Nhận rõ tầm quan trọng đó mà chúng tôi - những thanh niên đã được sinh ra và nuôi dạy tại miền Bắc, được sống trong hòa bình đã hăng hái xung phong đi nhận trọng trách nuôi và dạy học HSMN. Đảng đã giao nhiệm vụ cho đội ngũ giáo viên, CBCNV lên đường sang Quế Lâm thuộc tỉnh Quảng Tây ngày đó. Con tàu Liên Vận đã đưa chúng tôi lên đường... Sau một đêm đến trưa ngày 6-4-1971 đã đến Quế Lâm, Trung Quốc. Một cảm xúc dạt dào xao xuyến khi rời khỏi biên giới Bằng Tường đến Nam Ninh thủ phủ của tỉnh Quảng Tây. Chúng tôi được đưa về khu học xá HSMN, đó là khu đất rất rộng, nằm trên những quả đồi mà phía bạn đã san phẳng, bao quanh bằng bức tường xây cao lớn. Đây là trường của khu học xá miền Nam gồm có ba trường học sinh. Trường Mẫu giáo gọi là Trường Nhi đồng, Trường cấp I, II, III Nguyễn Văn Bé, Trường cấp I, II, III Dân tộc. Tôi được phân công dạy ở Trường Dân tộc. Giám đốc là bác Yngông Niê Kađam Dân tộc Ê-đê. Trường của tôi do thầy giáo Nguyễn Xuân Nghiễm là hiệu trưởng. Cấp II là thầy Đào Xuân Ngự là hiệu trưởng. Thầy trò hồ hởi khi được sống sung sướng, đầy đủ trên đất bạn. Nhà cửa khang trang đẹp đẽ, quần áo ăn mặc đồng phục chỉnh tề. Khăn quàng đỏ thắm trên ngực... Nhìn những khuôn mặt trò rạng rỡ biết bao. Các em từ mấy tháng tuổi đến tuổi thiếu niên đã từng hành quân ròng rã 3, 4 tháng trời, tập kết từ miền Nam ra miền Bắc rồi đến Trung Quốc. Phải nói rằng: Các em đã xa bố mẹ từ bé tí, có nhiều em là con liệt sĩ, mồ côi cả bố lẫn mẹ. Từ bé đã tỏ rõ khí phách anh hùng dân tộc rồi. Do điều kiện ăn học khó khăn, thiếu thốn ở các miền núi cao của dân tộc Tây Nguyên như Ê-đê, Ba-na, Ka-tu, Tà Ôi,... Đúng là đủ các dân tộc, tiếng nói của các vùng. Ấy thế mà chúng tôi đã gắn bó hết mình với các em. Bây giờ ngồi đây sau 42 năm trời tôi không thể nào quên được những nỗi buồn, niềm vui và gian khổ vất vả như thế nào, để đến ngày nay những ai đọc được những trang giấy đầy ắp kỉ niệm này, hẳn phải nghĩ rằng: Chúng tôi, thầy và trò trường miền Nam đã làm được như thế!Chúng tôi cả thầy và trò, cả các bác Lãnh đạo, các CBCNV của khu trường đã trải qua biết bao vất vả và gian khổ như thế nào. Đây là một mô hình giáo dục rất toàn diện - là trường nội trú điển hình mà sau này đã là một mô đặc biệt để các trường trong áp dụng và học tập làm theo. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là dạy chữ, song không là chỉ dạy chữ không mà còn phải nuôi các em ( chỉ không phải lo liệu bữa ăn vì có bạn Trung Quốc giúp đỡ ). Chúng tôi những người mới lớn khoảng ngoài đôi mươi, hầu hết là chưa có gia đình mà đã phải làm cha, làm mẹ. Nhìn những em học sinh lớp 1, 2 còn bé bỏng nếu ở nhà có em hẳn còn bú mẹ, ấy thế mà đã phải xa nhà, phải tự phục vụ mình. Trường đã rèn luyện các em như thế. Những sáng sớm trời rét, nằm cuộn tròn trong mền chăn ấm áp, ai mà đủ dũng cảm tung chăn ra đi tập thể dục. 6 giờ sáng, tiếng