Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2011.


CHÚC CÁC QUẾ VÀ GIA ĐÌNH , CÙNG BẠN BÈ CỦA QUẾ Ở KHẮP MỌI NƠI TRÊN THẾ GIỚI MỘT NĂM MỚI NGẬP TRÀN HẠNH PHÚC .

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

EM GÁI TÔI ( Chúng mình là HSMN - chuyện thứ 3 )


Không biết mọi người thế nào chứ tớ thì rất khoái người trùng tên với mình . Không nói ngoa , cả khu giáo dục HSMN QUẾ LÂM từ lúc thành lập đến khi giải tán ít nhất hơn trăm người trùng tên với tớ . Nhưng tính cả tên đệm thì lại vô cùng quí hiếm ( he he ) , thậm chí đến cả bây giờ vẫn vậy . Vì thế mới có chuyện để kể cho các QUẾ nghe .
Út lì ( áo vàng ) vô cùng phấn khởi khi
làm chị của Út mới ( áo trắng )
Vào 1 ngày hè 1970 khi mới tốt nghiệp lớp 4 ( nhưng chưa được chuyển lên cấp 2 ) , có 1 cô giáo gặp tớ và nói : cháu có quà lên BGĐ mà nhận . Sướng . Tớ chạy đi ngay ,đến nơi , thấy tên người nhận đúng là tên mình mỗi tội khác họ . Tớ thật thà dũng cảm nói ngay : dạ , không phải của cháu và lủi thủi ra về ( ngày đó , nhận quà hay thư cũng giống như gặp được ba mẹ mà ) . Nhưng nhờ vậy mà tớ biết được ở đây có đứa trùng tên với mình .
Khi đã học lớp 5 , tớ lại được 1 cô giáo báo cho biết là tớ có 1 gói quà gửi cho từ lâu lắm rồi . Nghe xong là tớ nói liền : dạ , không phải của cháu , cháu họ ĐẶNG chứ không phải họ TRƯƠNG . Số phận của gói quà sau đó thế nào và cái cô bé trùng tên khác họ đó mặt mũi ra sao tớ cũng không biết .
Năm 1973 , về HÀ NỘI , tớ kể với mẹ chuyện có đứa trùng tên . Mẹ tớ liền bảo hay nó là con của dì BA ( em kết nghĩa của mẹ ) , hồi đó dì lập gia đình sau khi mẹ đã sinh ra tớ , dì nói rằng nếu sinh con gái sẽ đặt tên cho em giống tên tớ . Năm 1975 , trước khi về NAM , mẹ có nói : dì BA hy sinh rồi , không biết em nó ở đâu mà tìm đây .
Thời gian cứ trôi đi với bao khó khăn vất vả trong cuộc sống .Rồi mẹ mất , mọi chuyện tưởng chừng đã quên đi tất cả . Nhưng cuộc đời nó vẫn luôn có những bất ngờ vào lúc mình không ngờ nhất . Cách nay vài tháng , tớ vào bệnh viện Nguyễn Trãi thăm mẹ chồng của ÚT lì , ÚT lì bảo : cái N.H nó làm trưởng khoa này đó chị . Tự nhiên tớ nhớ lại câu chuyện mẹ kể , liền hỏi ÚT lì về ba mẹ của em , ÚT lì chịu không biết gì và cũng không nhớ gì chuyện mẹ kể . Ngày 20/11 , đám QUẾ tụ tập mừng ... sinh nhật THÚY HẠNH ( sẵn mừng ngày NGVN luôn , hi hi ) . Thấy em , tớ liền lao đến hỏi , và tất cả những điều mẹ nói về ba mẹ em đều trùng khớp từ tên cho đến nghề nghiệp . Đúng là em rồi . Thì ra hè 1970 , em được đón về nước để gặp mẹ từ trong NAM ra . Trước đó cũng giống như mọi QUẾ , ba em đi B , mẹ em là diễn viên múa của đoàn văn công Tổng Cục Chính Trị cũng xung phong đi B , em trở thành HSMN . Về đến HÀ NỘI , thật đau xót , mẹ em đã hy sinh trên đường ra BẮC . Em ở lại học trường HSMN Hà Bắc .Sau giải phóng , ba mẹ đều hy sinh hết , em vào học trường Lý Tự Trọng , rồi đại học .
Chị em mừng mừng tủi tủi nhận nhau . Tớ bảo giờ thì em là em của bọn chị , ÚT lì đành hanh liền : mày phải kêu tao bằng chị vì mẹ tao là chị của mẹ mày , Ráo em thì nói : nhà mình tên hay ha , N.H , N.A , N.M , rồi lại N.H .
Em là Trương Thị Nguyệt Hồng , bác sỹ trưởng khoa dịch vụ bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM .

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010

Nỗi nhớ BA - Người lính



Tôi nhớ mãi những ngày sống bên đất Quế lâm, cứ chủ nhật, tụi Khắc Hải, Quốc Khánh vẫn tung tăng hơn hở đi ra Thành phố đến khu an dưỡng cán bộ Miền Nam để thăm ba chúng nó đang ở đây. Những lúc ấy, tôi thường thấy hụt hẫng, buồn và thèm đến lạ cái cảm giác và ao ước một ngày có người đến gọi”Luân đấy con, ba đây!” để tôi được chảy nước mắt, ùa vào lòng Ba ấm áp và tự hào vời lũ bạn… Những chủ nhật buồn cứ thế trôi đi, mang tuổi thơ tôi chìm dần theo năm tháng cô đơn, buồn tủi.
Rồi tôi cũng lớn lên vô tư như bao chúng bạn, học hết lớp 7, tôi về nước, cũng lại là đứa nằm trong đợt về cuối cùng vì không có ai đón về nhà. Buổi sáng ở ga Hàng Cỏ, trước khi lên xe về trường HSMN số 1 ở Đông Triều, Từ Vân đến chào ở lại, xe thêm thưa người, càng gợi cho tôi nỗi buồn, nhớ và thèm có Ba bên cạnh. Những năm tháng ấy cứ vậy qua đi, Tôi vẫn sống , cứ hy vọng và chờ đợi đằng đẵng như thế . Chỉ đến sau ngày đất nước thống nhất, bạn bè chia tay nhau trên đất Bắc, tôi mới biết Ba mình đã hy sinh trước ngày tôi sang Quế chỉ sau ngày mẹ tôi mất có 1 tháng trời. Từ đó, tôi mới biết mình mồ côi và lầm lũi bắt đầu bước vào cuộc sống của một kẻ không nơi nương tựa với những năm tháng khốn khó cuộc đời.
Cũng từ ấy, tôi đi tìm Ba tôi qua mọi người, những người thân còn lại, những người đồng ngũ với Ba…nhưng chẳng ai biết. Người nói Ba ngã xuống nơi đất Nam trung bộ, Người thì bảo Ba hy sinh trong trận đánh ở Miền đông Nam bộ…Chỉ duy có điều họ đều nói là trận đánh ấy ta mất nhiều lắm, Ba nằm lại, đồng đội không lấy được xác. Và rồi năm tháng chiến tranh cứ thế triền miên, những mảnh đất ấy bom đạn cày lên cày xuống không biết bao lần…Và Ba ơi đã là cát bụi như bao đồng đội của ba ngã xuống để trở thành những liệt sỹ vô danh trên chiến trường. Cho đến giờ, nửa đời người rồi, tôi vẫn không biết, không tìm được ba tôi nằm đâu.
Rồi tôi trưởng thành, có gia đình, có công việc song nỗi đau riêng về ba thì còn mãi. Tôi vẫn không nguôi mơ ước có một ngày có người lính già trở về hỏi tên tôi và nói: Ba đây, như câu chuyện nào thần tiên tôi có lần đọc trên báo. Và rồi thành lệ, cứ ngày này, hàng năm, 22 tháng 12, tôi lại làm mâm cơm, thắp nén hướng để tưởng nhớ ba, nói chuyện với ba về cuộc đời qua tấm hình Ba còn để lại. Ba tôi trẻ lắm, ngày hy sinh mới 28 tuổi. Có lẽ vậy mà cả cuộc đời mình tôi luôn có ấn tượng, thiện cảm đặc biệt với những người mặc áo lính. Bởi đấy là màu áo ba tôi đã mặc, họ là đồng đội Ba tôi. Vậy nên, khi xem tấm hình các Quế lính hát Khúc quân hành mà bạn Quế gửi qua trang Bạn trường Bé, tôi cứ thấy cay nơi sống mũi. Nỗi nhớ về ba lại cồn cào khôn nguôi.
Những năm bên đất Quế, cấp 1, tôi học với những đứa bạn cùng tuổi và đều sinh ra lớn lên trên đất Bắc. Lên cấp 2, tôi mới bắt đầu được học với các anh chị lớn tuổi hơn từ Miền Nam ra. Trong tôi lúc áy, các anh chị thật đẹp, oai phong, bởi tôi nghĩ các anh, các chị đều là những dũng sỹ diệt Mỹ, những người từ chiến trường ra. Vậy nên tôi và những thằng bạn chỉ dám đứng xa chiêm ngưỡng, thán phục chứ không dám lại gần chơi cùng như đám con gái. Tôi vẫn nhớ anh Vân, anh Vinh với những chiếc mũ tai bèo mà lũ chúng tôi lúc ấy coi là tài sản quý giá thèm khát ao ước có được nhất. Và trong sâu thẳm, tôi vẫn thầm hỏi không biết các anh các chị có một lần gặp ba tôi không. Tôi cứ vậy, nhớ Ba qua những suy đoán trẻ thơ của mình. Lâu rồi thành kỷ niệm không quên.
Viết những dòng này tôi muốn cảm ơn, chia xẻ, chúc các Quế có may mắn hơn tôi biết trân trọng gìn giữ những báu vật hạnh phúc mà các bạn đang có trong cuộc đời mình: đó là Ba Má, gia đình mình.
Không biết trên cao, Ba tôi có nghe thấy những lời này không?

