Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

XỨ SỞ CỦA RƯỢU WHISKY - LÂU ĐÀI VÀ TRANG TRẠI

LÂU ĐÀI

Sáng thứ bảy hai vợ chồng ông giáo đến đưa cô trò và hai người bạn Indonesia đi thăm lâu đài cổ. Biết mình vẫn còn thèm rừng lá vàng, nên ông chọn những ngả đường vẫn còn vài vòm cây rực rỡ, cứ nó kia kìa, kia kìa…con đường ngoại ô chạy đến các lâu đài cổ như vẫn chiều chuộng một tên mafia lạc loài, ông già nói mùa này các lâu đài đóng cửa cả, nhưng lâu đài này hôm nay có dịp đặc biệt nên lại mở cửa, mìn nói: để đón một tên mafia rồi! Ông già cười khơ khơ..ơ…

Bõ công ngày xưa làm Quế, đọc nát cả thư viện trường (các Quế có nhớ thầy Có mắt cận không? Mafia lúc í hay đến thư viện, lúc nào cũng thấy thầy ngồi ở chỗ thủ thư, cách nay sáu bảy năm, thầy cùng các thầy cô ghé thăm Huế, mìn nói em nhớ thầy ngày xưa làm thư viện! Thầy nói không phải, vậy sao hồi í em toàn gặp thầy…thầy Đào Thu nói ôi em không biết sao, thầy ấy kiên nhẫn ngồi bao năm ở đó mới cưới được vợ đóo… hóa ra thầy ngồi làm việc thế cho cô (cô gì mafia quên mất tên, vì chỉ ấn tượng hình ảnh thầy với cái lưng cong cong, đôi kính cận dày cộp nhướng lên nhướng xuống ghi sổ mà thui, thỉnh thoảng sách được ủ ấm trong tầng áo bông thầy không hề biết- he he, phương án chống bọn cờ đỏ thu sách đọc trong chăn khoét lỗ buổi trưa), những trang truyện thời xưa về những ông chúa đất với những lâu đài, những tiểu thư và các chàng công tử, những người chủ của trang nông tít tắp đến chân trời…những ảnh hình tưởng tượng ấy cứ âm âm hòa lẫn trong ký ức của Quế, đến lúc này mafia được thỏa nguyện trùng phùng.

Các thắng cảnh di tích các nơi, kể cả phương Tây, đều thường kèm theo các vệ tinh thương mại, mua bán đồ lưu niệm hay đại loại như vậy, nhiều lúc mình chỉ thèm một thắng cảnh Huế hay Đà lạt cất đi những vệ tinh đó để được trọn vẹn tìm kiếm những nét hoang sơ vốn có của di tích hình hài (tuy nhiên di sản là tài sản của nhân dân, nên ta phải chấp nhận nhân dân được quyền khai thác nó bằng mọi cách), điều này mafia được thỏa nguyện tại đây, lâu đài Crathes! Con đường ướt át trầm tư dường như còn vương bóng các công hầu lãnh chúa, những hàng cây lắng im như đã mấy trăm năm đứng đó với bao đời thịnh suy của chủ lâu đài. Không phải họ không có nơi bán đồ lưu niệm, nhưng nó nằm kín đáo ở một cấu trúc rất hài hòa trong toàn cảnh chung cổ kính của lâu đài. Theo chân cô hướng dẫn viên có choàng một dải băng thể hiện cái văn hóa độc đáo của “Scottist”, nụ cười luôn trên môi và nói nhanh như gió, đùa vui rằng xin lỗi vì tôi đã không có cơ hội học tiếng Việt, chúng ta cùng thăm thú bằng tiếng Anh vậy nhé, đây là…Mọi người đắm mình trong câu chuyện đã trải qua chừng dăm trăm năm, cùng thời kỳ với chúa Nguyễn ở ta vào Nam lập nghiệp, ông chúa đất xứ này đã gây dựng cơ nghiệp và xây lâu dài, những bài trí, những căn phòng rất sống động hồi giữ những ảnh hình cuộc sống trong tòa lâu đài ấy một thời. Những bức vẽ chân dung trên tường cùng với các vật dụng được giữ gìn cùng câu chuyện thầm thì từ cô gái làm người xem như đang sống về lại thế kỷ mười sáu kia, sinh hoạt của người ăn kẻ ở, vợ chồng, con cái, khách chủ, đồng áng và chiến tranh…Gia chủ của đền đài Crathes này để lại ảnh hình của một ông chúa oai phong mà chung thủy, chu đáo với người ăn kẻ ở, nghiêm khắc với gia phong và hiếu hảo với bạn bè…nói vậy là vì câu chuyện kể rằng ông chỉ có một vợ và sinh hai mươi mốt người con! Bà chúa xấu số sinh con từ năm mười bốn tuổi, đến năm bốn mươi tuổi khi sinh đứa con cuối cùng thì bà không vượt cạn nổi và đã ra đi. Nhưng trong phòng trẻ vẫn còn nguyên những chiếc ghế bé nhỏ, những góc sưởi ấm, những cái nôi và cái xa đan vải, câu chuyện tiếp tục thầm thỉ rằng bà ấy đã không mãi ra đi, bà tồn tại trong căn phòng và bí ẩn ru con, quay xa dệt vải, chăm sóc chồng… Ông chủ đã sống đến tuổi tám hai bên con cháu điều hành đồng áng, săn bắn và chiến chinh…Tòa lâu đài có một phòng rộng lớn trên lầu cao, mới bước vào mafia tưởng là phòng họp, tuy nhiên bàn chủ tọa dài một cách khác lạ với những vồ, những chuông…hóa ra là phòng xử án! Thật đáng danh là một chúa đất! Nghiêm minh trong cơ cuộc và gia đình đương nhiên là một phương thức tồn tại của chúa lãnh một vùng. Tuy nhiên trong phòng này không chỉ thế, cô hướng dẫn chỉ một vài dụng cụ nhỏ, hóa ra ngoài là phòng xử án, đây còn là nơi bọn trẻ chơi bóng lăn! Công cuộc giáo dục trẻ của gia đình còn hoài lưu trong những căn phòng gia sư và âm nhạc với những cây đàn cổ mandolin, piano…! Sự an ninh cũng thể hiện rõ bằng những thanh kiếm, những khẩu súng bắn đạn bột và những lỗ châu mai (không bít có phải gọi như vậy không, mafia bắt chước cách gọi của ta khi nói về các lô cốt, ở đây gọi như vậy có vẻ hơi…chỏi), góc nào của lâu đài cũng có những lỗ này. Trên tầng cao của lâu đài là những cánh cửa sổ có thể quan sát bao quát cả vùng đất bao la và thơ mộng, bên dưới là những bức vườn rực rỡ lá hoa.