còi ở các nhà đã tút tút giục giã các em dậy tập thể dục. Giáo viên đã có mặt đến từng phòng để khua các em dậy, rồi gấp chăn màn gọn ghẽ. Tập thể dục xong là vác ghế ( mỗi em được phát một chiếc ghế đẩu ) ra xếp hàng ngay ngắn trước sân trường để tiến vào nhà ăn sáng. Sau đó 7h30', tiếng chuông điện réo vang, học sinh lên lớp học. Việc học chữ đối với học sinh dân tộc là rất gay go và phức tạp, bởi các em chưa thạo tiếng Kinh, khó khăn đấy nhưng vui đáo để, nhất là các bài văn các em viết thì " buồn cười chết người". Học thì kém nhưng nghịch ngợm thì không phải tay vừa, cá biệt có học sinh chưa ngoan. Lớp tôi có học sinh Y Lý, em to lớn, khỏe như thanh niên 15, 16 tuổi. Giờ toán không làm được bài, em lấy dao găm cắm phập xuống mặt bàn dọa cô giáo khi cho điểm xấu. Liệu tôi có run sợ không nhỉ? Có chứ! Trống ngực đập thình thịch lo sợ, bực tức, ấy vậy mà vẫn phải nhẹ nhàng, bình tĩnh khuyên giải để em nguôi giận dữ. Những lúc ấy, tâm trạng tôi thật là buồn nản, nhiều đêm nằm âm thầm hai hàng lệ chảy. Sao tôi lại đi đến nơi này nhỉ? So với các bạn cùng trang lứa, tôi vẫn là người hạnh phúc biết bao. Tôi không phải lo cái ăn, cái mặc, đặc biệt là tôi không phải hứng chịu tiếng đạn bom ở miền Nam khốc liệt. Vậy tại sao tôi lại không làm được điều đó nhỉ? Tôi tự chấn chỉnh tư tưởng mình để rồi tôi lại vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày. Giấc ngủ đến với chúng tôi cũng chẳng ngon lành. Đang đêm phải dậy sang phòng bên để xem có cháu nào nằm rét không, nhẹ nhàng, khẽ khàng đắp chăn cho từng cháu. Đặc biệt ở phòng "cách biệt" có những cháu "tè dầm" phải khua dậy để thay quần áo. Như vậy còn bao nhiêu thời gian để nghỉ ngơi nữa. Có những trưa hè nắng chang chang, có em không ngủ trốn đi tắm bể bơi. Kỉ niệm rất đáng nhớ, có cháu Siu Sơn học lớp 2, trốn đi tắm. Thầy hiệu trưởng bắt gặp cô, trò mà bảo rằng: "Sao cô không đánh cho nó vài roi?" ( dọa thế ). Cháu mếu máo bảo rằng:"Người ta ( học sinh dân tộc hay gọi mày tao ), không ngủ thì phải nhắc nhở sao lại bảo đánh cho vài roi, dìm xuống bể bơi - thế mà cũng đòi làm hiệu trưởng". Thật buồn cười, ngỗ nghĩnh đáng yêu biết bao nhiêu phải không các bạn? Đặc biệt rận, rệp thì nhiều vô kể, rệp hành quân hết từ phòng này sang phòng khác, mặc dù mỗi chân giường tầng chúng tôi phải đổ dầu nhờn vào 4 bát ăn cơm để rệp không di chuyển sang phòng khác. Thế đấy, buổi trưa thầy cô cũng phải lai vãng xem ở những dãy phơi quần áo có em nào nghịch ngợm, cầm kéo cắt ống quần của các bạn gái... Đêm khuya, cô còn ngồi dậy khâu vá, thêu thùa cho các em gái để sau này các em có được "công dung ngôn hạnh" vẹn toàn. Nói đến các giờ ngoại khóa, có những hôm thầy trò cùng nhau quang gánh hành quân đi lấy rong tóc tiên ở sông Ly dưới chân cầu Giải Phóng để về nuôi lợn. Nhìn dòng nước trong xanh soi rõ từng hạt cuội dưới dòng nước, rong tóc tiên xanh mượt, mềm