Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM 27/2

Xin chúc mừng tất cả các QUẾ LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU nhân ngày thầy thuốc VIỆT NAM 27/2 . Chúc các bạn luôn vui , khỏe và là chỗ dựa vững chắc cho hội QUẾ .
Avatar của ngonluabatdiet


Mặc định Truyện cười về ngành Y

Một anh chàng sinh viên ngành Y đi thực tập.
Hôm nay là lần dầu tiên khám bệnh...
Khi bệnh nhân dầu tiên vừa buớc vào phòng khám anh chàng đã nhiệt tình hỏi han:
- Anh bị làm sao? Phân thế nào, có ăn được không?
Bệnh nhân: - ?!!

***********************************
Một bác si nọ bị bệnh nghề nghiệp.
Một đêm, bà vợ thì thào với ông:

- Ông này, trong phòng mạch có trộm đấy!
- Thật hả, nó bị bệnh gì thế?
**********************************
Sinh viên trường Y đến thi vấn đáp với giáo sư. Giáo sư hỏi thí sinh:

- Nếu muốn cho người bệnh tháo mồ hôi thì anh sẽ làm gì?

- Tôi sẽ cho bệnh nhân dùng các thức uống nóng.

- Ví dụ?

- Như trà nóng, thuốc, nuớc hoa hồi.

- Nếu các thứ đó không công hiệu?

- Tôi sẽ dùng dầu xoa, cho ngửi êphin.

- Nhưng nếu không đuợc thì sao?

- Tôi sẽ dùng các thứ dụng cụ thủy ngân.

- Nhưng vẫn không công hiệu thì sao?

- Tôi sẽ dùng các thứ thuốc, nhu saphonran, xanxapêren... anh sinh viên vừa trả lời vừa lau mồ hôi nhỏ giọt.

- Nếu những phương thuốc đó cũng không đủ công hiệu?

- Thì tôi sẽ đưa bệnh nhân dến thi vấn đáp với giáo sư!
****************************
Bệnh nhân: Bác sĩ, nhổ cái răng này thì mất bao nhiêu tiền vậy?
Nha sĩ: 90 đô.
Bệnh nhân: 90 đô mà chỉ làm có mấy phút thôi à?
Nha sĩ: Tôi có thể nhổ lâu hơn nếu ông muốn.
Vui lòng chờ...
****************************

Hỏi: Nếu phải đối mặt với việc chọn lựa một trong hai thì anh sẽ chọn cái gì, bệnh Alzheimer hay Parkinson?
Đáp: Parkinson; thà bị đổ mất một nửa cốc bia còn hơn là quên mất là đã để nó ở đâu.

****************************
Một anh bị bệnh hen đi đến phòng khám của bác sĩ. Thang máy hỏng nên anh phải leo cầu thang bộ lên tầng 5. Anh ta hổn hển nói:
- Bác sĩ, em bị hen nặng. Bác sĩ có liệu pháp gì không ạ?
- Rất dễ thôi. Đừng hút thuốc, uống rượu, nghỉ ngơi nhiều và sắm ngay một cái kính.
- Kính thì giúp gì cho bệnh hen chứ?
- Nó giúp cậu lần sau tìm ra phòng khám bác sĩ. Ông ấy ở tầng dưới. Còn tôi là nhân viên kế toán.

***************************
Từ phòng làm việc của bác sĩ, một cô gái trẻ măng chạy vụt ra, nước mắt đầm đìa.
- Có chuyện gì với cô bé thế? - một bác sĩ khác hỏi.
- Có gì đâu! Tôi chỉ bảo cô ta rằng cô có bầu.
- Thật à? Ít tuổi thế mà đã có bầu?
- Tớ chả biết. Nhưng chắc chắn là cô ta không còn bị nấc cụt nữa.

*************************
Khi bệnh nhân cần tư vấn tâm lý nằm yên vị trên chiếc sofa trong phòng khám, bác sĩ tâm lý bắt đầu liệu pháp của mình:
- Tôi chưa rõ lắm về vấn đề mà anh gặp phải. Vậy có khi anh kể lại từ giai đoạn ban đầu xem nào.
- Tất nhiên rồi, bệnh nhân đáp, thuở ban đầu, tôi tạo ra thiên đường và trái đất…

************************
ST

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

Nụ cười Apsara!