Du khách bước ra khỏi tòa nhà với một tâm trạng hoàn toàn khác, khi bước vào ta chưa biết gì về tòa lâu đài nhưng người bước ra đã khác hơn sau khi học một bài học dài về lịch sử scottist một thời!

TRANG TRẠI

“Chiều nay trước khi trả lời phỏng vấn của Hội đồng Anh, ta sẽ đưa em đi thăm lướt qua trang trại của ta, chỉ xem trên xe thôi, vì thời gian hơi ít!” ok.

Trả lời câu phỏng vấn của Hội đồng Anh: bạn thu thập được điều gì cho công cuộc hợp tác và cho bản thân qua cuộc viếng thăm này? Trả lời: việc hợp tác chỉ mới bắt đầu, thời gian đi thăm thì ngắn, nhưng hiệu quả chắc chắn thấy rõ trong tương lai gần vì tiền thân của mối hợp tác này là mối quan hệ bền vững giữa các nhà khoa học của các nước, cũng như lịch sử của mối quan hệ này và những gì dự án và các vị tiền bối đã làm được trước kia! Bản thân thì…chiếc xe nhỏ của ông giáo phăm phăm tiến về miền xa ngoại ô, rẽ vào những con đường làng lãng mạn với những hàng cây đã trơ cành chờ mùa đông, nhưng vẫn nuối tiếc đôi chùm lá vàng nâu đây đó… Đột nhiên, một vùng “cỏ non xanh tận chân trời” hiện ra trước mắt… ôi đẹp quá..á..!! - Đồng cỏ của ta đó! Nghe ông già nói nhiều lần về trang trại của ông rồi, giờ mafia mới tận mắt thấy! Ông già vốn gốc người Đan Mạch, lớn lên trong một gia đình đông con có nghề chăn nuôi bò sữa. Ông kể rằng khi lớn lên con đường học hành của ông không thuận lợi, rồi ông đi lính, rời quân ngũ về ông vào trường Đại học, ông tốt nghiệp Đại học Copenhagen hạng ưu tú, hãng bia Carberg đã cấp học bổng cho ông trong những năm học vì thành tích học tập, khi ông nhận bằng tốt nghiệp, hãng bia này đã treo một băng rôn thật lớn trên sân khấu để quảng cáo cho thành tựu sản xuất và hoạt động xã hội của mình (bởi vậy đi xứ nào có bia Carberg là ông cụ chỉ uống loại này, riêng ở Việt Nam cụ nói khoái bia Việt Nam hơn nên ở Sài Gòn thì uống 333, Hà Nội thì Halida và Huế thì “only Huda”, ông già cũng khôn, vì Halida và Huda đều là công nghệ của Đan Mạch mà!!) Sau đó ông sang Anh làm Tiến sỹ, và ở lại Anh giảng dạy, các viện nghiên cứu miền Scott đã mê tài ông già nên mời về đây, thế là ông về và tậu một ngôi nhà cùng trang trại mà mafia đang đến! Ông biết mafia thích những cuộc như thế này lắm nên cho xe chạy băng băng trên đồng cỏ xanh non mượt mà như không hề biết đến xứ sở đang lạnh giá như thế nào! Rồi ông dừng xe, hô mafia xuống! Mafia ngơ ngẩn dạo bộ trên bạt ngàn cỏ xanh dưới ánh nắng nhạt nhòa và gió thu lạnh buốt, tự nhiên nhớ tới bài học văn “cỏ non” của Hồ Phương thủa làm hsmn (he, bởi zậy mấy đại ca Trỗi nói mafia đại diện cho bác Hồ Giáo cũng phải, mặc dù nhà văn Hồ Phương không định tả về bác nì).

Ông già nói rằng hàng năm ông thả vài trăm con bò trên đồng cỏ ấy, đàn bò cứ thế lớn lên không cần ai chăm sóc chăn giữ cả, rồi chúng ra đi vào mùa thu, lợi nhuận này ông đóng góp thêm vào Quỹ “Orskov Foundation”. Vào mùa này bò không có, ông để đồng cỏ cho một nông dân nuôi bò sữa thuê, người đó sẽ cắt cỏ về ủ cho đàn bò sữa nhà mình! Có muốn đi thăm trang trại bò sữa ấy không? Sao không? Đi! Chiếc xe trắng nhỏ lại lăn nhanh qua những trảng cỏ mềm để về thăm trang trại bò sữa. Đỗ xe trước một dãy nhà có đàn “cô gái Hà Lan” đang ăn bữa rào rào (tên thiệt của chúng là Holstein), những chiếc xe xúc, những dãy nhà dự trữ cỏ khô cao ngất, những ngọn đồi nhỏ được tạo nên bởi cỏ tươi ủ…không khí rộn ràng của một trang trại vừa thô sơ vừa công nghiệp! Một chiếc xe cẩu tiến đến, ông giáo ra huơ tay chào “Hello”, chiếc xe cao lớn dừng lại, và một …ông già râu trắng như cước trong bộ đồ bảo hộ bước xuống xe! Một khuôn mặt hồng hào rắn rỏi và nụ cười tươi rói! Ta đem đến cho ông một người khách tận Việt Nam đây, hắn muốn thăm đàn bò của ông đó! Ok, xin mời- Đàn bò có bao nhiêu con? Bò sữa trên hai trăm con, còn khoảng vài trăm bò thịt và và bò giống! Ông có bao nhiêu người làm? Đâu có, chỉ mình tôi và con trai phụ giúp!! Híc, có lần mafia được các bạn Trung Quốc ở Quảng Tây đưa đi thăm một trang trại trâu sữa mà họ cho là niềm tự hào của chính quyền tỉnh nhà, vài trăm con trâu sữa, trên chục người làm, mafia đã trầm trồ về việc bố trí lao động của họ rồi, chừng nớ bên mình phải dăm chục người lao động và người canh người lao động ấy chứ nhỉ?
QUẾ MAFIA

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

THAY CHO HIẾN CAM






Mai 20/11 rồi, có mấy bông lan vườn nhà mới "hái" chia vui cùng Quế giáo .
Hồi nhỏ tui bị các giáo "đì" muốn sói trán luôn. Ớn quá !

