Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2009

ẢNH LỚP 9 HSMN SỐ 2 VĨNH YÊN VĨNH PHÚ

THUỞ ẤY....

Hè 1970. Nữ 9 trước phòng nữ.

(Phạm Lê Hương, Nguyễn Thanh Hương, Trần Đức Hạnh, Hồ Như Nguyện, Phạm Thị Thúy, Phan Hoàng Phương, Lê Thanh Hoa, Huỳnh Sông Bé. )

Đi ăn hàng ngoài thị xã Vĩnh yên về.( Hè 1970 )


TỔ TAM BỢM
( Hồ Như Nguyện, Trần Ngọc Chúc, Phan Hoàng Phương )


Lớp 10
Trước khi thi tốt nghiệp phổ thông ở thị xã Vĩnh Yên năm 1971.
Từ trái qua
Hàng ngồi:Chị Nguyệt(lớp trưởng),Hoàng Phương,Hồng Dung,Ngọc Thu,Thanh Hương,Lê Hoa,Đức Hạnh(vợ Đào Minh Ngọc),Ngọc Chúc,Thúy,Võ Hạnh.
Hàng đứng 1:Lệ Hổ,Định,Đức Khanh,Hồng Quảng(chồng Lê Hoa),Thu Thảo.Như Nguyện,Hồng Sơn,Lan,Lê Hương,Sông Bé,Võ Loan,Thu Hà,Kim Tiến.
Hàng đứng 2:Hồ Phụng,Tánh,Sĩ,Chí Hiếu,Hoài Phúc,Dương Hiệp,Việt Hùng,Thiên Định,Quang Triết,Minh Khôi,Quốc Hùng,Cao Dũng,Lệ Hùng,Hoài Chinh.



Nữ lớp 10


VÀ BÂY GIỜ.....


Họp lớp tại khách sạn Majestic năm 1997
Hàng đứng: Nguyện,Thúy,Hoa,Dung,Hạnh,T.Hương,Thảo,Lan.Mai.
Hàng ngồi: Phương,L,Hương,Bé,Thu,Chúc.Khôi)

Họp lớp tại đường Trường Sơn

ĐỌC HIỂU VÀ TỰ HÀO

Kỷ niệm 45 năm Ngày Chiến thắng Ấp Bắc (2.1.1963 - 2.1.2008)Cuốn nhật ký sống mãi với thời gian
Lao Động số 1 Ngày 02/01/2008 Cập nhật: 9:32 PM, 01/01/2008
Luật sư Đặng Thị Nguyệt Mai thắp nhang tại phần mộ ông Bảy Đen đặt tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Tiền Giang
(LĐ) - Nhân ngày đầu năm 2008, tôi về Tiền Giang, chứng kiến cả tỉnh tấp nập tổ chức trọng thể kỷ niệm 45 năm chiến thắng Ấp Bắc (2.1.1963 - 2.1.2008). Đây là trận đầu ta thắng Mỹ và thắng oanh liệt. Chỉ huy trận Ấp Bắc là liệt sĩ Anh hùng Đặng Minh Nhuận, tức ông Bảy Đen - nguyên Đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 261 (QK8) vừa được Nhà nước tạc tượng đặt tại Khu di tích Ấp Bắc.

Trận đánh tuyệt vời
Đoạn đường từ quốc lộ 1A vào Ấp Bắc khoảng 4,5km thuộc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) được đan kín cờ hoa và những câu biểu ngữ như: "Chiến thắng Ấp Bắc mãi mãi trong sự nghiệp giữ nước", "Chiến thắng Ấp Bắc mãi mãi là niềm tự hào của người dân Tiền Giang", "Tinh thần chiến thắng Ấp Bắc bất diệt"!... Trước cổng Khu di tích Ấp Bắc, tôi thấy các vị khách xúm quanh một ông già ngoài 70 tuổi đang chỉ tay về cánh đồng phía trước, kể: "Đây là hướng địch tấn công vào. Chúng cho xe tăng M113 đi trước, bộ binh nối đuôi theo sau, bên trên có trực thăng yểm trợ, phía ngoài tàu chiến đánh kẹp vào". Ông quay lại chỉ ba ngôi mộ của các "chiến sĩ gang thép" tạc bằng đá hoa cương đỏ, kể tiếp: "Đó, tiểu đội của ông Đừng được bố trí ở đó. Hồi xưa chỗ đó là gò mối. Các ông ấy kê súng bắn ra cánh đồng. Còn các trung đội khác thì chuyển vị trí liên tục".

Tôi tới khu mộ ba ngôi ghi tên ba chiến sĩ gang thép gồm: Đỗ Văn Trạch (Công) - sinh năm 1944, quê Bình Đại, Bến Tre; Nguyễn Văn Đừng - Tiểu đội trưởng, sinh năm 1938, quê Cao Lãnh, Đồng Tháp; Hùng - Tiểu đội phó, quê Hưng Điền, Long An (cả ba hy sinh ngày 2.1.1963). Tôi nghe ông già nói: "Hồi đó, tụi tui là dân cáng thương. Sau khi địch rút, tụi tui thấy ba ông đã hy sinh ngay ở đây, tay vẫn ôm súng hướng về phía địch".

Tôi tản bộ sang khu trưng bày. Tại gian giữa treo ảnh Bác Hồ tham quan triển lãm chiến thắng Ấp Bắc (ở Hà Nội) và rất nhiều báo chí cũ của ta cũng như báo chí thời Ngô Đình Diệm cùng phản ánh kết quả về trận Ấp Bắc cho thấy, chỉ với 200 người gồm một đại đội quân chủ lực do ông Bảy Đen chỉ huy được một đơn vị du kích và dân công phối hợp, Việt cộng đã đánh tan trận càn lớn của 2.000 quân Mỹ - Diệm (gấp 10 lần) với các loại vũ khí hiện đại như tàu chiến, máy bay lên thẳng H.21, pháo binh, xe tăng M113. Trước đó, tôi đã từng đọc tác phẩm "Sự lừa dối hào nhoáng" của nhà báo Mỹ Neil Sheehan, mặc dù với nhãn quan đối lập, nhưng Neil Sheehan vẫn lột tả trung thực việc Mỹ - Diệm thua đậm trận này. Kết quả, về phía địch: 450 tên chết và bị thương, trong đó có 3 cố vấn Mỹ chết, 4 cố vấn Mỹ bị thương; 3 xe tăng M113 bị bắn cháy; 8 máy bay trực thăng bị bắn rơi; 1 tàu chiến bị chìm, 2 tàu chiến khác bị hỏng.

Về phía ta: Cán bộ chiến sĩ hy sinh 12, bị thương 13; nhân dân chết 12, bị thương 8, và 29 nhà cháy. Chẳng thế mà khi luận về chiến thắng Ấp Bắc, Thượng tướng Trần Văn Trà - nguyên Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam - không khỏi thốt lên rằng: "Một trận đánh tuyệt vời"!

Tác phẩm để đời
Cũng tại khu trưng bày di tích trận Ấp Bắc, tôi gặp luật sư Đặng Thị Nguyệt Mai (Đoàn LS TPHCM), con gái út ông Bảy Đen, trong lúc chị ngắm bức tượng cha mình. Chị thở dài tâm sự: "Cha tôi rất yêu quý hai chị tôi là Nguyệt Ánh và Nguyệt Hồng, còn tôi thì cha chưa gặp mặt lần nào. Trước khi cha lên đường trở vào miền Nam, mẹ mới có bầu tôi 3 tháng, cha dặn mẹ nếu sinh con trai thì đặt tên Minh Quân, con gái đặt tên Nguyệt Mai. Cha tôi qua đời (tháng 8.1963) lúc đó tôi mới hơn một tuổi".

