Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

SÀI GÒN

                                               Nhân dân SG đón QGP . Pho to:tư liệu




Những đôi mắt rụt rè nhòm qua khung cửa

Bỗng sáng bừng ,anh giải phóng vẫy tay

Không kìm nỗi những bàn bàn chân mong đợi

Vội  ùa  ra  thương nhớ lắm , Sài  gòn  ơi !



Đông triều (QN) ,30/4/1975

HHP

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

POSTER




 Sau nhiều vòng thi tuyển căng thẳng. Cuối cùng, Sở Văn hóa -Thể thao & Du lịch Thành phố HCM quyết định chọn tấm hình trên làm potster quảng cáo cho năm du lịch 2012.
  Lý do:
-         Khi các potster  kiểu cô gái bận áo dài , đội nón lá, tươi cười với soligan “ Duyên dáng Việt Nam”,“Việt Nam điểm hẹn"...đã trở nên “đề- mốt”, sáo mòn.
-         Thành phố đang cần một biểu tượng mới, với phong cách tự tin, trẻ trung, hiện đại, đầy sức sống. Vâng, nhiều khi chỉ là một ánh mắt hướng tới tương lai, thân thiện và hội nhập. Tất cả điều đó được thể hiện trên “nền lịch sử” của nhà thờ Đức bà- SG cổ kính. Quá khứ- Hiện tại- Tương lai, cảnh - người hòa chung trong tác phẩm.

·        PS: Lý do kỹ thuật! Thật đáng tiếc: “Quyết định” chuẩn bị ban hành vào giờ chót đã  bị ách lại. Hãng Nikon khẳng định đây là poster quảng cáo của họ. Bằng chứng nặng ký nhất chính là chiếc máy ảnh( Nikon) trên tay cô gái.
        Thế đấy,“ trâu, bò đánh nhau ruồi muỗi chết”. Đau! Vậy là tác giả  mất toi mấy đồng nhuận ảnh.
                                                                
                                                                        Sg 27/4/2012

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

DU LỊCH HÀ GIANG - Phần 2 : Huyền thoại CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC .


Có lẽ, tất cả những ai đã một lần đặt chân đến Hà Giang, đều lưu luyến không rời bởi cảnh vật quá đỗi hùng vĩ của nó, cả một biển đá rợn ngợp, nhìn xuống giòng Nho Quế từ trên đỉnh Mã Pì Lèng, chỉ còn là một sợi chỉ màu xanh xẻ đôi những đỉnh núi đá tai mèo cao vut vút, b
ước chân không muốn rời xa, cảnh sắc, con người như lưu luyến, níu giữ khách lữ hành…
Dốc Bắc Sum, Cổng trời Quản Bạ, núi đôi Cô tiên, dốc Cán Tỷ, trình tường Phó Bảng, Phố Cáo, Sủng Là, phố cổ Đồng Văn, “sống mũi ngựa” Mã Pì Lèng, đêm đèn lồng Phố cổ, một chút rượu ngô men say ngây ngất chợ phiên, bát thắng cố bốc khói ngun ngút…
Để rồi, khi trở về với nhưng bon chen cuộc sống nơi phố xá thị thành, mỗi khi muốn tìm lại cảm giác bình yên cho tâm hồn, người ta lại nghĩ về Hà Giang, những bước chân không mỏi…
Ai đã một lần đặt chân đến, không thể nào quên.
Dân phượt đã từng có câu nói rằng : “chưa một lần đặt chân đến Hà Giang, thì cũng chưa nên tự nhận rằng mình là một phượt thủ chân chính”
Cảnh sắc thôi chưa đủ, dù thế nào, khi các phượt thủ chụp ảnh kỷ niệm trên cột mốc số 0 tại thị xã HG, cũng có những thắc mắc về nguồn gốc? khởi điểm của nó? Rồi đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng, nhìn thấy tấm bia lớn ghi rõ “Con đường Hạnh Phúc”, là như thế nào?...

Đó chính là con đường mà những ai đã đặt chân đến Cao nguyên đá đều phải đi qua. Cách đây hơn nửa thế kỷ, đã có những người hùng chân đất tay búa, tay chòng, tạo nên một trong những kiệt tác xuyên lòng đá, cuộc trường chinh ròng rã với hơn 2 triệu ngày công của hàng vạn TNXP miền bắc.