Nguyễn Thành Luân .

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

CHUNG KẾT QUẾ SÀI " AI ĐỒ "







H1: Trường ca Trường N.V.B












H2: Liên đội thiếu niên Đồng Tháp Mười .













H3: Miền Nam của em .










H4: Bài ca thống nhất .











H5: Bài gì mà hăng quá ta ???












H6: Ca múa " Tiếng chày trên Sóc Bom Bo "












H7 : Nối vòng tay lớn












H8: Chúc mừng thần tượng

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

CHÚC MỪNG NGÀY THÀNH LẬP QĐNDVN 22/12


Xin nhiệt liệt chúc mừng tất cả các QUẾ , QUẾ rể , QUẾ dâu , QUẾ con và nhất là BA MẸ của các QUẾ đã và đang là các chiến sỹ QĐNDVN một ngày lễ thật vui vẻ .
Tiết mục " HÁT MÃI KHÚC QUÂN HÀNH " do các chiến binh QUẾ trình diễn vào ngày gặp mặt HSMN 19/12/2010 .
* Hàng đầu :- bìa tay phải là QUẾ SQLQ II, đại tá NGHĨA ẻn (lớp 7 khóa 74/75 , hiện đang tại ngũ ).
- phía tay trái áo trắng , đeo kính là một nhân vật đặc biệt . Đây là chiến sỹ được trao quân hàm trung úy sớm nhất toàn quân nhưng cũng chậm tiến nhất toàn quân vì sau 43 năm vưỡn trung úy . Năm 1967 , khi bộ phim " NỔI GIÓ " được chiếu ở xứ QUẾ , chiến sỹ này mới lên năm nhưng ngay lập tức được phong " TRUNG ÚY PHƯƠNG " . Ngày gặp mặt , TRUNG ÚY PHƯƠNG phụng phịu mách : chị ơi , giờ mà chúng nó còn gọi em là T.U.PH . Ngay lập tức ÚT LÌ chỉ mặt và nói : mới học mẫu giáo mà bọn tao đã phải gọi mày là TRUNG ÚY là lời quá rồi , còn kêu ca gì nữa .
* Những hàng sau gần hết là các cựu chiến binh , đặc biệt đó là các QUẾ đã nhập ngũ lúc đang học lớp 10 , 11 khi chiến tranh biên giới xảy ra .

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2010

Chí phèo thời nay

Nó vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ thi xong là nó chửi. Bắt đầu nó chửi trường. Có hề gì? Trường có của riêng ai? Rồi nó chửi phòng thi. Thế cũng chẳng sao: phòng thi đông nhưng còn giám thị. Tức mình, nó chửi ngay tất cả trường NCT. Nhưng cả trường ai cũng nhủ: "Chắc nó trừ mình ra!". Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ ! Thế thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, nó phải chửi cha đứa nào ko chỉ bài nó. Nhưng cũng ko ai ra điều. Mẹ kiếp ! Thế có phí sức ko? Thế thì có khổ nó không? Không biết đứa chết mẹ nào ra cái đề Sinh để nó khổ thế này ? A ha ! Phải đấy, nó cứ thế mà chửi, nó cứ chửi đứa chết mẹ nào ra đề Sinh! Nó nghiến răng vào mà chửi

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

LỜI CẢM ƠN .

Các Quế thân yêu !
Cảm ơn các Quế đã ở bên cạnh Đỗ và gia đình anh Võ Tiến trong suốt thời gian qua. Ân tình và sự quan tâm chia xẻ của các Quế đã nâng đỡ anh Tiến và gia đình rất nhiều. Thay mặt gia đình và con trai Võ Việt Anh, Quế Đỗ xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến anh chị em hội HSMN Quế Lâm TP.HCM, Hội HSMN Quế Lâm Đà Nẵng, Hội HSMN Quế Lâm Quy Nhơn ,...và anh em bè bạn xa gần đã chia buồn với gia đình.
Như hoàn cảnh bao Quế khác, sống thiếu tình thương và sự chăm sóc trực tiếp của cha mẹ, chúng ta càng thấy giá trị của tình bạn hữu. Những ngày cuối cùng trên giường bệnh, mặc dù đau đớn, vật vã nhưng những lúc đỡ đau anh Võ Tiến lại cười đùa, tự giễu cợt mình và nhắn nhủ mọi người đừng theo gương hút thuốc lá, coi thường sức khỏe, ... các bạn Quế của anh túc trực bên giường bệnh cùng với gia đình cố tìm cách làm dịu bớt cơn đau cho anh. Sức chịu đựng có hạn, anh đã vĩnh viễn ra đi. Quế Đỗ vừa là người thân vừa là người bạn của anh, chúng ta mất một người bạn, các con anh mất một người cha, quá bàng hòang đau đớn.
Thật xót xa khi các Quế phải cùng ngồi lại với nhau sọan thảo Điếu văn đưa tiễn anh, trăn trở mãi vẫn chưa thể chắp bút...
Hôm nay anh đã về nơi an nghỉ cuối cùng.
Một lần nữa, xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị em Quế.
Trong lúc tang gia bối rối, có điều chi sơ xuất xin niệm tình tha thứ.

