VỀ ĐÔNG TRIỀU, QUẢNG NINH (13/12/2014)
Thầy Chi ngày 12/12
Ngày 13/12/2014, đêm hôm trước đã hẹn về lại Đông Triều, “đến
góc phố Đội Cấn, Ngọc Hà, tụi tao đang đứng ở đây”, nhiều người đến đây, sắp
hàng vào viếng Lăng, vẫn nghĩ là nơi xe đi Đông Triều ở đây. Xuống taxi, loanh
quanh đổi tiền lẻ trả taxi, “đến chưa, tụi tao đang đứng ở 19 Ngọc Hà, đến liền
đi”, loay xoay cũng có tiền lẻ để tra taxi, “đang ở đâu, sao không thấy?”, “đi
taxi lại Trần Phú, xe đi Đông Triều đang ở đó”, lại phải vội vàng đi qua Lăng Bác,
tìm xe đi Đông Triều. Trước nhà Quốc hội mới xây thật hoành tráng, thấy dãy xe
Mai Linh đứng một hàng dài, “xe đi Hà Tây, xe đi Đông Triều ở gần Phủ Chủ Tịch”,
ở đó rất nhiều xe Mai Linh, kìa mấy xe lần lượt chạy rồi, không biết mình có đi
Đông Triều được không đây?
“Xe đi Quảng Ninh phía này, cứ lên xe nào còn chỗ”, đang muốn
tìm xe có mấy đứa cùng lứa để tán chuyện cho xôm, “xe này hết chỗ rồi, lên xe
phía sau”, “xe này còn mỗi một chỗ”, xuống xe hơi thất vọng, may nhà tài trợ
Mail Linh điều thêm một xe 25 chỗ (đáng ra đi Phủ Lý) đi Quảng Ninh, xe cuối
cùng, xe số 7 (chẳng thấy số 7 đâu cả), lên xe yên vị, mấy chị Xuân Thanh,
Thanh Thảo, Ngọc Khánh ào lên xe, “không đi Hải Phòng nữa vì họ nói chỉ đi vòng
quanh Hải Phòng”, rồi xe lại lấp đầy nhanh chóng, thiếu chỗ, toàn người đã cao
tuổi, đứng trên 80 km làm sao đi được, thầy Lượng “thôi xuống, không đi nữa”, “tụi
tao cũng không đi”, xe lại trống nửa xe, phía dưới ĐHB, chị ĐTLý mấy người nữa
chưa có xe đi lại ào lên xe, dư 3-4 nghế, xe khởi hành, chạy ra Hoàng Diệu, hướng
ra Bến Nứa – cầu Long Biên rồi đi về cầu Vĩnh Tuy. Đoàn xe chạy theo hướng Bắc
Ninh, qua huyện Quế Võ, đi Phả Lại, Sao Đỏ, Chí Linh về Đông Triều, đúng tuyến
năm 2013 mình về trường. Xe đi Đồng Triều, Quảng Ninh đến địa phận Quảng Ninh
có xe cảnh sát dẫn đường, các ngã ba, tư có cảnh sát hướng dẫn ưu tiên.
Ngồi trên xe, nhìn quanh, biết ít, lạ nhiều, xe chạy đến đầu
cầu Long Biên, ĐHB nhảy lên chiếm lĩnh vị trí của cô bé hướng dẫn viên, bắt đầu
dẫn chương trình nghị sự của chuyến về trường cũ – Đông Triều, Quảng Ninh. ĐHB
đề nghị từng người lần lượt lên tự giới thiệu về mình, chuyện lại xôm xả náo
nhiệt, các chị, anh lứa đầu “HSMN chính hiệu”, đến lứa “gia công”, quen mà lạ rồi
từ lạ mà quen. Người ngồi ghế trước hỏi “có ai nhận ra tôi không? Tôi là thầy
giáo trường Đông Triều từ 1971 đến 1975!”, hì hì, chẳng ai nhận ra hết, mình học
có 2 năm chưa biết hết các thầy trong trường, mấy chị, ĐHB, trên xe phải có gần
hơn 10 người học ở Đông Triều trong giai đoạn đó mà không nhận ra thầy! Thầy là
Lưu Đức Ngò dạy văn ở cùng với thầy chủ nhiệm lớp ĐHB, chủ nhiệm lớp trên mình.
Thầy là người đã ra Hồ Gươm chụp cụ Rùa và bán các hình cụ Rùa mà thầy chụp được,
là một trong những người đóng góp tiền dựng tượng Mẹ Thứ ở Quảng Nam.