Qua câu chuyện chị Mai, được biết ông Bảy Đen xuất thân từ gia đình đại địa chủ ở xã Long Châu, huyện Châu Thành, Vĩnh Long, thuở nhỏ được học bài bản ở trường Tây. Vào bộ đội, ông đã tham chiến nhiều trận và trở thành Trung đội trưởng trẻ măng. Tập kết ra Bắc, ông được đào tạo cơ bản tại Trường sĩ quan lục quân (khoá 2), ra trường đeo cấp hàm trung uý, quay trở vào miền Nam làm Đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 261 (QK8). Ông có một "tác phẩm để đời" là cuốn nhật ký ghi chép tỉ mỉ và đầy cảm xúc về cuộc hành quân của ông từ Bắc qua Lào trở vào miền Trung rồi về Nam đánh giặc (bản gốc lưu giữ tại Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Tiền Giang)...

Đọc những dòng nhật ký, tôi thật sự thú vị nhận thấy văn phong của ông trong sáng quá, tình cảm của ông lãng mạn quá. Với tổ quốc, ông viết: "...Thế là mình từ giã núi rừng Việt Bắc, ra đi để lại một phần tình cảm trên những dãy núi quanh năm sương mù bao phủ, nơi có những người dân mộc mạc, chất phác, nhưng rất trung thành... Biết đâu lần ra đi này chẳng có ngày trở lại, nên mình cố thu hút tất cả mọi hình ảnh quê hương cách mạng vào tâm khảm. Từ thủ đô cổ kính với những nhà máy mới vươn lên, đến ruộng đồng bát ngát đã bị phá bờ. Một thanh sắt cần được vớt lên, một máy khoan chui rúc vào lòng đất, bầy trâu hợp tác ăn cỏ ngoài đồng, từng tốp học sinh cắp sách đến trường, tất cả đối với mình sao mà quen thuộc và thân thiết thế. Một tương lai tươi sáng XHCN được thêu dệt trong óc mình". Khi nghĩ về vợ con, ông viết: "Những ngày nghỉ, được phép cấp trên, mình tranh thủ về thăm Nguyệt và con. Từng bước chuẩn bị tư tưởng và dặn dò, tình riêng tránh sao khỏi những lúc đắn đo lo lắng, Nguyệt không tránh khỏi cảnh "nữ nhi thường tình". Hy sinh hạnh phúc cá nhân cho lợi ích dân tộc cũng đâu phải một việc dễ dàng. Tội nhất là đối với các con: Nguyệt Ánh bắt đầu biết đòi ba, còn Nguyệt Hồng khỏi nói, bí ba bí bô, suốt ngày quấn quýt bên ba. Nghĩ đến con, mình càng xác định nhiệm vụ, đừng để chúng nó - lớp người tương lai của tổ quốc - phải nhục vì có người cha hèn nhát"...

Thế nhưng, khi ghi chép về trận Ấp Bắc, văn phong của ông lại mang đậm tính tổng kết khoa học tác chiến. Ông viết hết sức tỉ mỉ về quân số chủ lực, từng chủng loại và số lượng từ vũ khí cá nhân đến hoả lực. Điều rất lạ là qua các đoạn nhật ký, ai cũng có thể hình dung rõ mồn một diễn biến trận Ấp Bắc kể từ lúc 6 giờ 30 sáng đến 20 giờ đêm 2.1.1963, chỉ với 200 người (trong đó có một nửa là du kích địa phương), ông Bảy Đen đã chỉ huy đánh tan 5 đợt càn của 2.000 quân Mỹ - Diệm trang bị đủ hải, lục, không quân và đã được huấn luyện kỹ về chiến thuật "đánh hợp đồng quân binh chủng". Đặc biệt, ông tổng kết cả sự tổn thất của ta lẫn thương vong của địch và không ngần ngại chỉ đích danh một trung đội trưởng của đại đội 1 đã dẫn quân bỏ trốn. Điều hết sức thú vị là những chi tiết như thời gian nổ súng, thời điểm trực thăng đổ quân, khi M113 xuất kích, số trực thăng bị rơi và trúng đạn... đều trùng khớp với những sự kiện trong tác phẩm "Sự lừa dối hào nhoáng" của nhà báo Mỹ Neil Sheehan.

Sống mãi với thời gian
Cũng qua những dòng nhật ký của ông, tôi hiểu vì sao xuất thân từ một gia đình giàu có mà ông Bảy Đen sẵn sàng bỏ sau lưng tất cả để đi theo cách mạng, đến khi tổ quốc cần, một lần nữa ông để lại vợ con ở miền Bắc, cầm súng trở về miền Nam cùng đồng đội lập nên kỳ tích Ấp Bắc, ông viết: "Rời nơi sống yên vui hoà bình để dấn thân vào vòng chiến đấu gay go ác liệt, cũng có lúc lòng tôi đắn đo suy tính, nếu bị thương tật, mình sẽ sống ra sao? Nếu bị hy sinh thì gia đình bé nhỏ ấm cúng của mình sẽ trùm lên một màu tang tóc. Nhưng cái gì thúc giục tôi hy sinh được những cái suy tính riêng tư ấy. Dù có thể nói là vì "nhiệm vụ của đảng viên, cán bộ, nhiệm vụ của một công dân hoặc quê hương đã thúc giục tôi", nhưng còn những điều này, tuy nó chắp vá nhưng đối với lòng tôi thật là sâu sắc. Ở Tây nguyên: Nhìn thấy những bà mẹ, cô gái che thân bằng miếng khố, ở trần lồ lộ, không muối ăn, thiếu thốn trăm bề, một cuộc sống gần như nguyên thuỷ. Đây là kết quả khai hoá văn minh của đế quốc phong kiến. Cách mạng đến với họ, họ theo cách mạng với tất cả niềm tin, họ trông chờ ở một sự thay đổi lớn lao dù là họ chưa hình dung nó ra sao. Họ đi theo Đảng không một tính toán. Ở Hưng Điền: Kim Lan - 18 tuổi, nữ đoàn viên thanh niên cách mạng. Giặc vây phủ tứ bề, nguy hiểm chết chóc đã sát bên. Cha cô bảo: "Chạy đi con, để chông đó ba gài cho". Cô nài nỉ: "Ba thương con, ba cứ để con làm tròn nhiệm vụ đoàn viên". Và, cô ngã gục trên mảnh đất quê hương trong lúc tuổi đầy nhựa sống, tay còn nắm chặt bó chông. Theo lời kể của ông Tám Thư - Chính trị viên trưởng Đại đội 1, D261, sau thắng trận Ấp Bắc, suốt 8 tháng sau đó, ông Bảy Đen còn chỉ huy đánh nhiều trận oanh liệt, cuối cùng ông bị thương trong trận công đồn Nhựt Thạnh (quận Hoà Đồng, Mỹ Tho) vào lúc rạng sáng 30.8.1963 và hy sinh trên đường chuyển thương vào lúc 17 giờ tối cùng ngày, lúc ấy mới tròn 31 tuổi.

Kể từ đó, cuốn nhật ký của ông Bảy Đen được ông Tám Thư mang bên mình nhiều năm, cho đến khi gặp nhà văn quân đội Võ Trần Nhã ở Cục Chính trị Miền, ông trao lại cho ông Nhã cất giữ vì sợ thất lạc. Ông Nhã cất giữ cuốn nhật ký cho tới đầu tháng 8.1992 thì trao cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang. Khi gặp các con ông Bảy Đen, ông Nhã có đề nghị nên để cuốn nhật ký ấy làm tài sản chung trong kho tàng "Lịch sử chiến thắng Ấp Bắc" để nó sống mãi với thời gian, cho con cháu đời sau hiểu rõ về truyền thống của cha ông mình.
TRẦN CÔNG DŨNG ( ST )

HỌP LỚP



Các bạn lớp mình ơi,
.........Cùng nhau về họp mặt.
......................Bốn mươi mấy năm rồi,

..............................Xin nỡ đừng thoái thác.


.............................
T
rẻ nhất ngoài năm mươi,

.......................Già cũng gần sáu chục.

..........Đợi chờ đến bao giờ,
Lớp mình họp đông đúc.

Ai ngày xưa trốn học?
........Ai ngày xưa trộm gà
.................Ai ngày xưa giấu kẻng?
..........................Ai ngày xưa thương ta?


