi chẳng hiểu ma quỷ đưa đường thế nào , nghe các anh thấy bùi tai , chúng tôi cho các anh biểu diễn tay nghề , gọt trọc đầu mình luôn mà lại còn thấy hãnh diện về lớp khoe với mấy thằng ở lớp .May sao thầy Tiến phát hiện , chứ không e rằng đám con trai lớp tôi hôm ấy đã là sư cả lũ rồi . Nghĩ lại mà cười đến nôn ruột .
Bây giờ , tôi vẫn không thích, không đi xem pháo hoa vẫn bắn vào đêm giao thừa . Một thứ pháo chung, không một chút riêng, nhạt như một thứ hoa giả, một Manơcanh, đẹp thì có đẹp nhưng không có hương, có vị , thấy mà vô hồn , buồn xa lạ . Thế rồi , hàng năm, cứ Xuân về Tết đến , dù có bận đến đâu , bao giờ tôi cũng tự mình ngồi gói bánh chưng , gói giò , rồi trang trí nhà cửa , treo đèn lồng , mua cây đào , cây quất ... để lại có được cảm giác đắm mình trở về một thời đã qua với những giấc mơ về pháo , với những kỷ niệm tuổi thơ bên những bạn học xưa nơi đất Quế trong cái Tết xứ lạnh của những đứa trẻ xa nhà .

Nguyễn Thành Luân .

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

Chuyện ăn uống

Sắp ăn Tết, nói chuyện ăn uống tí, các Quế sang thăm các trang blog Trỗi có món phở cực hay (hy vọng chưa Quế nèo "lỡ" ăn, hic)
Còn MF có món này, các Quế đoán thử món gì?

Q.MF

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

GẶP MẶT TẤT NIÊN .

Trưởng BLL ( tức LĐT Đỗ Hà Bắc ) cuối năm lu xu bu ( vì bận ... nhậu ) . Đến khi sực nhớ thì đã 12 giờ đêm, bèn liều mình như chẳng có sms tùm lum . Vì thế buổi tất niên chỉ có nhõn từng này người . Còn lại thì gặp qua điện thoại ( số người khóc hơi bị nhìu ) , nhưng không vì thế mà mọi người kém phần rôm rả . Xin gửi tới các bạn ít hình tất niên do anh Đỗ Nghĩa chụp . Chúc hội QUẾ chuẩn bị TẾT xôm tụ .

H1: Mọi người tới mau đi chứ .








H2 : Chà là ngon quá xá đê .










H3 : Quân số vừa đủ chục Nam Bộ ( vợ chồng anh Xuân Hùng về sớm ).






H4: HSMN và các đại ca TRỖI .
Từ trái qua :
- Hàng ngồi : chị Tuyết , chị Kim Chi , Từ Vân , em Lê Huệ .
- Hàng đứng : anh Dũng bò ( HSMN ) , anh Nghiêm , anh Sáu Công ( HSMN ) , LĐT Đỗ Hà Bắc , anh Thanh Minh ( Trỗi ) , Nguyệt Hồng , Hồng Lan , Minh Châu , Thái Ngọc , anh Dũng Sô ( Trỗi ) , anh Đỗ Nghĩa ( Trỗi ).

HỌP MẶT TẤT NIÊN .


Thân mời tất cả các anh chị , các bạn đến uống cà phê tất niên HSMN QL tại quán " ANH ĐỖ " 14/4 Lam Sơn , phường 6 , quận Bình Thạnh vào lúc 8h sáng nay , ngày 23 tháng 1 năm 2011 .

LĐT . ĐỖ HÀ BẮC .

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

BỮA CƠM CUỐI NĂM .