mại lay động trên mặt nước, tôi thấy đẹp vô cùng - thật nên thơ - những lúc ấy, cả thầy trò đều cảm thấy khoan khoái nhẹ nhàng, có em thả mình bơi trên dòng sông ấy, lí thú quá. Rồi nữa, khi mùa xuân về, hoa đào đủ các màu sặc sỡ, chi chít những hoa. Trèo lên đó mà chụp ảnh thì thú vị biết bao nhiêu. Cảnh Quế Lâm thật là thần tiên. Mùa cam quýt quả sai trĩu cảnh, từng chùm vàng ruộm ẩn mình trong những tán lá xanh thẫm. Ai mà chẳng muốn vặt vài chùm. Học sinh của chúng tôi thường hay "biệt kích" về ăn lại rúc rích cười. Những lúc ấy, bao nhiêu vất vả lại bị đẩy lùi như không còn để lại dĩ vãng. Chắc các bạn cũng phải thắc mắc đời sống của chúng tôi. Tình yêu đôi lứa ra sao nhỉ? Có những người đã lỡ dở cả tình yêu thơ mộng vì người yêu không chờ đợi... Tôi là một minh chứng! Ấy thế mà chúng tôi: Tất cả vì HSMN thân yêu, đã hi sinh cả tuổi xuân vì sự nghiệp giáo dục để đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Các bạn có thể tưởng tượng được không? Khu trường có một bảng tin rất to, vẽ một bản đồ Việt Nam, đánh dấu các tỉnh, các vùng trên bản đồ. Cuộc chiến thắng Đế Quốc Mỹ khi giải phóng đến tỉnh nào thì học sinh tỉnh đó đã ùa lên reo hò, vui sướng đến chảy nước mắt. Cờ hoa, quần áo, ghế ngồi được các em tung lên vô cùng rộn rã. Thầy trò chúng tôi không ăn không ngủ mừng vui không xiết khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Thầy trò chúng tôi đã được chuẩn bị "rời đô", thật vui mừng, náo nhiệt vô cùng.
Con tàu Liên Vận đã lại đưa chúng tôi về Tổ quốc Việt Nam thân yêu sau ngày giải phóng 1975.
Bây giờ, sau mấy chục năm kỉ niệm người thầy ở khu học xá miền Nam còn in đậm mãi trong đầu tôi không bao giờ có thể quên được... Ngày nay các em là những người Anh hùng Lao động, những nhà doanh nghiệp giỏi giang, nhà giáo tài ba trên khắp miền Nam thân yêu. Hẳn nếu ai đọc được những dòng viết đầy ắp kỉ niệm này chắc còn nhớ mãi, còn biết ơn tới Đảng, Bác Hồ, Nhà nước đã có chủ trương đúng đắn để thầy trò chúng tôi thực hiện thành công mĩ mãn.
Nguyễn Thị Vân Nga
Các em học sinh Nguyễn Văn Bé ơi! Cám ơn các em
đã lập trang web để tôi được chia sẻ. Qua đây tôi mong muốn các em có tìm được
các em ở trường dân tộc như Y Thô, Y Lý, Y Bí, Đinh Kĩa, Siu Sơn, vv... Để các
em ấy có dịp đọc những dòng kỉ niệm của cô Vân Nga nhé! Xin cảm ơn!
Cô Nguyễn Thị Vân Nga : Nhà số 6, ngách
63/30/29, quân Nam Từ Liêm, Hà Nội
ĐT: 0946665909
Ối, cô Vân Nga ơi, cô nhắc lại kỉ niệm xưa làm em rưng rưng quá, nhất là cảnh rệp theo cô tả " Đặc biệt rận, rệp thì nhiều vô kể, rệp hành quân hết từ phòng này sang phòng khác, mặc dù mỗi chân giường tầng chúng tôi phải đổ dầu nhờn vào 4 bát ăn cơm để rệp không di chuyển sang phòng khác...", ngày ngảy với chúng em bọn rận rệp là bạn, hèn gì sau này khi kể lại những chuyện xưa chúng em không nhắc đến bọn nó (xin lỗi rận rệp nhé). Bây giờ nghe cô nhắc lại mới ôi nhớ...