.........................C
huyện bây giờ mới kể,
.................Ngỡ như vừa hôm qua.
........Cười vui,ô lạ thế (?)

Rưng rưng giọt lệ nhòa
...


............................................HNN ....

THÔNG BÁO HỌP LỚP

Ngày 28/8/2009 lớp 9 trường HSMN. Số 2 Thị xã Vĩnh Yên Vĩnh Phú tổ chức họp mặt tại Mũi Né.Thư mời sẽ gửi đến từng thành viên của lớp.Mong các bạn tham gia đầy đủ.
Lớp trưởng: Nguyễn Hồng Quảng

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2009

Eo biển làng phong - Hải vân

Hôm vào Đà nẵng đi qua đường đèo Hải vân thấy cảnh đẹp một cách tự nhiên, vì ngại mọi người chờ đợi nên đành bỏ qua. Ở Đà nẵng, hai hôm sau tôi rủ "lão" Hợp (báo Tin học ĐS) quay lại đèo chụp ảnh. Trên đèo, khi qua eo biển chỗ dân làng phong đã sinh sống từ lâu đời, có lẽ vì nơi đây cuộc sống cách biệt với thế giới bên ngoài nên cảnh đẹp còn giữ được vẻ nguyên khai của nó. Cảnh sắc thiên nhiên có vẻ chưa bị con người phá hoại và can thiệp. Chụp được mấy kiểu, tặng các "Quế" ngắm chơi.
.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2009

Quà miền Bắc

Thanh Minh

Tui mới đi HN dìa có chút " đặc sản" miền Bắc gởi các Quế đây!

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2009

NHỚ

Chiến tranh đã lùi xa hơn ba mươi năm nhưng những đau thương, mất mát để lại trên đất nước Việt Nam ta còn quá lớn. Hoà bình hôm nay phải đổi bằng bao nhiêu xương máu của cha ông, bao nhiêu nước mắt mỏi mòn của những người mẹ khóc chờ con, những người mẹ chờ chồng. Và hôm nay chúng em vinh hạnh được tham gia Hành trình “Về với cội nguồn” được nghe các thầy cô kể về những anh hùng liệt sĩ vô danh được chôn cất ở nghĩa trang liệt sĩ TRƯỜNG SƠN những con người mà máu xương của họ đã chảy xuống để làm nên độc lập tự do ngày hôm nay, .
Tại buổi sinh hoạt về lại cội nguồn hôm nay , chúng em đã thấu hiểu sự khốc liệt, hi sinh, mất mát của chiến tranh, thật sự xúc động và thấy được vai trò, trách nhiệm của mình, cố gắng học tập, rèn luyện, cống hiến. Tại đây, chúng em còn được dịp giao lưu, ngồi bên nhau với các bạn khắp các khối lớp, thật vinh dự và hạnh phúc...”
“Nằm kề nhau, những nấm mồ giống nhau
Mười nghìn bát hương, mười nghìn ngôi sao cháy
Mười nghìn tiếng chuông ngân trong im lặng
Mười nghìn trái tim neo ở đầu nguồn
Mười nghìn đôi vai từng gánh Trường Sơn...”
Lời bài Khát vọng Trường Sơn rưng rưng
Đây là một hoạt động thể hiện sự tri ân sâu sắc của tuổi trẻ đối với các thế hệ đi trước, đồng thời cũng là một cuộc hành hương tìm về những giá trị nhân văn cao đẹp của thế hệ thanh niên anh hùng chống Mỹ cứu nước. Mỗi đoàn viên thanh niên sẽ tìm thấy trong cuộc hành trình này động lực để vượt khó vươn lên trong học tập, lao động sáng tạo để dựng xây đất nước.”
Nghĩa trang liệt sĩ TRƯỜNG SƠN có hơn 10263 ngoi mộ. là ngần ấy các chiến sĩ đã ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ, 80% hi sinh ở lứa tuổi 18-22.Họ đã hi sinh cả tuổi xuân của mình cho dân tộc nên đã trở thành bất tử trong tâm tưởng những người còn sống hôm nay.
Chúng em được nghe thầy cô kể rất nhiều về các anh , hình ảnh các anh tuy chỉ là ảo ảnh nhưng là hình ảnh thực trong tình cảm, trong tâm tưởng, tronh niềm kính trọng vô bờ bến của chung em đối với những linh hồn vì nước, vì dân. Em nghe thoảng đâu đây câu hò:
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi đôi mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi nghìn năm.
Chúng em bỗng lặng đi khi nghe thầy kể về những tấm bia mô. Chỉ vỏn vẹn 3 chữ:"chưa biết tên".Các anh đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc vì những đàn em mai sau, vì những người thân thương của các anh, .Những người con thân yêu của tổ quốc đã không quản ngại khó khăn , nguy hiểm, lao mình vào cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc, đó không phải là hình ảnh của 1 cá nhân mà là 1 bức tranh của cả 1 thế hệ.Họ gạt sang một bên hạnh phúc riêng tư, hoà cùng khúc ca lên đường hào sảng:
“ Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Các anh ơi các anh đã mang trong mình 1 lí tưởng sống cao đẹp mà có lẽ chúng em không hiểu được. Em muốn làm được thật nhiều , thật nhiều điều để xoa dịu đi vết thương trên thân thể các anh ngày ấy.Chiến tranh đã cướp đi của các anh nhiều thứ : tuổi trẻ , tình yêu và cả gia đình.Nhiều lần em tự hỏi :"tại sao người ta có thể chết vì đồng đội, vì những người không phải là họ hàng ruột thịt của mình?".Nhưng thông qua buổi sinh hoạt em đã tìm được câu trả lời : những người lính rời xa gia đình, bạn bè , họ dành tất cả tình yêu, thương cho đồng đội. Như nhà thơ Chính Hữu cũng đã thể hiện hết sức thành công tình cảm mộc mạc mà cao quý ấy :
“ Aó anh rách vai , quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá, chân không giầy
Thương nhau, tay nắm lấy bàn tay ”
Nhìn đồng đội của mình ngã xuống , nỗi căm hờn càng tiếp thêm sức mạnh để giúp các anh cầm súng chiến đấu bảo vệ tổ quốc . Em bỗng nhớ đến câu thơ:
“ Ai viết tên em thành liệt sĩ
Bên những hàng bia trắng giữa đồng
Nhớ nhau anh goi : em , đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng .”
Chiến tranh thực sự tàn nhẫn, kẻ thù đã tàn sát bắn giết bao nhiêu người dân hiền lành giản dị, đốt làng và giết chết những thanh niên còn tha thiết yêu đời, đang sống và chiến đấu với bao ước mơ:’đã bao nhiêu năm rồi ta chiến đấu hi sinh và niềm hi vọng như một ngọn đèn rực sáng trước mắt, ở cuối đoạn đường, hôm nay gần đến đích thì ta ngã xuống.Những điều tâm sự ấy dường như báo trước một điều gì không lành.Nhưng em cũng nghe các thầy cô kể rằng : ngày ấy các anh đi mà không ai nghĩ đến chuyện mình sẽ trở về.Mỗi con người đi vào cuộc chiến đấu và không nhìn thấy được khi nào khói lửa sẽ ngừng rơi. “ Đất nước ơi! bao giờ cho nhớ thương vơi bớt bao giờ cho đất nước thanh bình ? Mình biết ngày thắng lợi không còn xa nữa nhưng sao vẫn thấy hạnh phúc xa vời quá, liệu có được thấy ngày hạnh phúc ấy nữa không ? “ .Những con người đang được sống trong hòa bính sẽ nghĩ sao.Có lẽ họ cũng như em, chưa bao giơ nghĩ độc lập và tự do lại được con người mong mỏi nhiều đến nhường ấy. Hẵn mỗi chúng ta sẽ biết trân trọng cuộc sống ngày hôm nay ; cuộc sống khi mà chiến tranh đã lùi xa. Mặt trái của cuộc chiến tranh không chỉ được nhìn nhận qua những người bị xâm phạm chủ quyền đât nước, mà còn ở những người bên kia chiến tuyến..
Các anh ơi em đã tự hứa với chính mình là phải cố gắng học tập dể xứng đáng là 1 người chủ tương lai của đất nước giúp đất nước ngày 1 đi lên , xứng đáng với những hi sinh của các anh đã đem lại nền đọc lập tự do cho tổ quốc để ngày hôm nay đây chúng em được học tập và vui chơi dưới 1 vùng trời không có chiến tranh, không có bom đạn, không có những cảnh mẹ mất con, con mất cha , vợ mất chồng như ngày ấy.
Các anh mãi là tấm gương sáng mà chúng em noi theo.
QUẾ CON .

