Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

CAFE ĐẦU NĂM TỴ




Úp cho cả Hội xong không thấy Quế nào úp lại mình, đành dùng cả đám Quế làm nền và ...tự sướng.

Phố cổ Rằm tháng Giêng Quý Tỵ

 Nhìn qua An Hội
 Cậu bé bán Hoa đăng
 TRò chơi dân gian: Bài Chòi
 Bên Sông Hoài
Chia tay Quế Cảnh sát trưởng Tp Hội An

LỄ HỘI CẦU NGƯ CỦA NGƯ DÂN ĐÀ NẴNG 2013







 Cầu chúc ngư dân với những chuyến biển bình an, tôm cá đầy thuyền!

Tấm ảnh ghép

Tấm ảnh duy nhất chúng tôi còn có được về ba bóc ra từ căn cước cũ. Mẹ tôi coi đó như báu vật. Mang ra hiệu ảnh chụp lại rồi phóng to lên, đem đặt trân trọng trên bàn thờ.

Nếu gọi bức ảnh đó là hiện thân của ba, thì ba tôi bất động một cách bất lực, nhìn con mình côi cút, đói rét suốt tuổi thơ. Ba cũng đành bất lực nhìn người vợ trẻ khốn khổ cùng cực, sức mỏng lực kiệt, ốm đau liên miên. Nhà cửa tuyềnh toàng xiêu vẹo.

Ba đứa con nít cùng một người phụ nữ đau quặt đau quẹo trong ngôi nhà trống hoác, mùa nắng gió Nam đưa như đưa võng, mùa mưa rét mướt gió mùa Đông bắc thốc ngược, lạnh thấu xương, đứa nào đứa nấy run răng đánh cầm cập. Đừng nói chi đến cơm, mùa giáp hạt sắn khoai  cũng không đủ no lòng.

Nghe lời mẹ: đói ăn rau đau uống thuốc .
-      Mấy chị em đi kiếm rau dền, rau má, rau lang...rồi cả rau tàu bay, lá bù xít, dền gai. Đói.Chúng ăn được tuốt. Vậy nên mới không chết, mới sống mà lớn lên được, mà học mà hành. Chỉ vì mỗi một điều thật giản dị.
-        Mẹ đã hứa với ba là phải nuôi các con ăn học nên người. Thất học sẽ bị người ta chê cười là con không cha, không có ai dạy dỗ.

Nhờ vậy đó, mà không có đứa nào mất dạy, mất nết. Mẹ con chị em lần hồi nuôi nhau cho đến ngày khôn lớn. Cũng ruộng vườn, nhà cửa tạm gọi là ... Chỉ mỗi cha là không thể cố gắng mà làm ra được, nên suốt đời, chúng tôi khập khiểng, mãi không thăng bằng được.

Những lúc khổ đau uất ức, tôi nhìn lên ảnh ba mình trên bàn thờ mắt nhoà đi, thấy ba tôi cũng khóc. Có những điều không thể giải bày cả với mẹ, tôi cắn răng ngồi khóc thầm đêm đêm bên góc bàn thờ ba, rồi  thiếp đi. Trong giấc ngủ chập chờn đó, tôi mơ ba tôi sống lại, mơ được ba an ủi vỗ về...

Rồi một hôm mẹ mang ảnh ba đi thay áo vét cà vạt. Diện bộ mới trông oách lắm. Lý do là:
-         Các con lớn rồi, ba cũng cần phải lịch sự, đàng hoàng hơn.(?)
Mẹ còn kể rằng nhà này nhà kia, họ có bức ảnh gia đình đủ vợ chồng con cái. Tôi ngồi nghe, thấy mình bất lực quá.
Cho đến một ngày,  người cô họ gọi đến cho tấm ảnh cũ chụp dịp ba tôi trúng tuyển vào Việt Nam Thương Tín ngân hàng. Tôi như người bắt được của quí, săm soi ngày này ngày khác và đi tới quyết định sẽ ghép cho mẹ - và cho cả chúng tôi nữa tấm ảnh có đủ vợ đủ chồng, đủ con cái như người ta.

