Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

CÁNH ĐỒNG HOANG


" Hoa mua ai bán mà mua"

Bông này thường cắm chưng ...trong nồi lẩu mắm

Các Quế đếm coi, nếu đúng 100 trứng
thì chắc chắn cnlà của Lạc Long Quân với Âu cơ rùi.


Trên cành là "quả na" cho trẻ quê nghèo
Cặp "gà lơ go" này tựa như lộc vừng giống cây thiên tuế

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Đố hình ảnh lạ

Đố các Quế cô gái chạy xe máy có gì đặc biệt, tên "cái đặc biêt" gọi là gi? Clip quay bằng ĐTDĐ ngồi trên ô-tô kỹ thuật và chất lượng không chuẩn, thông cảm nhé!

Phượt Vân Nam (chiêu của Chùa)

Điều tồi tệ nhất cho dân du lịch ba lô (bụi) là dân sở tại hổng thèm biết tiếng Anh, kể cả ở những sân bay lớn như Quảng Châu, các khách sạn 5 sao và các điểm du lịch nổi tiếng như thành phố Côn Minh, Đại Lý, Lệ Giang!! Tại các đại lý du lịch, khách có hỏi thì cũng chỉ u ơ như thằng câm rồi đưa mấy cái tờ guide đầy chữ TQ. Trong các nhà hàng, khách không biết làm sao mà đặt món. Trên chặng đường từ Lệ Giang đi Hổ Khiêu Hiệp, xe dừng tại một nhà hàng để ăn trưa, vì ngu tiếng Trung, bàn của MF ngồi cùng 4 người nước ngoài khác phải nuốt nước miếng mãi mới ăn được dĩa cơm rồi chạy cho kịp xe (các Quế đừng hỏi MF bỏ tiếng Trung thời Quế đi đâu hết, thật ra MF còn chút vốn ít ỏi, nhưng đoạn đặt đồ ăn này cái vốn í câm tịt, không hề bít con heo tiếng Trung nói sao, chợt nhớ đến Trư Bát Giới, MF kêu thử “Trư!”, chúng nó nghệt mặt ra rùi lắc đầu, nấm, rau… chịu, không bao giờ dùng tới mấy tiếng nì, cuối cùng đành nhảy vô bếp, chỉ đại vô các thứ đồ sống trong tủ lạnh chúng nó, rồi nó nấu sao thì nấu, không  thì nhịn đói cả lũ, bọn cùng bàn còn rủa MF: thế mà cũng đòi khoe thời nhỏ học ở Quế Lâm, hic)  .
Trên đường đi thăm Hổ Khiêu Hiệp, xe ghé lại một ngôi chùa. Thấy xung quanh không có gì, MF bước vào bên trong, thấy không khí là lạ, có một bàn có tượng Phật có thể chạy quanh (chắc là Pháp Luân kinh quay), thấy MF đứng nhìn, một cô gái chỉ trỏ bảo MF vào khấn, MF ra rủ bạn vào, bạn lắc đầu, MF tự nghĩ việc gì không khấn, thì cũng như bao đền đài chùa chiền khác, MF thường khấn cho cha mình luôn khỏe mạnh, minh mẫn, các con mình chân cứng đá mềm vượt qua phong ba bão táp cuộc đời để thành người.. một thầy tu trẻ mỉm cười đưa cho MF một nén hương, bảo MF lạy, thì lạy! Chàng nắm tay MF dẫn tới một cái rèm cửa, vén lên bảo bước vào, MF chột dạ, bên trong là một thầy tu đứng tuổi mặt mày không thánh thiện lắm đang ngồi trước một cái bàn, MF thụt lui, chàng trẻ đẩy tới, MF lắc đầu, chàng già bảo “lại la”, thì lại, coi thử làm chi, thầy chỉ ghế, MF ngần ngừ, thầy quắc mắt: “xô xạ”, thầy chỉ vào một quyển sách, ra hiệu đọc, MF nhìn vào, toàn chữ Trung, “sừ ma?” thầy ấn tay vào đó, “ủa pú tụng Trung uấn !” thầy lật trang khác có mấy đoạn khách ghi tiếng Anh, có vẻ như là ghi cảm tưởng, thì ghi, có gì đâu, “I am from Việt Nam, today I visit this temple in order to pray for the peace for all of the people on the world”, hic, được dịp, mắc chi không nổ! Xong, ký, gác bút. “Xién”! Thầy gằn trong miệng, hử, “xiẻn” và vê vê 2 ngón tay (là tiền đóo), “tu sảo?”, thầy lật trang khác chỉ vào, người thì 200, người 300… MF tái mặt, ở Huế đi xin quẻ cao tay lắm là 20 ngàn. Nhớ là trong túi quần khi ấy có một xấp tiền bao gồm 1 tờ 100 và mấy tờ lẻ, MF móc túi, cố tình gạt tờ 100 ra (nhớ là nó nằm ở ngoài cùng), rút ra, may quá, không có tờ 100 ở đóo, đưa 2 tờ 10, “hạo la?”, “h..ạ..o..o!”, ôi, thở phào, chuồn nhanh ra ngoài, thấy Jean Francois chờ với vẻ mặt đầy căng thẳng! Trên đường đi, ngẫm lại thấy mình dại, đưa 1 tờ thôi chắc lão ta cũng “h..ạ..o..o” mà!
Trên đường trở về, có đoạn bị tắc xe hơn một giờ, bạn mình than vãn, chắc ngủ qua đêm ở đây quá, MF đùa, để MF xin Thượng Đế  phù hộ nhé, MF giả đò mở cửa xe ngó lên trời, rồi đóng cửa nói: Thượng Đế bảo chờ chút! :) Nhưng đột nhiên thấy dòng xe phía ngược lại chạy qua, MF nói dóc: thấy chưa?- Thượng Đế nghe lời MF mà, hắn nói, bởi vì MF trả tiền rồi mà!-Bao giờ?? -Trên chùa đó! - He he, cũng rẻ!