Hy vọng tìm thấy mộ LS Chu Tấn Quang!

Chiều qua đang ngồi với anh em trên khán đài CLB Quân đội sau trận bóng thì nhận được điện thọai: "Em Quốc, em LS Chu Tấn Quang đây. Anh ơi, ngày mai gia đình sẽ cùng UBND huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông sang Campuchia tìm mộ và đón hài cốt anh Quang về. Em đã báo anh Nam Điện. Anh báo các anh k6 và BLL trường nhé!". Tôi chúc mừng em và gia đình, hy vọng lần này sẽ tìm thấy Quang. Lập tức báo cho anh em Trỗi cùng sân. Lê Hiền k8 nhớ lại: "Cái chết của anh Quang đặc biệt dũng cảm!" rồi kể: anh Quang sau khi bắn hết đạn đã bật lê đánh xáp lá cà giết 3 tên địch. Đến khi giết tên thứ 4 thì gãy cả lê. Lúc vật nhau với tên thứ 5, Quang đã cắn đứt cổ hắn rồi mới anh dũng hy sinh vì 1 phát đạn của tên địch hèn hạ bắn sau lưng.
Sáng nay gọi lại cho Quốc thì có những thông tin sau: Mộ phần của Quang nằm bên lãnh thổ Campuchia, cách biên giới 2km. (Thực ra trong chiến tranh chống Mỹ thì đây là vùng tranh chấp. Đơn vị Quang phải giữ đất, chống bọn ngụy lấn chiếm). Theo Quốc: so với sơ đồ mà nhà ngọai cảm Phan Thị Bích Hằng cung cấp (trang 150 Tập 2) thì khá chính xác. Như vậy càng nhiều hy vọng!
Phía lãnh thổ VN gần khu vực chôn cất Quang là đồn biên phòng 767 thuộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông. Ban chỉ huy đồn đã liên hệ với bạn để sáng nay đoàn sang. Khi tôi gọi thì nghe cả tiếng xe máy của anh em đang trên đường qua biên giới. Phía gia đình đi lần này có Quốc cùng ông anh họ và 1 anh ở Gò Vấp từng cùng ông Chu Tấn Đạt (ba Quang) bốc hài cốt của Quang lên năm 1975 nhưng vì thân thể còn nguyên nên đã lấp lại. Vậy là suốt 34 năm qua Quang nằm trên đất bạn. Trước mắt nếu tìm được sẽ đưa Quang về NTLS huyện Tuy Đức, sau đó mới làm thủ tục đón về NTLS TPHCM.
Lần này UBND huyện Tuy Đức cử đ/c Chánh văn phòng đi cùng. Với cách tổ chức như thế này, hy vọng chúng ta sẽ tìm thấy mộ phần Chu Tấn Quang. Chúc anh em thắng lợi!
Bạn có thể tham khảo Sinh ra trong khói lửa về bạn của chúng ta!
Anh em ta có thể liên lạc với em Quốc: 0908102035.
Theo Bạn Trỗi K6

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2009

Động Phong nha - Quảng bình

Mấy hôm nay thấy các Quế "im hơi lặng tiếng" quá!
Cuối tháng 6 vừa rồi, cùng một số bạn Trỗi "xuyên" được nửa Việt. Trong hành trình, khi qua Quảng bình chúng tôi cũng vào thăm quan động Phong nha. Chụp được ít hình trong động tuy chưa ưng ý lắm vì trong đó rất tối, thiếu ánh sáng, máy ảnh lại "còi". Đăng lên đây để các Quế coi tạm.
XEM SLIDE Phong nha

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2009

Post hộ

Nặc danh Nặc danh nói...
"Mời các Quế và các Trỗi nghe một bài hát Việt về mẹ trong link sau đây:
http://chacha.vn/song/1339 "
Điều không thể mất

Sáng tác: Ngọc Châu
Trình bày: Khánh Linh
Như con sóng trào, dạt dào yêu thương,
Mưa giông bão nổi trên thế gian nào đâu sánh bằng.
Tình mẹ thương con, qua mọi gian nan.
Tình mẹ thương con chứa chan không mất bao giờ.

Tháng năm, con sống trên đời dù bao gian lao.
Trái tim con hướng về mẹ như ánh mặt trời.
Như con sóng trào, dạt dào yêu thương
Con luôn nhớ về tình mẹ bao la.
Sẽ không đánh mất ... trong tim

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2009

Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia đường 9

Tỉnh Quảng trị là tỉnh có số nghĩa trang liệt sĩ nhiều nhất trong cả nước. Toàn tỉnh Quản trị có khoảng 72 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó có 2 nghĩa trang quốc gia là NT QG Trường Sơn và NT QG Đường 9. Hai nghĩa trang liệt sĩ này lớn nhất, mỗi nghĩa trang có trên 1 vạn ngôi mộ. Với Nghĩa trang LS Trường sơn hay được nhắc đến trên các phương tiện thông tin, nên nhiều người đã biết. Còn Nghĩa trang LS đường 9 ít được nhắc đến nên còn nhiều người chưa biết.


Cuối tháng 6 vừa rồi, vào một ngày giữa hè trong hành trình xuyên Việt của chúng tôi. Buổi sáng sau khi thăm địa đạo Vịnh mốc (Vĩnh linh) và Nghĩa trang liệt sĩ Trường sơn, trời nắng như đổ lửa, đường lên hướng Cam Lộ càng nóng hơn với gió Lào nhưng đoàn chúng tôi vẫn quyết định đến thắp hương tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia đường 9, cách Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn khoảng gần 40 km.
"Nghĩa trang LSQG Đường 9 được xây dựng vào ngày 2/9/1992 và hoàn tất vào ngày 22/7/1997. Đây là nơi 10.045 liệt sĩ được quy tụ về bên nhau, những liệt sĩ nằm tại nơi đây hầu hết hy sinh trên những chiến trường nằm dọc theo đường 9, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta."

Nghĩa trang nằm trên một quả đồi. Trước khu lễ đài chính là một tháp chuông với đường nét kiến trúc khá đẹp. Bên trong treo một quả chuông to nặng gần 1 tấn, đứng trong tháp chuông hướng mắt về phía lễ đài trên lưng chừng đồi phóng tầm mắt ra bốn phía, nhẹ lòng khi thỉnh lên những hồi chuông gọi hồn và những lời cầu nguyện cùng với lời đề từ đầy xúc động của Giáo sư Vũ Khiêu khắc trên quả chuông :
"Hồi chuông vị quốc rung Nam Bắc Ngọn lửa anh linh rực đất trời Muôn dặm từng vang Đường Số Chín Ngàn thu còn mãi tuổi hai mươi."

Đi ra phía sau khu lễ đài là những khu mộ được quy hoạch rất khang trang thành từng ô, từng khu rộng rãi hoặc theo từng địa phương. Trong nghĩa trang này khu vực liệt sĩ có danh không nhiều, đa số là liệt sĩ vô danh. Đặc biệt có một ngôi mộ chung rất lớn của 105 liêt sĩ thuộc trung đoàn 48, sư đoàn 320 nằm ở trung tâm nghĩa trang, bên cạnh đó còn có một số ngôi mộ chung của 8 hoặc 5 liệt sỹ.
Gặp những người trong ban quản lý nghĩa trang, họ kể về những người vợ, những bà mẹ đã thẫn thờ trước hàng ngàn ngôi mộ mà không biết thân xác, những người chồng, những người con của mình nằm nơi đâu. Họ đã thắp lên các ngôi mộ nén hương mong sao linh hồn những người chồng, những đứa con của mình cảm thấy ấm lòng. Trong nghĩa trang với hàng ngàn ngôi mộ, những ngôi mộ ở gần thì còn thuận tiện, những ngôi mộ ở xa khó bề hương khói. Về việc này, những người trông nom nghĩa trang vẫn cắt cử nhau, thắp hương đều các ngôi mộ vào những dịp lễ. Họ luôn tâm niệm, dù người đã mất nhưng cái tình cái nghĩa vẫn phải trọn vẹn, đủ đầy.

