Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Một trong nhiều niềm Hạnh phúc mà tôi có.


MẸ .
Đi công tác điện thoại về gặp mẹ hỏi thăm sức khỏe của bà. Sau khi kể về đau xương khớp, nhức mỏi cả người (bệnh người già và di chứng hai cuộc chiến tranh), kể về việc bà lau nhà trượt gãy...cái cán chổi lau, may thật. Càm ràm bà cứ lay hoay làm việc nhà, bà chỉ cười.
Chốt: Mi đi công tác hơn 20 ngày rồi đó , đợt này đi lâu rứa con?...
Công việc chưa xong má ơi.
Ôi mẹ tôi, tôi thì không nhớ đã đi khỏi nhà bao nhiêu ngày rồi, còn bà thì đếm từng ngày. Tôi gần 60 tuổi dưới mắt bà tôi vẫn là thằng con cần che chở. Có lần bà nói tôi: Mi là thằng ngu con ạ. Tôi khoái nhất câu này bà nói với tôi. Mà thật tôi ngu thật trong cuộc chơi ĐỜI này. Ngu thật đấy, mẹ chửi ngu vô tư, nhưng ai chửi tôi ngu thì cẩn thận chút.

CON GÁI.
Con gái điện thoại: Kể chuyện học hành, chuyện nhà... Ba ơi đợt này ba đi lâu thế.
Công việc cuối đợt đang gấp tiến độ chưa về được.
 Nó nói: Hồi con còn nhỏ ba đi công tác mấy tháng mới về, con không biết. Từ khi con nhận thức được thì lần này là lần ba đi lâu nhất...
Ôi con gái tôi, 19 tuổi, thiếu nữ, với tôi nó vẫn cứ là bé con. Thiếu vắng "đồng minh" lâu, cảm thấy "yếu một cách toàn diện" nên ngõ lời cầu cứu "đồng minh" đây.
Nhiều câu trả lời cho câu hỏi: Hạnh phúc là gì?
Với tôi đang đi xa nhà, được Mẹ và Con gái quan tâm, mong về, tôi thấy thật hạnh phúc!

TCD viết từ vùng Tây Phú Yên.

Viết thêm:
Bài này để ở fa và nhận được các bình luận:
Bạn nói không công bằng..., còn người nữa đâu?
 Mình trả lời: Nỗi nhớ mong kia chỉ hai người, nói ra đây ngại lắm, nếu có nói ra thì phải nói nhiều...
Bạn nói: Người đó không nhắc đến nhưng ai cũng biết, Người đó vừa là mẹ ta vừa là bé nhỏ của ta đó...
Và rồi Người đó lên tiếng: Có nhất thiết nhớ là nói là nhớ không??? Nếu thế thì người ở nhà cũng mong người đi công tác nói "NHỚ - NHÀ"
Và cuối cùng mình lại cọp lại ý của Người đó: Có nhất thiết nhớ là nói là nhớ không???