Phượt Vân Nam (Lệ Giang - Đại Nghiên Cổ Trấn)

 H1. Chiều chiều người Bái vui chơi
 H2. Lệ Giang là như rứa
 H3. Bùa iu
 H4. Ngôn ngữ Đông Ba (he he)
 H5. Tiếng trống phiêu linh (lida lida lida)
  H6. Chiều "Venice"


Ao ước được đi Tây Tạng(Tibet), nhưng MF rất bờm mà không bít rằng xứ này là một nỗi lo của nước bạn, nên họ chẳng cho người ta tự do thăm viếng, muốn tới đó phải làm một loại visa khác. MF thường không bị sự quyến rũ của quảng cáo du lịch, đi đâu cũng chỉ tình cờ, chỗ nào không ai nói chi hay mình cũng tìm ra cái mình thích! Chỉ có điều cái chi có nằm trong tâm thức rùi mà chưa chộ là ước muốn. (Hic, nghe đâu rằng với sự cố tận thế năm 2012, người Trung Quốc sẽ làm thuyền Nô-ê trên miền Tây Tạng để bán vé cho ai muốn lên xứ sở cao vời này trốn mọi nguồn địa chấn, hòng lưu giữ giòng giống. Nghe vé đắt lắm và chỉ ưu tiên cho các nhà lãnh đạo đương thời người Trung, nên MF cũng cố lên miền này xem thử liệu có lũng đoạn được cái vé chợ đen nèo không! He he)
Thôi để lần sau sẽ đi theo con đường chính thống vậy, vậy là đích cuối sẽ là xứ sở huyền bí của thiên hạ Nạp Tây (Naxi) với nền văn hóa tín ngưỡng Đông Ba (hic, hổng có lin wan gì đến chợ Đông Ba Huế, mặc dù khi mới đọc chữ ĐONG BA trên đường phố, MF hơi giật mình): Lệ Giang (Lijiang).
Người Nạp Tây, vốn nguồn gốc từ Tây Tạng, nhưng nghe nói ảnh hưởng nhiều văn hóa Hán, dường như chính phủ ra sức quảng cáo cho họ làm chủ vùng văn hóa này, nhưng họ không vượt qua được sự hồn nhiên của người Bái và sự bí ẩn hoang sơ của người Tạng. Tại Lệ Giang kiều diễm, khắp nơi quảng cáo Văn hóa Đông Ba của dân Nạp Tây, nhưng người Bái chiều chiều già trẻ ra Quảng trường nhảy múa, người Tạng âm thầm gõ trống thiên biến bước chân du khách mài mòn những tảng đá thanh bóng nhãy của xứ sở họ Mộc.
Đặt hành trang vào khách sạn, bọn MF nhanh chóng tìm đường ra thành cổ. Qua một cái hẻm nhỏ là đã vấp ngay cuộc sống thường nhật của phố cổ như bao phố cổ kiểu như vậy rồi! Con đường hẹp lát đá làm khấp khểnh những bước chân của ngàn ngàn du khách. Những chiếc cầu đá bắc qua con kênh trong trẻo làm MF liên tưởng ngay đến Venice, nhưng có khác là dòng nước động chứ không tĩnh. MF hòa vào dòng người, nườm nượp, nam thanh nữ tú, thỉnh thoảng gặp những ngôi sao màn ảnh hoặc chân dài đang tạo dáng hòng làm nên những tác phẩm nổi tiếng để đời! Đi và đi, nhưng, rất ít nhóm người ngoại quốc, nhóm của MF hầu như lạc lõng, còn đâu chỉ … người Trung Quốc! Hic, cũng phải thôi, dân du lịch từ tỷ mấy người TQ dạo mỗi người mỗi lần qua xứ sở này thì họ cũng đếm đủ số khách kỷ lục rùi!
Tìm ấn tượng ư: Kun ming, Đại Lý: những mái nhà rêu phong, còn Lệ Giang: uhm, uhm, đây rùi: lida lida lida… cái gì ấy nhỉ? Tiếng trống ping pong ping pong góc này góc nọ, và khía vào không gian những ca từ rắt bắt tai lida lida lida…thế là MF phát hiện ra: có một bài ca mà những nghệ sỹ dân dã nơi đây mê đắm, suốt ngày đêm nhịp trống ping pong theo…lì đà lida lí đà liđa…
Lệ Giang không dùng TV, không có máy quạt. Con người bản xứ Lệ Giang mơ mơ màng màng, sáng bảnh mắt ra là ca hát, nhún nhảy. Quán hàng Lệ Giang không chào mời. Tất cả cứ hồn nhiên như thế. Người ta ăn nấm và trứng gà. Có thêm thịt bò Jak là đặc sản.
Người Hán, với cái ambitousfull của họ, họ cố sức thâu tóm thiên hạ, đồng hóa thiên hạ, nhưng dường như khó lòng.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