Cứ vào ngày lễ tết, đặc biệt vào ngày thương binh liệt sĩ 27/7, thân nhân các liệt sĩ tìm về đây để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Những nén hương nghi ngút với tấm lòng thành kính gửi đến người thân đã hy sinh vì Tổ quốc. Không chỉ thân nhân các liệt sĩ tìm về mà rất nhiều các cơ quan đoàn thể, các bạn trẻ từ khắp nơi, khắp mọi miền của đất nước cũng tìm về đây, hồi tưởng lại quá khứ oanh liệt hào hùng của dân tộc. Tất cả mọi người đều muốn góp chút công sức để xây dựng, tôn tạo, tu sửa các nghĩa trang đàng hoàng , đẹp và chu đáo hơn.

Rời khỏi nghĩa trang, trong lòng tự hỏi không biết một cậu bạn học phổ thông cùng tôi ngày xưa có nằm nơi đây không? Nếu cậu nằm đây chắc cũng nhận được lời cầu nguyện của bạn mình.
Làm được những việc thế này, cũng cảm thấy yên lòng. Nếu có dịp, ai đó cũng nên một lần qua thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ đường 9.
Ảnh dưới cùng: Đoàn Bạn Trỗi xuyên Việt. Hữu Thành (Bạn Trỗi) cung cấp

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2009

Mother of Mine

Trong phần nhận xét ở bài "Ru mẹ" của bạn Võ Thị Kim Thanh, tôi đã có một nhận xét, xin góp một bài với bài "Ru mẹ" về đề tài Mẹ và "link" tới bài này ở blog cá nhân của tôi. Tựa đề của bài này tôi dùng luôn chính tựa đề của bài hát. Bài hát này được tải về từ trang YOU TUBE. Hy vọng khi nghe giai điệu của bài hát, các bạn có thể thấy tình cảm của mình đối với mẹ được gửi gắm qua bài hát này.




Mother of mine!


Mother of mine you gave to me,
all of my life to do as I please,
I owe everything I have to you,
Mother sweet Mother of mine.

Mother of mine when I was young
you showed me the right way things had to be done,
without your arms where would I be,
Mother sweet Mother of mine.

Mother you gave me happiness,
much more than words can say,
I thank the lord let me breath with you,
every night and every day.

Mother of mine now I am grown
and I can walk straight all on my own,
I'd like to give you what you gave to me,
Mother sweet Mother of mine.

Mother of mine now I am grown
and I can walk straight all on my own,
I'd like to give you what you gave to me,
Mother sweet Mother of mine.
Mother sweet Mother of mine.

Tạm dịch của Quế "Mafia"

MẸ CỦA CON
Mẹ của con, mẹ đã cho con Một cuộc đời như hằng mong ước Con biết trả gì cho mẹ được, Mẹ yêu dấu, ơi mẹ của con
Mẹ ơi, khi con còn thơ bé Mẹ dạy con thẳng bước đường đời Nếu không có cánh tay của Người Hôm nay nơi đâu con tồn tại?
Mẹ dấu yêu, mẹ của con
Mẹ ơi niềm hạnh phúc mẹ cho Nhiều hơn ngôn từ con biết nói Ơn Trên đã cho con gần gũi Bên mẹ ngày ngày với đêm đêm
Mẹ ơi, bây giờ con lớn khôn Vững vàng trên chân bước của mình Con ước được làm gì cho mẹ Như mẹ từng như thế cho con
Mẹ yêu thương, ơi mẹ của con...



Được tìm bởi Baamboo.com
ST

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2009

COI THI



Để QUẾ GIÁO kể chiện zui cho các QUẾ nghe chơi nha , chiện thật trem phần trem vì QUẾ GIÁO là người trong cuộc mừ .
CHUYỆN THỨ 1:
Năm đó cũng hơi lâu lâu rùi .QUẾ GIÁO gác thi ở hội đồng ... .Sau khi cho thí sinh zô phòng được 1 lúc thì bắt đầu giãn thí sinh ra .QUIẾ đây nhìn thấy 1 thí sinh mặt vô cùng đau khổ ,mệt mỏi vô cùng .QUẾ tưởng thí sinh đó bị trúng gió nên liền kêu thí sinh chuyển đi ngồi chỗ khác tránh cái quạt.Thí sinh chậm chạp đứng lên , từ từ lê bước ra khỏi chỗ , mặt nhăn nhó đau đớn .QUẾ vội bước tới tay dìu thí sinh miệng hét giám thị hành lang chạy gọi y tế , không khí tất bật khẩn trương zô cùng ... Ai dè mới dìu thí sinh đi được vài bước thì QUẾ nghe 1 cái xoảng , đống tài liệu từ ... ống quần của thí sinh " bệnh " tuôn ra ào ào. Thì ra hắn ta cột nhiều tài liệu vào ống chân quá làm chân vừa cứng vừa tụ máu nên bước không nổi chứ ốm đau gì đâu . Cả hội đồng được 1 trận cười quên thôi .
CHUYỆN THỨ 2 :
Hồi năm nẳm , tui mới ra trường vài năm , còn trẻ lắm . Được phân công coi thi ở hội đồng thi bổ túc . Tôi làm giám thị hành lang , gần ngay toalet . Mới bóc đề 10' , 1 thí sinh đã lao rất nhanh vào toalet . Tôi nghe có tiếng nói nhưng không để ý lắm , 2 rồi 3 phút trôi wa , tiếng nói vẫn phát ra đều đều . "Quái , ai nói chuyện mà lạ vậy?", tôi bèn lắng nghe cho đỡ buồn ngủ :
" sau thế chiến thứ 2 , sau thế chiến thứ 2 , sau sau sau thế chiến thứ 2 ... Tại hội nghị , tại hội nghị , tại hội nghị ... Yalta , Yalta , ... " . 5' trôi wa , tôi đã biết hội nghị Yalta gồm 3 thành viên Nga , Mỹ , Anh , mục đích để thành lập Liên hiệp quốc ... . Mà thí sinh vẫn ê , a ... 10' sau , thí sinh mặt mũi căng thẳng lao nhanh về phòng thi . Không đầy 5' , thí sinh đó lại như tên bắn vào toalet ... và hội nghị Yalta lại tiếp tục . Tôi túm lấy thí sinh ngay khi anh ta vừa rời cuộc họp và cảnh cáo : Nếu anh còn vô trong đó để tham gia thành lập Liên hợp quốc nữa là tôi lập biên bản đó ...

"ĐI QUẾ LÂM "



Ngày chủ nhật,không phải đi học , cả bọn lại rủ nhau đi bộ ( chứ làm gì có xe mà đi ) ra phố chơi . Việc đi ra phố ấy gọi là "đi Quế Lâm", thật như dân thiểu số đi ra phố chợ! Có mấy đồng bạc dắt díu nhau ra ăn kem, mấy ông Tàu Chệt bán mấy phích kem ngồi chửi nhau: "xẻo ma nị "! Còn bọn Việt gian con này mua được mỗi đứa một cây kem có mấy hạt đậu đỏ ở đầu giá một hào, vừa đi vừa liếm! Vào "mậu dịch đỏ" thì chỉ "dòm" cho biết chứ tiền đâu mà mua? Khi về ghé qua "hang gió" tí cho mát, ghé qua vườn bách thảo trèo hái trộm vài quả "cơm nguội", đặc biệt có mấy quả gì xanh xanh, chua chua như trái chôm chôm nhưng rất nhỏ, bọn con trai bĩu môi chửi: Đúng là bệnh con gái, hay thèm chua...Thế nhưng cứ " Sáng nay chủ nhật , mình ra phố chơi "

QUẾ ĐỖ

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2009

RU MẸ

Mẹ ốm và nằm ngoan như đứa trẻ
Con ước mẹ lại khoẻ
để rầy la con cháu như từng ngày
Ngày xưa mẹ ru con cò lả cánh cò bay
Thiếu phụ miền Trung yêu dân ca miền Bắc
Cho con một ký ức tuổi thơ
Ngăn ngắt những cánh đồng
Mẹ từng như cánh cò mải miết chốn bờ sông
Bấm chân giữa trời nuôi con trong mưa hạ
Cha bôn ba trời xa đâu biết nỗi niềm bão gió
Mẹ một mình xao xác ru con...