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2009

TẶNG CÁC QUẾ GIÁO NHÂN NGÀY 20/11




Bây giờ nhớ lại báo tường 20-11 ở Quế ngày trước mà lũ Quế mình làm "thơ" chúc mừng các Thầy, Cô, Má (chỉ có ở Trường HSMN mới có các Má làm ở nghành giáo dục thôi) gọi là quà tặng các Quế ráo nhăn 20-11 nhé:

Cô giáo nói lớp tổ chức làm báo tường chào mừng "Hiến chương các nhà giáo". Cả lớp nhao nhao: Thưa cô, có đứa nào viết văn thơ đâu mà viết. (viết chính tả còn sai tùa lua nữa là - cấp 1, 2 mà). Thế là cô giáo bày làm thơ lục bát ( vốn thơ ca của cô chắc cũng chỉ có thế) và lấy ví dụ:

"Hiến chương nhà giáo đến rồi,
Lòng em sung sướng bồi hồi biết bao..."

Thế là các bài báo tường nộp cho lớp phó văn thể mỹ hầu hết đều có câu ví dụ của cô giáo. Một số tên láu cá chút thì sửa lại:

"Hai mươi mười một..."

Và đây là nhặt lại sau 40 năm:

"Thềm tường từ thấp lên cao,
Thầy nâng em hái vì sao trên trời..."
(hổng biết giờ này các quế hái được bao nhiêu vì sao rùi?!!!)

Còn bây giờ thì:

Bốn mươi năm một chặng đời,
Vui hạ giới, quên lên trời hái ...sao.
Báo tường nhớ được vần "ao"
Quế nào giỏi nhớ thêm vào cho xôm.
Nhớ đưa ra chợ Chồm hôm (hổm)
Để Quế ráo "diêt" rồi đơm siêu thì (thị)
Chồm hổm chợ Quế mấy khi
Nhôn nhao, oai oái chỉ vì chữ... "A"
Tài cao Quế viết "Quế ca"
Bất tài ta chỉ ề à báo tương (tường)
Viết là để nhớ để thương
Nhớ thầy, nhớ bạn nhớ trường tuổi thơ
Bốn mươi năm đến bây giờ
Sao Quế mình cứ như mơ thế này...

BÁO TƯỜNG CHÀO MỪNG 20/11 Ở QUẾ LÂM .





Hồi ở QL báo tường 20-11 thường có bài thơ này, Quế mình có ai biết tác giả?

Một chiếc cầu bắc qua sông lớn,
Một công trình xây dựng nguy nga,
Một nhà thơ,
Một bác sĩ,
Một kĩ sư...

Tất cả,
tất cả...bắt đầu từ chữ "a"...

Tgtb nhớ sao chép thế, chưa chắc đã đúng nguyên tác, xin thứ lỗi trước.
TGTB.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2009

XỨ SỞ CỦA RƯỢU WHISKY.