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

NGẪM TỪ CÂY CÀ GAI LEO


Từ cây gai dại, em thành "thần dược":
Cây cà gai leo được người miền Trung gọi là cây cà quánh, là một loại cây dại có nhiều gai, mọc trong bờ rào, bụi tre, nương theo các cành cây trong bờ rào và bụi tre để leo lên. Có lẽ vì cành có nhiều gai và không tự đứng được mà phải nhờ cành của cây khác để leo lên nên được gọi là cà gai leo chăng? Trước kia, người nông dân rất khổ vì phải chặt bỏ cây này vì có nhiều gai, trâu bò không ăn, gây khó khăn trong sản xuất, vì vậy họ phải chặt bỏ và đốt, nhưng càng đốt nó càng lên, như cây mai dương bây giờ vậy.
Nhưng rồi gần đây, phong trào "tìm và diệt" cây này nổi lên, làm đau đầu các nhà chức năng, làm các nhà khoa học lo lắng về nguy cơ tuyệt chủng của một nguồn gen quý! Tại sao? Đó là vì cà gai leo là một cây thuốc quý và chỉ với 3 từ thôi "Giải độc gan", nó đã trở thành "thần dược". Bởi vì, trong thời đại mà ăn cái gì cũng sợ bị ngộ độc, thì chuyện có một loại cây giúp người ta giải độc ngay bên cạnh thì còn gì quý bằng. Và thế là các đại lý thu mua cây cà gai leo mọc lên, giá cây tươi từ 6k đồng/kg được đẩy lên 10k đồng/kg. Giá cây khô sau khi sao, từ 70k đồng/kg lên 110k đồng/kg mà không có mua.
Cách đây 2 năm, TL tình cờ đọc được một thông tin trên Nét, rằng khi nhai rễ cây cà gai leo thì uống rượu không say, và thế là TL thử ngay, thấy hiệu nghiệm vô cùng. Chỉ cần nhai đoạn rễ bằng ngón tay út khi uống bia, rượu thôi, thì với lượng bia, rượu lai láng như nước sông Hàn của huynh VAV cũng không nhằm nhò gì! Thế mới biết, sức phân giải nồng độ cồn của rễ cây cà gai leo mạnh cỡ nào! Thế là từ đó, thứ 7, chủ nhật  TL lại về quê chơi sẵn kiếm vài kg cà gai leo về sắc uống. Nhưng nay thì không còn, muốn phải mua 120k/kg mà phải dặn trước. Thì ra, không chỉ mình TL tìm, mua, mà bây giờ người ta tìm, nhổ rồi sao để bán, gửi đi Sài Gòn!
Ngẫm từ cây cà gai leo:
Nếu chỉ tiêu dùng trong nước hay chế biến rồi gửi đi Sài Gòn, Hà Nội thì cũng không đến nỗi! Đằng này, phong trào thu mua cây cà gai leo nổi lên là để xuất đi Trung Quốc. Với giá thu mua 6-10k đồng/kg tươi, một ngày người nông dân có thể kiếm được từ 200k-300k đồng. Đây là nguồn thu nhập đáng kể vào lúc nông nhàn và thế là, nhà nhà đi cắt, người người đi chặt cà gai leo; dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng! Hỏi cơ quan chức năng, họ bảo đây là loài cây dại, không nằm trong danh mục quản lý? Chịu! Các nhà khoa học thì lo lắng, với đà "nhổ tận gốc, trốc tận rễ" như thế này, chả mấy chốc mà loài cây này tuyệt chủng.
Ngẫm rằng, không chỉ với cây cà gai leo, mà tình trạng mua đỉa, mua lá xoài, lá nhãn, mua móng trâu, mua cây ngâu... để xuất sang Trung Quốc, vẫn thường diễn ra, nhưng cơ quan chức năng vẫn không có cách gì ngăn cản!
Hiện nay ở Q.Ngãi có một số nông dân thấy cà gai leo bán được giá nên đã gây trồng để thu hoạch bán! Mới hay, nông dân ta thật nhanh nhạy, cái gì có lợi, đem lại lợi nhuận cho mảnh đất của mình là họ làm ngay!
Hy vọng, đây sẽ là nơi lưu giữ nguồn gen của cây thuốc quý này.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

TRÁI GÌ MÀ XINH XINH THẾ...

Có một nhà sinh học nói với TL rằng, để biết chính xác một loài cây, cần phải xem hoa và trái của nó! Hôm nay TL có 2 bức ảnh chộp trái và hoa lá của một loại cây thuốc (Do đang đi tìm cây thuốc gặp em nó thấy đẹp nên chộp vội bằng cục gạch N70 nên không được đẹp, mong các Quế thông củm).
Đố các Quế đây là cây gì, tên dân gian, tên khoa học, tác dụng chữa bệnh của em nó? Giải thưởng là một chầu tô ly điếu tại quán phở nổi tiếng ở Phú Mỹ Hưng mà huynh HHP đã mua để nịnh vợ! (Nhờ huynh HHP cho địa chỉ cụ thể!). 




Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Tân "Tua Gai"

Đang vắt chân lên cổ giải quyết một đống việc tồn đọng, để chuẩn bị đi tư tác, thì hắn gọi "con đã ra ĐN", 24 con ra Huế. OK, 24 là mọi việc tạm ổn, có thể hỗ trợ hắn được. Đùng cái: mai con ra Huế trước, hic. MF vội vàng gọi một em khoa ngoại ngữ định nhờ đi hỗ trợ. Rồi hắn với 2 ông khách cũng được diện kiến. Hóa ra các ông khách không nói tiếng Anh!  Điều quan trọng là MF đã hồi hộp chờ mục sở thị "tua gai" (tour guide) mới tinh, vì vậy cứ tưởng tượng hắn trịnh trọng với các "mối" của mình như thế nào. Sự thực thì, các "mối" ngó chừng rất nghe lời hắn, còn hắn thì ... he he, các cậu dì Quế coi hình, đoán coi Quế con nhà ai?










CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY NAM BỘ KHÁNG CHIẾN!

Lời chào mừng từ Sông Hi nh, Phú Yên.

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

CÁC CỬA



 Khác với miền Nam, các cửa sông đổ ra biển ở miền Trung đều  tuyệt đẹp. Nước trong xanh vì rất ít phù sa, những bãi cát trắng chạy dài với hàng dương xanh ngắt nhìn thật mát mắt. Các CỬA này như được trời sinh ra để làm du lịch, ấy vậy mà nơi đây từng là túi bom trong quá khứ!  Đi “ngắm Tổ quốc” mà đầu óc cứ miên man…


CỬA VIỆT(QT)
"Tiềm năng nắng" ở đây rất dồi dào, sao địa phương không xuất khẩu...nắng
qua Bắc Âu cho dân họ "tắm", kiếm chút ngoại tệ nhỉ?!


Cỏ chông đấy các bạn, những con "nhím cát" này có thể"chạy" rất nhanh nhờ
sức gió.

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Bạn thơ rượu tình


BẠN THƠ BẠN RƯỢU BẠN TÌNH


Ngày xưa có cụ Tản Đà
Làm thơ uống rượu để mà say sưa !
Ngày nay ta được kế thừa
Cũng thơ với rượu say sưa tối ngày
Rượu vào thơ viết hồn bay
Gửi thương cho nhớ tỏ bày tình yêu
Lâng lâng mơ tưởng nói liều
Ta yêu nàng ấy sớm chiều nhớ nhung
Hợp tan, tan hợp tương phùng
Trăm năm duyên mộng sống chung bao ngày ?
Ta còn nặng nợ đó đây,
Còn thơ với rượu chẳng ngày nào quên !
Giá như ta đươc cùng em
Một ngày cũng đủ đáp đền nghĩa ân ?
Trăm năm ta chẳng có cần
Sống chi dai dẳng khổ thân chán hèo
Người đời như giấc chiêm bao
Người xưa đã mấy ai nào trăm năm
Một đoàn lao lực , lao tâm
Quý chi chữ " THỌ " mà lăm sống nhiều ?
Có tiền chưa dễ mà tiêu
Ham danh lắm kẻ như diều đứt dây
Thương ai cho bận lòng đây ?
Cho vơi hủ rượu cho đầy túi thơ !
Cảnh đời gió gió mưa mưa
Buồn trong ta phải say sưa đở buồn
Rượu say ta lại khơi nguồn
Nên thơ, rượu cũng thêm ngon giọng tình.
Rượu thơ mình lại với mình
Khi say quên cả cái hình phù du
Trăm năm thơ túi rượu vò,
Nghìn năm thi sĩ tửu đồ là ai ?
ĐN 13 / 09 / 2014 VAV
---------------------------------------------------------------------------------
Bạn đọc thử tìm đoạn thơ nào là của thi sỹ Tản Đà để trao giải thưởng cùng đợt với bài " Ai nói với ai " Và cho biết tửu đồ là ai ?