Gia đình Võ Văn Tiến.
Con trai Võ Việt Anh.

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

GỞI QUẾ




Có chút quà Đà Lạt. Thiên hạ đồn rằng: mấy nhỏ Quế trong túi vẫn còn để dành gói muối ớt từ hồi...Quế Lâm?!

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

TIN BUỒN .

BLL HSMN QUẾ LÂM TPHCM xin thông báo đến toàn thể các bạn
Bạn VÕ VĂN TIẾN , HSMN QUẾ LÂM ( Lớp 7 khóa 73/74 ) đã từ trần lúc 00h30' ngày 12/12/2010 tại TP HCM .
Lễ nhập quan : 14h30' ngày 12/12/2010 ( 7/11 canh dần ).
Linh cữu quàn tại chùa Vĩnh Nghiêm .
Lễ động quan : 6h00 ngày 14/12/2010 ( 9/11 canh dần ) .
Sau đó đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa .

BLL xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình bạn VÕ VĂN TIẾN .

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

TGTB DU HÍ XÌ -GÒONG



Tối thứ 7 ( 26/11)nghe chuông điện thoại, mắt nhắm mắt mở nhấc máy nghe giọng lạ hoắc , cười he hé nói mời 2 ông bà sáng mai uống cafe . Hỏi 1 hồi cũng đoán ra TGTB . Sáng hôm sau làm xe " ôm " đến HOÀNG ĐẾ rước hắn đi , ai dè có thêm 1 tên QUẾ ĐIỆN BÀN . Trong lúc chờ hắn đi lấy xe ( mượn của em hắn ), Ráo chị làm màn điều tra xét hỏi , tên QUẾ ĐB này không còn tí dấu vết nào của đám " kẻ thù không đội trời chung " , trông hắn cứ như " con nai vàng ngơ ngác ".Hóa ra sau khi ở QUẾ về hắn đi bộ đội rồi sau đó về quê làm nông dân thứ thiệt .
Cả bọn trực chỉ cafe ANH ĐỖ thẳng tiến . Đến nơi , Ráo chị giới thịu đây là anh ĐỖ NGHĨA , TGTB :à (ý là đã biết qua blog bây chừ mới trộ ), chào anh ;và đây là QUẾ ( mới nói đến đây )anh Đ.N :TGTB , TGTB cười như nghé . Rùi sau đó các đại ca TRỖI khác đến , toàn các anh hào trên blog , TGTB cười mỏi miệng vì ai cũng đoán ra hắn ( thiệt là hạnh phúc ), nhất là khi cả đại ca ĐẠT cũng kiu hắn là TGTB (đại ca này anh HỮU THÀNH gọi là " quả bưởi " ). Sau màn chào hỏi , đến màn ẩm thực và giao lu TRỖI BÉ , ôi thôi các thành tích chọc trời khuấy nước năm xưa không ai kém ai , nhưng rùi HSMN vẫn thắng ( thiệt là zdinh zdự ) .
Chia tay , 2 tên QUẾ ĐN đi quậy típ ở đâu không bít. Đoạn này phải để chúng tự khai báo . Chỉ biết chiều tối qua , 2 tên này cùng đám QUẾ SÀI : Nghĩa ẻn ( HVLQ II ), BA chột , Trương Ỷ , Hùng mập ... quắc cần câu kéo nhau lên nhà CHÂU NGỌC ...tập hát để 19/12 này diễn ( hu hu ).
Đảm bảo tên QUẾ Điện Bàn sau mấy ngày đi tu luyện với đám QUẾ sẽ " trở lại ngày xưa tên tuổi " . Còn TGTB không bít đã zdề đến nhà nó chưa ???

Thân mến mời Bạn Bé

khu Gia Định có một quán nhỏ dễ thương, bữa nào rảnh là Quế NH, Quế Ánh "ròm" và đệ tử sẽ ghé chơi, uống café, ngồi nói dóc và hái khế, vui lắm.
Bữa qua có các bạn ở Đà Nẵng vô. Khi mới gặp nhau, NH tính giới thiệu, bạn Trỗi nói khỏi giới thiệu mất công, TGTB chớ ai, he he...
Các Quế có giờ hoặc đi ngang ghé chơi, địa chỉ là 14/4 Lam Sơn F6 Bình Thạnh, nhé.



Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

HẠT GIỐNG NẢY MẦM .


Từ biệt mái trường , tôi trở lại quê hương
Chiến tranh đi qua chẳng còn gì để mất
Đêm nằm nghe tiếng côn trùng réo rắt
Mái rạ nghèo dẹo dặt bóng trăng suông .

Thầy giáo ngày xưa rất kỵ nói buồn
Phải như PAVEN trong " Thép đã tôi thế đấy "
Phải biết ước mơ như thác nguồn tuôn chảy
Làm chủ đời mình và làm chủ thiên nhiên .

Bom đạn qua rồi đất nước thật bình yên
Sao trái tim vẫn còn nhiều ray rứt
Lời thầy dạy năm xưa có nguy cơ thoi thóp
Giữa cuộc đời thường đâu dễ giản đơn .

Tôi bước ra đời với tâm thế chập chơn
Bước thấp , bước cao hòa cùng cuộc sống
Và tập nghe những điều ngày xưa không giống
Nghệ thuật mưu sinh , nghệ thuật ở đời .

Tôi qua rồi cái tuổi năm mươi
Lắm nắng , lắm mưa và nhiều bão táp
Tóc đã thôi xanh , chuyển màu trắng bạc
Hạt giống ngày xưa có được nảy mầm ?

Tôi nhận ra mình trong bất tận màu xanh
Cũng lá cũng cây cũng cành cũng quả
Và tôi lại làm người gieo hạt
Cách gieo bây giờ chẳng khác mấy ngày xưa .

Nguyễn Hoài Nghi .

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

TRẺ MÃI KHÔNG GIÀ ( thơ )













Chúc QUẾ trẻ mãi không già .
Những năm xa cách nhớ nhà , nhớ BA .
Lòng mẹ như biển bao la .
Nuôi con khôn lớn mong TA nên người .
Nơi đây học tập vui chơi .
Khi về thăm lại đất trời vẫn xanh .
Ngày xưa trái chín ngọt lành .
Hôm nay trái vẫn để dành phần TA .
Có QUẾ lên chức ông , bà .
Nhưng càng suy ngẫm vẫn là BÉ thơ .


Thành Hưng .

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010

TRẺ MÃI KHÔNG GIÀ .






H1: Thời gian sao đi mau , ngày lễ vui nhất của thầy và trò lại tới . Gửi tới các QUẾ vài hình ảnh bắng nhắng về học trò của Ráo chị .










H2: Trái cầu đâu mất tiu rùi ????????
Hổng sao , sau đó lớp mình vẫn nhất môn cầu lông nữ .










H3: Lớp mình vẫn bảo vệ được chức vô địch .












H4: Lớp giải nhì .











H5: Thi xe đạp chậm mà phóng như bay thế này ?????????










H6 : Vẫn thua xa báo tường ở QUẾ .









H7: Bông hồng tặng cô .