Tấm bia đá trên đỉnh Mã Pì Lèng ghi rõ: ngày khởi công 10-9-1959, hoàn thành ngày 15-6-1965, thành phần làm đường gồm thanh niên của 8 tỉnh, 16 dân tộc. Riêng đoạn Mã Pì Lèng công nhân đã treo mình 11 tháng trên vách đá để mở đường.
Tấm bia đá nằm ngay trung tâm thị trấn Mèo Vạc cũng ghi lại rành mạch: mất hơn 2,2 triệu ngày công, hơn 1000 thanh niên xung phong, khoảng 1200 dân công, cùng với bao nhiêu hy sinh mất mát, con đường Hạnh Phúc mới được khai sinh.
Tôi giật mình, có lẽ, đây là con đường thi công gian khổ nhất hoàn toàn bằng sức người, vượt qua cao nguyên đá cao nhất, thời gian lâu nhất, số ngày công nhiều nhất…và cũng bi tráng nhất…trong lịch sử làm đường nước ta.
“Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, câu chuyện về trang sử đá kỳ vĩ đệ nhất trong lịch sử phá đá mở đường của chúng ta mang tên Con đường Hạnh Phúc. Có lẽ, đến bây giờ, khi nhắc lại những thời khắc đó, người ta chỉ biết đến 2 chữ “huyền thoại”.


Lời hiệu triệu phía sau cổng trời cùng quyết tâm đánh thức cao nguyên đá

Lời hiệu triệu phía sau cổng trời

Mỗi lần bước chân trên con đường Hạnh Phúc nối liền thị xã Hà Giang tới Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, vượt qua đỉnh Mã Pì Lèng hùng vĩ sang Mèo Vạc, tôi lại nhớ về giai điệu ngọt ngào trong bài hát “Cung đường mùa Xuân” do nhạc sỹ Trùng Thương phổ thơ của bác Triệu Đức Thanh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Hình ảnh thanh niên 8 tỉnh chung tay mở đường tôi đã được nghe cha, ông kể lại cứ hiển hiện trước mỗi bước chân “… Tay chung tay mở đường lên hạnh phúc, tuổi trẻ bên nhau bạt núi ngăn sông, tuổi trẻ mang theo bao ngàn mơ ước…tuổi trẻ chúng ta từ Cao, Bắc, Lạng, Thái, Tuyên, Hà. Từng giọt mồ hôi thấm vào đá núi, cổng trời hiên ngang mang dáng mẹ cao nguyên… Đường lên phía Bắc, đường sang phía Tây là con đường ý Đảng lòng dân, đường Bác Hồ đưa ta tới mùa Xuân”.
Quay trở lại với cao nguyên Đồng Văn, có lẽ kỷ lục của tất cả các kỷ lục nằm chính ở độ chênh lệch về địa chất cao nhất Việt Nam của nó. Đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng nhìn xuống, con sông Nho Quế chỉ còn như một sợi chỉ xanh biếc vắt ngang kéo dài, xung quanh một màu xám xịt chỉ đá, đá và đá. Những lớp đá chất ngất cao vòi vọi, dài miên man, và còn có ở đó một nền văn hóa của những con người kiêu hùng sống trên sự khắc nghiệt của đá. Nhà xếp bằng đá hộc, đá tảng, ruộng cũng kè đá. Đến lúc chết, bà con cũng nằm dưới đá, mộ kè xếp đá...
Là cao nguyên cao nhất Việt Nam, Đồng Văn trở thanh nơi duy nhất trên thế giới dám treo biển “Cổng trời Quản Bạ” (Quan Ba heavens gate). Thời trước, khi người Pháp tiến vào cũng không thể vượt qua nổi khi mà chỉ cần một tiểu đoàn lính án ngữ ở đó. Phía sau cổng trời là đá, lối đi là mây, và để đến năm 1959, đã có những người hùng cao nguyên tay búa, tay chòng phá đá mở đường xây lên một sự kỳ vĩ giữa lòng đá tai mèo, mang lại hạnh phúc vô cùng to lớn cho 8 vạn đồng bào.
  Có thể hơi dài dòng, nhưng người viết bài này muốn nhấn mạnh một điều rằng, từ trăm nghìn năm qua, ở cao nguyên này (cho đến năm 1965), tất cả chỉ là đường mòn để người ta đi bộ, hoặc đi bằng ngựa thồ, những bước chân nhọc nhằn, trệu trạo khắc ghi trên đá. Và cả một vùng đất mênh mông bí ẩn, rợn ngợp chỉ có đá và đá ấy luôn chìm khuất trong mây, trong mông muội, thiệt thòi. Đến cả ngay bố con “vua Mèo” Vương Chính Đức, Vương Chí Sình thời ấy thuốc phiện mênh mông, tiền bạc và quyền lực tràn ngập khắp cõi Đồng Văn, cũng không nghĩ là sẽ dám bỏ tiền ra để làm nổi một con đường. Khi Bác Hồ mời ông Vương Chí Sình về Hà Nội họp quốc hội, ông ta vẫn phải tuyển tráng đinh đi mất ba ngày đường ròng rã ra tới thị xã Hà Giang, từ đó mới có ô tô đón đi.
Người vùng cao đã như thế, thì không có một ai có thể tin được là: người cán bộ miền xuôi “bạch diện thư sinh” của “Chính phủ cụ Hồ” có thể làm đường ô tô vào tới được Đồng Văn?!

