Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Nam bộ kháng chiến.

NƠI ẤY CUỐI TRỜI


(Ký – Nguyễn Ngọc Hân Nghi)
Không phải bây giờ mà kể từ hồi còn rất nhỏ, tôi cũng đã là người của Đất Mũi, Cà Mau.
Bà ngoại mất sớm, ông ngoại tôi rầu, bỏ quê cũ Sóc Trăng, ông ngoại tôi về tuốt vàm Cả Cám định cư làm ăn, sinh sống. Mới chín, mười tuổi, tôi đã biết lần theo dân buôn, tìm đến nơi ngoại và cậu ở. Tôi đã từng theo mợ len vào các vạt mắm ven biển bắt ốc len, sò, vọp… ngồi trên xuồng theo cậu ra biển xem đẩy xịp bắt cá, tôm… Quá giang ghe đò, tôi cũng đã chở về được cho má tảng mắm ruốc, khạp mắm cá cơm, giỏ ốc len, bọc vọp… Với tôi, những ngày đó như được sống trong truyện cổ tích thần kì. Những năm xa ngoại, xa quê tôi vẫn mang theo lòng mình tình yêu sâu lắng nơi vạt biển cuối trời. Ở đó có ngoại tôi.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, về lại chốn xưa, tôi mới hay gia đình tôi đã chuyển cả về xứ biển. Ba tôi buộc phải chuyển vùng để tránh luật 10/59. Bỏ lại sau lưng những cám dỗ của Sài Thành, tôi tình nguyện về sống và làm việc tại Cà Mau từ năm 1975. Nhờ vậy suốt trên 30 năm qua, tôi có nhiều cơ hội đưa quý thầy cô giáo cũ, các đoàn làm phim, người thân và bè bạn về thăm mảnh đất cuối trời – nơi chót mũi Cà Mau.
Tôi đã đến nơi ấy không biết bao nhiêu lần. Nhưng hễ có dịp là tôi lại đi. Không biết mệt mỏi. Không biết nhàm chán. Dẫu ở đó chưa có nhiều những gì để thực hiện một chuyến du lịch. Bởi trong tôi sẵn có một tình yêu Đất Mũi. Đất Mũi bao giờ cũng mới mẽ, đầy sức quyến rũ, cuốn hút bước chân tôi. Tôi muốn khoe với mọi người cái nơi tận cùng đó, cái nơi còn thật nhiều điều mới mẻ, hoang sơ, chân thật, trong tình đất, tình người.
Cột mốc số 0 chính là đích của điểm đến. “Đến Cà Mau rồi không xuống cột mốc số 0 coi như chưa đến được Cà Mau”. Tôi vẫn nói với bạn bè như thế. Và mọi người đều nghĩ vậy. Nhất là những ai đã đến Ải Nam Quan (giờ là Hữu Nghị Quan) sẽ vô cùng hãnh diện vì đã đi được suốt chiều dài đất nước: từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau.
Ban đầu cột mốc chỉ là cái trụ xi măng có ghi tọa độ, chôn dưới hố vuông nhỏ. Dần dần nó được tôn tạo nằm vào giữa ngôi sao năm cánh đắp xi măng. Các đầu cánh sao nhô cao, trên đó có ghi chữ nổi: Nơi đây cột mốc tọa độ số 0 . Sau một thời gian nữa, nó được cho vào tủ kính, khóa kĩ , ít khi có người mở tủ cho khách tham quan nhìn ngắm.. Cho dẫu vậy mọi người vẫn thõa mãn là đã đến được vùng đất cuối trời , được nhìn ngắm cột mốc số 0, được nhúng chân vào bùn nơi cuối Việt. Có người còn bẻ vài trái đước , vài quả mắm để về khoe là mình đã đến mũi Cà Mau. Lý thú nhất là từ ngày Tỉnh cho xây chiếc tháp cao để mọi người lên đó nhìn xuống chót Mũi. Trên đó khách du lịch giơ tay về cuối đất, máy ảnh đánh “cách” thế là có bức ảnh tay chạm Mũi về khoe với bạn bè, người thân.