Góp với Quế MF một minh họa cho chủ đề "Nụ cười Apsara!". Angkor Thom ngày 2/9 năm 2010, thực ra theo quan sát của tui thì trong muôn vàn khuôn mặt được tạc trong đá cùa quần thể Angkor Thom thì chỉ có một khuôn mặt mỉm cười. Nụ cười bí hiểm duy nhất mà mọi du khách đều muốn đứng cạnh để chụp hình.

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

NỤ CƯỜI APSARA


ANGKORAIR

Hôm tháng mười một MF sang Campuchia dự một cuộc họp được tổ chức tại trường Đại học Kông Pông Chàm. Cũng đã đôi lần đi Campuchia, nhưng thường là vội về nên ít để tâm nhiều. Lần này đi với một tâm trạng thoải mái hơn, cũng có tính thăm thú nhiều hơn, vì vậy có gì đó thôi thúc muốn viết về chuyến đi, mặc dù chuyến đi đã cách nay gần 4 tháng vì nhiều việc buộc phải dành thời gian nhiều hơn là cho việc viết lách riêng tư.
Từ Tân Sơn Nhất, MF trèo lên chiếc máy bay chật chội của Ăngkor air. Lần đi Cần Thơ MF đã biết hãng tàu bay này, nhưng đây là lần đầu thực sự đi với hãng, vì là để bay sang đất nước Ăngkor, và được con người xứ sở Ăngkor phục vụ. Theo các bạn Campuchia, thực ra hãng này do Việt Nam khai thác, nhưng nhân viên hàng không là người Khmer. Tiếp viên hãng tạo một cú shock nhẹ cho MF, đã đi máy bay nhiều hãng, MF thấy là các hãng châu Âu tiếp viên thường nhiệt tình, nhưng xài xể, ít chăm sóc hình thức, các hãng châu Á thường chọn tiếp viên trẻ đẹp, đặc biệt là hãng Thai airway và Malaysia airline, (Vietnam airline thì, hic, xuống cấp quá mức, từ hình thức đến thái độ phục vụ), nhưng thật bất ngờ, các tiếp viên nam cũng như nữ của Ăngko air lại đẹp như thế, cái đẹp rất duyên của con người được lựa chọn từ xứ sở những con người có nước da nâu rám bởi nắng mưa vất vả ngày ngày. MF không những mê mẩn cái đẹp của các bạn trẻ này, mà còn mê cái kỹ nghệ phục vụ của họ, nói không quá, họ phục vụ như trình diễn nghệ thuật, mặc dầu không hề có chút cường điệu, từ cười nói, đi lại cho đến việc nhắc nhở, hỏi han hành khách. Có thể do MF may mắn gặp lúc, gặp người. Nhưng họ đã được đào tạo rất chuyên nghiệp.
PHNÔM PÊNH
Hiệu phó Đại học Kông Pông Chàm, Sươn Sarey, và đồng nghiệp đón MF tại sân bay, đưa về nghỉ tại Phnôm Pênh. Campuchia thì các Quế không lạ gì, MF cũng đã vài lần qua, nhưng hầu hết chỉ ở lại làm việc tại Phnôm Pênh, thường là khá vội vã nên ít có nhận xét gì, đôi khi thấy chán, chỉ có cảm nhận đây thực sự là "thành phố Quốc tế," các bảng hiệu quảng cáo, shop, nhà hàng … đều ghi bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau: Cambodian, Anh, Trung Quốc, Pháp, Việt hoặc Nhật … Tiền thì tiêu tiền gì cũng được: Đô la, Euro, đồng Việt Nam, đồng ria Campuchia (ít dùng hơn đô la) … đôi khi cảm giác mình đang ở Việt Nam vì hàng Việt Nam khắp nơi, từ gói mì tôm cho đến rượu nếp, từ chai nước trà không độ hay nước giải khát Dr Thanh đến các kiểu áo quần và cả những chiếc dù ven phố. Những người ăn xin thì giỏi tiếng Anh hơn du khách Trung Quốc. Vậy đó, nhưng người ta thấy dân Campuchia giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách kỳ tài! Qua biết bao thăng trầm của lịch sử, mà đến giờ từ thành thị đến nông thôn, đâu đâu vẫn thấy dấu ấn của văn hóa Khmer không lai tạp!