H8: Lễ xong rùi , tới lượt các cô quậy . HE HE .

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010

THÁNG 11 GỬI NHỮNG NGƯỜI BẠN QUẾ .


Tháng 11 về, run run, vỗ nhẹ, lay động hồn tôi thức dậy với bao kỷ niệm của một thời thơ ấu cắp sách đến trường. Với chúng tôi, những đứa trẻ sớm xa quê hương, tổ quốc ra nước ngoài học tập, càng nặng thêm bao ân nghĩa về một thời để nhớ, nơi miền đất ấy: Quế Lâm. Để rồi đi suốt cả chặng đường đời, cái tên ấy vẫn theo miên man vào trong từng giấc ngủ, trong những ngày buồn, những chiều mưa âm ỉ...để lòng lại thổn thức, hoàn niệm về một thời thơ ấu bình yên không dễ có. Tháng 11 ơi, tuổi thơ của tôi ơi, sao da diết khôn nguôi...!
Tháng 11 về, trái tim tôi rộn rực, tưng bừng, lấp lánh những tin vui. 37 năm rồi bặt tin, xa cách, tôi mới lần hồi bắt được tín hiệu bạn bè trường Quế xưa qua người bạn cũ đầu tiên tôi gặp lạị: Nguyệt Hồng! Tôi vui lắm! Bạn của tôi ơi! Niềm vui của 37 năm chờ đợi, đi tìm...cứ ngỡ là vô vọng. Bây giờ người trái đất có nhận được tín hiệu người ngoài hành tinh gửi đến cũng không thể bàng hoàng, bất ngờ, vui sướng, xúc động, hạnh phúc như tôi lúc này. Tôi đọc tất cả, ngốn nghìến, háo hức, uống vào lòng mỗi tâm sự, mỗi sự việc, mỗi cái tên... Và rồi, càng gọi bao kỷ niệm, bao nỗi nhớ lại ùa đến, những câu hỏi khát đến cháy lòng: không biết đấy có phải...?, có phải là...? Rồi các thầy, các cô, các má, rồi những khu nhà, bể bơi, những con đường xanh thơm bóng quế; rồi những khu nhà ăm ắp tiếng cười, những đêm khuya không ngủ nằm nói chuyện quê nhà, những chiều về tưới vội mấy luống rau, những sớm mai tỉnh dậy í ới gọi nhau xem băng tuyết phủ trắng xóa cả khu trường... cứ lần lượt lật mình qua từng tấm ảnh, trỗi dậy trong tôi những cồn cào, êm ái. Những ngày xưa ơi! Bạn của tôi ơi! Tôi yêu các bạn đến nhường nào- Những người bạn Quế!
Tháng 11 đứng yên, lung linh ngọn nến hồng, 40 năm tôi gặp lại chính mình qua tấm hình lớp 4B năm 1970 mà Vũ Đức Hiền còn lưu giữ và gửi mừng tôi ngày gặp lại. Những khuôn mặt 40 năm vẫn vậy: hồn nhiên, trong sáng một nụ cười. Những cái tên lần lượt cứ bật lên náo nức: Phương Nam, Minh Hải, Quốc Khánh, Tiến Dũng, Phong Phú...Và thầy tôi, mãi mãi trẻ nằm lại tuổi ấu thơ tôi. Bạn biêt tôi vui thế nào không, sung sướng thế nào không? Cả nhà tôi, bạn bè tôi ngoài này cũng mừng lây, tới tấp chia vui. Ôi hạnh phúc của tôi, tuổi thơ tôi, những tấm hình, bạn đã cho tôi trở lại, trẻ lại 40 năm. Và tôi đã có những đêm không ngủ ngọt ngào, những ngày ngồi miết cười hoài bên máy, lần hồi đoán gọi thầm tên từng đứa bạn lớp xưa. Tháng 11 bình yên đã trả lại cho tôi tuổi thơ những tháng ngày miền đất Quế Lâm ấy.
Tháng 11 ngoài này về ấm lòng trong tiết trời se lạnh. Nghe những chuyện cũ bạn nhắc lại, tôi càng bùi ngùi tiếc nhớ những ngày xưa. Những ngày xưa dạo phố tung tăng, mua hạt dẻ chia nhau ngồi bên hang Gió, những ngày xưa chung bàn nói chuyện, viết mấy câu thơ ngỗ nghĩnh cười đến bây giờ, những ngày xưa chạnh chọe nhau, đứa khóc đứa cười, thầy cô đến dỗ dành lau từng dòng nước mắt, những ngày xưa chỉ mong về tổ quốc bởi đêm ngày thèm nghe một tiếng nói quê hương, ...Những ngày xưa qua tấm hình 40 năm rồi bạn vẫn giữ, nét có mờ nhưng kỷ niệm vẫn tươi nguyên.
Tháng 11 đong đếm nghĩa tình. Tôi cùng chúng bạn đã sống nửa đời người vậy mà đến giờ mới chỉ gọi nhau qua những dòng tin ngắn ngủi, những cái tên mật danh tinh nghịch tuổi học trò. Nhưng sao lại, bạn ơi, còn bao bạn nữa không thấy tên, thấy tiếng những ngày này. Bạn tôi ơi, dù bạn có ở đâu, tháng 11 này hãy nhớ về những kỷ niệm tuổi học trò bên các thầy các cô, các má, bên dòng Ly Giang êm ả trôi xuôi. Bạn có làm gì cũng xin hãy lên tiếng, hãy gọi tên mình, tên bạn bè, như những ngày xưa đất Quế, dù chỉ một lần thôi. Ban biết không , tôi vẫn đang từng ngày gọi mãi.
Tháng 11, những tấm hình xưa cựa mình trở dậy, những tâm hồn lao xao chụm lại. Bạn có nghe thấy không ơi những người bạn Quế!
NGUYỄN THÀNH LUÂN .

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

Quế

Nghe các Quế cứ ỷ ôi nh..ớ..ớ... Q..u..ê..ế ... L..â..â..m!!! Chừ, MF ra thử kiểm chứng sự nhớ nhung này nha! Hãy kể tên địa danh mấy bức hình sau đây:

Hình 1?
Hình 2?
Hình 3?
Hình 4?
Hình 5?
Hình 6?
Hình 7?
Hình 8? (Hơi khó, nhưng về thăm, ai cũng nhè chỗ nì chụp đó nha!)

Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

Ngôi nhà bí ẩn



(Nhân dịp Halloween)
Năm 1995, sau những ngày vất vả và cuộc sống có đôi chuyện buồn, MF quyết tâm giải thoát mình khỏi chốn trần ai khốn nạn một vài ngày, chủ ý tìm một nơi nào đó thật thanh tịnh, bàn với người chị, người bạn tâm giao vong niên cùng khoa có nét đẹp hồn hậu từ vẻ ngoài đến tâm hồn lãng mạn, từng thấp thoáng tên tuổi hoa khôi trong chuỗi ngày bước chân vào học đường Bảo Lộc sơn cước xa xăm. Đà Lạt? Sao lại không? Chị thì từng có kỷ niệm, còn MF thì mê mẩn với cái địa danh ấy tự thuở ấu thơ mà chẳng biết bao giờ đi mới thấu! Quyết định! Thả con cái cho ba chúng nó, vác ba lô đi. Ngày ấy còn tuyến máy bay Huế - Đà Lạt (Hic, người Huế chừ ít “mộng mơ” rùi nên phải bỏ tuyến bay lãng đãng nì). Chiếc Forker ọc ạch mang trên mình cô bé lần đầu đi máy bay, chị ơi, sao mây tràn vào trong máy bay nì! Cười hồn hậu: không phải đâu em, hơi lạnh từ máy lạnh đóo, chị ơi, sao cánh máy bay nó bị nghiêng, cười dài … đáp Liên Khương, 2 chị em thuê xe ôm về ở nhà nghỉ của một người quen, giá 30 ngàn một đêm, phòng là một cái xẻo để vừa đúng 1 giường, một kệ nhỏ để viết, một vòi nước cạnh giường và một phích nước nóng! Du lịch bụi mà! 2 chị em quyết định ở lại 1 tuần, quyết tâm đắm mình thật sâu với Đà Lạt. Muốn vậy, phải tránh không liên lạc với bất cứ bạn bè nào và … đi bộ! Đà Lạt quả không phụ sự tưởng tượng và sự ước ao của một lữ khách bé nhỏ luôn kiếm tìm sự bảng lảng lặng bình. Hình hài của Đà Lạt thật mê ly, MF rảo chân qua đồi thông 2 mộ, u uẩn với thung lũng tình yêu, rủ rỉ với Cam Ly, đáo nhanh qua hồ Than Thở (không thích than thở, he he). Trên mỗi bước đi, không hiểu sao bất kể sáng hay chiều, nhạc điệu ca khúc Đà Lạt hoàng hôn cứ âm âm trong đầu hắn. Mùa này Momisa rực rỡ như một giấc mơ vàng, với cái máy ảnh cùi của MF, 2 chị em chụp vô số ảnh tuyệt vời, ảnh nào cũng thấy mình vô cùng xinh đẹp (😊), đặc biệt là với mimosa, màu hoa huy hoàng này tôn vinh người yêu thích nó! Cứ thế những ngày lang thang, hết núi đồi đến rừng thông, hết rặng dã quỳ đến những triền đất đỏ trồng la-ghim, cải bắp… có một ngày chị muốn dành riêng cho chốn Bảo Lộc đầy kỷ niệm xưa của chị, MF một mình ở lại chỉ đến ngồi lẳng lặng ở một chốn không tên, lặng nghe tiếng thông thầm thào vi vút! Rồi 2 chị em dành ngày cuối cùng cho con thác dưới chân đèo Prenn. Cuối con đường dốc hiểm trở đậm tính hoang dã là vài người dân tộc trên vai vài con khỉ vắt vẻo, mang cùi mật ong đang còn nguyên đỏ hái từ rừng về thẻ thọt mời chào. (Nét hoang sơ tuyệt vời này nay hầu như khó tìm rùi). Thác Prenn dào dạt như truyền một sự cảm thông cho ngày chia ly, 2 chị em quyến luyến rời âm thanh ầm ào âu yếm kia để trở lên với địa giới.
Lang thang một đoạn, thấy có ngôi biệt thự xa xa hấp dẫn với tâm trạng và mô típ chụp ảnh của mình: Cổ, hoang vắng và trằm mình giữa ngàn thông! Đôi mắt lôi kéo đôi chân, 2 chị em bươn bả trèo lên các bậc thang đá chen cỏ và lá thông. Chị chợt kéo tay MF: em, hình như khi hồi mình đâu thấy ai, mà đất toàn cỏ, răng chừ có đám đất cuốc ni hè? Ngẩng nhìn lên dốc, một dải đất đỏ mới xới, một người đàn ông đứng chống cuốc lẳng lặng nhìn! Xin phép đi em- dạ. Bác ơi, cho phép tụi cháu chụp vài bức hình nha, ngôi nhà đẹp quá! Người đàn ông ngần ngừ một lúc rồi gật đầu, vác cuốc lui sau nhà và đóng cửa lại. Đang tạo dáng chụp ảnh, đột nhiên dưới dốc có tiếng người hỏi vọng lên: hai người có chụp chung không, đưa máy tui chụp giùm cho! Thấp thoáng bên mấy gốc thông là một ông thợ ảnh đeo máy lủng lẳng. Không biết ổng tới lúc nào? ổng tới làm gì? các thợ ảnh chỉ loanh quanh ở mấy thắng cảnh, chớ nơi vắng vẻ này ai tới? Tuy nhiên cũng mừng vì 2 chị em được chụp chung, chớ mấy ngày rồi chủ yếu là người này chụp cho người kia! Chừng 2 kiểu ảnh, ông í trả máy lại rồi đi khuất. Chụp thêm vài kiểu, ngó vô tìm người cám ơn mà không thấy, chị kéo tay MF: đi mau em! Xuống chân đồi, tiếp tục hành trình. Chị cứ băn khoăn: sao lạ quá em ha? Luống đất, người chủ nhà, thợ ảnh … MF cười cợt: chị khéo tưởng tượng! Đã tương đối thỏa chí tung hoành Đà Lạt, chiều đó MF quyết định thăm một người bạn (anh Lập, học ĐHSP sau MF một khóa, nhưng đi bộ đội về nên lớn tuổi hơn) để cảm ơn việc cho thông tin về Đà Lạt, 2 chị em tìm đến sở giáo dục Lâm Đồng nhưng không có anh, MF để lại tin nhắn. Ngày hôm sau, vừa tới sân bay Liên Khương thì thấy có chiếc ô tô trắng đỗ xịch trước mặt, anh Lập xuất hiện dáng phong trần, ôm vai MF trách: Sao lên mà không báo anh biết? MF cười trừ. Anh đòi chụp hình, nhưng cứ bá vai mình để chụp nên chắc chắn những kiểu hình này rất nhạy cảm với người sống theo trường phái Ănghen, bởi vậy MF có chút lo lắng. Anh dặn về sang ảnh gửi lên cho anh ngay nhá! Rồi lôi từ xe ra một đống quà Đà Lạt bắt mang về! Thật là ái ngại. Chiếc Forke lại rùng mình vượt núi đồi chở 2 chị em về lại Huế. Về đến nhà, MF nghĩ ngay chuyện phải xả cuộn phim đem đi rửa ảnh để gửi cho anh Lập, mặc dù cuộn phim mới chụp được 25 trong 36 kiểu, để yên thân, bỏ vài kiểu phim cũng chẳng sao. Nhưng không hiểu sao phim xả không được, đem ra tiệm ảnh gần nhà, thợ xả cũng không được: chị để đó hồi nữa thợ sửa máy tới em xả rồi làm ảnh luôn cho. Ừ. Buổi chiều: chị ơi, trục phim gãy, rửa phim ra thấy bị lộ sáng hết, không được một hình nào! Hức, hẫng hụt, thường là chụp xong cuộn nào là 2 chị em đem sang ảnh ngay trong hồi hộp, để xem, để ngắm cho thỏa thích, thế mà… lại còn thất hứa với anh Lập, MF dằn vặt mình: tại mình vội vã quá đây mà, cây ngay mà sao sợ chết đứng quá vậy, hic. Chạy tới chia xẻ nỗi thất vọng với chị, chị mặt đầy ưu tư, sao vậy chị? Có khi mô…nhưng MF nghĩ là tại mình vội tháo phim nên trục trặc thôi! Biết chị hơi buồn vì một trong những nỗi đam mê của chị là được chụp ảnh đẹp! MF lại trêu chị, tuy nhiên có nuôi chút băn khoăn của chị trong lòng.
Năm 1999, MF theo học lớp thạc sỹ của chương trình SAREC, do ĐHNN Thụy điển tổ chức, khóa học có một số chương trình đi thực tế tại Việt Nam, cả lớp cùng thầy Brian Ogle, giám đốc chương trình, cùng các đại diện của SAREC và các anh chị người Việt Nam học khóa trước, đi thực tế tại Lâm Đồng. Đi ô tô từ TP HCM lên, ngang đèo Prenn, đang say sưa nói chuyện, chợt nghe tiếng anh Hảo (anh tốt nghiệp khóa trước): cái nhà này có ma! Nhìn ra, máu trong người MF như đông cứng lại: chính là ngôi nhà ấy! Sao anh biết? Thì ngày xưa đi bộ đội, anh từng ở đây, đêm không thể ngủ được mặc dù súng ống đầy mình, có ai đó cứ dựng mọi người dậy, bảo đi chỗ khác ngủ! Híc, sau một hồi trấn tĩnh, MF kể lại cho mọi người nghe câu chuyện của mình, thầy Brian cứ tròn mắt: really? really? Nói: em chẳng khẳng định đó có phải là em đã gặp ma hay không, nhưng quá tình cờ khi em ghép câu chuyện của em với những gì anh Hảo nói bây giờ!
Kết: Gọi về cho chị, chị nói: Thôi cũng may, vì mình có xin phép, nên họ chỉ làm hư cuộn phim để cứu mình khỏi bị chụp hình với ngôi nhà đóo, cũng may em ha!
Như vậy, dẫu có ma, thì ma cũng … dễ thương mà!
Q.MF