Gà gật qua 4 chặng bay cùng với tên học trò lớ ngớ (bới theo cho nó học nghề mafia (-:), vượt biển với chiếc máy bay có phong thái lái hơi lạ của một nữ cơ trưởng (làm MF say máy bay lử đử), MF đáp xuống bờ biển Bắc của Tây Âu. Thành phố Aberdeen đón cô trò mafia với cái rét kinh người 3oC trong mưa ngâu. Vợ chồng giáo sư Bob Orskov đánh xe ra sân bay đón (các Quế có thể truy cập thân thế ông này dễ dàng trên mạng, nhân vật rất được Hoàng Gia Anh sủng ái và ông bộ trưởng bộ Phát triển của Anh từng viết một bài viết về ông có tựa đề là “The man of the land” tạm dịch là “Người của đất”! Không phải vì mafia là nhân vật quan trọng gì mà cỡ ông phải đi đón đâu, mà vì mafia từng cơm niêu nước lọ thỉnh giáo ông nhiều chưởng trên bước đường nghiên cứu của mình nên trở thành tên học trò cưng của ông mà thôi!). Từ cái sân bay địa phương giản dị này, chiếc xe nhỏ ấm áp đưa MF lướt qua miền ngoại ô của thành phố ướt át và cổ kính, trầm tư mà lãng mạn với những con đường nhỏ hiện đại nhưng đơn giản và những hàng cây đang cố gắng níu giữ những chiếc lá vàng cuối cùng của mùa thu đang đi qua. (Hơi mô tả điệu một chút vì những chiếc lá kia làm MF liên tưởng tới câu chuyện “chiếc lá cuối cùng” của một họa sỹ mà các Quế đều đã từng biết). Khi nhỏ đọc các tiểu thuyết Nga, Mafia từng ao ước có một lúc nào đó được đắm mình trong một rừng thu vàng lá, nhưng mafia luôn để lỡ cơ hội, lần này cũng thế, mafia đã muộn chân và những chiếc lá vàng ước ao kia đã không chờ đợi được (he he, nói thế là vì khi liên lạc với ông giáo sư, hỏi tháng 11 qua có còn rừng lá vàng không? Đáp còn, nhưng nhanh chân lên!) Kiến trúc thành phố hoàn toàn khác những nước châu Âu MF từng đi qua, rất đặc trưng của một nền văn hóa cổ của một xứ sở bên bờ biển Bắc, những căn nhà thấp nhỏ, mái xuôi với những bức tường đá granit miếng vững chãi tưởng chừng như tất cả đã tồn tại cả ngàn năm cùng những ống khói vời vợi, rất lạ với kiến trúc này, MF thắc mắc về vụ ống khói, ông giáo sư nói do xứ này lạnh nên dùng nhiều chất đốt, mình hỏi: dám ông già tuyết Santa Claus xuất xứ từ xứ này quá? Ông cười ha ha, có thể lắm!! Việc ăn ở được bố trí ở một trong những căn nhà nhỏ ấy (chủ là tiến sỹ Xu Bin Chen, gốc Trung Quốc trong khi ông ấy đang trở về Trung Quốc). Căn nhà nhỏ xinh xắn và tiện nghi tạo một cảm giác ấm cúng giữa bầu trời mưa sa gió rét kia. Bà vợ ông giáo cứ lẩm bẩm “sao mày lại chọn mùa này mà sang chứ..ứ..”
Ông giáo chẳng đếm xỉa gì con học trò đang phập phồng với cái say máy bay, cái bàng hoàng của người vừa đặt chân đến xứ lạ, cất đồ đạc xong một tiếng sau là ông đến hô lên xe chở đến viện nghiên cứu Macaulay, kéo đi gặp gỡ với giáo sư Bob Mayes, người nổi tiếng trong việc chế ra việc nghiên cứu sử dụng chất alkanes, cũng là người mafia sẽ chính thức làm việc với, rồi các phòng ban và một số người cùng làm việc trong một số dự án MF từng “tên kỳ thanh bất kiến kỳ hình”, đi đâu cũng “hắn vừa vượt hàng ngàn dặm từ Việt Nam tới đây đó!” “Ôi trời, sao ông không để cho hắn nghỉ ngơi chút đã?...” “Chậc, nhà khoa học mà…” (híc, nhà khoa học là thiên thần chắc! Zưng mà mafia biết ông ấy quá rõ nên chấp nhận thôi, hồi nẳm khi lần đầu MF định thỉnh giáo ông ý tưởng nghiên cứu của mình, ổng phủ đầu: không nói gì nhiều, viết đi, khi nào viết xong tự thấy ổn rồi thì đưa ta xem, còn chưa thì thôi!). Khoảng gần 6h chiều, “đi với ta đến câu lạc bộ “Rotary club”, ta đã sắp xếp cho em một cuộc nói chuyện ở đó để em nói cho họ nghe về Việt Nam, về hiệu quả của sự giúp đỡ của câu lạc bộ, câu lạc bộ chỉ họp tuần một lần, hôm nay có một số nhân vật từ xa tới, mọi người đang chờ!” hức, các Quế có biết hông, lúc í là gần 1h sáng bên mình đóo, hic! Đành bước thấp bước cao lên xe đi. Xe bon bon qua thành phố, ra vùng ngoại ô, xuyên qua những cánh rừng thông bạt ngàn, tuyệt đẹp, mafia như bừng tỉnh giấc, ông già đá hiếng mắt: được không? Hóa ra nãy giờ ông ấy ngầm quan sát phản ứng của cô trò "nhỏ"…tuyệt! - ta biết mà! (He he, bao năm làm việc với nhau, ông già đã đi guốc vào bụng con học trò cứng đầu nhưng dễ cảm nắng ni).
Trời trở tối nhanh chóng, xe chạy vào những ngôi làng xinh xắn, đổ xịch trước một khách sạn tối om (thình lình mất điện), thầy trò bước vào một gian phòng rộng lớn rực rỡ những ngọn nến và tiếng nói chuyện lao xao của những…người già! Tiếng “ồ..” “à..” khi ông thầy giới thiệu mình với ban tổ chức buổi họp và các bạn già của ông. Cũng xin nói qua với các Quế về duyên cơ với câu lạc bộ ni. Hồi MF học thạc sỹ ở Thụy Điển, khi học môn “hệ thống nông lâm kết hợp”, giảng viên yêu cầu sinh viên viết một bài luận về hệ thống nông lâm tại địa phương mình, MF đã thảo một bài viết về hệ thống nông lâm của Quảng Trị, trong đó lồng vào những bình luận về ảnh hưởng của cuộc chiến tranh và chất độc màu da cam đã tàn phá hệ thống sinh thái của quê nhà và người dân đã vất vả như thế nào để tái lập cuộc sống và cây cỏ sau chiến tranh. Đương nhiên bài luận viết bằng tiếng Anh, giao tiếp thông thường và các bài viết khoa học cơ bản thì MF tàm tạm, thi thoảng còn copy được văn chương từ một số bài viết khác (đang đi học mừ!), chứ viết luận theo dòng chảy tư duy của chính mình như thế này thì, vốn liếng thứ tiếng không phải của mẹ đẻ kia của mafia đáng ngờ lém! Cho nên để