Mẹ tôi sinh năm 1938 chừ tuổi đã bảy mươi tư, tí nhớ tí quên, và phần nào đó đã hoá con nít. Tôi cặm cụi ghép ảnh rồi phóng to treo giữa nhà để mẹ nhìn cho rõ. Bức ảnh mà phần mẹ và các con chụp sau ngày ba mất đến 4 năm. Phần ảnh ba chụp trước đó dễ có đến 10 năm. Nhưng có hề gì!  Mẹ tôi lượn qua lượn  lại nhìn ảnh cười sung sướng ra chiều mãn nguyện lắm. Con tôi thấy bà ngoại mừng lại lo lắng bảo: 
- Mẹ lừa bà ngoại. Đó là ảnh ghép. Không phải thực.

Lời con trẻ vô tình như nhát dao cứa vào vết thương mãi chưa kịp liền da.
Đành dỗ dành con:  mẹ làm sao có được ảnh thực. Nên thôi đành vậy!
ttqm
(Bài này mình nhặt được-là tâm sự của một đứa con Liệt sĩ, thấy có cái gì đó giống chúng mình quá, nên dán lên bù cho bài toàn ảnh hôm trước)


Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Quế 2C nhập môn

 Mình về nhà chung bantbe.blogsopt.com thường xuyên, nhưng không biết kể cái gì, lần này có cô Hồng bảo mẫu lớp 2C trường Bé của chúng mình ghé qua, lại được lớp trưởng NV Toản phân công, mình treo lên tường nhà chút hơi hướng của Quế 2C và các bạn khách mời 1C và 4H,...  Đà Nẵng .


Mừng năm mới với cô

Cô Hồng bên phải đây các bạn ơi

Sợ các bạn say nên mình thêm đá liên tục

Lớp trưởng 2C NV Toản cà lăm

Nghe ĐT Vân Anh kể chuyện

Thì thầm chuyện bí  mật hồi ở trường HSMN với khách mời lớp1C- TCD

Mỹ Hạnh 4H, Vân Anh và cô

Ăn mì Quảng no nê rồi chia phe ngồi tán dóc
ĐCS

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Tết Sài Gòn

Tết, Sài Gòn đang yên ngủ vì thoát khỏi sự đông đúc hàng ngày, thì có người từ miền Trung lại bay vô quấy nhiễu! 
Đố các Quế cảnh này là ở đâu? Từ vị trí nào? Hình chụp buổi nào?
Chỗ này thì chắc nhiều người biết! 
Hội này đang rất căng thẳng vì thấy "vật thể lạ" xuất hiện
(như thể là điềm báo trước cho hiện tượng thiên thạch sạt qua trái đất ngày hôm qua!)
Hội này thì cười hồn nhiên vì bít MF không chóng thì chày cũng bị lộ
vì hắn phải tìm Quế Thu Vân mượn chìa khóa nhà! 
MF lọt thỏm giữa SG đóng cửa im ỉm, nếu không có chủ nhà hiếu khách này kêu về cứu đói:) :)





Quế đệ Sân bay bảo đưa hình lên cho hội nào không đến sẽ tiếc!
Cám ơn Quế muội Thanh Lan đã gửi ảnh!

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

CHÚC MỪNG NĂM MỚI


                                                           Chúc Mừng Năm Mới!
Mọi nhà Quế, bạn của  Quế khỏe-vui, vui-khỏe! Hai chậu mai nhà TGTB cả năm đến chiều nay ngày cuối năm nở được 3 bông và một số búp, quyết định cắt, chưng và mang ra đây chúc mừng các Quế,  hoa ít nhưng chất lượng cao. Nâng ky thôi< zô!!!

Chúc mừng năm mới QUÝ TỴ 2013 .







Năm mới , ban quản trị Blog bantbe.blogspot.com xin chúc đất nước Việt Nam hòa bình và thịnh vượng . Chúc các thầy cô , các anh chị em đã từng giảng dạy và học tại các trường HSMN , các Quế con , cháu và bạn bè của chúng ta một năm mới :  An khang , thịnh vượng . Sức khỏe dồi dào , tấn tài tấn lộc , yêu ngành yêu nghề và hạnh phúc .