Chưa kịp lớn con mẹ đã Bắc Nam biền biệt
Phương trời xa, khắc khoải ngắm cánh cò
Con thèm mẹ, mẹ thèm ru con nhỏ
Mười năm cách trở mong chờ...
Mười năm đủ nhớ
Mười năm đủ quên
Để mẹ lóng ngóng, để con thẹn thò ngày hội ngộ...

Hà ơi... giờ mẹ ốm con làm sao ru mẹ
Gọi cánh cò trở lại buổi chiều nay
Cho con ru
Cho nỗi đau dịu vợi tháng ngày
Mẹ ngủ say, con mong mẹ ngủ say
Rồi mẹ khoẻ cho một ngày con vui...

VÕ THỊ KIM THANH

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2009

KHỈ BUỒN

Xem ra con khỉ của tôi nó chán đời chứ chả xinh tươi được như khỉ của ĐH.
" Khỉ buồn chẳng hiểu vì sao khỉ buồn"!




( xin lỗi post nhầm địa chỉ )

" CHIA ĐÀO "

Ở QL Tết về hoa đào chưa nở, tụi mình toàn phải làm hoa đào hoa mai giả để đón Tết cho rôm rả (nhớ không?) Sau Tết hoa đào mới nở rộ (theo hiểu biết bây giờ thì đào trồng ở nơi mình ở là giống đào phai, hoa màu hồng nhạt, không đỏ đậm như hoa đào trồng ở Nhật Tân). Do đó, mùa hè là nhà trường giao cho đội cờ đỏ c1 NVB canh gác. Mình nhớ không nhầm thì cũng phải vào cuối tháng 8 thì đào mới chín và ăn được. (tất nhiên trước đó hái trộm quả đào xanh thì ... ăn cũng được).
Vào một buổi trưa cô giáo chủ nhiệm có việc cần gặp một trong các tên cờ đỏ đang trực canh đồi đào, mình được cô giáo sai đi gọi tên đó. Chạy dọc con đường từ góc rẻ về bệnh xá cho đến hết nhà bếp cấp hai cũng không thây tổ cờ đỏ trực đâu cả, mình đang trên đường quay về kí túc xá thì chợt phát hiện có một nhóm (chắc là tộ phạm) đang nhấp nhô phía sau nhà lò hơi cạnh tháp nước. Mình bí mật áp sát thì phát hiện ra toàn tổ trực đang có mặt tại đây, xúm quanh hai chiếc mũ nan đựng đầy đào chín, các chiến sĩ đang nhanh chóng nhét vào mồm từng miếng đào lớn nhai rau ráu, âm thanh phát ra (hòa âm) nghe ken két. Mặc dù thèm chảy nước dãi nhưng mình cũng cố giả vờ tỏ ra dửng dưng. Mình hô to: "Bắt quả tang nhé!" (cứ như là chiến sĩ Vinh hét Đờ-cat-tơ-ri: Hô-lê-manh), Mấy tên ngày thường đạo đức giả nhìn mình nghệch mặt ra, các chiến sĩ chơi thân thì quá hiểu nhau nên cười xòa. Mình cũng không thể đóng mặt hình sự quá ba phút nên cũng phải cười theo. Hôm đó mình trở thành nhân vật quan trọng của bữa "đại tiệc". Bình thường vi phạm nội quy sợ lũ cờ đỏ ghi tên mách thầy cô là bị hạ hạnh kiểm, hôm nay được chúng nó o bế ...quá đã!!! Thế là mình trở thành đồng phạm, nhưng cũng được vài miếng ngon, cái chính là tâm trạng được lên mặt với bọn "cảnh sát" là sướng rồi. Hóa ra Nhà trường cử các đội viên cờ đỏ (toàn thành phần ưu tú) để canh gác "tài sản của nhân dân" nhưng chúng nó đã chia nhau hưởng thụ "thành quả lao động của nhân dân" trước, tình cờ mình cũng được chút đỉnh...Bây giờ kể lại thấy cũng còn ...quá đã!!!
Sau bao nhiêu năm bài học này được áp dụng trong cuộc sống cũng kiếm được vài miếng, các Quế khác có thấy chúng mình đã được huấn luyện kĩ năng sống từ dạo đó để thích nghi với cuộc sống muôn màu muôn vẻ hôm nay không? Các chiến hữu có áp dụng vào thực tế những gì ta có ở QL không?
DŨNG TRẦN