Quyết tâm đánh thức cao nguyên đá

Bấy giờ, năm 1959 khi quyết định mở đường, người ta cũng không thể hiểu hết được miền đá rộng và khắc nghiệt đến rợn người này khủng khiếp tới mức nào. Chỉ biết rằng, không mở đường thì không có cách nào đánh thức được cao nguyên đá, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền và đưa người dân xích lại gần với nhau hơn.
Ngày 10-9-1959, phát súng lệnh đầu tiên đã nổ, mở đầu cho một trang sử đá huyền thoại, vực cao nguyên Đồng Văn thức dậy từ hoang sơ, gian khổ. Sự chờ đợi của 8 vạn đồng bào Đồng Văn – Mèo Vạc phía sau cổng trời, những người chưa biết đến cuộc sống văn minh, là một lời hiệu triệu thiêng liêng nhất.
Còn nhớ, khi mà con đường rậm rịch chuẩn bị được mở, phỉ vẫn nổi lên, đóng cổng trời, mổ bụng cán bộ treo lên cây làm bia tập bắn. Chúng tung tin lung lạc người dân: bao giờ đá mọc trên đầu người, bao giờ con dê đực biết đẻ, bao giờ mộ của những người làm đường hóa thành cỏ dại, thì Việt Minh mới mở được đường vào Đồng Văn, mới xuyên qua được “sống mũi ngựa” (Mã Pì Lèng).
Song, dù trải qua bao nhiêu gian khổ, con đường vẫn lầm lũi từng ngày từng giờ kéo dài chiến thắng sự thống trị của cao nguyên đá. Cao nguyên như bé nhỏ dần sau mỗi khúc mở đường thông xe.
6 năm trời ròng rã với hơn 2,2 triệu ngày công với bao nỗ lực của thanh niên 8 tỉnh, 16 dân tộc để mở con đường nối liền Hà Giang vào tới Mèo Vạc, cuối cùng thì “đá cũng đã mọc trên đầu người”, “con dê đực cũng đã biết đẻ”. Lần đầu tiên, 8 vạn bà con sống trong biển đá ngờm ngợp phía sau cổng trời đã được nhìn thấy cái ô tô, mà còn lầm tưởng là con ngựa bằng sắt, đã bắt đầu biết đến ánh sáng của cuộc sống văn minh.
Đó là một đại công trường ghi nhận cuộc trường chinh dài dằng dặc của tuổi trẻ Việt Nam chiến thắng sự khốc liệt của đá, với những chiến công đã đi vào huyền thoại.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

DU LỊCH HÀ GIANG - Phần 1 : Cao nguyên đá Đồng Văn - Mèo Vạc .

Cao nguyên đá Đồng Văn trải rộng trên 4 huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang gồm Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn. Từ thị xã Hà Giang, du khách đi theo quốc lộ 4C khoảng 43km là tới Quản Bạ. Tiếp tục theo con đường quốc lộ này qua đèo Cán Tỷ hiểm trở, qua những cánh rừng thông đại ngàn, những con dốc quanh co, uốn lượn như những dải lụa, du khách sẽ lần lượt tới Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc để khám phá cao nguyên đá.
Nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.600m so với mực nước biển trên diện tích hơn 574km², cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những vùng đá vôi đặc biệt của cả nước, có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với du khách và những nhà nghiên cứu khoa học bởi chúng chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển của vỏ trái đất, những hiện tượng tự nhiên, những cảnh quan đặc sắc, tính đa dạng sinh học cao và những truyền thống văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân cư bản địa.