khỏi mất điểm, mafia gửi cho ông giáo nì sửa giùm! Đọc xong, ông ấy email cho MF rằng: “tiếng Anh của mi tệ lắm, nhưng nội dung bài viết làm ta chảy nước mắt!” vài năm sau ông sang Việt Nam, MF không ngờ bài luận của mình vẫn còn nằm trong đầu ông í, ổng bảo đưa ông đi thăm Quảng Trị, ông mang theo một vali áo quần trẻ em mà ông nói là ông quyên góp từ “Rotary club”, đây là một câu lạc bộ xuyên quốc gia, có mặt trên hầu hết các nước Âu Mỹ và cũng hiện diện ở một vài nước châu Á. Thành viên câu lạc bộ là những con người tự gắn kết với nhau, giúp đỡ nhau và liên thông ý tưởng giúp đỡ cộng đồng những người nghèo khó! MF lúc đó cũng chỉ biết đến ngang đó. Sau khi đi thăm một số nông hộ, về nước, ông email cho MF rằng: ông đã nói về Quảng Trị tại câu lạc bộ, và mọi người đã quyên góp được 1 ngàn một trăm đô la, ông muốn MF giúp ông phát triển một chương trình lợn nái từ các nông hộ nhỏ ở một thôn, ông lí luận rằng: với số tiền nhỏ bé này, những con lợn nái sẽ đẻ ra những con lợn con, rồi cứ thế nhân lên sẽ giải quyết được phần nào khó khăn cho một vài nông hộ khó khăn nhất. Nói thật với các Quế, sau này có một lần MF tháp tùng ông đi thăm một làng miền núi của một tỉnh ở Trung Quốc, người dân ở đó ngó chừng nghèo khó hơn đồng bào Việt mình nhiều, hội phụ nữ ở đó gợi ý ông giúp đỡ, ông bảo mình nói cho họ nghe việc phát triển dự án “Rotary club” này ở Việt Nam, khi biết về số tiền có thể xin được, họ từ chối thẳng thừng: số tiền ít quá, chúng tôi không thể thực hiện dự án! Ấy vậy mà năm ấy MF vừa vì nể ông thầy, vừa vì thấy ít nhiều gì dân mình cũng có lợi, nên nhận lời. Thế rồi phụ nữ xã từ ấy xây dựng được một “câu lạc bộ lợn nái” (he he), ông già biết được vui ra mặt, sau đó ông đề nghị Rotary club giúp cho được thêm 2 thôn nữa! Và cách làm của hội Phụ nữ xã rất được lòng ông già, họ cho từng gia đình vay vốn, khi có lợn bán rồi lại chuyển vốn sang cho người khác (cách tính toán của người Scotland mà! Các Quế biết là hôm tháng 6, mafia xem một nhóm rap đường phố của thanh niên tại thành Vienna của Áo , sau khi nhảy xong chúng nó đặt những cái xô ra các góc khán giả đứng để quyên tiền, sau đó tên chủ băng cầm một cái nắp chai bỏ ra một góc, rồi nói “ còn cái này là dành cho người “Scotland”!”, ý nói mọi người đừng có mà keo kiệt đóo!)
Thế nhưng hôm nay khi dự buổi họp của họ, các Quế bít mafia nghĩ gì hông? Quan sát khách chủ lũ lượt tới dự họp, thành phần của họ đa số là người già về hưu, gậy chống khập khiễng, những nông dân nuôi bò sữa, những công nhân, những người thợ, những ông giáo trích ra thời gian bận rộn của mình, họ đến để ngóng chờ tin tức những đồng tiền ít ỏi của mình quyên góp hiệu quả ra sao, thông báo cho nhau nơi này nơi kia trên thế giới đang cần sự giúp đỡ…tuy nhiên buổi họp được điều hành rất trịnh trọng, các loại sổ sách rất nghiêm trang, chủ tọa cuộc họp điều hành bằng một cái chuông gõ như là ở tòa án vậy! Rồi góp tiền với nhau để ăn tối và nói chuyện vui vẻ. Trong tâm tư nhiều người, chắc hẳn những người chuyên làm việc từ thiện phải là những người nhiều tiền! May mà mình đến đây, tham dự buổi họp này mình mới thấy hết giá trị của sự giúp đỡ kia. Điều đáng nói là có những người nghèo vì thiếu chịu khó làm ăn, rồi cứ ngồi kêu nghèo khó cầu mong những đồng tiền trên trời rơi xuống, trong khi những người có tấm lòng từ thiện từ những xứ tưởng chừng giàu có này, họ cũng trằn lưng mửa mật để tìm kiếm những đồng xu (hôm ni mafia vừa đi thăm trang trại bò sữa, để rồi sẽ kể sau). Ông giáo của mình thường làm một việc mà ông gọi là “trò chơi buôn bán” của ổng: Khi đi ra các nước, ông thường tìm mua những món hàng lưu niệm nho nhỏ, ví như ở Việt Nam thì vòng đá, con cóc gỗ, hộp đựng nữ trang, tẩu thuốc…(về giá cả những thứ này ở Việt Nam, ông ấy cũng là giáo sư đối với MF luôn, ông ấy nói các bạn ở Viện chăn nuôi quốc gia dạy cho một câu “ôi giời ơi đắt quá.. á..”, thế là khi nào hỏi giá, chưa biết giá họ đưa ra đắt hay không, cứ nói đại câu này thì giá cả thế nào cũng hạ xuống ngay lập tức!), đem về 2 vợ chồng đưa những món hàng này vào chương trình gây quỹ từ thiện, bán tại chợ trời, nhà thờ hay ngay tại viện của ông giáo, sau khi lấy tiền lãi (lãi một thành năm, sáu lận), ông góp nó vào quỹ của câu lạc bộ! Còn ông có một nơi đóng góp thực sự khác là quỹ Orskov (Orskov foundation, vào mạng các Quế có thể biết về quỹ này, có thể các Quế cũng sử dụng được cho con cháu đó, vì đây là một quỹ từ thiện khoa học, do các nhà khoa học ở Anh thiết lập và lấy tên ông già đặt cho quỹ, mục đích của quỹ là giúp các sinh viên nghèo ở các nước đang phát triển có cơ hội tìm kinh phí đi lại để đi học nước ngoài, dự hội nghị khoa học nước ngoài hoặc phát triển những dự án khoa học nhỏ giúp dân nghèo!)
Trong buổi họp tại câu lạc bộ này, khách mời có một cô gái trẻ đại diện cho Rotary club từ Mỹ tới, sau khi cô ấy trình bày cho mọi người nghe về hoạt động của hội ở Mỹ, chủ tọa hỏi mọi người có bình luận hoặc hỏi gì không, ông giáo đưa ra bình luận đầu tiên: cô bé ơi, cô có thể bảo với người Mỹ rằng: cách làm từ thiện tốt nhất ấy là tránh những hậu quả của chiến tranh cho đồng loại như đã từng xảy ra ở Việt Nam được không? Đôi lúc tôi cảm thấy xấu hổ vì mình làm người da trắng đó!
Viết năm 2007
Quế mafia