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

NGHĨA TRANG NGÀY XUÂN

Tháp tùng chị em Ráo đi nghĩa trang LS với chút suy tư. 
Xuân đã tới mọi nhà.Chúc các bạn một cái Tết thật vui.


Nghĩa trang Tiền Giang

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Lật lại những câu chuyện lịch sử “nhạy cảm” trong chiến dịch Mậu Thân 1968


(Dân trí)- Đã có nhiều nguồn tin trái chiều về những cuộc thảm sát trả thù đẫm máu bên trong thành Huế sau khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm được cố đô. Chính sự đẫm máu thảm khốc, trong một thời gian dài, người ta né tránh nhắc đến chiến dịch Mậu Thân năm 1968.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của quân và dân ta đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc chiến với Mỹ. Vào thời điểm ấy, quân đội Mỹ đã hoàn toàn sa lầy trong cuộc chiến tranh với Việt Nam. Quân đội Mỹ không thể bình định được miền Nam Việt Nam, cũng không thể rút quân về nước. Trong tình hình đó, dư luận thế giới, dư luận của chính nội bộ nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh tại Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt. Nắm lấy thời cơ này, Bộ Chính trị đã quyết định đánh một trận gây tiếng vang lớn, “Một cú đập lớn để tung tóe ra các khả năng chính trị” (Lê Duẩn). Chiến dịch Mậu Thân năm 1968 đã bất thần được quyết định như thế để tạo bước ngoặt lớn trong chiến tranh, buộc Mỹ phải xuống thang, đi tới đàm phán.
Sáng sớm ngày 31/1/1968, trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Thân, quân ta đã đồng loạt tấn công bất ngờ vào nhiều thành phố, trong đó có những thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế… Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 được đánh giá là một thắng lợi có tầm vóc lớn về chiến thuật của quân ta, tạo tiền đề quan trọng để Mỹ xuống thang chiến tranh, đi đến đàm phán tại Hội nghị Paris năm 1973.
Quân ta trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968
Quân ta trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968
Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài, nhiều nguồn thông tin nhiễu loạn đã khiến chiến dịch Mậu Thân năm 1968 trở thành câu chuyện lịch sử nhạy cảm, ít được nhắc đến. Những thông tin về các ngôi mộ tập thể được tìm thấy ở Huế, thông tin về những cuộc thảm sát đẫm máu mang tính trả thù cá nhân sau khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm được thành Huế… được lan truyền một cách ẩn ức trong dư luận suốt một thời gian.
Khi câu chuyện về chiến dịch Mậu Thân năm 1968 vẫn tồn tại như một câu chuyện lịch sử nhiều bí ẩn, một nữ đạo diễn Việt Nam đã âm thầm chuẩn bị tài liệu trong suốt 10 năm để lật lại, để truy tìm sự thật, để nói đến tận cùng về những câu chuyện “nhạy cảm” năm 1968.
Lính Mỹ trong thành cổ Huế năm 1968. Cuộc giao tranh 26 ngày đêm ở Huế diễn ra khốc liệt.
Lính Mỹ trong thành cổ Huế năm 1968. Cuộc giao tranh 26 ngày đêm ở Huế diễn ra khốc liệt.
Lý do của 10 năm đổ công sức, tiền bạc đi tìm tài liệu, đi tìm nhân chứng về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 của nữ đạo diễn Lê Phong Lan khiến người viết thực sự cảm động. Chị nói, “Có một động lực vô hình nào đó thôi thúc tôi đi tìm hiểu về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Trong quá trình đi tìm tài liệu, đi tìm những nhân vật là chứng nhân lịch sử của cả hai chiến tuyến, tôi đã nhìn thấy những tấm ảnh tư liệu ghi lại hình ảnh chiến sỹ giải phóng của ta hy sinh như thế nào, đổ xương đổ máu ra sao… Tôi không tin những người lính ấy lại có thể tạo ra những cuộc thảm sát”.