Những ngày cuối năm, bao giờ cũng vậy: vội vã, tất bật, đến chào nhau cũng chỉ vội gửi tiếng qua gió. Thời gian tốc hành đang cuối theo tất cả… Còn tôi, lại thừ người, ngồi nhớ những chiều cuối năm nơi đất Quế. Phải, lâu lắm rồi, không nhớ được những chi tiết nhỏ, những nét mặt thầy cô, bạn bè và những cái tên yêu thương…nhưng cái cảm giác ấm áp, xao xuyến, thèm khát thì không bao giờ mất được, quên được, dường như nó mới là hôm qua đây thôi, chợt tỉnh dậy đã thấy đi rồi, không một lời, chỉ để lại hơi ấm, mùi hương, để cho ta lại tự trách mình, ngóng người, trở lại .
Tôi không nhớ năm ấy là lớp 3 hay lớp 4, song chắc chắn là đã ở khu trường mới rồi. Tôi cũng không nhớ đó có phải là phong trào của toàn trường không, hay chỉ là lớp tôi, nhưng bữa cơm Quê hương Miền Nam ấy thì tôi còn nhớ mãi không quên được. Cũng là một chiều cuối năm, trời lạnh lắm song chưa có tuyết, chúng tôi biết hôm nay lớp mình sẽ được ăn một bữa cơm đặc biệt. Có nghĩa là không ăn chung ở nhà ăn của trường với các lớp khác nữa mà ăn riêng chỉ lớp với nhau thôi. Điều ấy cũng đủ ấy làm mấy đứa con nít chung tôi thấy tự hào, vênh mặt với bọn lớp khác rồi. Đặc biệt hơn, bữa cơm này cũng không phải là thứ cơm hấp trong khay, thức ăn nấu bằng chảo, cũng không phải do các má, các bác, các cô cấp dưỡng nấu, chia như mọi ngày…Tóm lại rất đặc biệt. Bữa cơm do chính má Bưởi, thầy Thanh và đám con gái lớp tôi nấu. Cơm, thức ăn nấu bằng củi, nấu theo hương vị món ăn quê hương Miền Nam. Một bữa cơm quê hương đích thực trên đất khách quê người.
Vậy hỏi mấy thằng con trai chúng tôi sao không háo hức, không tò mò cho được. Chỉ buồn là chúng tôi không được tham gia gì cả, mà mấy đứa con gái cũng đến tệ, không hiểu, thông cảm cho cái cảm giác của chúng tôi nên hễ thằng nào thò vào hay lân la mò đến đều bị chúng nó đuổi quầy quậy. Tức mà vẫn phải cười nịnh vì hôm nay chúng nó là chúa mà. Nên chơi đáo, khăng rồi bắn trận giả chán, chúng tôi lại không nhịn được, lại bí mật vòng ra lối cửa sổ, tranh nhau ghé mắt dòm, rồi cố hít cái mùi thơm phưng phức của cơm, của thức ăn đang sùng sục trong nồi, tỏa khói trên bếp, mặc cái lạnh giá căm căm theo gió cứ ùa vào cấu véo khắp người. Chao cái mùi đến quyến rũ, mê hồn làm sao…Bạn đã lần nào đói đến lả rồi lần bước đi qua hàng phở ngửi thấy mùi nước dùng nóng tỏa ra chưa? Hãy tin rằng cảm giác mấy thằng chúng tôi lúc ấy chính là thế đấy.
Thực tình đến giờ tôi không thể nhớ bữa cơm chiều ấy gồm những thứ gì: Canh cá nấu chua, gà hay bò, lợn, hay nướng, xào… ? Chỉ biết cái cảm giác, khi nghe tên lớp trưởng ( Hình như tên hắn là Hà-về nước năm 1970 thì phải ) hô tập hợp, lập tức, chưa bao giờ nhanh đến thế, chúng tôi đã thẳng tắp trước cửa với những nụ cười tươi cũng chưa bao giờ rạng rỡ đến vậy. Bữa cơm càng trang trọng hơn khi có khăn phủ bản, có các thầy cô trong Ban giám hiệu đến dự rồi phát biểu. Tôi cũng chẳng nhớ ai nói, nói những gì. Vả lại, đặt bạn vào trong hoàn cảnh đó liệu bạn có chăm chú nghe, vỗ tay không khi mà trước mắt bạn, rất gần, trong tầm tay thôi là những món ăn ngon, lạ, hấp dẫn, nóng hổi đang len lỏi vả hương quyến rũ vào cái miệng đang nhỏ nước miếng, há hốc ra, cái dạ dạy đang réo sôi ùng ục không? Chúng tôi cũng vậy, may ra chỉ có đám con gái lịch sự, ngoan là ngồi chăm chú nghe thôi. Và rồi khi có lệnh…Bạn cũng biết chúng tôi như thế nào rồi đấy.
Giờ xa cả rồi, hơn nửa đời người ngụp lặn với đời, nếm đủ cả các mùi vị …của những bữa cơm, cuộc đời song dư âm cơm Quê ngày ấy thì vẫn vậy, còn mãi tỏa hương, tỏa khói nóng hổi, thơm phưng phức như mới đây thôi, hôm qua. Và rồi, cứ mỗi chiều cuối năm, tôi vẫn thường thẩn thơ ra đường, đi tìm trong hương gió vị ngọt ngào kỷ niệm bữa cơm nơi đất khách quê người năm ấy mà thấy lòng ấm áp, rạo rực, xao xuyến nhớ những người bạn Quế xưa.
Nguyễn Thành Luân .

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011

ĐẢO KHỈ CẦN GIỜ .


H*: Đội quân đi coi khỉ .( tên đeo máy ảnh là tên hồi bé toàn mặc đồ TRỖI và tên thứ 5 từ phải qua là ĐHKTQS khóa 12 ).









H1 : Hiếu khách .









H2: Gia đình gương mẫu .











H3 : Qúe xá đẽ .














H4 : Làm sao mần đơi ???

Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011

KỸ NĂNG SỐNG .


Thời gian gần đây thấy báo chí nói nhiều về việc thanh thiếu niên ta thiếu kỹ năng sống và đề nghị nhà trường phải dạy cho học trò kỹ năng đó . Việc đổi mới đầu tiên là phải tạo nhiều sân chơi cho học sinh chứ không chúng nó uýnh nhau quá xá chịu hổng thấu . Thế là cứ 1 tháng 1 lần vào sáng thứ 2 , thay vì chào cờ như thường lệ ( từ 15 đến 30 phút ) , lấy luôn 2 tiết chơi cho đã . Đã đâu chưa thấy , thấy cô trò mặt méo xẹo , vì chơi phải cho ra chơi , thật hoành tráng nhưng lại phải có tính giáo dục . Nghĩa là phải diễn văn nghệ về các nhân vật lịch sử . Làm sao hoàn thành nhiệm vụ thì đó là chuyện dài nhìu tập cười quên thôi của các QUẾ RÁO .
Hôm gặp mặt ( 19/12 ) có QUẾ mang chuyện này ra hỏi Ráo , sau đó các QUẾ cùng hồi tưởng lại thuở xa xưa mình có được dạy về kỹ năng sống không ?
Theo QUẾ Xuân Hùng thì kỹ năng đầu tiên được dạy đó là CHẠY XE ĐẠP . Hình như khối lớp 7 ( 71/72 ) là khối đầu tiên được tập xe đạp . Với lý do về nước sẽ toàn đi xe đạp nên tất cả học sinh khối 7 trước khi ra trường được đi học chạy xe đạp không chừa tên nào .
Theo Ráo , kỹ năng tiếp theo đó là ăn cơm không được làm rớt hột nào và phải ăn sao cho chén cơm sạch láng . Đương nhiên , kỹ năng đi kèm là không được xả rác bừa bãi . Đến giờ Ráo vẫn thực hiện nghiêm túc kỹ năng này .
Bọn QUẾ zai thì vô cùng hâm mộ các chiến sỹ tình báo bắn súng 2 tay bách phát bách trúng . Vì thế hầu như tên QUẾ zai trẻ con nào ( tức là tụi gia công đó ) đều có khẩu súng gỗ làm từ chân bàn hoặc chân ghế . QUẾ Trương Nghiêm kể rằng , sau khi đã tậu cho mình 1 khẩu xong thì tiến hành tậu cho thằng em 1 khẩu . Vừa cưa xong cái chân ghế thì thầy TƯỜNG hiệu trưởng đi tới , không còn đường nào khác , T.N đành phải ôm chiếc ghế chỉ còn 3 chân như ôm cái đàn accoocđêông ngoan ngoãn theo thầy về nơi thi hành án . Sau này thì bọn QUẾ zai gia nhập LLVT nhìu lắm , khỏi xài súng giả .
Một phụ huynh có dịp gặp các bạn của con tâm sự rằng : bao nhiêu năm nó ra Bắc , bác thấy các thầy cô dạy nó được mỗi một việc tốt là tiết kiệm điện nước còn tiền thì nó xài xả láng . Hix .
Theo các QUẾ thì chúng ta còn được dạy những kỹ năng sống nào nữa nhỉ ?

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011

ĐÓN TẾT


Người nghèo,người cận nghèo,hẫng buồn ,lo Tết đến


Quan gian ,quan ké càng,tràn vui ,rước xuân sang

HHP

Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011

Gốc bàng trên đảo

Kể cho hôm nay, không phải bởi biển kia
Bởi ồn ào ngàn năm nhưng nước thì trôi nổi
Kể cho ngày mai, cũng chẳng bức tường dày
Rào kẽm gai, xà lim, chuồng, cũi
Dẫu chúng là chứng cớ tới muôn đời
Vật vô sinh thực ra vô tội
Chỉ Người với Người, mà nên đỗi, đọa đày …
Ngàn năm trên kia, bầu trời hôm mai
Trăm năm nơi này, gốc bàng dầu dãi
Lắng im và vững chãi
Còn đây…
Côn Lôn ơi, đảo xưa đảo nay
Đêm đêm, heo may, rì rào vần vũ
Tải lời lá kể
Nỗi đau tự những gốc già…
Chiều nay đông về
Trùng trùng lá đỏ, la đà, rơi rơi
Tựa ngày xưa giọt máu tươi
Người Tử tù Cộng Sản…
***
Mai sau ơi, khắc ghi nỗi niềm vô hạn
Ai chịu kiếp lưu đày cho đất nước tương lai
Ngày thanh bình không chinh chiến máu rơi
Lứa cháu con thoát cuộc đời dâu bể
Làm người sao cho xứng với người
Một ngày, đã ra đi - như thế!
Côn Đảo, những ngày cuối năm