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2009

TRUNG ĐÔNG DU KÝ .


Hội nghị trâu châu Á lần này được đăng cai tại thành phố Lahore, Pakistan. Miền Trung Đông đối với mình có một sự hấp dẫn kỳ bí đặc biệt trên sách vở, nên năm 2007 gặp nhau tại Hội nghị trâu toàn thế giới ở Italy, các nhà khoa học ở Lahore ngỏ lời mời, mafia ni nhận lời ngay.
Lịch hội nghị là 27 đến 30 tháng Mười, sau khi đã gửi báo cáo công trình nghiên cứu cho ban tổ chức, đang chuẩn bị đi thì ngày 15/10 nghe TV thông báo thành phố Lahore rúng động vì các vụ đánh bom tấn công cảnh sát. Mọi người đều lo ngại cho mafia, một số nhà KH các nước khác lo ngại gửi thư hỏi ban tổ chức, ông Giám đốc Đại học Thú Y và Chăn nuôi của miền Punjap phải đích thân viết một thư mời trang trọng tới các thành viên Hội Trâu Châu Á, trong thư bao gồm lời đảm bảo trách nhiệm về an ninh cho Hội nghị. Thấy mọi người lo lắng như vậy, mafia tiên phong viết một email trả lời (dĩ nhiên là forward cho tất cả mọi người trong địa chỉ chung của các thành viên), chi đơn giản trân trọng cám ơn lời mời và hỏi ông rằng thời tiết hiện tại ở Lahore như thế nào để chuẩn bị áo ấm! Các nhà KH khác thấy nhột, viết thư hỏi mafia, hỏi liệu đi có vấn đề gì không? Mafia nói cứ đi rồi biết! (he he) (phải kích cho chúng nó xí hổ mà đi chớ cớ gì thua cái con nhóc VN nì). Một ông giáo sư của mafia ở Anh lo ngại gọi điện cho mafia, bảo sao mày gan vậy? MF nói: như ông đã biết, tôi là Việt Cộng con mà! Ông ấy cười ha hả, biết biết, thậm chí còn là một VC con rất dễ thương nữa cơ!(he he)
Việt Nam có 2 người, anh Thu ở Đại học Cần thơ sau một thời gian hỏi han cũng quyết tâm, ta đi đi! Xem thử các vị nước khác như thế nào!
Thế là mafia bay một mạch (có nghỉ) từ Huế đến Lahore trong ngày 25 tháng 10!
Khi phi hành đoàn thông báo máy bay đang đáp xuống Lahore, mafia có một cảm giác xốn xang, hồi hộp đến lạ, không giống một chuyến đi nước ngoài nào trước đây cả. Chiếc máy bay của Thai airway nhẹ nhàng đổ bánh và thong thả chạy trên sân băng (Vietnamairline đã cắt bỏ đường bay qua Pakistan vì lí do an ninh, chứ không thì mafia luôn trung thành với Vnairline).
Allama Iqbal International Airport,
Trường Đại học và ban tổ chức hội nghị ra đón đoàn, cùng đến một chuyến bay là 2 thành viên từ Philipin và Nhật bản. Họ đón lấy từng túi xách tay của mafia (làm mafia bối rối vì cứ đi tay không), các thủ tục hải quan họ cũng làm cho cả, rồi lên xe. Con đường từ sân bay về yên tĩnh và đẹp kỳ lạ, mìn cứ nghĩ sao mà họ giỏi vậy, cuốc sống đầy khó khăn nhưng họ vẫn trụ vững hơn ai. Tuy nhiên vẫn tò mò xem những gì sẽ xảy ra, việc đi lại của đoàn luôn chạy trước xe là một chiếc xe cảnh sát, không hụ còi ầm ĩ như ở ta, mà cửa sau xe mở, và các anh lính ngồi cầm chắc súng, mắt dõi nhanh nhẹn hai bên đường, dùng hiệu bằng tay để khống chế các xe khác không chạy vượt, chạy băng làn xe của khách. Dọc đường thỉnh thoảng là các chốt canh với các cảnh sát cẫn mẫn đi lại lúc nửa đêm!
Về đến đích cuối là khách sạn 5 sao Pearl Continental của Lahore (Mafia là khách mời ưu tiên, chứ đa số khách các nước ở các khách sạn khác)! Khi đang còn trong nước, thấy họ mời đến ở KS này, mafia có hơi nhột, chỉ vì trước đó khách sạn cùng tên ở Peshawar bị đánh bom! Tuy nhiên khi đến, mafia an tâm ngay vì đi vào đầu tiên là lớp cảnh sát kiểm tra xe, cổng vào họ gác các tấm chắn zic zắc nhằm chống việc xe đánh bom có thể lao thẳng vào cổng (tất cả các cổng trụ sở ở đó đều phải làm như vậy), sau đó là chó nghiệp vụ ngửi các hàng ghế tìm vũ khí (vụ này hơi vui khi sau này có một bữa sau buổi tiệc do Bộ Trưởng miền Punjap mời các thành viên nước ngoài trở về khách sạn, đến đoạn chó nghiệp vụ chúng thường không dừng lại lâu sau khi ngửi, nhưng hôm đó con chó vể lần chần, mấy vị khách già trên xe nói: lí do là vì mọi người đều có mùi thịt gà nướng! (món ăn chính bên đó, Đạo Hồi họ không ăn thịt heo)!!, Thế là mọi người cười ồ lên, đến mấy vị cảnh sát nghiêm nghị cũng không nín được cười, chú chó sau một hồi tần ngần thì hất đầu rồi nhảy ra khỏi xe, công nhận giỏi, chứ nó mà sủa một tiếng cũng mệt!)! Sau chó nghiệp vụ là 2 cổng kiểm soát an ninh giống ở sân bay! Cảnh sát đứng thành hàng quanh các hành lang khách sạn. Mỗi nhánh phòng khách sạn đều có một người đứng gác!