CHIA TAY CHỢ CHỒM HỔM QUẾ .

Thế là "cháy chợ Chồm Hôm" (Hổm)
Các Quế ngơ ngác biết "lồm sô" đây, (làm sao)
Trước khi Siêu thị được xầy, (xây)
Thì cái "chợ cóc" chứa đầy hàng "xin" (xịn)
Lâu lâu các Quế buồn "tìn" (tình)
Lại bốc một món đem "trìn Siêu thi" (trình)
Bây giờ cháy chợ như ri
Hàng thô, hàng tạp...biết thì buôn mô?
Nhiều Quế chuyên mánh hàng thô,
Quế siêng chế biến mang vồ (vô) Siêu thì, (thị)
Bây giờ Chồm Hổm "ra đi"
Cả kho lưu trứ (trữ) còn gì là hang (hàng)
Mần răng, "Quế tớ - Cái bang"
Còn có cơ hội "lết đàng" Chôm Hôm
Chồm Hôm ơi hỡi Chồm Hôm
"Đá meo" cái đứa đã "lồm" Cháy Chơ (chợ)
Nếu mà "bác Tổng" "tìn cờ"
"Thơ" em bác đọc thì cho em xìn (xin)
"Visa Siêu Thị" làm tin,
Để vào Siêu Thị Em "mìn" các Quê (Quế)
Tên em lũ Quế vẫn "kê":
"Thôi Bay Tóc Gió" thấy thề (thế) cũng sang,
Khi "điên" thì em mới "phang"
Phình phường em vưỡn đàng hoàng như ai
Nếu mà em có nói sài (sai)
Xin "bác Tổng" hỏi cả hai Tỉ tò
(to-RÁO,MF)
Cũng xin "hai Tỉ" chứng cho:
"Cái giấy bão lãnh" thiệt to cho oài (oai).
Cái "meo" của đệ đây "roài":
quetgtb@gmail.com.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

LỘC VỪNG ( gởi bạn NTL)