Trả lờiXóaCô không ngờ rằng các em đã cập nhật ngay bài viết của cô, cô rất vui mừng nếu các em cùng chia sẻ các kỉ niệm ngày ở QL. Năm 2005, cô đã đến thăm lại Trường ở QL, hồi đó cả thầy,cô,trò có tất cả 60 người đến QL, vui quá là vui! Cô sẽ còn đăng tiếp vài bài thơ về ngày gặp mặt 60 năm ở Mỹ Đình.
XóaKính cám ơn cô đã tham gia Blog! Thế là chúng ta có thêm blogger là cô giáo của các Quế. Những kỷ niệm của trò ở một góc độ khác, những kỷ niệm của thầy lại một góc độ khác, khi các kỷ niệm này gặp gỡ nhau, vẽ nên một bức tranh hoàn hảo!
Trả lờiXóaCô nói rằng "So với các bạn cùng trang lứa, tôi vẫn là người hạnh phúc biết bao. Tôi không phải lo cái ăn, cái mặc, đặc biệt là tôi không phải hứng chịu tiếng đạn bom ở miền Nam khốc liệt" nhưng đến với HSMN, các thầy cô đã tham gia một cuộc chiến không kém phần ác liệt, cuộc chiến bởi sự thiếu vắng tình cảm, học trò quá đặc biệt, đòi hỏi thầy cô phải có sự hy sinh cực kỳ dai dẳng! Không biết tất cả các trò có thấu hết những nỗi niềm này không?
Kính chúc cô và các thầy cô của chúng ta luôn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc!
Có thể cho biết quý danh của các em được không? Hoặc gởi ảnh lên nhé. Dù là Học sinh của trường nào ở QL thì chúng ta cũng trở nên rất thân thiết, kỉ niệm đó không bao giờ quên được!
Trả lờiXóaDân học sinh QL thích nick name cô ạ ,có nhiều tên còn khoái nặc danh nữa.Đã bàn nhiều lần nên để tên thật nhưng không ...duyệt được vì có bạn đang còn tại chức nên kệ ,khi nào thích thì các bạn trồi lên cô ạ ! Mà cô cứ vào blog thời gian sẽ biết hết à ,nhất là có dịp gặp mặt tại các đợt kỹ niệm HSMN.
XóaCảm ơn cô đã đem dòng huyết lệ
Trả lờiXóaGieo mầm đời cho thế hệ Tây Nguyên
Núi rừng xanh, suối biếc xin nguyền
Tình nghĩa ấy muôn đời xin vẹn giữ !
Thưa cô! Đọc những dòng tâm sự của cô, chúng em vô cùng xúc động! Chúng em không bao giờ quên được công ơn của các thầy cô má đối với chúng em, các thầy cô má đã coi chúng em như con của mình, thương yêu, dạy dỗ hết mình! Trong ký ức của em, hình ảnh thấy cô đêm đêm đi khắp các phòng, đắp lại chăn khi mùa đông về, vén lại màn để tránh muỗi đốt... lo cái ăn, giấc ngủ cho các em vẫn sâu đậm như ngày nào! Nhờ có công ơn dạy dỗ của các thầy cô, chúng em đã nên người và đã đền đáp được công ơn của Bác, của Đảng dành cho chúng em, những HSMN trên đất Bắc!
Trả lờiXóaXin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc!
Cô ơi, ngày đó lũ nhóc con xa nhà, vẫn chẳng hiểu vì sao phải tuân thủ kỷ luật về giờ giấc, tập thể dục, học hành, rất cá tính như con thú hoang, không biết rằng những chai lỳ, nghịch ngợm làm nhiều thầy cô má phải buồn, có người tủi thân vì bị phê bình. Không có những ngày đó làm sao những đứa nhóc đó bây giờ nên người, ngày đó các má, thầy, cô là gia đình, là người thân là cha, mẹ, chú, bác, chấp nhận hy sinh tất cả vì HSMN. Cảm ơn các Má, Thầy, Cô.