Những năm 80, người ta về Đất Mũi trên những chiếc tàu đò máy dầu chạy xập xình đến năm sáu tiếng đồng hồ. Du lịch Đất Mũi mất cả ngày trời . Sau đó nhờ những chiếc bo bo, đi chơi Đất Mũi chỉ mất một buổi . Với những người chưa quen sóng nước ngồi bo bo nhiều phen thót tim. Đó là lúc bo bo khởi động hoặc nhảy sóng. Có lần tôi đưa ba đồng nghiệp nữ và hai học sinh nam trên chiếc bo bo bảy chỗ về thăm Đất Mũi. Đến cửa sông Năm Căn, đoạn từ chợ Năm Căn qua rạch Ông Trang trời bỗng đổ cơn mưa và gió cũng khá to. Bo bo nhảy sóng dập dờn, chồng chềnh, chao đảo. Tôi không biết bạn mình đã rất sợ. Qua được khúc sông ấy rồi, mọi người thở phào nhẹ nhõm, tôi mới hay mình đã vô tình. Về lại Thành phố Hồ Chí Minh bạn tôi kể chuyện, có người đòi xuống Cà Mau coi cái gan của tôi bao lớn mà dám đưa các bạn về Đất Mũi trong thời tiết ấy. Bạn đầu biết rằng trời Cà Mau chợt nắng, chợt mưa. Mưa Cà Mau ngộ lắm. Hạt mưa thường rất to, quất vào mặt đau điếng. Cái kiểu mưa cũng rất lạ: xào một cái rồi nắng hửng lên ngay. Nó như một đứa trẻ con, tính khí thất thường , hay hờn dỗi, bỗng khóc, bỗng cười.
Sau khi quốc lộ 1 làm xong, khách du lịch có xe bốn bánh thường chạy thẳng xuống Năm Căn, bao cao tốc chạy ra thăm Mũi. Cũng khá lâu sau Cà Mau có tàu khách cao tốc chạy thẳng từ Cà Mau xuống Đất Mũi. Tôi thường chọn phương tiện này đưa bạn đi chơi để được nhìn ngắm sông nước , rừng cây và cuộc sống của người dân trên suốt dọc đường về với Đất Mũi.
Từ Cà Mau về Đất Mũi phải qua rất nhiều khúc sông. Nhưng rộng lớn, mênh mông là khúc sông Năm Căn. Trong một bài hát về Cà Mau có câu: “Dòng sông Tam Giang nắng trãi đưa người, về thăm quê em Đất Mũi xa xôi…” Thật ra khúc sông Tam Giang nằm ở phía trên xa cửa biển hơn. Ở đó có những ngã sông nước xoáy rất nguy hiểm.
Nét hoang sơ của những dòng sông Cà Mau là những vạc rừng nối tiếp nhau từ bờ sông kéo đến tận chân trời. Ra khỏi thành phố Cà Mau chúng ta được tắm mình trên sông nước và rừng thâm u. Xa xa mới có nhà. Càng về Mũi nhà càng thưa thớt, trừ những xóm chợ, xóm chài cửa ngư dân miệt biển. Nếu xuống được chuyến tàu sớm, hoặc về lại chuyến tàu cuối ta sẽ cảm nhận được cái mùi ngai ngái trong khói cây củi mắm. Cái mùi cây đã theo tôi suốt 21 năm trời nơi miền Bắc.
Rừng Cà Mau về hướng Mũi là rừng đước, rừng mắm. Khác với miệt U Minh “bốn bề là tràm” (lời một bài hát). Tôi thích ngắm những chú cò trắng muốt nhởn nhơ kiếm cá nơi triền sông hoặc lã lướt trên cánh rừng chớp nắng hoặc giỡn mưa rồi sà xuống một khóm cây nào đó tỉa tót bộ lông dính nước. Dưới chân rừng đước, trên những thân cây, đeo bám dày đặc những chú ốc len hoặc ba khía. Ba khía Rạnh Gốc nổi tiếng nhất xứ miền Tây bởi chắc thịt, đặc gạch và thơm ngon. Thường các em bé và phụ nữ thu gom những của trời cho đó. Còn đàn ông ở những khúc sông này thường trầm mình dưới nước đóng đáy kiếm tôm ,cá nuôi sống gia đình. Họ vất vả hơn phụ nữ nhiều. Da thịt họ cháy đen, khét mùi nắng gió nhưng trên gương mặt họ luôn nở nụ cười tươi,cởi mở, chan hòa. Cuộc sống của người dân cuối trời này còn nhiều lam lũ. Nhưng họ sống hồn nhiên, chân thành và hiếu khách. Bạn muốn biết điều gì họ chỉ dẫn hết sức tận tường.
Nếu chưa một lần về Cà Mau, nếu chưa một lần về thăm Đất Mũi thì bạn ơi hãy cố gắng đi về. Vì nơi ấy đất đang lấn dần ra biển. Và cũng vì nơi ấy biển đang mang đất ra đi. Ở nơi ấy, những dòng sông đang hát ru dỗ giấc những cánh rừng. Những cánh rừng vẫn miệt mài lấn dần ra biển như những chiến sĩ biên phòng luôn bám trụ giữ lấy đất quê hương . Và con người đang trồng cây, đóng cộc bảo vệ Đất Mũi thân yêu. Để Mũi Cà Mau vẫn mãi như mũi con tàu vươn dài ra biển lớn ,bồi đắp nên những phồn vinh cho đất nước này. Và bạn ơi! Xin hãy một lần về lại với Cà Mau.
Địa chỉ liên lạc:Đàm Thị Ngọc Thơ
123b Nguyễn Trãi P9 TPCM