KÔNG PÔNG CHÀM
Sở dĩ chuyến đi này MF thấy thú vị hơn vì có chuyến đi về Kông Pông Chàm. Trên đường đi, các giảng viên Đại học KPC tâm sự về cuộc đời của họ. Lâu nay qua báo đài các kiểu, MF có biết về lịch sử xa gần của xứ bạn, nhưng vốn mình hay lớt phớt, nghe đâu bỏ đó. Bây giờ nghe các bạn kể, mình lại hình dung lại những câu chuyện khủng khiếp thời Pôn Pốt đang được những người trong cuộc kể cho các nhà KH quốc tế nghe (trên xe còn có người nước khác). Phần nhiều trong số họ thời đó là những đứa trẻ thành phố, bị chúng tách khỏi cha mẹ, đẩy đi về các trại tập trung, đói khát và thất học, một năm họa may mới được thấy lại cha mẹ một lần, cha mẹ cũng bị bắt ở xa nhau, nam ở với nam, nữ ở với nữ, có người bị giết… trả lời câu hỏi của MF, họ nói: Pôn Pốt học cao quá nên trở thành thằng điên! Nếu bọn chúng mà còn đến giờ thì… họ không nói họ mang ơn Việt Nam, nhưng một giáo sư người Anh nói tiếp lời: “ nhờ Việt Nam phải không?”, MF im lặng và nghĩ về biết bao xương máu những người lính Việt trẻ đã đổ xuống nơi này… Họ bỏ cuộc đời thanh xuân trai trẻ, gia đình, quê hương, mái trường, sự nghiệp… câu chuyện của bạn dường như làm thay đổi tư duy của các bạn quốc tế về quan hệ VN-K rất nhiều.
Với con mắt của người chí thú với nông nghiệp, MF vui hơn khi thấy dọc hành trình, nghề nông nước bạn đang khởi sắc! Lúa nước, chuối, cây điều, đặc biệt là cao su. Những rừng cao su bạt ngàn hứa hẹn một tương lai cho bạn, tuy rằng hiện giờ chủ yếu là xuất khẩu nhựa thô cho … Việt Nam. MF có nỗi băn khoăn cho bạn trong chăn nuôi, bạn vốn có giống bò vàng rất tốt, nhưng vì Hoàng Thân Xi-Ha-Núc (Sihanouk) đã đưa giống bò trắng Ấn Độ về, nên nơi nơi phát triển giống bò này. Điều đáng nói là tầm vóc chúng tuy cao to nhưng phẩm chất kém hơn giống bò vàng địa phương. Thực tế, về sinh lý giống bò này không phù hợp với điều kiện sống ở Campuchia, nhưng nhân dân không hiểu, kể cả các nhà khoa học cũng chưa tìm hiểu hết, nên chưa có một chính sách gì mới. MF thật là tồ khi cách nay dăm năm mới phát hiện ra người Campuchia không phải ăn đường từ mía mà là đường từ cây cọ đường (thốt nốt). (Từ đó MF rất ngưỡng mộ họ nhà cọ và hễ thấy cây cọ nào cũng nghi ngờ nó có thể cho đường!) Nay MF hỏi họ ăn đường gì, họ nói Việt Nam đã giúp họ xây dựng một nhà máy đường và họ đã biết trồng mía.
Trong các câu chuyện của bạn về sự phát triển của đất nước, luôn thấp thoáng có sự giúp đỡ cũng như đầu tư của Việt Nam. Hỏi gì cũng thấy nói Việt Nam, tự nhiên thấy thương bạn và thương … nước mình, một đất nước vẫn đang trong tầm “đang phát triển”, chỉ mới thoát khỏi “nước nghèo”, ối việc khó khăn ra đấy, nhưng vì sự an bình khu vực, vì nghĩa vụ quốc tế, vẫn cứ gánh gồng cùng với bạn bao năm nay. Biết bao giờ người bạn thiệt thà này chủ động được trên con đường thoát nghèo của mình đây? Trung Quốc cũng đang ra sức đầu tư ở Campuchia.