Theo đạo diễn Lê Phong Lan, “Lịch sử đã trải qua 45 năm, thời gian đã có đủ độ lùi để chúng ta nhìn nhận lại về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Thời thế đã đổi thay. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nói chuyện với nhau thật thẳng thắn về tất cả những câu chuyện xảy ra từ 45 năm trước. Trong 10 năm ròng, tôi đã đi, đã tìm kiếm, đã gặp gỡ, phỏng vấn, để xây cất nên 12 tập phim tài liệu về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Tôi gặp gỡ cả những người lính ở hai chiến tuyến, tôi gặp gỡ hỏi chuyện cả những người chỉ huy ở cả hai chiến tuyến. Ở cấp chỉ huy, ở cấp lính, mỗi người đều có cái nhìn khác nhau về cuộc chiến. Suốt 10 năm tôi đi và đi, phỏng vấn và phỏng vấn… Và tôi nghĩ, 12 tập phim tài liệu xây cất trong 10 năm ròng của tôi sẽ giúp khán giả giải mã được sự thật còn gây tranh cãi của chiến dịch Mậu Thân năm 1968”.
Lính Mỹ trong thành cổ Huế năm 1968. Cuộc giao tranh 26 ngày đêm ở Huế diễn ra khốc liệt.
Nữ đạo diễn Lê Phong Lan và nhà báo, nhà sử học Mỹ Stanley Karnow trong quá trình thực hiện bộ phim tài liệu 12 tập "Mậu Thân- 1968"
12 tập phim tài liệu với tựa đề “Mậu Thân- 1968” là sự nhìn nhận, đánh giá của chính những người trong cuộc sau độ lùi 45 năm thời gian. Tính đến thời điểm hiện tại, 2/3 số nhân vật được phỏng vấn trong 12 tập phim tài liệu của đạo diễn Lê Phong Lan đã ra đi. 10 năm không mệt mỏi để một nữ đạo diễn bươn chải, tìm cho bằng được những sự thật về “Mậu Thân-1968”.
Và với những gì tìm được, nữ đạo diễn trả lời, “Tôi đã gặp những nhà báo Mỹ, những người lính bên kia chiến tuyến, họ đã nói, tất cả những thông tin về vụ thảm sát năm 1968 tại Huế chỉ là sự vu cáo của Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa đổ lên đầu Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Để khỏa lấp cho sự thất bại nặng nề, phía Mỹ và Việt Nam cộng hòa đã phát động những tin đồn nhảm gây nhiễu loạn như một cuộc chiến tranh tâm lý, và nó đã kéo dài trong một thời gian. Nhưng sự thật là sự thật. Chiến dịch Mậu Thân trải qua thời gian càng khẳng định là bản anh hùng ca vĩ đại của quân dân Việt Nam”.
Nước Mỹ đã khủng hoảng niềm tin sau Chiến dịch Mậu Thân 1968
Nước Mỹ đã "khủng hoảng niềm tin" sau Chiến dịch Mậu Thân 1968
“Tôi chỉ có một câu hỏi, “Tại sao cha ông chúng ta, thế hệ những người trẻ như tôi, như bạn thời ấy lại có thể sẵn sàng hy sinh mạng sống, hy sinh gia đình của mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc? Vậy, độc lập, tự do là gì? Tại sao người ta có thể hy sinh ghê gớm đến thế vì độc lập, tự do. Nếu các bạn cũng như tôi, đã đọc, đã tìm hiểu, đã nhìn tận mắt những hình ảnh về chiến tranh Việt Nam, các bạn sẽ thấy đó là một huyền thoại. Lịch sử Việt Nam đã được viết bằng những huyền thoại”- Đạo diễn Lê Phong Lan chia sẻ sự xúc động.
Nữ đạo diễn tin rằng, thế hệ trẻ bây giờ thờ ơ với lịch sử là vì họ không hiểu lịch sử, họ gần như không biết gì về lịch sử với những bài học giản đơn ở trường lớp. Nếu đã hiểu, họ cũng sẽ yêu vô cùng những huyền thoại đã được viết bằng máu của đất nước mình.
Máu đã viết nên huyền thoại về đất nước, nếu ai đã lắng nghe, đã thấu hiểu, cũng sẽ cúi đầu trước những huyền thoại ấy.
http://dantri.com.vn/van-hoa/lat-lai-nhung-cau-chuyen-lich-su-nhay-cam-trong-chien-dich-mau-than-1968-689127.htm