Trả lờiXóaMinh con nho 1 chuyen ca lop viet thu ve nha. Hoi o truong cu, trong luc tui Hong Ve Binh va Tieu Ve Binh TQ ban giet nhau ran ran ben ngoai ben ngoai, thi ben trong khu nha tui lop nho cua minh, thay giao viet thu len bang, ca lu hoc tro con nit tui minh chep xuong (de gui ve VN cho Ba Me cua moi dua). Dua nao cung co noi dung giong nhau het, lai co ca tho (poem) nua chu. Co ban nao cung co Thay Co giup viet thu kieu nay ve VN nhu vay khong? Nghi lai thay cung vui vui. MK
XóaKhong co dau duoc khong? Minh la HS cap 1 lop 2 nam 1967-68 o QL truong cu va truong moi.
Trả lờiXóaHoi o truong cu, hong ve binh va tieu ve binh danh nhau, tui minh la nhung dua be nen rat so may tui nay danh nhau-Nhung hoi minh ve Nam thi nghe NVB da ra chieu hoi roi. Nen chang ai con muon noi den ten NVB nua. Hoi o truong Cap 1 NVB co bai hat "Truong chung em truong cap 1 NVB, chung em tuy be nhung viec lam khong be dau..." -MK
Nghe thông tin thì MK học cùng khối với mình . Năm 67/68 tớ học lớp 2A , MK học lớp nào vậy . Bọn tớ bên facebook nhìu vô biên .
XóaCac ban co biet NVB da bi dua xu tu sau ngay 30 thang 4 75? Truoc nam 75 NVB bi chinh quyen VNCH bat va giam nhung sau do nhan vat nay ra dau thu / chieu hoi, chu khong phai la anh hung cua Cach mang VN. Sau nam 75 nhung ai di du phien xu nay o SG (khong pho bien ra ngoai) deu cam thay rat buon (giong nhu ta buon khong biet vi sao ta buon). Nay nhom ban van de ten NVB tuc la NVB van song mai voi cac ban. MK
Trả lờiXóa@MK: Chúng ta cứ coi như NVB là một khái niệm, một cái tên của một ngôi trường, không nhất thiết đó là tên của một ông nào, ví dụ như Tiên Phong, Tiến Lên, Thanh Niên ...
XóaCòn nói với nhau, chúng ta xưng Quế là ổn, ví dụ bạn là Quế MK, tớ là Quế MF (mafia, he he), đừng băn khoăn chi "cho đời mỏi mệt", hãy đến và nói chuyện với bạn bè để nhớ về kỷ niệm. Chúc mừng Q. MK đến với bạn bè!
Cam on ban Q.MF, ban co hoc o cap 1 NVB khong? Cai thoi CM Van Hoa o TQ- cai hinh o trang nay co phai la "Truong Moi" cua truong Cap 1 NVB sau khi HS duoc di chuyen tu truong cu sang truong moi vao khoang nam 68-69 khong? Minh con nho mang mang la ngoi truong o ben dau hoi phia ben kia cung co cai nho ra nhu vay. Co le cac truong xay giong nhau cung la chuyen thuong tinh. Minh nho hoi do mua dong ret buot, thau nuoc rua gie lau bang cua Thay Co cung dong bang luon. Ma sao hoi do khong thay co lo suoi gi het nhi? Cung dau co cho de tron hoc? Minh thay cai blog nay co cai duoi .au, doan rang co le blog duoc lap ra o Uc?- MK
XóaChào Quế MK, Q.MF tớ mài đũng quần ở trường NVB từ thời Móng Cái lận, rồi năm lớp 2 trèo cầu Bắc Luân qua QL. :)
XóaMF về nước năm 72. MK về năm nào? MF đoán là MK thuộc lớp Quế thò lò mũi Võ Thị Sáu! :D :D