Điều ám ảnh thú vị đối với MF trong chuyến đi này là các dấu hiệu Đảng phái ở Campuchia (he he, hổng phải MF nổi hứng bàn chiện CT đâu nha!), nhà nào theo Đảng nào, họ thường thích phô cho mọi người biết bằng một cái bảng bên ngoài, dẫu cho đó là một hộ giàu có ở thành thị hay một hộ nghèo rớt ở nông thôn, mà nông thôn của vùng KPC cuộc sống khó khăn như người du mục, nhà ở thường là nhà sàn như những cái chòi, con nít bụng ỏng chạy lăng quăng khắp xóm.
Nghe đâu trước kia họ có khoảng ba mươi Đảng lận, nhưng nay qua quá trình chọn lọc xã hội (hổng phải chọn lọc tự nhiên như sinh học thường nói), còn khoảng mươi Đảng!
Tuy nhiên nghe bạn nói rằng 90% người ta theo Đảng Nhân Dân Campuchia (Cambodian People’s Party)!
ĐỀN WAT ANGKOR BAN CHEY
Trong chương trình thực địa tại Kông Pông Chàm, chương trình có sắp xếp cho đoàn ghé thăm Đền Wat Angkor Ban Chey. Bạn giới thiệu đây là đền mẹ của đền Angkor Wat. Mặc dù sụp đổ rất nhiều, nhưng di tích vẫn cho thấy được nền tảng văn hóa đền đài vĩ đại của đất nước Ăngkor. Từ những thế kỷ đầu của Công Nguyên mà người Khmer đã xây dựng được những đền đài vĩ đại cả về chi tiết lẫn tổng thể thế này thì văn hóa và con người họ quả không đơn giản.
Khi đến thăm ngôi đền đã về chiều muộn, mọi người hơi vội vã, đền thì có dáng hơi nhún xuống như điệu múa của nàng Apsara nên các bậc cửa đều thấp, vị giáo sư đẹp trai, cao ráo từ Đại học Quảng Tây đang háo hức bước vội vào đền sau, đột nhiên MF nghe một tiếng thét lên và hắn đổ cái rầm, MF chạy tới đỡ (nhưng chỉ là cái đỡ hữu nghị vì, hic, MF chỉ như cái nấm bên sự cao to của hắn), mặt bạn tái mét vì đau, gắng đứng dậy và vái liên tiếp về phía bàn thờ thần Ban Chey. Vì hấp tấp, hắn không để ý cửa đền rất thấp, mà hắn thì cao cỡ 1m85, nhưng đã quên cúi đầu khi bước qua!
SIÊM RIỆP VÀ NHỮNG NÀNG TIÊN
Đối với khách du lịch thì điểm đến đầu tiên là Siêm Riệp, là Angkor Wat. MF hổng phải đi du chơi, nhưng điểm đến cuối cùng của cuộc đi cũng là nơi chốn kỳ vĩ này. MF chẳng đủ văn chương để tiếp lời ca ngợi Angkor Wat, Angkor Thom của biết bao giấy bút thế gian đã tiêu tốn. Bạn có bố trí một hướng dẫn viên du lịch giúp đoàn tham quan, nhưng hắn đã lắc đầu với những câu hỏi của MF, có thể bởi hắn còn quá trẻ (24 tuổi) để hiểu hết mọi vấn đề người ta quan tâm đến các kỳ tích này, nhưng cũng có thể vì các câu hỏi “hổng giống ai” nên chẳng bít đường nào mà trả lời!
Tuy nhiên điều MF thích thú nhất là các phù điêu, như một bản trường ca bằng nghệ thuật điêu khắc, kể về các cuộc tương tàn và công cuộc xây dựng đất nước của người Khmer, chen lẫn trong đó là hình bóng những người Chăm, người Tàu…Và bao trùm lấy tất cả những phù điêu ấy, những đền đài ấy, từ chân cột cho đến chóp đỉnh, hiện diện khắp nơi nơi trên đất nước Campuchia, là những phù điêu, tượng đá về nàng Apsara!
Ai đó có nói: người ta có thể phân biệt nàng nào đã sinh nở hay chưa qua các nếp hằn ở bụng, nhưng theo MF điều đó chỉ vớ vẩn. Một người bạn Pháp của MF (hắn đã bao năm ngăm nge kỹ những kỳ tích kỳ diệu này) nói rằng: Apsara trông hình dáng như phụ nữ, nên ta thường gọi là nàng, nhưng đó là tiên, họ chẳng là nam mà cũng chẳng là nữ, chỉ là những thiên thần chắp cánh cho niềm tin và hạnh phúc của người Khmer mà thôi! Bằng vào những nụ cười của các nàng, MF tin lời hắn.
Q.MF
Đố các Quế, "chàng" đang tám chiện rì?