Những khoảnh khắc của tạo hóa

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

KIẾN QUẾ


   Bạn hãy quan sát một đàn kiến, trên đường đi kiếm ăn, lâu lâu lại thấy chúng dùng cặp râu đụng vào nhau. Chúng làm gì vậy?
   Các nhà sinh học giải thích: Đó là cách chúng thông tin, giao tiếp với nhau. Mỗi một đàn có một loại hoocmôn riêng để nhận dạng . Chúng chỉ chấp nhận đồng bọn khi có cùng “mùi”, khác mùi là alê…chiến đấu. Bản năng tự vệ ấy giúp chúng tồn tại trong tự nhiên.  Kiến Quế thì sao? Chúng cũng ngửi “mùi Quế” để tìm đến nhau đấy các bạn ạ. Kinh!
   Hôm nay, nhân các bạn đang nhâm nhi thưởng thức “thành quả ” của 6 năm sinh nhật Blog BTB, tôi xin có đôi lời:
   Vừa rồi, theo “số liệu thống kê” của MMTQ thì đã có “lượt xem trang Quế/tuần, cán mốc 4000 lượt và đang tăng trưởng ngoạn mục”, mọi người đều hoan hỉ. Tự hào là chính đáng thôi (dù có hơi “say sưa chiến thắng” một chút), bao nhiêu công sức, lao động và tình cảm của cả một tập thể gửi gắm vào đó kia mà! Nhưng mà này, các bạn có bao giờ phân tích trong tổng số lượt xem ấy có bao nhiêu là của Quế, bao nhiêu là của khách không? Tỉ lệ đó mới nói lên nhiều điều.
     Có thể đây chỉ mới là thành công mang tính nội bộ chia sẻ với nhau ( đối nội) nhưng trong “thời đại” hiện nay Blog Quế muốn giao lưu rộng hơn, với sức lan tỏa mạnh hơn, nhiều người hiểu về các bạn hơn, việc khẳng định “thương hiệu” khi “ra biển lớn” (đối ngoại) chắc sẽ cần một chút điều chỉnh nho nhỏ. Cái đó gọi là “đầu tư”, nó giúp cho blog mình mang tính chuyên nghiệp hơn, thú vị hơn.  Riêng tôi, là người rất hãi “bệnh thành tích” với những con số khủng, nhưng vẫn tự hỏi: Tại sao không phải là 6000, 8000 lượt xem trang Quế/tuần?  Nguyên nhân là gì? Giải pháp ở đâu?
   Theo tôi, về nội dung blog Quế là ổn. Giờ, tôi sẽ nói về hạn chế của Blog này, tất nhiên có đúng có sai – ý kiến  chủ quan mà.
   Ngày Blog mới đầy tháng, tôi đã rất kinh hãi vì tất cả thành viên tham gia đều là Quế ( nỏ biết ai là ai). Tôi trao đổi chuyện này với AMK3 thì MMĐTQ phán ngay một câu xanh dờn:“Tại chúng nó thích thế”(!). Ừ, chả ai dại gì đụng vào “cái thích” của người khác để biến thành cục u trên đầu mình.  AE bên Trỗi hơi bị “ù tai, chóng mặt” vì “ma trận” Quế, không biết tham gia và còm như thế nào cho phải đạo. Tất nhiên sau này, tên Quế còn có “tiếp vĩ ngữ”, việc Quế mọc thêm tí đuôi, chuyện nhận dạng quả có cải thiện. Tham gia blog mà mình không rõ “đối tác” cụ thể là ai thì  chán lắm, không thể giao lưu ở mức độ cao hơn, sâu hơn với những người có thể là bạn tiềm năng sau này…
    Vấn đề lạm dung nickname cũng có mặt hạn chế, dù rằng khá tiện khi giao dịch. Trong phạm vi nhóm nhỏ, người ta  nhận ra nhau ngay, nhưng với “thế giới”, họ làm sao biết được mình? Hì , hì, nói cho lắm vậy chứ cái nick TM là thằng nào nhỉ?
 Khởi đầu blog BTB  là bài “Tôi tìm bạn tôi”. Nay, sứ mệnh đã hoàn thành. Mừng Quế đã tìm lại được bạn bè, có phần hơi bị đông nữa. Vui vẻ, cảm động và ấm cúng, vậy bước tiếp theo Blog Quế sẽ là gì? Vấn đề nội bộ nhỉ. Hình thức chiếc áo blog cũ liệu có trở nên hơi chật? Nghề chơi cũng lắm công phu…
    TQ Bantroi từng dùng hình tượng “ Chơi blog là phải như Samurai móc kiếm, moi ruột mình ra”. Ghê khủng quá! Ý muốn nói chơi với nhau phải hết lòng (đúng nghĩa đen chắc Blogger chẳng còn một mống).
  Là blogger Blog BTB, ý kiến của tôi có thể “Trung ngôn nghịch nhĩ”, các Quế có “ném đá” thì nhớ chọn cục mềm mềm một chút.
                                                                                       

                                                                                       SG 12/9/2014

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Nghệ thuật nấu ăn của người Việt

Có mấy người khách bạn TQ đến Huế cứ sướng rưng rức vì đi vào các chùa chiền, lăng tẩm … đều thấy xài chữ TQ. Họ còn nói: Ở TQ mọi thứ đều phát triển, cho nên nếu muốn nghiên cứu về lịch sử Trung Hoa thì nên sang Việt Nam, vì Văn hóa Việt Nam lưu lại các thời kỳ nhất định của văn hóa Trung Quốc.
Đừng hòng nhé:

NGHỆ THUẬT NẤU ĂN CỦA NGƯỜI VIỆT
Tác giả: GS. Trần Văn Khê – 1998
(Bài do đại ca Nguyễn Trọng Cừu, nguyên TGĐ cảng Bến Nghé, HSMN Đông Triều, chuyển)

Cách đây hơn 30 năm, tại Paris, người bạn của tôi mở một hiệu ăn Việt Nam, nhưng có cả bếp Trung Quốc và bếp Việt Nam để phục vụ cho khách “cơm Tàu và cơm ta”. Hôm lễ khai trương, có mời đại diện báo chí, phát thanh, truyền hình Pháp đến dự cuộc họp báo. Có nhiều PV đặt câu hỏi : “Hiệu ăn này có thức ăn Trung Quốc và Việt Nam. Cách nấu ăn và thức ăn có chi khác nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam hay chăng?”. Anh bạn tôi mời hai đầu bếp Trung Quốc và Việt Nam ra hỏi thì hai người đều nói : “Khác lắm chớ! Cứ vào bếp coi chúng tôi nấu thì biết!”. Mà ký giả quá đông, không vào bếp được. Anh bạn tôi nói nhỏ với tôi : “Anh trả lời giùm tôi với mấy ông nhà báo câu hỏi của họ để còn khai tiệc lớn sau tiệc khai vị”.
Tôi họp các PV lại và nói :
“Các bạn muốn biết giữa Trung Quốc và Việt Nam có gì khác nhau trong nghệ thuật nấu ăn. Tôi xin đơn cử ra 3 điểm :

1/ Người Trung Quốc thường dùng bột mỳ
Người Việt Nam thường dùng bột gạo.

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Tiếng Việt và Tình Yêu lứa đôi


AI NÓI VỚI AI

Ai về ai có nhớ ai
Chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim
Tháng năm ai mãi đi tìm
Bóng hình xưa cũ trong tim mãi còn
Ai về với nước cùng non
Để ai mãi nhớ mỏi mòn đầy vơi
Ai đi cuối đất tận trời
Để ai thương nhớ một thời xa xưa...
Ai về mong nắng chớ mưa
Mong cho đôi bạn sớm trưa chung tình !
ĐN ngày 10 / 09 / 2014 VAV
----------------------------------------------------------------------------------

Tình yêu và hạnh phúc

Đây là quà đại ca Trỗi Hồ Bá Đạt tặng các Quế!
Các Quế mở chế độ toàn màn hình ở góc dưới bên phải và thư giãn!

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

NGÀY NÀY CÁCH ĐÂY ...6 NĂM!

Bài viết đầu tiên của chị Hồ Như Nguyện

1. Được sự giúp sức của anh AMk3 - MMĐTQ, ngày 8/9/2008, blog Bạn Trường Nguyễn Văn Bé chuẩn bị ra mắt với lời mượn từ trang HSMN. Bài viết đầu tiên "Tôi đi tìm bạn tôi" của chị HNN, Bé lớn - MMTQ  Trang vào ngày 9/9 nên có thể coi  là ngày chinh thức ra mắt của Trang bantbe .
Thế mà thấm thoắt đã 6 năm tồn tại của Trang với bao buồn vui, thăng trầm. Ngày đầu, chủ yếu các bài của chị HNN và các anh chị Bé lớn, được động viên cổ võ và giúp sức của các anh thiếu sinh quân (hồi xưa nha) trường Trỗi. Do ít người biết và tham gia, cũng như thời ấy vi tính còn là vẫn đề với các Quế nên Trang bantbe khá vắng khách.

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Tiếng Việt - Tiếng Mỹ rắc rối ...

Tác giả: Lê Anh Tuấn
(Cám ơn đại ca Trỗi Hồ Bá Đạt đã chuyển bài.)