" ĐẶC CÔNG " VƯỜN TRƯỜNG CẤP 1 NG.V.BÉ

Dạo đó vào cuối năm lớp 4, nửa đêm mình đang ngủ ngon thì được tên lớp phó lao động gọi dậy. Mắt nhắm mắt mở mình từ phòng lớn qua phòng nhỏ thì đã thấy đủ thành phần cán bộ lớp gồm: lớp trưởng, hai tên lớp phó, tên đội trưởng và tên tổ trưởng tổ mình (toàn cán bộ mà như bây giờ gọi là cán bộ cốt cán ấy), chỉ có mình là dân chay, chẳng có chức danh gì cả. Được cái là mình lại chơi thân với các cán bộ, nhất là tên Đội trưởng (như bây giờ là bị đánh giá là xu nịnh, nhưng lúc đó thì có cái con… gì đâu mà phải nịnh). Được cái mình không thuộc thành phần nghịch ngợm phá phách, cũng chẳng phải ngoan (cnhư là lực lượng thứ ba ở Miền Nam lúc đó) nhưng ở nhóm học hành trội hơn nhóm cán bộ lớp tí chút, nên có “sự vụ “ gì các cán bộ cũng chiếu cố cho tham gia. Nhưng cũng có lần mình tức lắm chúng nó cho rằng mình nhỏ hơn, chưa đủ bản lĩnh nên không tham gia một “sự vụ”, nên bây giờ mình luôn phải “bù” vì thấy đội hình cán bộ lớp mình ngày xưa đang ở phía trước mình về “cái zụ này”-kể sau hí. Dài dòng quá hí, nhưng cũng phải có đầu có đuôi chứ.
Tên lớp phó lao đông có biệt danh là “Tư Đôn” – một nhân vật trong phim gì quên mất rùi, hắn đi do thám sân bay Gia lâm bị mìn nổ í- chủ trì “Hội nghị bất thường” với đường lối xuyên suốt: Các cán bộ trực đêm đều nhận được thông tin từ các “Trung tâm tiêu thụ lương thực thực, thực phẩm” đang kêu cứu vì tình trạng thức đêm dẫn đến thiếu năng lượng cần phải bổ sung gấp nhưng nguồn ở đâu?
Dù lúc đó trong thành phần tham dự hầu hết đã là đoàn viên thanh niên nhưng vẫn là dân cấp 1 nên chưa đủ bản lĩnh để nghĩ đến chuyện “đặc công “ vào Nhà bếp. Sáng kiến của lớp phó lao động đưa ra là : phải hưởng trước thành quả lao động của chúng ta và của những đồng bọn của chúng ta ở … Vườn Trường. Mấy Quế XX, Quế XY có nghe khu vực ni quen không, đó là nơi trồng thí nghiệm các loại cây nhiều nhất là rau, củ, quả…với điều kiện chăm sóc đặc biệt cùng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhất lúc bấy giờ - cũng có thể hiểu là được bón nhiều nhất loại phân bón mà theo chữ nghĩa lúc đó gọi là “phân bắc”, loại phân bón mà thành phần chính là “chất thải rắn” của chúng mình được vớt lên từ các bể cạnh nhà ở đậy bằng các tấm bêtông hình vuông, ủ một thời gian rồi đem bón cây. Tuy nhiên, không phải “tổ lao động XHCN “ nào làm ở Vườn Trường cũng áp dụng đúng các quy trình như thầy cô hướng dẫn, các sư huynh lớp mình thường “truyền hình trực tiếp” các chất thải rắn sau khi thu gom được vào các luồng rau, luống khoai, tất nhiên là phải lấp đất.
Mình được phân công cùng tên lớp phó lao động, tên tổ trưởng thành tổ 3 người trực tiếp “đặc công” vào Vườn Trường – khu vực này nằm đối diện Nhà Ban Giám hiệu Trường. Mục tiêu đã rõ rang, nhiệm vụ được giao là phải thu được chiến lợi phẩm là khoai lang mang về. Tên LPLĐ quá thông thạo địa hình dẫn đầu, trong đêm khuya đi giữa các khoảng tối, sáng, len qua các dãy nhà, nấp dưới các bóng cây quế, bọn mình như các chiến sĩ đặc công thực thụ. Nhanh như sóc, ba chiến sĩ đã vượt rào tiến thẳng vào trung tâm Vườn Trường. LPLĐ triển khai cho các chiến sĩ áp sát mục tiêu là các luống khoai sắp bước vào vụ thu hoạch. Cả ba chiến sĩ người đỡ dây khoai, người dùng tay móc đất chọn củ khoai to mà …thu hoạch. Yêu cầu đặt ra là không được để lại bất kì dấu vết nào, càng không được làm dây khoai héo nhưng phải lấy được một số lượng củ theo yêu cầu của “tổ chức” nhiệm vụ thật là khó khăn phải không các chiến hữu. Đang say sưa thu hoạch các chiến lợi phẩm thì từ phía nhà ở của bọn mình xuất hiện một luồng ánh sáng cực mạnh quét qua quét lại và đang di chuyển về hướng Vườn trường. Cả ba chiến sĩ ta nhanh chóng nằm rạp xuống rãnh giữa hai luống khoai và lấy dây khoai phủ lên. Không dám thở mạnh khi ánh đèn pin (chắc là phải loại đèn 5 pin đại) vì luồng ánh sang quét qua quét lại trên đầu bọn mình làm bọn mình có cảm giác như sắp bị phát hiện đến nơi. Hú vía ánh đèn pin đã tắt và qua ánh điện ở hành lang Nhà BGH bọn mình thấy thầy Hiệu trưởng Chu Trung Thanh đi vào, hóa ra là thầy HT của chúng ta vừa đi kiểm tra xem các cháu hsmn ngủ có ngon không (lúc đó cũng phải 1 hoặc 2 giờ sang rồi). LPLĐ ra lênh tăng tốc và nhanh chóng thu gom chiến lợi phâm, rút quân.
Khi ba chiến sĩ ta trở về nhà ở mang theo chiến lợi phẩm thì đội hậu cần ở nhà đã chuẩn bị tiếp quản thi công các công doạn tiếp theo. Khoai được rửa sạch cho vào “xô”, năng lượng lúc đó được dùng từ hai miếng sắt (hình như là lon sữa) nối với hai cực điện. Tổ ba chiến sĩ vừa ở chiến trường về được nghỉ ngơi chờ hưởng thành quả.
Sau một giấc ngủ gấp gáp (vì sợ chúng nó xử chiến lợi phẩm mà quên gọi mình), bọn mình chiến đấu với các chiến lợi phẩm sau khi đã nấu chin, sao mà có món khoai ngon thế ( chắc là do bón loại phân được sản xuất theo quy trình đặc biệt) . Cũng may là thời gian bón phân với thời gian thu hoạch cách xa nhau, đủ để phận “hoai” cho cây hấp thụ chứ không thì cchẳng biết sự cố gì sẽ xảy ra khi mà các chiến sĩ ta dùng tay bới khoai. Và cũng chẳng biết sự việc sẽ diễn biến thế nào nếu hôm đó thầy Hiệu trưởng phát hiện được các trò ngoan của thầy cô nửa đêm đi thu hoạch khoai tại Vườn trường.
Bây giờ thì tất cả trở thành kỉ niệm, kể lại cho các Quế đọc chơi. Tên lớp trưởng lớp mình sau là chiến sỹ công an, đã đi vào cõi vĩnh hằng vì bệnh hiểm nghèo, tên lớp phó lao động là giáo viên dạy văn THPT, tên lớp phó học tập thì làm ở nghành thi hành án, tên tổ trưởng thì đóng lon trung tá công an, tên đội trưởng và mình thì làm ở các đơn vị kinh tế.
Còn “cái zụ” mà bây giờ mình vẫn còn “căm thù” hội cán bộ lớp mình không cho mình tham gia mà mình nói ở trên, các Quế đoán đó là “zụ” gì không? Cả cái hội đó cũng mấy nhân vật đó nhưng chúng nó chê mình tướng thư sinh không cho mình tham gia. Để kỉ niệm kết thúc cấp Một lên cấp Hai, hội chúng nó rủ nhau xuống căng-tin mua …rượu lên đồi nhậu. (Ở căng-tin lúc đó cũng chỉ có rượu nho thôi) Mình phát hiện vì khi xong việc quay về nhà ở thì mặt chúng nó đỏ gay. Thế đó, chúng nó không cho mình tham gia, tức không chứ? ( Bây giờ chỉ còn tên trung tá CA còn có thể chiến đấu với mình thôi, còn lại trừ đc lớp trưởng đã đi xa còn lại chấp cả lũ chúng nó. Bây giờ mà mình triệu tập đi nhậu là chúng nó nghe vãi cả nước…)
Chuyện này thế thôi, có Quế nào thấy dáng dấp của mình ở đây không? Đặc điểm của trường HSMN là cùng học lớp nhưng tuổi tác thì chênh lệch lộn xộn, việc lớp lang không thể quy định tuổi tác nên các chiến hữu thong cảm. Chỉ có ở trường HSMN mới có trong cùng lớp có Chi đoàn, chi đội, anh phụ trách lại học cùng lớp với các em đội viên, các anh chị lớn thì đã biết “Thư đi thư lại” còn các em thì “mít đăc” vê “zụ này”. Cho nên việc xưng hô ở đây có gì chưa vừa lòng xin các Quế cảm thông.
TOCGIOTHOIBAY