Sáng dậy, mafia trù tranh thủ ngày 26 chưa họp, đi thăm quan, nhưng ngó chừng tình hình không dễ đi, bạn thì nói nếu đi để họ bố trí người đem đi, nhưng ngại phiền nên lại thôi, thế là một ngày tiêu dao “for not thing”, nhưng mìn lại có bạn mới, có thể nói là “người nâng giấc” cho mìn, đó là nhân viên phục vụ phòng! Mỗi buổi sáng, bấm chuông xin vào phòng là một chàng đứng tuổi, dáng dấp cứng cáp và tự tin như người mẫu, với đôi mắt thẳm sâu tiêu biểu của miền Middle East này, đầy lịch lãm và phong nhã, chàng đến với những bông hồng tươi thắm trong tay, “for you…” chàng nhìn mìn với nụ cười thu hút ẩn hiện sau bộ ria xứ sở đắc địa trên khuôn mặt rám nắng rắn rỏi, tỉ mẫn cắm hoa, rồi chàng xin phép dọn phòng buổi sáng, nếu mìn OK, thì người cần mẫn dọn dẹp một cách điệu nghệ và nhanh chóng (chừng 15 phút). Điều này rất khác ở mọi nơi là chỉ dọn phòng khi khách đi ra ngoài.
Ca chiều là một thanh niên trắng trẻo (không thể nghĩ đó là người Pakistan nếu không phải là cũng một đôi mắt dịu dàng thẳm sâu), bấm chuông xin phép kiểm tra đồ dùng xem cần cung cấp gì thêm cho khách, xem xét có gì cần dọn dẹp là lại xin phép được dọn dẹp sắp xếp đến lúc mỹ mãn rồi đến trước mìn mỉm cười hỏi xem mìn đã vừa ý chưa, và dặn hễ khách có bất cứ nhu cầu gì xin cứ gọi. Bóng dáng của họ thường xuyên trên hành lang, hễ bước chân ra khỏi phòng là gặp ngay nụ cười và lời chào thân mến quan tâm! Mafia cảm thấy họ là có nhà ngoại giao chứ không phải bồi phòng! Và mìn luôn cảm giác được một sự êm đềm, chăm sóc một cách ấm áp thường xuyên, và sau đó là một sự an tâm cực độ (nói thật, mafia đi công tác, ở khách sạn, thỉnh thoảng sợ…ma). Mafia ngồi máy tính thường để ngỏ của phòng, thỉnh thoảng có bước chân nhẹ nhàng đi tới, “excuse me”, và một vài quả táo, một quả hồng hay những quả chuối vàng ruộm được nhàng đặt lên lẳng trái cây vẫn còn đầy trước mặt. (Khổ, mà mafia có ăn được mấy đâu). Đâu đâu cũng nụ cười thân thiện trên môi mọi người, kể cả cảnh sát, kể cả trong khách sạn hay ngoài khách sạn, người quen hay không quen!
Rồi đến ngày hội nghị, òa ra niềm vui gặp gỡ, rất khác cảm giác với các HN khác, kể cả HN trâu Châu Á năm 2006 ở Trung Quốc.
Sang đó, mình mặc đồ Việt (mafia rất nghiện “hàng VN chất lượng cao”), thành ra của hiếm, các nhà khoa học Pakistan và các sinh viên cứ lân la xúm xít làm quen, làm mình cũng …luôn phải nở nụ cười trên môi (về kể với Quế con, nó phán “hê, giống ngôi sao mới mọc quá ta?!!”)
Có vụ ấn tượng nhất đó là: Một buổi tối, trước khi mời cơm HN, Ban giám đốc trường ĐH đưa mọi người đi tham quan khuôn viên trường, trường này được thành lập từ 1802 (cùng năm vua Gia Long lên ngôi và khởi công xây dựng Kinh Thành Huế), thăm các phòng ban và lớp học. Có một lớp đang học ban đêm, một thầy giáo cao gầy đang thực hiện bài giảng, ban tổ chức đưa đoàn vào thăm lớp, mọi người cùng ngồi vào chụp ảnh để có được cảm giác mìn đang là sinh viên của trường í! Xong rồi mọi người đi ra, mafia bắt tay các sinh viên và nói với thầy giáo“I am from Việt Nam” (các Quế cho phép mafia đưa cái bản mặt tồm tộm của mìn làm đại diện nhé, vì HN này còn có anh Thu, chứ nhiều nơi mafia đi có một mìn, họ cứ hỏi “are you from Japan? China? “, mặc dù mafia luôn mặc áo dài ở các buổi khai mạc và lên bục báo cáo), rồi đi ra, được một đoạn xa, đột ngột chú cảnh sát chạy theo kéo mafia lại, mọi người ngạc nhiên, nhưng chú ấy nói, thầy giáo trong lớp muốn gặp! Mafia ngỡ ngàng quay lại, khi cùng anh cảnh sát bước vào lớp, thầy giáo cao kều hô cả lớp đứng dậy, và chỉ vào mìn nói: “She is from Vietnam!!” Chỉ thế thôi, nhưng rồi cả lớp ùa xuống, vây quanh mafia đòi chụp ảnh! Trong thâm tâm, mafia nghĩ rằng có thể Việt Nam đã từng đi vào bài giảng của thầy giáo nì với lớp sinh viên nì!
Các chàng cảnh sát cũng vui lắm, sau đó họ cứ đến đòi chụp ảnh với mafia! Khi xong tiệc, lên xe về, họ còn đến tiễn tận xe và tranh thủ “phỏng vấn “: Chị thấy Pakistan thế nào? Cảnh sát Pakistan ra sao?? He, mafia khen cho họ sướng luôn: mẫn cán, dũng mãnh và đẹp giai!! Trên xe về mấy ông giáo sư nước khác nhấm nháy mafia: Hôm này mày có một ngày đặc biệt nhé! Mafia nói: mấy ngày ở đây tôi đều thấy đặc biệt mà!
Ngày thứ hai của Hội nghị, mafia lên kế hoạch chuồn HN đi thăm thành phố, gọi mấy đứa sinh viên dẫn đi cho đỡ phiền các vị giáo sư, rủ thêm người đi mà ít ai dám, kể cả anh Thu, cuối cùng chỉ có một chị người Sri-Lanka muốn đi mua sắm! Họ hỏi mafia muốn mua gì, ở đâu, mìn nói không có nhu cầu mua gì, chỉ đi để ghi vào ký ức văn hóa và cuộc sống của đất nước Pakistan mà thôi! Thế là một chiếc xe 15 chỗ của trường được bố trí đưa đi.