Thông tin công đồng


Các bạn Quế,
Tình hình là danh khoản "Quế Lâm" hiện đã bị ai đó chiếm làm của riêng (bằng cách thay đổi lại mật khẩu). Đây là sự cố đã được cảnh báo từ trước, điều đáng ngạc nhiên là mãi bi giờ mới xảy ra ( chứng tỏ Quế là một cộng đồng rất thân thiện - dễ thương và hướng thiện :D).
Blog bantbe bị ảnh hưởng gì từ tai nạn này? Cũng không nhiều lắm, có lẽ chỉ là mất nội dung của bài này. Song hình như bài này là của MF, nếu vậy cũng không lo vì MF sẽ post lại thôi. Danh khoản Quế Lâm cũng đã mất quyền đăng bài tại đây nên sẽ không có thêm phiền toái. Vấn đề chỉ là những Quế nào trước đây dùng danh khoản này để đăng bài tại siêu thị mini này thì nay không thể tiếp tục đăng bài nữa. Các Quế muốn đăng bài từ nay xin gởi địa chỉ eMail của mình (của riêng mình thui, đừng chung đụng với ai nha) cho Quế Ráo NH. Tui sẽ gửi mail mời làm thành viên đăng bài. Số lượng thành viên đăng bài gần như không hạn chế.
 Hậu quả gì sau vụ mất danh khoản?  Đầu tiên là chợ "Chồm hổm" bị xóa sổ, hay đúng hơn là kẻ chơi xấu trộm danh khoản "Quế Lâm" phải "ôm" cái chợ không một bóng người! Thiệt khổ, một mình một chợ theo nghĩa đen. Thứ đến là (trong rủi có may?) các Quế ta có thêm một kinh nghịm về hoạt động online và từ nay sẽ quan tâm hơn tới "Siêu thị mini" và lão MMDTQ tui cũng có cơ hội được để ý tới hơn, hì. Quên, một phiền phức nữa là mọi người sẽ không thể tự đăng ảnh trên Picasa của "Quế Lâm" nữa. Xử lý việc này thế nào? Chắc lại phải nhờ Ráo Chị.
 Trách nhiệm lão MMDTQ  : Chợ Chồm hổm cháy rụi rùi, chỉ còn cái Siêu thị để bà con thăm viếng mua sắm, ngắm nghía Sốp pinh...Lão MMDTQ đừng có mà chểnh mảng nữa nghe! trời đất! ham chơi quá đi thui!