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2009

KHI XƯA TA BÉ

CHUYỆN NGÀY XƯA
Ngày xưa khi mà trường cấp 1,2 NGUYỄN VĂN BÉ mới được thành lập ở xứ QUẾ nọ thì mọi việc xảy ra đều trong vòng trật tự .QUẾ lớp lớn thì tuổi cũng lớn hơn và là tỉ ca , QUẾ lớp nhỏ thì tuổi nhỏ hơn và là đệ muội , chắc chắn là như vậy .
Đến năm 1970
, khi một lực lượng đông đảo "các chiến sĩ " vượt Trường Sơn ra Bắc và gia nhập QUẾ thì trật tự này lập tức bị phá bỏ .QUẾ lớp lớn thì tuổi bé hơn QUẾ lớp nhỏ , trong cùng một lớp thì tuổi tác cũng phân chia đẳng cấp khác nhau và như thế cách xưng hô cũng ... loạn cào cào .Đời nào QUẾ lớp lớn chịu gọi QUẾ lớp nhỏ bằng anh dù nhỏ tuổi hơn và QUẾ lớp nhỏ cũng không biết phải gọi mấy con nhóc lớp lớn kia bằng gì , trong cùng một lớp còn kinh dị hơn .Đấy là nói về việc xưng hô giữa hai phái chứ cùng hệ thì không có gì để nói .
Thế là đám con gái gọi tất cả đám con trai cùng lớp và lớp nhỏ hơn bằng ... thằng .Thầy cô ngay lập tức vào cuộc , kết quả là trong cùng lớp và cùng khối lũ con trai cùng tuổi hoặc lớn hơn nhưng bị ghét thì kêu bằng thằng , còn lại thì kêu bằng ... ÔNG .Học khác khối thì không chơi dzì đâu có liên wuan .
Hồi đó học cùng nhưng con trai con gái không hề chơi với nhau , mặc dù ngồi cùng bàn thì có chơi nhưng trong phạm vi phòng học thui còn ra ngoài lớp là làm mặt lạ liền , hồi cấp 1 còn chia đôi bàn bên nào lấn chiếm là " ăn thước " vào tay ngay .( năm 1981 QUẾ đây có gặp lại 1 QUẾ nhưng không nhận ra , QUẾ đó liền nhắc lại : hồi đó để tay lệch qua vạch kẻ là đánh người ta gần chết dzậy mà không nhớ à ???? QUẾ đây cười rũ rượi nhớ liền - QUẾ bị ăn thước đó bi giờ là đại gia và là 1 trong những mạnh thường quân lớn của hội QUẾ chúng ta đấy ) .Con trai con gái mà chơi với nhau là bị xầm xì ngay mặc dù có vấn đề hay không , QUẾ gia công đều bé cả biết gì đâu nhưng vẫn bị đưa vào " hồ sơ đen " như các anh chị " miền ... " đã biết gì kia .
Nhưng , cái gì cũng có ngoại lệ , có 1 tình bạn đã xảy ra giữa QUẾ lớp lớn với 1 QUẾ lớp bé . Tình bạn đó không thể xảy tại lớp học được ( chắc chắn rùi ) mà nó xảy ra ở một nơi khác , đó là .... bệnh xá .
Cả hai bị bệnh ( đương nhiên rùi ) và được đưa đi bệnh xá , khi đến bệnh xá thì có nhiều QUẾ lắm và lạ là ở đây hổng có phân biệt nam nữ , tuổi tác , tất cả đều hòa đồng và chơi dzới nhau rất vui vẻ .Các QUẾ ở đây rất hạnh phúc dzì nhiều lí do như hổng phải ... đi học , hổng phải ... đi lao động , được chơi thoải mái dzà ... ăn rất ngon .Một bữa nọ QUẾ lớp lớn ngồi chơi chuyền thì QUẾ lớp nhỏ đi ngang qua đưa tay hớt lấy trái banh và dấu mất , sau đó còn ra yêu sách là cho chơi cùng thì mới trả .QUẾ lớp lớn đành phải chịu Trời ui ,QUẾ lớp nhỏ chơi hay dã man , banh thì tung tới trời , đũa thì văng tung tóe mỗi chiếc mỗi nơi khiến QUẾ lớp lớn ôm bụng mà cười , dzậy mà wuen .
QUẾ lớp nhỏ ba trợn dzậy nhưng dzẫn thua QUẾ lớp lớn . Khi QUẾ lớp nhỏ vào phòng QUẾ lớp lớn chơi là luôn luôn được chào đón nồng nhiệt bằng các vật phẩm lạ từ phía trên cửa .... rơi xuống đầu như ca nước , chổi ,sau mỗi phi dzụ thành công là QUẾ lớp lớn hả hê lắm ,thế mà QUẾ lớp nhỏ hổng giận bao giờ .Mà lạ , 2 đứa xưng hô là gì khi chơi dzới nhau các QUẾ biết không , hổng là gì cả , cứ nói trỏng dzậy đó kiểu như : ê , đưa đây coi hay ê , đi hái đào không ( đi ăn trộm đào đó , bệnh xá ngay cạnh đồi đào mừ )Rùi cũng phải hết bệnh chứ , 2 đứa lại trở dzề dzới lớp của mình , đứa cấp 1, đứa cấp 2 . Một năm sau ,đôi bạn quậy đó chia tay , QUẾ lớp lớn tạm biệt xứ QUẾ , QUẾ lớp nhỏ ở lại thêm 2 năm nữa , 1975 mới tạm biệt QUẾ LÂM .
Đến năm 2008 , họ mới gặp lại nhau .( MỌI CHUYỆN TÍP THEO XEM HỒI SAU SẼ RÕ )

CHUYỆN NGÀY NAY






Tháng 6 năm 2007, một cuộc trùng phùng hoành tráng đã diễn ra giữa các thế hệ QUẾ , " XA bao nhiêu năm nay mới gặp nhau , vui sao nước mắt lại trào " ( mong các QUẾ ra tay kể lại cuộc gặp của mình cho chợ thêm vui - chúng ta sẽ tạo ra chuyên mục " ngày gặp mặt " nha ) , thế mà đôi bạn quậy lại chưa tìm thấy nhau ( sau này gặp lại thì mới biết rất nhiều lần họ đã có thể chạm trán nhau , thế mà không hiểu sao đầu vẫn còn nguyên ??? ) .
Chia tay 40 năm .Thật lạ , họ lại có tin tức về bạn mình vào lúc không ngờ nhất , từ người quen biết nhất , trái đất tròn mà . Hai người bạn vẫn ngờ ngợ không hiểu có đúng bạn không vì xa lâu quá rồi ,lại chưa tường mặt nên chỉ liên lạc qua điện thoại một cách e dè ( vì người trùng tên lại trùng cả nghề nghiệp nữa thiếu gì ).
2008 , QUẾ lớp lớn có dịp đi chơi và hội ngộ QUẾ lớp nhỏ ở 1 thành phố du lịch nổi tiếng .Như mọi QUẾ khác , khi gặp nhau thì tất cả đều đã trưởng thành ,đều xứng đáng là " hạt giống đỏ " , gia đình con cái đề huề ,điều này không có gì là lạ .Chuyện muốn nói là tính cách QUẾ sau bao nhiêu năm đó có gì khác không cơ ???
Hình như có 1 quy luật là khi chúng ta xa nhau ở độ tuổi nào thì khi gặp lại chúng ta vẫn chừng đó tuổi , các QUẾ thấy có đúng không ? QUẾ đây thấy đúng lắm , gặp nhau vẫn nhí nhố , tranh ăn , tranh nói .... chỉ có khác là không còn phân biệt nam nữ , con trai con gái nói chiện dzới nhau lịch sự hơn thế thôi . Đôi bạn quậy cũng không ngoại lệ .Lúc mới gặp còn ngờ ngợ , còn nói năng phải phép lắm ( đâu được khoảng 15 hay 20 phút gì đó ), rồi sau đó là tràn cung mây ( QUẾ mừ ).Nhất là QUẾ lớp lớn , vẫn đành hanh như hồi bé , tha hồ chọc ghẹo QUẾ lớp nhỏ .QUẾ lớp nhỏ bây giờ hiền lành ,mô phạm ( dù không phải là giáo mà là xếp )buột miệng xưng anh ( e hèm , vì QUẾ lớp nhỏ già hơn mừ ) là QUẾ lớp lớn " chỉnh lý "ngay : Ê , lớp dưới không là anh nha
!!!!! ( trời , đến giờ vẫn chảnh ) .QUẾ lớp nhỏ nói gì là QUẾ lớp lớn " vô tư " ... nhái lại (không khác gì lúc còn ở QUẾ ) rồi còn chê bai QUẾ lớp nhỏ là sao mà nhìn .... là biết ngay cán bộ ( không cán bộ thì là cán gì hở trời ) v.v.và v.v ,chỉ còn thiếu điều là lấy cục nước đá trong ly nước bỏ vào cổ áo bạn là trọn vẹn các trò của QUẾ ( dzì bây giờ lớn rùi he )
Cám ơn trái đất này có xứ QUẾ , đã làm cho tuổi thơ của chúng ta , những thần dân xứ QUẾ dài mãi đến muôn đời
Nhưng dù sao thì QUẾ cũng đã lớn rùi nên hai người bạn của chúng ta bây giờ QUẾ lớp nhỏ trở thành đại ca và QUẾ lớp lớn phải chịu là muội muội thui.
Các QUẾ có thấy mình ở trỏng hông dzậy ????




1