Điểm đầu tiên là chợ (trung tâm mua bán, ngày sau nghe vụ nổ bom ở chợ của Peshawar, mafia cũng ớn, vì chợ đó giống chợ này). Hàng hóa rực rỡ khắp nơi, dân xứ này thích màu sắc, nhất là đây là chợ cho phụ nữ là chủ yếu, nên toàn thấy phụ nữ và con gái đi mua sắm. Phụ nữ Pakistan đẹp tuyệt, mỗi người một vẻ, nhưng đẹp ấn tượng luôn, mafia hỏi tên sinh viên tháp tùng: Vậy sao Pakistan không tham dự thi hoa hậu, nó nói Đạo giáo không cho phép! Theo mafia, Phụ nữ Pakistan đẹp hơn Ấn độ! Và đẹp hơn cả là họ rất e thẹn, nhưng lại nhiệt tình. Không biết có phải mafia quá cảm tính mà luôn khen vậy không, nhưng thực sự là mìn không thể phàn nàn một điều gì và ấn tượng mạnh như một cú sốc tình cảm vậy!
Sau đó là thăm Lahore Fort (cung điện cổ của miền Punjap) và các nơi thánh địa ngày 28/10, và hơi lạ là ngày mafia đã đi thăm những nơi đó, Bà Hilary Clinton cũng đã đến cùng nơi nhưng mafia không biết (bà ấy đến buổi sáng, mìn buổi chiều), có điều gì đó trùng lặp, mà đến giờ mafia mới nhận ra! Có 2 người phụ nữ, cùng quyết tâm đi đến miền Trung Đông. Cùng đi thăm một nơi chốn trong cùng ngày, nhưng có những điều khác biệt: một người có vị trí lớn trong thế giới chính trị, và một người không hề liên quan đến chính trị, một người đến để phát biểu những điều ghê gớm, còn một người chỉ để quan sát và ngẫm suy. Một người hòng làm đổi thay một thế thời lớn lao trong kỳ vọng thay đổi mối quan hệ Trung đông và đế chế, một người đến chỉ để nắm tay thân ái với bạn bè Pakistan. Một người Mỹ và một người Việt Nam! Bà Clinton có mặt ở Pakistan để thảo luận lo ngại của Mỹ về số lượng gia tăng các vụ tấn công, còn mafia tới để cùng nhau bàn nuôi con trâu như thế nào cho nhân dân đỡ đói. Ngày Mafia hạ cánh Lahore là 00h55 với một cảm giác hoàn toàn thanh bình đến ngạc nhiên, ông Talat Pashaha chủ tịch hội đồng trâu Châu Á và các giáo sư tiến sỹ và sinh viên ra đón hân hoan. Chắc chắn lực lượng đón Hilary sẽ hoàn toàn khác! Và hàng trăm con người đã chết cho cuộc đến thăm lịch sử của bà!
Xin lỗi các Quế mafia cho mình quyền tự cao tự đại sánh vai bên nhân vật khao khát quyền lực Hilary (tự đại vốn cũng là đặc tín truyền kiếp của bọn mafia, he he). Tuy nhiên mafia khác bà ở chỗ mafia thấy rõ sự nỗ lực của nhân dân Pakistan trong việc thắt chặt an ninh và xây dựng cuộc sống khó khăn của mình, trong khi vẫn tràn trề tình nhân ái quốc tế. Bà ấy không nhận ra được vì bà sẽ cho rằng những chàng cảnh sát lăm lăm tay súng kia chỉ để bảo vệ một nhân vật quan trọng như bà, để tạo một không khí cho người Mỹ nghĩ là Pakistan đã nghe những gì Mỹ “mong muốn”. Bà đến chỉ nhằm chỉ trích chính quyền Pakistan là chưa làm đủ sức để tiêu diệt lực lượng Taliban. Mafia hạnh phúc hơn bà là được quan sát mọi điều với con mắt của một người khách quốc tế bình thường, được chan hòa trong sự yêu mến, thân thiện bạn hữu đặc biệt của người Pakistan mà mafia từng biết khi gặp một vài trong số họ trước đây! Kể cả những chiến sỹ cảnh vệ, họ tự hào vì được mafia quan tâm đến họ (họ rất thích chụp ảnh với mafia và khoe với mọi người, thực ra, trong cuộc sống bình thường họ an phận!) 
Bạn bè Pakistan mong muốn bạn bè quốc tế kỳ vọng một cuộc sống an bình cho họ, các giáo sư bạn bè của mafia từ thành phố Peshawar tới, đã lẳng lặng rời hội nghị sau khi được tin lại một vụ đánh bom tàn khốc nơi quê hương họ, họ không chào ai vì lo ngại làm nao lòng bạn bè, sáng ngày đọc tờ POST được liệng qua khe cửa phòng khách sạn hàng ngày, mafia mới hay, chạy đi tìm họ giữa hàng ngàn thành viên hội nghị để chia sẻ mà không thấy, về rồi họ lên mạng báo cho mafia mới biết họ đã bay đi từ đêm! Cùng ngày báo đưa tin Bộ Trưởng Bộ Giáo dục Pakistan bị bắn chết! Mafia thật sự cảm phục bạn bè Pakistan đã cố kìm lòng để xây dựng một không khí hoàn hảo cho hội nghị!
QUẾ MAFIA.

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2009

ĐIỀU KHÔNG THỂ MẤT

Điều không thể mất
Sáng tác: Ngọc Châu
Trình bày: Khánh Linh

Như con sóng trào, dạt dào yêu thương,
Mưa giông bão nổi trên thế gian nào đâu sánh bằng.
Tình mẹ thương con, qua mọi gian nan.
Tình mẹ thương con chứa chan không mất bao giờ.

Tháng năm, con sống trên đời dù bao gian lao.
Trái tim con hướng về mẹ như ánh mặt trời.
Như con sóng trào, dạt dào yêu thương
Con luôn nhớ về tình mẹ bao la.
Sẽ không đánh mất ... trong tim.