Cao nguyên đá Đồng Văn .

Cao nguyên Đồng Văn có tới 80% diện lộ đá vôi, được tạo thành từ những điều kiện môi trường và giai đoạn phát triển rất khác nhau. Theo khảo sát của các nhà khoa học Viện khoa học Địa chất và Khoáng sản thì cao nguyên đá Đồng Văn có 11 hệ tầng địa chất gồm: Chang Pung, Lutxia, Sika, Làng Xảng, Si Phai, Tốc Tát, Lũng Nậm, Bắc Sơn, Đồng Đăng, Sông Hiến và Hồng Ngài, trong đó Chang Pung là hệ tầng cổ nhất có niên đại 545 triệu năm. Về cổ sinh vật có 17 nhóm hóa thạch được phát hiện rất đa dạng, phong phú về giống, loài gồm: Tay cuộn, Bọ ba thùy, Cá cổ, Thực vật thủy sinh, Vỏ cứng, San hô vách đáy, San hô 4 tia, Lỗ tầng, Răng nón, Trùng lỗ, Vỏ nón, Hai mảnh vỏ, Chân bụng, Chân đầu, Động vật dạng rêu, Huệ biển và Tảo. Các cổ sinh vật này đã giúp các nhà khoa học hoàn chỉnh bức tranh lịch sử phát triển địa chất vùng cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng và địa chất khu vực đông bắc Việt Nam – nam Trung Quốc nói chung.

Do cao nguyên Đồng Văn có sự đa dạng địa chất cao cùng với sự thay đổi của khí hậu nên quá trình tiến hóa karst đã tạo ra Các “vườn đá”, “rừng đá” rất đa dạng và phong phú như vườn đá Khâu Vai (Mèo Vạc) có các chóp đá hình bông hoa, nụ hoa, nhành hoa với muôn hình muôn vẻ; vườn đá Lũng Pù (Mèo Vạc) thì mỗi chóp đá, tảng đá, tháp đá lại có hình rồng cuộn, hổ ngồi… cùng với các loại cây địa y, lan …làm cho vườn càng trở nên sinh động hấp dẫn; vườn đá Vần Chải (Đồng Văn) thì lại có các phiến đá tròn nhẵn xếp gối lên nhau, trông tựa như đàn hải cẩu hàng nghìn con, đen bóng tựa vào nhau nghỉ trên bãi biển bình yên, tạo cho người xem cảm giác bất ngờ, ngạc nhiên. Tuy nhiên những dãy núi có dạng kim tự tháp đỉnh nhọn, sườn dốc nối tiếp nhau cao ngất trời là phổ biến nhất, tạo cho cao nguyên đá Đồng Văn một sự uy nghi hùng vĩ. Hệ thống hang động trên cao nguyên đá Đồng Văn cũng là sản phẩm của quá trình tiến hóa karst và là những điểm tham quan du lịch rất kỳ thú như: hang Rồng ở Sảng Tủng (Đồng Văn), hang Khố Mỷ ở Tùng Vài (Quản Bạ), động Én ở Vần Chải (Đồng Văn)…

Cao nguyên đá Đồng Văn cũng được các nhà khoa học đánh giá là vùng có hệ địa – sinh thái núi đá độc đáo và đa dạng. Quần xã rừng nguyên sinh còn tương đối nguyên vẹn, có nhiều gỗ, lâm sản và các loài thuốc quý như: nghiến, thông đá, dẻ, thảo quả, đỗ trọng, nấm hương… Đặc biệt, trên những hoang mạc đá ở cao nguyên Đồng Văn có tới trên 40 loài lan, điển hình là lan hài. Cao nguyên Đồng Văn còn là môi trường sống của các loài động vật hoang dã với trên 50 loài thú, chim, bò sát như: sơn dương, voọc, hoẵng, lợn rừng, cầy hương, sóc, gà rừng, chim, khướu, hoạ mi… tạo nên nét đẹp tự nhiên, sinh động của vùng cao nguyên đá.