Hoa lộc vừng


Làm nhà xong, thằng bạn đem đến cho một cây Lộc vừng trồng trong chậu. Nó bảo vài năm nữa, nở hoa tha hồ mà hưởng phú quý. Tôi hí hửng mừng ra mặt. Kỳ lạ đến vài năm sau vẫn chẳng thấy nở lấy một bông, lại còi cọc, héo mòn đi. Cho thằng cháu, nó chán cũng đem trả lại. Tôi liền ném nó ra vườn, thôi cũng là tại số nó hay số tôi, cũng chẳng sao. Thật kỳ lạ, vừa gặp đất, nó bỗng vụt lớn lên từng ngày, chẳng mấy chốc đã có tán như cổ thụ và nó bắt đầu tươi tỉnh trổ hoa. Ôi thứ hoa lộc vừng!
Hoa bắt đầu nở từ giờ Mùi đến đầu giờ Dậu thì phô hết sắc. Cánh hoa nhỏ bốn cánh trắng ngà, khiêm nhường ẩn về cuối cuống hoa để tôn lên khoảng năm mươi sợi nhụy hoa vươn ra hết cỡ. Những sợi nhụy mảnh mai, mượt dài cong vút như đôi hàng lông my thiếu nữ cứ xoáy tròn trông thật kiêu sa, đài các. Thật hiếm có loài hoa nào mang một vẻ đẹp như vậy. Sự lỗng lẫy, kiêu sa ấy càng tôn lên bội phần khi những nhị hoa nhỏ xíu, vàng ánh lấp lánh chấm trên đầu từng nhụy.
Hoa lộc vừng không nở từng bông bên chùm lá như những loài hoa khác mà vươn dài thả xuống yên ả, yểu điệu, thướt tha như dáng liễu, thành những dải hoa dài gần một mét với cũng chừng gần trăm bông hoa nhỏ. Những nụ hoa xanh non hoà trong sắc xanh của cây cứ đung đưa theo chiều gió sớm mai, lả lướt tắm gội dưới mưa, dưới nắng để rồi lớn lên từng buổi. Hoa không nở sớm, cũng không đợi ánh nắng mặt trời như hoa Lan, Hoa Hướng dướng hay hoa Mười giờ. Khiêm nhường hơn, hay cố ý tự khoe mình, tạo nên một nét riêng, nên khi mọi thứ hoa đã nở, đã khoe hết sắc , toả hết hương của mình rồi, thì hoa Lộc vừng mới bắt đầu chớm nở. Vậy nên cứ chiều về, hoa mới bắt đầu bung từng cánh, khoe từng nhụy, sắc đỏ hồng lên theo từng vũ diệu hoa và cũng chỉ vậy thôi, thế là đủ, một Lộc vừng không giống ai, không thể trộn lẫn.
Buổi sáng hoa còn xanh, trưa hoa bắt đầu ửng hồng và buổi chiều thì hoa rực rỡ đỏ thắm tươi nhưng không làm người ta chói mắt, không ồn ào, quá phô như hoa phượng. Hoa nấp mình dưói tán lá xanh tạo nên một phối cảnh sắc màu hài hoà, khiến người ta thấy lòng thư thái, bớt đi phiền muộn hay cái buồn vu vơ mà chiều về đưa lại, long thấy hứng khởi, chợt ham muốn với đời hơn lúc nào hết.
Lộc vừng không nở liền một dải mà nở dần từng chùm bông một, từ trên xuống dưới. Cứ như thế cho đến hơn tuần, hoa mới nở xong nên lúc nào cũng thấy buổi sáng bông xanh, buổi chiều hoa đỏ. Hoa thắp lửa trên cây sáng hết cả đêm và khi sáng thức dậy, chim cất tiếng hót, hoa mới lặng lẽ từng bông rời dải hoa rơi xuống đất mà vẫn giữ nguyên với đủ cả cánh, nhụy, nhị hoa. Nằm dưới gốc cây, hoa vẫn đẹp như vậy, tươi nguyên không héo đến gần tuần. Nhụy hoa vẫn cong vút hướng lên, nhị hoa vẫn vàng ánh và sắc hoa lại càng đỏ sậm. Lộc vừng lúc ấy, đỏ từ trên cao, đỏ khắp mặt đất ngỡ như trời nước cũng đứng soi chung làm một . Có vậy mà phải chăng Lộc vừng vốn rất ưa nước, thích chọn những nơi bờ sông, khe suối, đất ao hồ để đứng. Một đặc tính biết tìm chốn sống, chọn nơi để ngắm, soi mình cũng là một nét duyên riêng của Lộc vừng.
Có ngắm Lộc vừng nở những chiều mưa mới thấy hết cái đẹp, cái duyên, cái phô riêng hết mình của thứ hoa này. Tôi đã có những chiều như thế, ngồi ngắm Lộc vừng nở qua làn mưa mờ trắng, kỳ công hơn cả ngắm hoa Quỳnh. Quỳnh nở muộn về đêm, nở xoè từng cánh, còn Lộc vừng nở về chiều suốt liền bốn tiếng. Lúc đầu hoa khẽ cong minh lên, e ấp thò ra một rồi hai… cái nhụy nhỏ đầu dát vàng óng ánh như xúc tu lũ hải quỳ dưới biển… như có ý thăm dò, rồi lại lần lượt từng nhụy cong mình uống lưng đầu chụm lại e thẹn và khi đã ra tất cả, mới oà ra, ưỡn ngữa kiêu sa, bung mình, hết cỡ vẻ đẹp thanh thoát, tao nhã. Thật mê!
Lộc vừng nở, không có cái hương nổi trội, bắt mùi, quyến rũ các loài ong bướm đến tính tứ như hoa Hồng, hoa Sen, hoa Sữa…, từng bông nở không thấy hương, nhưng khi Lộc vừng nở từng dài, bừng kín cả cây, hoa bắt đầu rụng xuống, đứng dưới gốc mới thấy khẽ thoảng qua một thứ hương rất nhẹ, thanh khiết, mát, trong, rất dễ chịu. Mà chỉ tinh ý, thưởng hoa dưới gốc, thật thư thái, mới cảm nhận được…
Lộc vừng nở, hoa khiêm nhường bẽn lễn nép dưới vòm lá xanh không kiêu ngạo, phô trương sặc sỡ như hoa Phượng đầu hạ, hoa Cúc Quỳ cuối thu. Hoa Lộc vừng thuỷ chung, luôn nhớ về cội nên hoa nở cứ hướng về với đất, và khi rụng cũng rải hoa đỏ hồng nằm lại về bên gốc. Hoa Lộc vừng kiên trung, dẻo dai nên càng mưa, càng rét, hoa vẫn nở, từng cánh hoa, nhụy hoa sắt lại, không hề tả tơi theo gió, vẫn sáng bừng, thắp lửa hy vọng giữa những bão dông cuộc đời.
Thì ra vậy, cũng như con người, Lộc vừng không chịu tù túng nên nằm trong khung chậu chật hẹp buồn không nở hết hoa, cây khô lại, lá bạc đi. Khi thả xuống đất thì lại sống hết mình vụt lên tung hoa cười trong nắng.
Tôi cứ nghĩ: giá cho Lộc vừng xuống sớm hơn, có phải bây giờ đã là cổ thụ. Và rồi… có phải bây giờ, dưới gốc hoa ấy, được nằm nghe tiếng chim ríu rít trên cành sau vòm lá xanh mát, thấy Lộc vừng vươn cánh hoa dài ru những giấc mơ xa và thiu thiu trong hương trong mát đi suốt quãng đời còn lại không?