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2010

Ban chỉ huy Liên đội Đồng Tháp Mười



BCH Liên Đội ĐTM năm 1968-1969
Ảnh này đăng theo yêu cầu của Quế ND. Quế có nhận ra được mọi người không?

Tản mạn Quế Lâm

Tuổi thơ tôi êm ả trôi theo dòng Ly Giang thơ mộng, với núi Voi phục, với Lô Địch Nham, Hồng Thiên Nham, với muôn hình vạn trạng cảnh sắc thiên nhiên mà tạo hóa đã dâng tặng và làm nên một miền đất Quế Lâm có một không hai khiến ai đến rồi không thể quên và không thể không quay lại. Ấy vậy mà tôi chưa một lần ...
Tôi lớn lên từ tình hữu nghị Việt Trung, những năm tháng anh em hòa thuận đoàn kết như môi với răng, cùng ca vang bài ca Việt Nam -Trung Hoa dưới một ngọn cờ hồng. Tôi yêu đất nước mình và cũng không thể quên những hạt gạo, ngụm nước đất nước Trung Hoa nuôi tôi lớn lên. Tháng năm ấy yên ả quá!
Quế Lâm ơi bao giờ tôi trở lại, tôi yêu mảnh đất ấy, tôi yêu những năm tháng ấy, tuổi thơ tôi không có thù địch, chiến tranh. Những người bạn của tôi tặng tôi những tấm hình Mao Trạch Đông và tôi cũng tặng bạn những bức ảnh Bác Hồ. Những lúc vui chung nhau hát những bài ca tình hữu nghị.
Tôi nhớ Quế Lâm với biết bao cái lần đầu mới biết. Lần đầu xem kinh kịch xót thương cho thân phận Bạch Mao Nữ dù chẳng hiểu gì. Lần đầu thấy tuyết rơi lạ lùng ngửa cổ ngắm cả chiều quên ăn. Lần đầu đi trên băng không quen cứ trượt ngã đến bầm cả mặt. Lần đầu ăn cơm tất cả cho vào một bát. Cái Tết đầu tiên không có bánh chưng xanh…
Tôi nhớ Quế Lâm những đêm về nghe tiếng còi tàu rúc xình xịch chuyển bánh về phương Nam, tiếng đàn bầu giọng thơ ngâm mục Tiếng thơ của đài tiếng nói Việt Nam…Nnhững đêm ấy cứ cồn cào trong tôi nỗi nhớ nhà. Và khi ấy tôi mới hiểu thế nào là Tổ quốc.
Quế Lâm ơi hàng quế ấy giờ đâu? Những buổi dạo trên đường cùng chúng bạn hương quế ngát sương chiều sa sớm níu kéo bước chân. Rồi bên gốc quế mấy đứa ngồi dạy mấy chú bộ đội Trung Quốc học nói tiếng Việt nghe ngồ ngộ mà cười ngặt nghẽo đến chảy cả nước mắt.
Quế Lâm những ngày chủ nhật dạo chơi trên phố, mấy đứa trẻ bỗng hãnh diện khi mình là người Việt Nam bởi ở đâu, đi đâu người dân Trung quốc vẫn chỉ chúng tôi nói Việt nam anh hùng. Những lúc ấy Cờ Tổ quốc bỗng nhuộm đỏ đất Quế Lâm.
Tôi yêu người Quế Lâm những buổi tham quan đứng hai bên đường chào đón bồng bé chúng tôi; những trưa hè về miền quê ngoại thành ăn trái dưa người nông dân vừa bứt dưới ruộng. Tình yêu của họ nồng hậu và mênh mông không biên giới thế nào. Tôi nhớ lắm những lần đi qua vườn đào, vườn lê, thấy quả chín thèm quá hái trộm, họ bắt gặp chỉ cười và nói Việt Nam. Ôi tổ quốc tôi sức lan tỏa vô bờ khiến người Quế Lâm cũng trở nên vị tha rộng lượng đến khôn chừng.
Quế Lâm đấy, hang Gió còn thổi nữa không? Cầu Giải phóng có còn đông người ra hóng mát, Mái chùa sườn núi, cầu có mái bên sông có còn giữ vẻ đẹp như xưa? Quế Lâm đấy, hàng quế xưa có còn mang nét chữ khắc buổi chia tay , Khu trường xưa giờ có còn không ... mỗi lẫn nhắc: Quế Lâm lòng tôi cứ rối bời sao thế!
Tôi đã xa rồi Quế Lâm ơi!

Nguyễn Thành Luân

37 NĂM QUA , BẠN VẪN ĐI TÌM VÀ ...

* Có ai học với mình hồi cấp 1 ( 1967-1970) lớp thầy Thanh , má Bưởi,
cấp 2 (1970-1973) lớp thầy Tiến quê Hà Tây chủ nhiệm, thầy Thịnh dạy
văn, có Từ Vân hát hay , Hòa học toán giỏi sau về nước học chuyên Toán
ở hà Nội với anh Tước lớp khác. Mình đọc các bài, xem các ảnh các anh
chị, các bạn gửi mà không thấy ai cả

* Vậy là bạn học lớp B từ cấp 1 đến cấp 2 . Bạn xưng danh đi rùi tui chỉ cho vì tui học cùng 5B , 6B với bạn đó . Mà tui thì đầy nhóc trên chợ QUẾ

* Mình là Luân đây. Xưa tụi bạn hay gọi là Bệu đó vì mình béo mà. Có ai còn nhớ o?