Trên xe có 2 cặp vợ chồng đều là HSMN cùng lớp với ĐHB, có
chị Phiếu (Huế), phần nhiều các anh, chị đều đã nghỉ hưu, Có chị làm ở Tòa án, có
anh ra trường từ 1964, sau đó học ở Hunggari với chuyên nghành điện tử về làm
bên ngành phát thanh – truyền hình, có anh dạy ở Đại học Tổng hợp Hà Nội. Có
anh học ở Nam Ninh 1953 – 1957, về nước học tiếp các trường Miền Nam ở Hải
Phòng, Hà Đông cả ở Đông Triều. Chuyện kể về mình, thời học sinh trên đất Bắc,
học đại học, lập gia đình… Có bạn tên Cẩm là học sinh nhí của trường Nhi Đồng
MN (ấp Thái Hà, Hà Nội – gò Đống Đa) là lứa cuối cùng rời trường Nhi Đồng, là
người từng cầm cờ Việt Nam tại Olimpic Matxcva năm 1981, chuyên ngành thể dục –
thể thao. Chẳng mấy chốc, đã đến trường Đông Triều, ngoài đồng còn một số mộ của
HSMN, mấy chị nhắc đến chị Cúc Hoa bị bom Mỹ, chỉ còn mỗi trạm xá là còn
nguyên, đến nơi, mọi người xuống xe vào đền Trần (cổng cũ của trường, gần nhà
Ban giám hiệu).
Nhóm người bên phải: anh Mười, chủ tịch huyện Đông Triều, Hoàng Hận
Toàn cảnh đền An Sinh nhìn từ cổng
Đường về lại Hà Nội, tiếp tục câu chuyện còn dang dở, mỗi
người có một cuộc đời riêng, sống xa cha mẹ là cuộc sống chung của hầu hết các
HSMN, dù quyền cao chức trọng hay là người bình thường, dù tuổi có trên 70 đến tuổi
chớm 50, HSMN gặp nhau vẫn cứ như anh em một nhà. Có anh học đại học Thủy Lợi,
bạn của Tôn Tử Thanh (bí thư Bình Định) nhưng lên Tây nguyên làm thủy lợi rồi về
Bình Định sau khi nghỉ hưu. Người là HSMN lớn tuổi nhất trên xe, tóc bạc, chính
là người dẫn đàn bò từ Ba Vì về Hà Đông rồi lên tàu về Đông Triều để chúng mình
nuôi cho đến ngày giải tán trường, thầy Hồ Đình Phương đã là hiệu trưởng. Rồi
thơ trong ngày về lại trường, thơ về HSMN được đọc (chị T.Thảo có chụp lại), chẳng
mấy chốc đến Lăng Bác, xuống xe chia tay các anh chị, thầy hẹn mai (14/12) tại
Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình.
Từ HSMN là nhãn hiệu cầu chứng, để những người từng là HSMN nhận ra nhau và trở thành thân thiết, dù không cùng học 1 lớp, 1 trường; dù không cùng lứa tuổi, không cùng quê quán, nhưng đã từng là HSMN thì sẽ nhanh chóng trở thành quen, thân thiết như đã từng là bè bạn, anh em lâu ngày.
Trả lờiXóaCảm ơn Quế 67-73 đã cho chúng tôi biết thêm tình cảm của cán bộ và nhân dân Đông Triều nói riêng, nhân dân miền Bắc nói chung, đối với các thế hệ HSMN sau 40 năm gặp lại! Không cao lương, mĩ vị, tình cảm của nhân dân Đông Triều đối với HSMN vẫn mặn nồng và đầy tình thương yêu như ngày nào!
Ban LL HSMN đã tổ chức một chuyến về nguồn thật ý nghĩa ! :)
Trả lờiXóaXe chở HSMN về các tỉnh do Cty Mai Linh tài trợ. Bữa cơm trưa ngày 14/12 tại Trung tâm Hội nghị Quốc Tế tại Mỹ Đình với trên 3.000 xuất do Uy ban thành phố Hà Nội tài trợ. Ông Lê Văn Kiểm tài trợ 2 tỷ, một nửa lo cho thầy cô và làm quà cho thầy cô, còn lại để tổ chức lễ kỷ niệm. Truyền hình trực tiếp có giá trên 700 triệu. Việc nhận quà nhà tài trợ cũng được cân nhắc rất kỹ, không nhận quà, tài trợ của những đơn vị, người không có nguồn gốc rõ ràng, sạch.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaHơn bốn mươi năm mới được gặp lại thầy cô bạn bè từ thuở vỡ lòng, thật vô cùng xúc động. Những HSMN nào không tham dự được cuộc gặp gỡ vĩ đại này thì thật là tiếc nuối. Xin vô cùng cảm ơn BLL HSMN trung ương,Thành ủy và UBNN TP Hà Nội, và các nhà tài trợ đã tổ chức rất thành công Lễ kỷ niệm ý nghĩa và cảm động này!
Trả lờiXóaHinh cuoi thay Giong Dinh Sy Chi Dan ( dang o Da Lat ) va Ho Thi Sau ( Da Nang ) ?
Trả lờiXóa