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Loa của Quế Sứt

Dear all:
Theo thông báo trên VtV1 vào lúc 21h30 hôm nay 17/2/2011 sẽ trình chiếu phim tài liệu 50 năm học sinh Miền nam trên đất bắc.Kính mong pà con đón xem .
loa loa...
Brgds/ Sứt

NHUẬN NGHE


NHUẬN NGHE
Nhân ngày Thơ Việt nam

Một đời làm sếp đọc diễn văn
Về hưu cao hứng anh làm thơ
Góc sân, gà chó mần là có
Chạy quẩn chạy quanh in một thằng

Đến thăm ngày Tết làm thính giả
Liên hoàn thơ thẩn chỉ anh nghe
Nhấp nhổm không đành phủi đít đi
Bấm lòng khỏi mót,dạ xót xa

Cả nước làm thơ nên khủng hoảng
Quốc hội tới đây sẽ luận bàn
Nhuận nghe,luật mới được thông qua
Thêm việc ,có tiền đã quá ta!

HHP

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

CẦU GỀNH NÈ





Nhìn kỹ, hóa ra xe hơi, xe lửa và cả...Hon đa cùng đi chung!

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

QUẾ SÀI TÂN NIÊN .


8h ngày 13/2 , hội QUẾ SÀI khai mạc Tân Niên . Nghe Lin đụi trửng dụ khị , Ráo đến sớm thứ nhì ( LĐT thứ nhứt ) , rùi lần lượt các Quế kéo đến . 3 tên đến 1, 2, 3 được lì xì mỗi tên 2 USD , 7 tên típ theo , 50000 VNĐ ( bít thế đến sau ). 9h30 Ráo có việc phải đi . Toàn bộ chiến dịch xảy ra sau đó được ông chủ cafe ANHĐỖ tường thuật lại bằng hình . Mời các QUẾ cùng tham dự .





























H








































































H9: nhân vật mới xuất hiện ở cafe ANHĐỖ . Ông
chủ cho bít " TRỖI " đòi nhọi hoài . Liền sau đó , Quế đệ sân bay bước zô , nó nhìn và phán ngay " con này chiên xù phải mất 10 lít dầu " . Lũ Quế cừi nghiêng ngả . Ông chủ cừi méo xẹo .






H10 : Tân niên kết thúc lúc 16h30 cùng ngày . Ông chủ ANHĐỖ ( vưỡn ) cười tươi như hoa nở .Lũ QUẾ em cám ơn anh chị ANHĐỖ nhìu nhìu .

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

Sắc Xuân


Rộn ràng không khí tết

Rực rỡ muôn sắc xuân
Ta đi giữa phố phường
Thấy đời thêm xuân sắc



























HSMN Nha Trang


HSMN Nha Trang vừa mới họp mặt xong cách đây ít phút. Đăng một tấm hình để chúng ta còn nhớ nhau. Các bạn xem thử có Quế nào ở đây không ?

Ảnh ngày xuân



Quế ơi ! Hoa chi đây hè?



Tgtb