* Nhớ rùi , LUÂN BỆU . Mình là NGUYỆT HỒNG , LUÂN BỆU còn nhớ THU THANH không hỉ ? Bi giờ bạn ở đâu vậy ? ( lịch sự chưa , hồi xưa thì đừng hòng nha . )

* Ôi tuyệt quá mình nhớ rồi, Thu Thanh thì mình vẫn nhớ năm lớp 5 hay 6 gì đó một lần học tối trên lớp mình lấy thước gõ đầu nó vậy là nó khóc chạy về khu nhà ở làm thầy Thịnh lên cho mình một cái tát nhớ đời đấy. Nguyệt Hồng cho mình biết các bạn giờ thế nào nhé, nếu có ảnh lớp xưa gửi lên cho minh xem với. Gặp được bạn mình vui quá.

*Chính vì vậy mà NH mới hỏi bạn còn nhớ THU THANH không đó , mình nhớ là sau đó thầy THỊNH cũng ân hận vì tát bạn đau quá ( thầy THỊNH mất lâu rồi , LUÂN có biết không ? )
Bây giờ LUÂN BỆU đang ở đâu nhỉ ? Cùng khối bọn mình ở TPHCM khoảng hơn ba chục tên . Mình , THU THANH , TỪ VÂN , HỒNG LAN , THÁI NGỌC , MẠNH HÒA , HẢI PHƯƠNG , CÔNG TƯỚC , MINH TRÍ , TIẾN DŨNG ( DŨNG cóc ) , HOÀNG TIẾN DŨNG ( DŨNG đen ) , LÊ THÀNH , THANH HẢI ( THANH hỏn ) , HÙNG ( BA ) , anh CÔNG ( bì lợn ) , anh SANG , PHONG ( PHÚ ) , THIỆN TÂM . Đây là những tên có học lớp B ( cấp 1 hoặc cấp 2 ) . Còn những tên không học lớp B thì chưa kể ra đó .

* Mình đang ở Thanh Hóa, làm nghề gõ đầu trẻ. Mình nhớ Dũng cóc rồi hồi
đó nó có 3 đứa em 1 gái có 1 thằng em tên Thông thì phải. Các bạn tụ
về đó vui nhỉ. Có lần mình đi chơi trong đó suốt dọc từ Quảng Trị vào
TP HCM cứ thẩn thơ đi tìm nhìn người qua lại mong tìm lại được một
gương mặt quen, rồi lại hỏi thăm người dân chung quanh song chẳng có
tin gì cả. Giá mình biết trước tin này. Số mình đen thât. . Nhớ tin
luôn cho minh về các bạn nhé. Có thấy Quốc lủi o nó có vết bò liếm tóc
ở trán ấy, nổi tiếng trong phi vụ trộm khoai của bộ đội TQ bị đấu tố
buổi tối trước toàn trường ở hội trường...Gửi lời thăm của mình tới
các bạn nhé. Hộp thư của mình: nguyenluannt@gmail.com

* LUÂN BỆU không thấy có tin mời trên này à , mời đến ăn tân gia nhà QUỐC LỦI vào chủ nhật này đó . LUÂN BỆU vào trang này nhé : bantbe.blogspot.com , sẽ thấy nhiều điều thú vị , LUÂN BỆU tham gia viết bài vô đó luôn nha . À , lớp B còn có TẤN DŨNG ( TẤN lỗ ) nữa . Mà làm sao cậu biết trang này mà vô vậy ? N.H không tưởng tượng nổi thầy LUÂN BỆU dạy học trò ra sao nhỉ , có lấy thước gõ đầu chúng nó không ?

* Thì ra Chu Tấn Quốc chính là hắn ư? Này gặp hắn bảo mình cảm ơn ngày xưa may hắn không khai tên mình trong vụ khoai đó nha...Trang này mình biết được cũng là kỳ công đấy, mình đã đi tìm thông tin qua hai chữ Quế Lâm trên mạng mấy năm rồi mò đủ kiểu mai hôm rồi mới gặp. Mình cũng vào trang đó rồi đọc tất cả các bài, xem tất cả các ảnh, cũng gửi bài song o được. Nguyệt Hồng có viết không? Mình cũng hay viết trên bolg riêng của mình. Còn nghề thì cũng chẳng hiểu vì sao mình lại làm nghề này nữa mình chủ yếu chỉ dạy HSG thôi nên may o phải gõ đầu trò nào như cảnh ngày xưa mình bị. Nguyệt Hồng cùng các bạn bây giờ làm gì, thành đạt cả chứ, có hay họp lớp o? Bạn đã trở lại Quế Lâm đến thăm trường chưa, từ cầu Giải Phóng đến trường là mấy cây số nhỉ. Nghỉ hè có lẽ mình sẽ đi. Rỗi Nguyệt Hồng gửi ảnh bạn và Thu Thanh,Từ Vân, Hồng Lan, Tiến Dũng, Thiện Tâm....qua hộp thư của mình nhé. À mà mình thấy có ảnh Nguyệt Hồng trong danh sách những người tham gia viết không biết có phải bạn không. Chúc bạn ngày nghỉ vui vẻ

Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

GỬI MAMA ĐẠI TỔNG QUẢN .

Em không biết nhóm anh chị nào là Ban Quản Trị của Blog "Bạn Trường HSMN- Nguyễn Văn Bé". Có thể chăng Ban Quản Trị xem thử có một CHUYÊN MỤC THƯ VIỆN ẢNH - để các Quế , nhất là các Quế mới dạo chợ có thể tìm thấy các ảnh sưu tầm . Thỉnh thoảng các anh chị Quế sưu tầm được ảnh Quế thì lại cho vào thư viện này. Sợ rằng các hình ảnh post trước đây khó lục tìm lắm. Em cảm ơn các tiền bối Quế Quế và các sáng lập viên , nghen.
QUẾ MINH CHÂU .

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

Tôi đi tìm bạn, bạn có tìm tôi?

Xem mấy cái hình chụp các Quế Bé, nhớ ơi một thuở...Cảm ơn tất cả...cùng nhau làm sống lại kỷ niệm thân thương. Này đây thêm vài tấm Quế...Bạn ơi! nếu xem hình hãy gọi tên nhau nhé!

Hình 1: là do anh Ỷ tặng đấy, hồi hè vừa rồi gặp lại nhóm Quế Bé. Không thể biết được làm sao mà anh Ỷ còn giữ tấm ảnh sống động thế " Thi chạy" - trong hình chỉ nhận ra: Quán, Tuyết Nga, Thúy Hạnh và thầy Tuấn. Các Quế zai thì chịu thua rồi, không nhớ ai cả. Xin lỗi nghen!
Thi Chay

Hình 2: Lớp 6B, năm học 1974-1975, hình chụp trong chuyến tham quan Dương Sóc, trước khi giải tán trường Quế Lâm, tất cả thầy trò lên tàu về nước ngày 21/7/1975.
Photobucket

Hình 3: Đây là hình chụp chung với bạn Đức Anh, học lớp trên (không nhớ lớp nào). Một tình cảm khá riêng tư... nhưng hai đứa chưa hề 1 lần cầm tay nhau. Bạn ấy thích rủ Quế bé đi dạo trên con đường từ lớp về dãy nhà ngủ, cùng nghe một cái đài nhỏ ( không biết làm thế nào bạn có, nhưng xem như một món hàng xịn và rất ư người lớn...Quế bé phục lăn lóc!
Giờ đây Đức Anh đang ở đâu nhỉ? có Quế nào biết?
Photobucket

Cảm ơn tất cả các Quế Quế...

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

TẢN MẠN ĐÊM .