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

HOA





Mây là hoa của trời?


Gởi Quế mấy " bông hoa" hổng bán ở chợ nhưng lại gợi nhớ nhiều điều...

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

TIN NÓNG HỔI .

Dành tặng cho các Quế mà lũ Quế con vưỡn đang học phổ thông .
Hôm nay , chương trình giảm tải chính thức của bộ GD&ĐT đã đến tay các trường . Đối với cấp 3 ( cấp 1,2 Ráo nỏ bít ) , Ráo và các đồng nghiệp có nhận xét sau :
Thứ nhất : đợt cải cách lần 2 đưa thêm 1 số chương trình , nay giảm tải là cắt đi phần thêm đó . Thế là lại trở về lần cải cách 1 . He he .
Thứ 2 : giảm tải quá đà , 1 số kiến thức cắt béng đi mà không bít rằng không có nó thì phần sau không học được . Chết ai đây không bít nữa . Hu hu hu .
Thôi thì Mẹ , Bố Quế cùng Quế con ráng lên nha , dù sao cũng đỡ nhìu lém đấy .

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Thăm xứ sở con rồng đỏ, Aberystwyth của Wales

Aberystwyth (Nghĩa tiếng Việt là cái miệng của dòng sông Ystwyth , phát âm là Áp-bờ-ri-guýt), một thành phố nhỏ mỹ miều bên bờ biển, một thành phố học đường và du lịch danh tiếng của xứ Gan (Wales). MF thường ví nước Anh như một chú chó nhỏ đang ngồi, còn xứ Wales như cái hõm đùi bên trái của nó! MF được mời dự Hội nghị khoa học quốc tế tại trường Đại học danh tiếng Aberystwyth. Zưng quá mưa lạnh, chỉ chờ lúc nào tạnh ráo mới trốn họp đi ra ngoài :)
Sau đây là một số hình ảnh về nơi này:
Hình 1: Bên bờ biển Aberystwyth
Hình 2: Bờ biển và lâu đài
Hình 3: Thư viện quốc gia xứ Wales

Hình 4: Ngắm bờ biển từ tiền sảnh Thư viện quốc gia
Hình 5: PH với Giáo sư Harinder Makkar, đại diện của FAO, bạn nghiên cứu lâu năm của MF từ IAEA
Hình 6. PH với giáo sư Orskov, ông giáo của MF
Hình 7. Phố nhỏ

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

DU HỌC TỰ TÚC .