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

ÔI , DỰ BÁO THỜI TIẾT .

Nghe thì không hay cho lắm , nhưng thú thiệt là dân Sài Gòn trong đó có cả tui " khoái " có bão để xem xem mặt mũi " bão " ra làm sao .
Cách nay chừng hơn chục năm , dự báo thời tiết nói có cơn bão to lắm sắp đổ trực tiếp vào TP.HCM . Chao ôi , cả TP náo nức . Tivi cứ cách 1 tiếng là lại thấy ông phó chủ tịch TP đọc " hiệu triệu " phòng chống bão . Mọi người nín thở chờ bão zô . Ngày hôm sau , sau nữa , êm re , chả thấy mưa dông gió giật gì cả , dân SG tẽn tò .
Mới đây nhứt , cách chừng 3 , 4 ngày , dự báo thời tiết nói lần đầu tiên có 1 cơn áp thấp nhiệt đới đang trực chỉ thẳng vào SG . Cha , nghe ghê quá . Rùi vưỡn chẳng thấy mưa gió cái chi chi. Lại thấy tivi nói áp thấp suy yếu ... , đây là tin cuối cùng về áp thấp ...Thế rồi , chiều hôm qua , mưa đổ ào ào . Sáng sớm hôm nay mưa to ,sấm chớp ầm ầm . Báo hại bà con đi làm , trẻ con đi học , tất thảy đều ướt như chuột . Ráo tui chỉ còn biết ngửa cổ than " ôi , dự báo thời tiết " .

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

BẠN TÔI .