Xỉn sớm, ngủ sớm và ...dậy sớm thế là phải "tản mạn đêm".
Muốn viết nhiều nhưng phải hẹn lại thôi. Đành phải chạy dọc Chợ Quế và mini ST bantbe một vòng để tìm hiểu các ông bà Bé bày "hàng" gì. Bác "cai" Siêu thi mini, và chú "cai" Chợ chồm hổm phải lên tiếng nhắc nhở "cư dân bé" nên chỉ "bé thôi", cứ phát biểu chính kiến nhưng không nên phán xét, vì đi quá xa thì chúng ta lại thành ..."lớn" chứ không còn "bé", mà tiêu chí đề ra của Cộng đòng Quế là: mãi mãi là "bé", không chịu "lớn". Bên mini ST thấy một đc Bé nói giọng lớn "phán" về những người chịu trách nhiệm về PCBL để đại ca Trỗi nhắc khéo. Gặp nhau ở Chợ chồm hổm hay STmini thì nên nhớ "Vui là chính", chuyện "nhân tình thế thái" chỉ nên bàn luận mà không nên "phán xét", đồng ý không các "cụ Bé"?
Đọc mấy bài thơ về Quế Lâm, Quế thơ tình cảm thiết tha quá, nói được tấm lòng cho cả Cộng dồng Quế (khái niệm này lớn hơn Công đồng Bé). Lại nhớ chuyến về thăm trường cũ cách đây 11 năm nhân kết hợp công tác, một mình một đoàn không vui bằng các đoàn đông nhưng không thiếu cảm xúc (có khi nhiều cảm xúc sâu lắng hơn đi đông vì không bị chi phối bỡi các "cụ Bé" khác) và chỉ có cảm xúc thôi, cơm áo gạo tiền cuốn theo nên cũng chẳng thành thơ được. Cám ơn Quế thơ nhé!
Có "cụ Bé" nào thắc mắc sân trường Cấp II NVB nhưng bức tượng đặt ở sân trường là tượng anh NVTrỗi? Lần thăm trường cũ Quế mình thấy vẫn còn cái ...bệ tượng ở sân trường? Còn bây chừ? Nghe nói hình như tượng anh NVTrỗi được trường Trỗi tặng lại trường Bé trước khi rút quân về nước? Các đc Trỗi có biết bức tượng này không? Nếu đúng thì lịch sử "Trỗi" tặng quà cho "Bé" có từ dạo đó chứ không phải mới có hôm kĩ niệm 45 năm trường Trỗi vừa rồi đâu nhé. Các đồng chí Trỗi cần phát huy vì đội nhà Bé mãi mãi là "bé" nên luôn thích tặng quà (nếu nhờ nhắc nhở này mà quà cáp từ các đc Trỗi tăng đáng kể thì phải chia lại đó, các Quế Sài nhé).
Các Quế đã về lại trường cũ cấp I NVB có thấy hàng cọ cạnh lớp học xanh tốt một cách bất thường không? Nguyên nhân sự đột biến này đã được nhắc đến trong đoạn cuối của nguyên tác chuyện "Vẽ rồng" (hàng có bày ở chợ này đó), đoạn này bị BTV Quế ráo cắt mất khi bày ở ST mini bantbe.
Đọc bài, xem ảnh, xem phim của MF trưng bày mà không dám nói ...cám ơn, vì sợ khách sáo quá, nhưng cũng không thể không nói cám ơn MF, vì có MF mà Chợ chồm hổm hay mini ST đếu rộn rã niềm vui. Về hai bức tượng sắt đặt ở ranh giới hai miền nước Đức, MF nói "nỏ biết chi mô" nhưng đa số đội Quế "cũng rứa", cũng là "Quế tịt" cả thôi. Vụ này phải nhờ các Quế họa sĩ thôi, lên tiếng đi. Sau cái vụ nêu ý tưởng tranh trường Quế, các Quế họa sĩ đi đâu mất rồi? Nhân đây cũng đề xuất với Cộng đồng Quế phải tặng thưởng MF danh hiệu chi chứ hè? (quý IV rồi, sắp hết năm). "Huân chương Quế" nhé. (vẽ thôi cũng được)
Đề xuất tặng "Huân chương Quế" cho MF, tỉ HNN có buồn không? Công tỉ HNN xây mini ST bantbe nhưng quầy hàng của MF thì phong phú và hoành tráng ở cả ST và Chợ chồm hổm. Hàng của tỉ HNN sâu lắng nên vào "quầy" của tỉ HNN thì phải nhẹ nhàng và nghiêm túc, mà lũ Quế em thì có bao giờ chịu nghiêm túc đâu dù bây giờ nhiều "Bé" đã là ông, bà. Quế này cũng vừa ghé "Quầy hàng" của tỉ đó, "Ngậm ngùi Quế Lâm..." của tỉ hay và sâu lắng, nói thay cho tình cảm của cộng đồng Quế, để cho nó thêm đẹp, Quế này đề nghị tỉ trang trí lại một chút nữa: "Quế Lâm" tỉ viết hoa hết đi, tỉ đem bớt một dấu chấm ở đề bài xuống câu cuối bài thơ, sửa "nữa" thành "nửa" ở câu cuối, tỉ có đồng ý không? Tỉ HNN để xét đợt sau nhé.
Quế Ráo đâu rồi, công trạng cũng nhiều, lại dám "uống thuốc liều" lên sân khấu múa me nữa chứ. "Huy chương Quế" nhé. Thấp thua Huân chương một bậc, được chưa?
Các Quế còn lại tặng mỗi Quế một bằng khen to đùng. (Cũng vẽ thôi)
Nhưng đó mới chỉ là đề xuất của Quế này, còn phải đưa ra Hội đồng gia tộc Quế nữa, các Quế chớ vội vui hay buồn sớm, nhất là MF khoan tổ chức chiêu đãi kẻo lỡ ra Hội đồng gia tộc Quế không thông qua nghị quyết là lại thêm phần tốn kém.
Có tiếng gà gáy giữa thành phố, gần sáng rồi. Tội nghiệp con gà này, chắc cũng "thọ" qua đêm nay thôi. Ra biển đây, còn đi mần nữa.

Có cần phải kí tên không Quế Ráo hè? Chắc không cần đâu, nghe giọng là đội Quế muốn "dông" liền thì còn ai vô đó. Biên tập lại đi rồi ném qua minni siêu thị.

TGTB

Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2010

Thăm Đức



Nhân kỷ niệm 20 năm thống nhất nước Đức, MF và Quế con ghé thăm (:)) trên đường đi Italy.

Vài tấm ảnh trong hành trình:

Ảnh 1,2,3: Di tích biên giới Đông và Tây Đức ở Thuringen















Ảnh 4. Hai tượng sắt ở miền biên giới đang nói gì MF hổng hỉu!








Ảnh 5. Làng ở Erfurt, thủ phủ của Thuringen







Ảnh 6. Trình diễn áo cưới ở nhà thờ Erfurt (Erfurter Dom)








Ảnh 7,8: Đặc sản miền Thuringen
















Ảnh 9: Bên tượng đài Goethe và Schiller












Ảnh 10: Tòa đô chính Weimar, di sản thế giới của Unesco, ở nơi từng là nền cộng hòa đầu tiên trên nước Đức: Cộng hòa Weimar








Ảnh 11. "Mèo Vạc" của Trọng và Minh1








Ảnh 12. "Mèo Vạc" của Trọng và Minh 2








Hình 13. Có giống cây táo ở Quế Lâm không?








Ảnh 14. Với em Trọng bên Bảo tàng Goethe