Chuyển các Quế thư giãn cuối tuần

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi 
Me hiền ru những câu xa vời 
À à ơi! Tiếng ru muôn đời 
Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui 
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi 
............
Phạm Duy (Tình ca, 1953)

Tôi tình cờ quen một anh bạn Mỹ, người Mỹ chính cống, mắt xanh mũi lõ, tên Johnson William, quê ở tiểu bang Ohio của xứ Cờ Hoa nhưng Johnson đã hơn 16 năm sinh sống ở Việt Nam, nghiên cứu về dân tộc học Đông Nam Á, nói tiếng Việt thông thạo, phát âm theo giọng Hà Nội khá rõ, hắn học tiếng ở Đại học Ngoại ngữ Hà Nội rồi làm Master of Art về văn hóa xã hội Việt Nam ở học Khoa học Tự nhiên Sài gòn, rành lịch sử Việt Nam, thuộc nhiều câu thơ lục bát trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu. Johnson ăn mặc xuyền xoàng, cái đầu rối bù, chân mang một đôi giày bata cũ mèm, lưng quảy một ba lô lếch thếch, sẵn sàng ăn uống nhồm nhoàng ngoài vỉa hè. Johnson có thể quanh năm suốt tháng ăn cơm với chuối thay cho bánh mì và phomát, xịt nước tương vào chén rồi cứ thế mà khua đũa lùa cơm vào miệng. Đối với Johnson, thịt rùa, rắn, ếch, nhái, chuột đồng, ... hắn xơi ngon lành. Bún riêu là món khoái khẩu của Johnson, hắn còn biết thèm hột vịt lộn ăn với rau răm chấm muối tiêu chanh. Ai có mời đi chén thịt cầy với mắm tôm, Johnson chẳng ngần ngại mà còn biết vỗ đùi đánh cái phét khen rượu đế mà nhắm với thịt chó ngon "thần sầu quỉ khốc" !!! Chẳng biết Johnson khéo tán tỉnh thế nào (hoặc bị tán) mà vớ được một cô bé Hà thành tóc "đờ-mi gác-xông", sinh viên ngành văn chương hẳn hoi. Ngày cưới, Johnson vận áo dài khăn đóng, dâng trầu cau và quì lạy bàn thờ tổ tiên nhà gái thành thạo làm đám thanh niên, thiếu nữ, cả lũ con nít và mấy ông cụ ông, cụ bà trong làng suýt xoa, kinh ngạc, xúm đen xúm đỏ coi muốn sập nhà.

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

BÁC VÀ SEN


                           

Tháp Mười đẹp nhứt bông sen
Việt Nam đẹp nhứt có tên Bác Hồ
Văn học, qua ca dao đã nói lên tấm lòng của người dân Nam Bộ đối với Bác qua hình tượng bông sen bình dị, gần gũi mà thanh cao. .. Giờ, tôi xin được dùng thứ “ngôn ngữ” khác - Ngôn ngữ nhiếp ảnh để “dịch” vấn đề này thông qua bức hình trên.
… Chuyện rằng: ngày xưa có một ông Vua ra đề thi hội hoạ, Ngài yêu cầu thí sinh “vẽ một bức tranh thể hiện được mùi hương vương trên vó ngựa khi tráng sĩ đi qua cánh đồng hoa”. Các thí sinh đâm bí gãi đầu, chẳng lẽ lại đem nước hoa đổ vào tranh?? Thế rồi có một bức đoạt giải . Chú sĩ tử này đã vẽ một bầy ong, bướm quấn quýt bên chân tuấn mã. Đó chính là thủ pháp gián tiếp, khiến người ta phải suy diễn và liên tưởng.

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Bí ẩn về những thước phim quay Lễ Độc lập mùng 2/9/1945


(Dân trí) - Những thước phim vô giá có tên “Ngày Độc lập 2/9/1945” ghi lại hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập đã đi vào tâm khảm người Việt Nam. Nhưng ít ai biết đằng sau thước phim đó có những câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Tạp chí Nghệ thuật Điện ảnh số 6/1990 có đăng một bài viết của nhà báo Trung Sơn với tựa đề “Ai là người ghi hình phim ngày Tết Độc lập 2/9/1945?”. Bài viết đó cho biết một chi tiết khá lý thú liên quan đến đoàn làm phim “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh” của đạo diễn Phạm Kỳ Nam làm năm 1975.

Sau một thời gian quay ở Paris, trước khi đoàn trở về nước, đạo diễn Phạm Kỳ Nam bất ngờ được lễ tân khách sạn chuyển đến một hộp các tông được bọc kín. Khi trao chiếc hộp này, người gửi chỉ nhờ lễ tân khách sạn nhắn với đạo diễn Phạm Kỳ Nam rằng đây là quà tặng của một người bạn của Việt Nam rồi lẳng lặng đi mà không cho biết tên tuổi.