Bên cạnh những giá trị về địa chất, địa mạo, cảnh quan… cao nguyên đá Đồng Văn còn chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc như Mông, Dao, Lô lô, Pu Péo… Người dân vùng cao Đồng Văn sống quyện cùng với đá: dọn đá để dựng nhà, để có đất trồng trọt; khoét đá để tìm dòng nước ngọt… Đá dựng thành tường rào bao quanh làng xóm, đá giữ nước, giữ đất để có ruộng bậc thang, và đá dựng thành rừng, thành lũy để bảo vệ biên cương Tổ quốc. Ở nơi đây cúi xuống thấy đá tai mèo, ngẩng lên trời lại thấy đá - một màu đá xám bao phủ. Nhưng xen lẫn với màu xám ngắt của đá là màu xanh của những ruộng ngô, màu vàng của những nương lúa. Ngô trồng trên đá, len lỏi bám chặt vào đá mà ra bắp. Bên cạnh đó, những phiên chợ vùng cao như Phố Bảng, Đồng Văn, Lũng Cú, Sà Phìn… cùng với các phong tục tập quán, các lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc đã làm bao du khách say đắm khi đến với nơi đây.

Chợ Đồng Văn .

Đến Đồng Văn đẹp nhất là vào mùa xuân, khi hoa cải rực vàng chân núi, hoa đào đỏ thắm những mái ngói rêu phong, hơi thở của đá, sắc xanh của trời, tiếng rì rầm từ rẻo cao vọng lại, dáng vẻ kiêu hãnh của hàng sa mộc thẳng tắp… tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Từ thung lũng sâu, tiếng khèn Mông lảnh lót gọi hoa lê, hoa mận thức dậy nở trắng xóa một vùng rừng. Những ngọn núi đá trùng trùng điệp điệp, những cánh đồng đá trải dài bất tận thường ngày xám đen lạnh lẽo nay bỗng trở nên rực rỡ bởi những sắc màu tươi mới của mùa xuân. Tất cả cứ tràn vào nhau, hoà quyện vào nhau thành một bức tranh tuyệt đẹp nơi cực bắc Tổ quốc. “Thiên đường màu xám” – cao nguyên đá Đồng Văn dù có trở lại vẫn thấy là lạ, vì nó đẹp, cái đẹp hoang dại, từ con người đến cảnh vật. Cái đẹp mà khi trải nghiệm rồi vẫn có chút gì thú vị.

Mùa xuân Đồng Văn .

Hiện nay, cao nguyên đá Đồng Văn đã được lập hồ sơ để đề nghị công nhận là công viên địa chất quốc gia và gia nhập mạng lưới công viên địa chất toàn cầu.
Nguồn : DVYH76 .

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Mùa bắp

Photo: Q.MF

(Dân trí) - Tháng tư về dọc các triền đê, bờ sông đâu đâu cũng ngút ngàn một màu xanh mởn của đồng bắp phất cờ đậu trái. Gió đầu hạ của mảnh đất miền Trung khô cằn đủng đỉnh phe phẩy đưa những ngọn cờ đầy phấn của bắp lăn theo sóng lá trông thật đẹp.
Nhớ những khi học xa nhà và nay có nhiều chuyến đi xa hơn, mỗi lần theo tàu về nhà đi ngang qua dòng Thạch Hãn ngoái nhìn bãi bắp xanh tít tắp chạy đến tận chân trời mới thấy thật sự quê mình đẹp và thuần hậu.
Ngày trước để có được một trái bắp phải đợi đến mùa. Nhưng nay dù là mùa đông rét mướt hay khi xuân về cũng thấy người ta bày bán bắp khắp các quầy hàng ở phố. Dẫu vậy mùi bắp trái mùa chẳng làm người đi đường vương cảm xúc luyến lưu, chỉ khi mùa đến, lúc cái nắng đã bắt đầu, người ta mới miên man nhớ và thương trái bắp ở quê nhà.

Bắp được chặt ngoài đồng đem về cắt từng trái ra rồi lột bớt vỏ. Bắp chặt từ sáng sớm, suốt đêm dài ngậm sương được rửa sạch bởi những giọt nước tinh khiết từ trời. Nên cứ thế bắp không cần rửa qua nước mà chỉ cần sắp ngăn nắp vào nồi, kiếm củi khô trong vườn thổi bếp cháy rực luộc là ngậy thơm. Được uống từng ngụm nước bắp ngọt lịm thơm nồng thì không gì thú vị bằng.
Bắp còn được chế biến làm nhiều món khác như bắp non bào theo chiều dọc làm nát từng hạt nhỏ, hạt bắp tứa sữa trắng thơm dùng nấu chè, khi ấy chè bắp có vị thơm riêng chẳng thể lẫn vào bất cứ loại chè cao lương nào.