Tôi chưa hề có ý định cho con mình đi nước ngoài du học tự túc – kể cả việc học ở trường mang tên Quốc tế tại Việt Nam mà học phí trả bằng USD cũng là 1 kiểu du học tự túc tại chỗ - đơn giản là tôi không có đủ tiền.
Thèng UPIN (Quế cháu ) và bạn gái
Thấy một người bạn đưa con trai duy nhất sang Mỹ học từ lớp 11, vì cậu yếu đuối quá nên họ muốn rèn cho cậu bé tính tự lập. Rồi vợ chồng miệt mài làm đủ mọi việc để lo học phí cho con, nhà cũng đem cho thuê, phải về ở nhà bà ngoại. Tôi thấy sự hy sinh quá lớn mà không biết sau này cậu ấm có trở thành người mà ba mẹ cậu kỳ vọng hay không?
Một người bạn khác phải cho con gái đi du học ở Mỹ vì bị cô giáo phân biệt đối xử, con bé không dám đến lớp nữa. Cũng may là bạn vừa trúng chứng khoán được một món tiền lớn.
Một đồng nghiệp của tôi phải cắn răng chuyển con gái mới học lớp 1 sang trường Quốc tế đóng học phí bằng USD vì bé đi học trường công lập bị cô giáo đánh hoài do viết chữ xấu, bé sợ đến nỗi cứ sáng dậy là đau bụng ói mửa. Để đổi lấy nụ cười và sự thích đến lớp của bé, vợ chồng họ đã gồng lên kiếm tiền suốt 3 năm nay, mà con đường học vấn của bé thì còn dài vô tận.
Và còn nhiều…rất nhiều kiểu du học tự túc khác.
Con gái tôi học giỏi suốt những năm phổ thông, nó lại ngoan nên tôi cứ nghĩ mọi việc với nó sẽ suông sẻ. Thế mà sự cố lại xảy ra cuối học kỳ I năm lớp 12 làm cả nhà phải vào cuộc.
Năm nó thi tốt nghiệp THCS 6 môn, lấy điểm xét tuyển vào lớp 10. Với điểm xét tuyển 78, nó dư điểm vào những trường top đầu của TP, nhưng tôi chủ trương cho nó học gần nhà nên đăng ký vào trường THPT công lập duy nhất của quận ngay ngoài hẻm nhà mình. Với điểm số như vậy, thầy giáo chủ nhiệm chọn nó làm lớp trưởng. Và năm nào các bạn cũng bầu lại nó. Chủ nhiệm lớp 12 của nó là một cô giáo lớn tuổi chưa có gia đình. Thấy nó xinh xắn, được nhiều bạn trai nói chuyện, cô CN gây sự với nó hoài. Cô CN không muốn nó làm lớp trưởng (mà bản thân nó cũng đâu có muốn), nhưng các bạn cứ bầu nó nên cô CN tức lắm, tìm đủ mọi cách để gây khó dễ cho nó. Nó viết đơn xin từ chức thì cả lớp không chịu. Giờ ra chơi nó hay nói chuyện với 1 thằng bạn học lớp bên cạnh, cô CN đã dằn mặt nó nhiều lần nhưng nó vẫn vô tư. Gần cuối học kỳ I, thằng lớp phó trật tự của lớp nó và thằng bạn nó đánh lộn khi tranh giành sân chơi cầu lông ở ngoài khu phố của chúng nó vào ngày nghỉ cuối tuần, bị tổ dân phố báo về trường. Cô CN bèn vu ngay là tại vì nó mà 2 thằng đó đánh nhau và cho nó hạnh kiểm học kỳ I loại trung bình. Thế là chúng tôi bắt đầu công cuộc đi đòi lại công lý cho con.