Sau khi rời trường HSMN , tôi về Hà Nội và học 2 năm tại trường Yên Hòa trước khi trở về Nam .Đám bạn học Hà Nội của tôi đứa nào cũng quậy ve kêu vì chúng nó ở cùng khu tập thể và học với nhau từ mẫu giáo , chỉ không cùng ăn cùng ở thôi . Năm lớp 9 ( hệ 10 năm ) , có 1 cậu bạn ở nơi khác chuyển tới và được xếp vào tổ tôi. Thật tội nghiệp cho cậu ấy , lớp tôi vốn được gọi là lớp 9 GẤU ( 9G ), tổ tôi là ĐẠI HÙNG TINH . Nhà cậu ấy ở Láng , vùng trồng rau húng nổi tiếng cả nước . Suốt ngày tôi và 1 cô bạn nữa vẽ hình cậu ấy chạy xe đạp với 2 sọt rau to đùng đằng sau, cậu ấy chưa bao giờ nổi cáu với 2 cô bạn tai quái mà chỉ cười hiền lành .1975 , 3 người chúng tôi chia tay nhau , tôi và cô bạn về Nam , chúng tôi mất liên lạc với cậu bạn từ đấy .Hơn 30 năm sau , tôi nhận được tin tức ít ỏi về bạn , lại là những tin không vui . Năm 2010 , họp lớp tại Hà Nội , chúng tôi nghẹn ngào khi nghe tin bạn đã được công nhận là LIỆT SỸ . Cuối năm 2011 , nhờ các nhà ngoại cảm , gia đình đã đón được bạn về Hà Nội ( sau đó thử ADN , kết quả chính xác ). Bạn là ĐẶNG VĂN NGỮ .
Tôi xin đăng 1 bài viết về bạn lên đây coi như một nén nhang tưởng nhớ về bạn cũng như các liệt sỹ đã hy sinh trong những ngày này cách đây 33 năm .
Chiến công của Đặng Văn Ngữ và đồng đội
Sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan Lục quân, Đặng Văn Ngữ từ sư đoàn 312 chuyển sang quân đòan 2 bảo vệ vùng Đông Bắc của tổ quốc. Sư đoàn của Ngữ bảo vệ Hà Tuyên.
Tại Hà Tuyên, từ tháng 4-tháng 7 năm 1984, quân Trung Quốc đánh vào dải đồi thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn, gần cột mốc biên giới số 13. Lão Sơn thực ra là một dãy đồi chạy từ tây sang đông, từ ngọn đồi ở bình độ 1800 ở phía tây tới đồi bình độ 1200 ở phía đông. Ngọn đồi 1200 này phía Trung Quốc gọi là Zheyin Shan, và đây cũng là ngọn đồi duy nhất nơi chiến sự xảy ra ở phía đông sông Lô. Tất cả các cuộc giao tranh khác tại Vị Xuyên đều diễn ra ở phía tây sông Lô chảy vào Việt Nam.
Trung Quốc mở màn cuộc tấn công lúc 5 giờ sáng ngày 28 tháng 4 năm 1984 sau một đợt pháo kích ác liệt. Sư đoàn 40 thuộc quân đoàn 14 vượt biên giới theo bờ tây sông Lô, còn sư đoàn 49 (có lẽ thuộc quân đoàn 16 từ Quân khu Nam Kinh), tấn công và đánh chiếm đồi 1200.[12] Lực lượng phòng ngự Việt Nam bao gồm bộ binh từ sư đoàn 313 và khẩu đội pháo binh từ Lữ đoàn pháo binh 168 đành rút lui khỏi các ngọn đồi này. [13]
Quân Trung Quốc chiếm được ấp Na La và các đồi 233, 685, và 468[14], tạo nên một vùng lồi kéo dài khoảng 2,5km tại đồi 468 hướng về phía Việt Nam. Vị trí này được bảo vệ bởi vách đá dựng đứng có rừng bao phủ và dòng suối Thanh Thủy ở phía nam, chỉ có thể tiếp cận được bằng cách băng qua khoảng đất trống thung lũng sông Lô ở phía đông, và như vậy rất thuận lợi cho phòng ngự.[15] Tuy nhiên tại các nơi khác, chiến sự diễn ra giằng co từ ngày 28-4 cho tới 15-5, và các đồi 1509, 772, 233, 1200 (Zheyin Shan), 1030 (Đông Sơn) liên tục đổi chủ. Sau ngày 15 tháng 5, chiến sự tạm dừng, đến ngày 12 tháng 7 chiến sự lại bùng lên khi quân Việt Nam tổ chức tấn công tái chiếm các ngọn đồi này, rồi dừng hẳn, chỉ có các cuộc chạm trán hoặc đọ pháo lẻ tẻ.
Để chiếm giữ các điểm cao lấn được, Trung Quốc duy trì hai quân đoàn tại khu vực Vị Xuyên, bao gồm bốn sư đoàn bộ binh, hai sư đoàn pháo binh và vài trung đoàn xe tăng. Các cuộc giao tranh ở đây diễn ra chủ yếu là đấu pháo, với các đơn vị quân Việt Nam ở mức đại đội xâm nhập tìm cách đánh chiếm lại các cao điểm[16].
Năm 1985, Trung Quốc bắn khoảng 800.000 phát đạn pháo vào Vị Xuyên, trong tổng số khoảng 1 triệu phát đạn pháo trên toàn biên giới, Đặng Văn Ngữ sau đợt về Hà Nội duyệt binh vào 2/9 năm 1985, trở lên đơn vị bảo vệ biên giới đã anh dũng hy sinh chính vào thời điểm ác liệt này, Kết quả, quân Trung Quốc chiếm được một số ngọn đồi thuộc dải đồi này, gồm 29 điểm trong lãnh thổ Việt Nam. Trong số các vị trí mà quân Trung Quốc chiếm được có các đồi 1509 (Núi Đất tức Lão Sơn)[17], 772 ở phía tây sông Lô và các đồi 1250 (Núi Bạc)[18], 1030, Si Cà Lá ở phía đông sông Lô[5]. Chiến sự diễn ra dọc tuyến biên giới dài khoảng 11km, nơi quân Trung Quốc chiếm được sâu nhất trong lãnh thổ Việt Nam là đồi 685 và đồi 468, nằm cách biên giới khoảng 2km. Giao tranh kéo dài dằng dai, nhưng không có nơi nào quân Trung Quốc tiến sâu được hơn vào lãnh thổ Việt Nam quá 5km, dù quân đông hơn nhiều[19].
Trong nỗ lực tái chiếm các vị trí bị Trung Quốc lấn chiếm , Việt Nam tuyên bố tiêu diệt một trung đoàn và 8 tiểu đoàn quân Trung Quốc, loại ra khỏi vòng chiến đấu 7.500 quân trong vòng 4 tháng[22] Trung Quốc tuyên bố loại khỏi vòng chiến 2000 quân Việt Nam, t[16]
Tới ngày 13-3 năm 1989, Việt Nam giành lại 20 vị trí và đến tháng 9 năm 1989, Trung quốc phải rút khỏi 9 điểm còn lại. Tới năm 1992, Việt Nam giành lại Lão Sơn và Yên Sơn.
Để gìanh lại từng tấc đất Trung Quốc lấn chiếm, tại nghĩa trang quân đội Vị Xuyên ở tỉnh Hà Giang, hiện có hơn 1.600 nấm mộ liệt sỹ Việt Nam[26] hy sinh trong suốt các giai đoạn cuộc chiến cho tới tận năm 1990, trong đó có mộ Liệt sỹ Đặng Văn Ngữ mới được chuyển về Hà nội ngày 16/11/2011, tức ngày 21/10 âm lịch.