Hay những trái bắp tươi dùng để nướng trên than hồng kêu xì xèo. Bắp chuyển màu vàng đỏ trên lửa nghe rất vui tai và bắt mắt.

Trong cái nắng gió tháng tư, thả mình dọc theo đồng bắp, nhìn ánh mặt trời đỏ chói soi từng tia sáng lên ruộng bắp mới có cảm nhận hít thở bầu không khí yên ả của quê, cảm nhận rõ hơn tình quê. Dẫu vẫn biết con người lớn lên có nhiều nơi để đến, có những chốn và nhiều điều thú vị đón đợi nhưng chỉ quê mới là nơi cần được trở về. Hai tiếng quê nhà chỉ đơn giản nhưng gọi mãi vẫn thấy thân thương. Dù ở đó có những thứ níu giữ rất đỗi bình dị, nhưng là điều đã làm nên tâm hồn của một con người qua mọi thời đại và miền văn hóa.

Phan Bảo Hòa


Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

BIỂN VÀ ĐỜI

BIỂN VÀ ĐỜI

Ngước,
           trong trẻo xanh.
Nghiêng,
            tít tắp xanh.
Ngâm,
          nhâm nhi,
                       lạnh mát,
                                    mặn chát.
Hè,
     Nắng cháy,
                      bỏng rát,
                                  trải dài trắng cát,
gió nhẹ, thông reo,
                           đời hát!
Thu, Đông,
               bão giông,
                             cuồng phong,
                                                đổ nát,
                                                         rú gầm.

Yêu từ tâm,
                Ghét từ tâm.
Ba Mươi,
               hun hút đen.
Rằm
              lấp lánh sáng.
Yêu-
              "bờ cát dài phẳng lặng"
Ghét-
        xới tung,
                    sóng dữ
                                 gầm gừ.

Quy luật:

Âm - Dương,
                   Thịnh - Suy,
                                       Yêu - Ghét.
                                                        Nóng - Rét.
Bọt bèo,
              Rều rác,
                         Cuộn sóng,
                                          nhấn chìm.

Tim -
         Yêu thương.
Nghĩ suy -
                Óc.
Khóc
                và hát.
Dựng xây,                    
                  đổ nát,
                             Lâu đài cát.
Đời,
            chua chát.
Kết,
           không là chết.

Vẫn
           mát rượi,
                          xanh tươi,
 Buồn
           rồi vui,
Vạn vật
            hồi sinh.
                           Sống.

Sáng nay,
              dập dờn sóng.
Mênh mông nước,
                             mênh mông tình,
Sắc xuân thắm, 
                         mặc sức ngắm,
                                                mặc sức ngơi,
thả chân trời,
                       dừng chân sóng.
Người ngóng,
                       kẻ trông,
                                      mong đợi,
                                                      nóng lòng.
Thất bại,
               thành công,
                                   long đong,
                                                       lận đận...


Đời một người
                              có hạn.
Lòng Mẹ Biển
                               bao la.
Nặng nề chi
                               bạn - ta,
Cùng nhau,
                               trước biển,
                                                hát ca,
                                                          yêu đời.

Đà Nẵng, 3/2012.
TGTB

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Q.MF phải lòng Mazda

Chân (hơi) dài với Mazda! :)
Chắc chắn các Quế sẽ càm ràm: "Thời buổi thiên hạ đang ta thán các sáng kiến tận thu của anh Thăng để khuyến khích thiên hạ trở về thời chủ nghĩa lãng mạn sử dụng các loại xe cỡ "hăng cải" hay chí ít cũng "Hồ Mã tê Bắc phong", MF lại còn bày đặt s..ắ..ắm xe! Sắp hưởng lương hưu, bộ bữa ni có chế độ tăng lương đặc biệt lắm sao?"
Zưng mà, hic hic, MF mua hắn khi mấy "sáng kiến" nì chưa phát ra! Lỡ mua rùi, bít làm seo đây?

ẢNH LẠ




Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Chào nước Nga .


Một số tiết mục biểu diễn của các nghệ sỹ tại nhà hát Tchaikovski -  Mát-xcơ-va .


















Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

ĐẶC SẢN MIỀN ĐÔNG


Đây, trang trại ( Long Thành)của
một Quế lão. Nếu đúng mùa, chôm
chôm... đỏ vườn. Giờ chỉ có dzậy thui.
Các bạn tới, cứ xưng danh dân Quế,
mặc sức "thu hoạch "miễn phí.

Cây giấm hoang dại này
nấu canh chua cá lóc hết sẩy



Mít Mã lai





















Điều











Tụi nhỏ kêu đây
là trái...cật heo!






Chú "heo sạch" duy nhất
không dùng chất tăng trọng
tại VN.


Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Khai mạc phòng tranh thầy Trương Bé


 Quang cảnh lễ khai mạc (đừng hỏi tại sao lại không giống các lễ khai mạc khác!)

Các Quế nhỏ sau chắc không học môn họa, vì khi MF lên lớp 6 thì thầy Trương Bé dạy họa đã về nước học Đại học Nghệ thuật. MF nhớ mãi hồi í Quế nào cũng đòi thầy vẽ cho một bức chân dung (hic, nhìn tranh thầy vẽ bi chừ, nghĩ may mà giờ mình hết thích được vẽ "chân dung" rùi!)
Trong phòng thầy hồi í trên tầng 2 của dãy nhà nữ, bộn bề sách vở và tranh ảnh (đúng là phòng ông họa sỹ). MF thích nhất thầy vẽ bức chân dung một cô bé quàng khăn đỏ, mắt tròn xoe (mà giờ hỏi thầy không nhớ mới lạ!)
Hôm qua thấy số gọi nhỡ của thầy trong máy, MF gọi lại, thầy bảo "mai mặc đồ đẹp vào mà đến dự lễ khai mạc phòng tranh của thầy nha!" thầm nghĩ: mình chết chắc rùi, lâu ni chứng tỏ mình ăn mặc rất chi là ...đáng cảnh báo!
Sau khi rời Quế Lâm, thầy về học ĐHNT ở Hà Nội, rồi đi tu nghiệp ở Budapet, năm1975 về Quảng Trị, MF thấy báo chí khen rầm trời bức tranh "Đông Hà giải phóng" của thầy. Cuối năm í, MF tình cờ gặp thầy, MF kêu thầy, xưng "cháu", thầy ớ ra một hồi, định thần mãi mới hiểu vì sao con bé này nó xưng "cháu" với mình! Còn MF cũng chột dạ: sao mặt thầy lại ngệt ra thế kia? Sau mới hỉu, cái đại từ "cháu" kia nó đương nhiên với MF vì MF mới rời xứ Quế 3 năm, thầy cô má còn rành rành trong ký ức, còn thầy thì xa nó bôn ba khắp nơi lâu lắm rồi...
Rồi trong ĐH Huế, thầy trò lại gặp nhau, thầy làm Hiệu trưởng trường ĐH Nghệ thuật, là thành viên Ban chấp hành Hội đồng nghệ thuật quốc gia. 
Thầy là một thầy giáo Quế thực sự! Ví dụ: Một ngày sát Tết năm 1998, HSMN tại Huế gặp mặt, gọi điện cho nhau và mời thầy cô. Có một HSMN làm trưởng một phòng sở CA kêu không đến dự được, vì tối nay bận việc rất quan trọng: được tỉnh mời gặp mặt các quan chức cấp tỉnh nhân dịp Tết NĐ. (OK). Còn thầy Trương Bé thì: đến rất sớm "gặp chúng mày thầy mừng quá, tối nay đáng lẽ thầy phải dự một cuộc gặp mặt các quan chức ở tỉnh, nhưng thầy nghĩ cuộc gặp này quan trọng hơn, nên thầy cáo buổi bên kia!", zậy đóo, hic hic
(Nhờ các tổng quản chỉnh giùm cho MF mấy cái ảnh lộn ngược, nếu không được thì các Quế cứ chịu khó nghẹo đầu mà xem nha!)
Q.MF


 Q.MF thay mặt các Quế tặng hoa mừng thầy


 Thầy giữ bó hoa của Quế, còn Quế cất giùm bớt hoa khác cho thầy kẻo thày ôm không xuể!


Tranh thủ nàm lũng thầy chút



Những bức tranh này sẽ không có chú thích, vì... biết chít liền!