Tôi viết một cái Đơn xin cứu xét, gửi BGH nhà trường. Một bạn học thời HSMN là cô giáo dạy văn ở đó có cho tôi biết thêm một số chi tiết về cô CN lớp con tôi. Nó cũng bắn tin với hiệu phó nhà trường (vì bà này là bạn nó) anh chúng tôi là HT trường nọ là bạn thân của ông GĐ Sở, bạn tôi là PV báo SGGP tên là N, bạn thân khác là PV báo PN tên K… Ông xã tôi ăn mặc rất lịch sự, vai này đeo máy ảnh, vai kia đeo máy ghi âm cùng tôi vào gặp BGH. Chúng tôi trình bày sự việc với lời đề nghị rất nhã nhặn:
-Nếu nhà trường không giải quyết được vụ này thì chúng tôi sẽ đệ đơn lên Sở và sẽ viết bài lên báo.
Họ cho chúng tôi đối chất với cô CN. Sau khi ông xã tôi hỏi cô ta:
-Nếu có 2 gã trai nào đó gây sự ngoài đường và họ khai với công an là vì chị mà họ choảng nhau, rồi chị bị bắt và bị qui tội gây rối thì chị nghĩ sao?
Cô ta ngọng, không biết nói gì bèn quay qua đổ tội tại vì con tôi đi nói xấu cô ta với thầy C làm cô ta mất uy tín. Tôi trố mắt nhìn cô ta vì quả thật tôi chưa hề nghe tên thầy C từ khi con tôi đi học tới lúc đó. Cô ta còn nêu ra rất nhiều khuyết điểm khác của con tôi, mà những điều đó hoàn toàn không liên quan đến đạo đức học đường. Một thầy giám thị được cử đến dự cuộc đối chất đã ghi biên bản để nộp lại cho BGH.
Tối về tôi hỏi con tôi:
-Thầy C là ai?
-Con chưa bao giờ nghe tên.
Tôi gọi cho cô bạn HSMN của tôi:
-Mày có biết thầy C là ai không?
-Chồng tao.
Quế con ( cô bé suýt nữa bị HK TB ) và Quế cháu .
Tôi quá bất ngờ. Xưa nay chúng tôi vẫn gặp mặt thường niên vào dịp cuối tháng 12. Tôi hoàn toàn không biết chồng nó là HT của 1 trường THPT có điểm tuyển đầu vào cao nhất TP (và hiện nay ông đã là PGĐ sở). Tôi kể cho nó nghe cuộc đối chất, nó phì cười:
-Mày đi đúng đường đấy. Cũng may là mấy người bạn phóng viên của mày cũng khá nổi tiếng.
Cuối cùng thì công lý cũng được thực thi.
Nói dại, nếu con tôi bị khủng hoảng sau vụ đó, không tốt nghiệp THPT được, không học tiếp đại học được thì chúng tôi sẽ ân hận cả đời vì chúng tôi không có tiền cho nó đi du học tự túc.
QMH
Bài đã đăng trên Magyar1975blog (có chỉnh sửa)