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

GẶP MẶT THẦY CÔ QUẾ LÂM, TRUNG QUỐC tại TP. Thái Bình (Mồng 6 Tết Nhâm Thìn)

Xin lỗi các Quế, mấy hôm nay lu bu quá không kịp thông tin cho các Quế về chuyến du xuân về quê hương "chị Hai 5 tấn".
Mời các bạn cùng chúng tôi tham dự cuộc gặp mặt các thầy cô đã từng dạy chúng ta tại cấp 1,2 NVB.
H.1: Đón các thầy cô

H2:Thầy và trò của những năm 60,70

H3: Cùng quê nhưng lần đầu tiên các thầy cô được gặp nhau đông như thế này tại chính quê hương mình

Từ trái sang phải:
1./ Thầy Vũ Tiến Lực, C2 NVB, Đông Hưng, TB
2./ Thầy Nguyễn Đức Sợi,C2 NVB, Quỳnh Phụ, TB
3./ Thầy Đỗ Đình Trọng, Số 1 Đông Triều, C2 NVB, Thái Thụy, TB
4./ Thầy Phạm Văn Hằng, C1 NVB, Thái Thụy, TB
5./ Cô Hoàng Thị Thanh Bình, Bảo mẫu C1 NVB, Quỳnh Phụ, TB
6./ Thầy Tăng Minh Thanh, HP C1 NVB, Thái Thụy, TB
7./ Thầy Nguyễn Sĩ Độc, HP C1 NVB, Thái Thụy, TB
8./ Thầy Đoàn Công Xã, C2 NVB, Quỳnh Phụ, TB (Chồng cô Bình)
9./ Thầy Đặng Quang Tảo, HP C2 NVB, Đông Hưng, TB
10./ Thầy Đoàn Quang Tú, C2 NVB, Hưng Hà, TB

H.4: Cuộc hội ngộ sau 43 năm với Thầy Tăng Minh Thanh, Hiệu phó C1 NVB

H.5: Thầy Hằng - Cô Bình (C1 NVB)"Gần 40 năm Anh mới gặp lại em"

Thầy Xã - Cô Bình: "Nhờ Trường HSMN chúng mình nên vợ nên chồng"


H.6: Một chút riêng tư: "Cho thầy chụp với em một kiểu"






LĐT "Khai cuộc"

LĐT thay mặt các bạn phía Nam mừng tuổi các thầy cô

Chung Thế Dũng thay mặt các bạn Hà Nội "Lì xì" các thầy cô, trong lúc Thành "đen" đổ tội cho LĐT báo trễ nên không huy động đông các bạn đến dự cuộc gặp này


Kính lão đắc thọ, Thầy Nguyễn Sĩ Độc (80 tuổi, Hiệu phó C1 NVB) tâm sự những năm tháng dạy, quản lý ở QL và K9 (Cán bộ MN, Hưng Yên)


Thầy Tảo, Hiệu phó C2 NVB: "Bản thân thầy cũng trưởng thành lên nhờ môi trường HSMN"


Thầy Nguyễn Đức Sợi, C2 NVB kể lại kỷ niệm chuyến đi từ Đà Nẵng (2007 - Kỷ niệm 40 năm HSMN Quế Lâm TQ) qua các tỉnh đến TPHCM trong vòng tay HSMN


Thầy Vũ Tiến Lực, GV tiếng Trung C2 NVB đọc thơ "Chúc mừng năm mới"


Năm Tân Mão đã qua
Năm Nhâm Thìn đã tới
Chúc các thầy cô:
Một bầu trời bao la sức khỏe
Một biển cả mênh mông tình thương
Một đại dương dạt dào tình bạn
Một gia đình ngập tràn hạnh phúc

Chúc cả nhà:
Vạn sự như ý,
Triệu sự như mơ
Tỷ sự bất ngờ
Không chờ cũng đến

Cung chúc tân xuân một chữ nhàn
Chúc mừng gia quyến được bình an
Tân niên mang lại niềm hạnh phúc
Xuân về hưởng trọn một niềm vui

Xuân Nhâm Thìn, 2012

"Em chúc thầy sống lâu trăm tuổi"


Thầy Trần Văn Từ, Tổng phụ trách Đội C2 NVB, Bí thư Đoàn Khu GDHSMN QL-TQ, chàng rể Thái Bình cũng kịp đến nâng ly sau khi hoàn thành nghĩa vụ làm Thượng thọ cho bố vợ


Thay cho lời kết