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

NGÀY KHAI GIẢNG

- Hồi nhỏ: "Các cháu nhớ phải ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô"!
- Hồi già : " Các cụ nhớ phải ngoan ngoãn, nghe lời ...bác sĩ"!
Còn các cô, các chú sồn sồn sẽ nghe lời ai đây?

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Obama and Bill Clinton, he he


image

Obama từ thời nhỏ đã rất hâm mộ Khổng tử, do đó khi làm tổng thống ông ta quyết định đến thăm bốn nước theo Đạo Khổng.

image
Ngay khi về nước, Obama phải gặp ngay ông anh để kể lể về chuyến thăm này.
image
Bill : Chú công tác thế nào? Có gì hay không kể anh nghe?
Obama: Dạ em đến Nhật Bản trước tiên ạ.
Bill : Ừ, nước này phát triển lắm đấy, chú thấy sao?
image
Obama: Dạ, nó bắt em đi bộ gần chết vì nó bảo xe Cadillac One của em tốn xăng và có lượng khí thải vượt mức cho phép ạ.
Bill: Ờ, chuyện thường, anh bị rồi. Sau đó đi đâu?
Obama: Dạ em qua Hàn Quốc, định vừa thăm vừa mua ít sâm về biếu anh.
Bill: Ừ, hàng họ ở đó cũng hay phết, anh có mấy con bồ bên đó. Chú thấy sao?
Obama: Dạ, em cũng đi bộ gần chết ạ.
Bill: Ơ, bọn này nó đâu có sợ chết như mấy thằng Nhật???
image
Obama: Vâng, nhưng dân nó thấy xe của em đẹp, nó chặn mẹ nó lại, gắn hoa vào và thi nhau chụp ảnh cưới các kiểu.
Bill: Ừ, anh quên bảo chú bọn Hàn nó sến lắm. Mà sao không tranh thủ bị nó chặn xe, chú không đi nhuộm tóc và làm lại mầu da cho nó giống sao Hàn?
Obama: Dạ tại em bận qua Trung Quốc ạ.
Bill: Sang đó có gì hay không, nó đang tranh chấp hằm hè quyền kiểm soát biển Đông với mình đấy, bọn này nó đông dân nên tinh vi lắm.
image
Obama: Dạ em không biết, em nghe bọn đàn em trình là xe Cadillac One của em vừa đến đầu phố, cuối phố mấy thằng Tầu đã làm ra bốn cái Cadillac One giống hệt, sửa tên thành Dielac One và còn gắn thêm còi 30 bản nhạc và đèn nháy ạ.
Bill: Ôi, thế chú là may đấy, anh đến chỗ này có tí mà 9 tháng sau chúng nó còn làm ra mấy thằng Bill giống hệt anh thì sao. Thế còn nước cuối cùng?
Obama: Rời Trung Quốc em sang Việt Nam luôn, xưa em có mấy ông chú đi lính nên cũng có vài chỗ quen biết ở đây, sang thăm tiện thể hỏi thăm họ hàng một thể.
Bill: Thế vui vẻ chứ? Nước này thân thiện lắm, không thù hằn mình nữa.
Obama: Vâng, em lái xe Cadillac One đi một đoạn nhưng…
Bill: Nhưng sao, nó cấm vì khí thải cao à?
Obama: Dạ không, xe em còn ngon gấp vạn lần xe bus của bọn nó, đi sau xe bus của bọn nó còn đếch nhìn thấy đường, em phải dùng định vị toàn cầu mà lái đó.
Bill : Thế nó lại chặn lại chụp ảnh cưới à?
image
Obama: Không ạ, dân ở đây vội lắm, em dừng lại đèn đỏ chúng nó còn chửi em là thằng ngu. Nói gì đến chuyện dừng lại chụp ảnh.
Bill: Thế nó lại làm Cadillac One giả à?
Obama: Không ạ, lúc em sang đến nơi thì bọn Trung Quốc đã mang Dielac One sang bán tràn ngập giá rẻ như xe công nông. Dân tình chạy tưng bừng đầy phố làm mấy thằng mật vụ của em đếch biết em đi xe nào, lạc mẹ nó mất.
Bill: Thế tóm lại là chú bị làm sao?
Obama: Dạ em vừa dừng xe vào mua bao thuốc lá, quay ra đã mất mẹ nó đôi kiếng chiếu hậu ạ.
image
Bill: Ôi giời, ra chợ trời mà kiếm lại, đúng đôi của mình luôn, giá rẻ, có số chưa anh cho số mấy thằng em???
Obama: Vâng, chính vậy em quyết định sẽ chọn Việt Nam để chơi lâu dài ạ.
Bill: Tại sao? Chú vẫn chưa tìm được đôi kiếng của xe Cadillac One à?
Obama: Dạ không, so sánh cả 4 nước em thấy người Việt rất tuyệt. Khả năng lần mò tốt, đi đường bụi thế mà vẫn đi được. Thứ hai là rất năng động, dừng đèn đỏ còn không dừng lại vì sợ muộn.Thứ nữa là hành động rất thẳng thắn và anh hùng: Bẻ kiếng giữa thanh thiên bạch nhật, không sợ chết như bọn Nhật, không sến như bọn Hàn Quốc và cũng không gian dối như bọn Tầu.

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

Mời chú thích ảnh



Ảnh chụp tại một Trạm xăng dầu trên đường HCM đoạn qua Nghệ An.
TGTB