Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2009

Ủng hộ cháu Dương





Chiều nay bạn K6LS đã đưa tặng cháu Dương 4.800.000 đ mà Út Quế đã tặng . Bạn K6LS có nói là : Vì nhiều lý do nên K6LS đã không kịp báo cho đài truyền hình tỉnh Lạng sơn được để họ ghi lại và phát trên đài truyền hình tỉnh về tiêu đề : Những tấm lòng từ thiện . Tuy nhiên K6LS đã thuê thợ ảnh và xe ôm ... để đưa đến tận tay cháu Dương số tiền trên của Út Quế . Đây là ảnh trao tặng số tiền của út Quế được trao tặng cho cháu ở trong viện Lao và Bệnh phổi Lạng sơn .

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2009

THƯ THẦY GIÁO

Chao cac em!
Thay la Nguyen Van Trinh.
Thay da tung day 15 nam lien tuc o cac truong HSMN( 1961- 1975): so 11, 21 Hai Phong - So 1 Dong Trieu, Quang Ninh - Khu giao duc HSMN Trung Quoc.
Sau khi doc duoc nhung loi tam su day chat hoai niem cua cac em ve tuoi au tho o truong HSMN. Do qua la nhung ky niem cua mot thoi de nho doi voi thay tro chung ta. Thay rat vui va xuc dong. Thay hoan nghenh cac em da lap trang blog nay de thay tro co dip chia se voi nhau nhung buon vui, tim lai nhau khap bon phuong troi.
Thay chuc cac em hanh phuc va thanh dat.
Thay Nguyen Van Trinh HP
DT:0912810505

Tâm sự tuổi 50


Lũ chúng mình năm mươi tuổi
Cũng nhiều phải không bạn ơi?
Bao nhiêu nhịp đời tiếc nuối
Đắng cay hạnh phúc tình đời.

Lũ chúng mình năm mươi tuổi
Đang ở bên kia "Dốc đời"
Nhịp đời trôi nhanh về cuối
Ta còn cười được - ơn trời!

Lũ chúng mình năm mươi tuổi
Ơn Mẹ, ơn Cha sinh thành
Ơn Đời cho thêm mấy chữ
Để mà có cái loanh quanh.

Lũ chúng mình năm mươi tuổi
Gia đình con gái,con trai,
Vợ chồng tình đầu, tình cuối
Thôi đừng so sánh với ai!

Lũ chúng mình năm mươi tuổi
Buồn vui tùy lúc đầy vơi
"Chợ Đời" đông ngày hai buổi
Mưu sinh theo dòng vẫn bơi.

Lũ chúng mình năm mươi tuổi
Đường đời còn lắm chông gai
Nhẹ nhàng nhau thôi bạn hỡi!
Nặng nề chi, đời không dài!

Lũ chúng mình năm mươi tuổi
Cám ơn đời mỗi sớm mai
Cho ta thêm một ngày mới
Sống và tin ở tương lai!

Lũ chúng mình năm mươi tuổi ...


Thứ Tư, 26 tháng 8, 2009

TRỞ THÀNH MỘT HỌC SINH MIỀN NAM

Đúng là tư tưởng...Quế gặp nhau! mafia đã từng chấp bút bài "Trở thành một học sinh miền Nam" cách đây 2 năm, định để post lên trang web hsmn.com.vn nhưng sau đó bận quá nên để lở dở chưa viết típ, nay mới đọc tựa đề email của Quế giáo, mìn giật mình: ủa sao nó bít?...Dẫu rằng góc trở thành HSMN rất khác nhau, nhưng mafia gửi các Quế coi bài viết dở dang này, cho vui:

Trở thành một Học Sinh Miền Nam
Từ 1961, khi bắt đầu nhận biết thế giới quanh mình thì tôi cũng bắt đầu lâm thân vào thế sự của đất nước và gia đình. Trong gia đình thấy có mẹ, bà nội, bà cô nhưng không có cha. Có điều lạ là tôi không có cảm giác thiếu vắng cha, vì trong gia đình tôi luôn thầm thì nói về người một cách bí mật nhưng rất tự hào. Rồi anh tôi bị bệnh thương hàn, nhà quá nghèo, không có tiền đưa anh đi bệnh viện, rồi gia đình tôi mất anh, tôi mất người anh, người bạn thân thiết nhất. Bà nội tôi chỉ có một mình ba tôi, nên đêm nào bà cũng ra ôm mộ anh khóc dưới trời mưa gió, rồi vài tháng sau bà tôi cũng lâm bệnh mất luôn, bé nhỏ nhưng hai lần tôi đội khăn tang. Rồi chúng tôi được tin chị đầu tôi tập kết ra Bắc học Tại trường HSMN số 4, cứu bạn chết đuối, bạn sống, còn mình thì chết! Trong một thời gian ngắn, gia đình có ba cái tang, đến cái ngày tôi được gặp ba tôi ba năm sau đó, tôi nghe nói Người đã rụng hết tóc trong năm này. Thế là ba mẹ chỉ còn mình tôi. Ba mẹ tôi yêu nhau trong chia ly, cưới nhau trong giã biệt! ba lần hiếm hoi gặp nhau trong cuộc chiến sinh được ba đứa con, rồi xa nhau, dĩ nhiên mãi sau này tôi mới biết điều đó. Những năm đó (sau này tôi mới biết là những năm tình hình rất đen tối, dư âm luật 10/59 của chính quyền Ngô Đình Diệm, đảo chính, rào ấp chiến lược...) tôi cảm thấy cuộc sống mình cứ rờn rợn, lâu lâu nghe tiếng thanh la, trống mõ báo động báo Việt cộng về, tất cả mọi nhà bắt buộc phải đánh mõ báo động, nhà tôi không có đàn ông, mẹ tôi là người ngồi cật lực gõ mõ, còn tôi và bà cô bà của tôi run khập khẩy chui vào đống rơm dưới gậm giường trốn, vì họ bắt trốn dưới hầm, nhưng hầm nhà tôi đầy ếch nhái, chúng tôi không thể chui xuống! Nhưng nếu không trốn, họ đến kiểm tra thấy sẽ bị bắt lên xã vì gia đình tôi là gia đình Việt cộng nguy hiểm bậc nhất vùng! Sách vở tuyên truyền Việt cộng có đuôi, họ vẽ hình 7 người leo cọng đu đủ không gãy, nhưng rất mâu thuẫn họ nói rằng Việt cộng rất gian ác, họ vẽ hình Việt cộng dí dao vào cổ thường dân để doạ giết! Đến bây giờ tôi vẫn nhớ tôi đã run như thế nào mỗi lần báo động như thế, tôi run vì sợ, nhưng không biết sợ cái gì! Vì sau mỗi lần như vậy, ngày hôm sau tôi lại nghe mấy ông hàng xóm nói đổng với nhau “ hà, bữa qua Việt cộng về ẻ cứt đầy đàng!!!”
Một đêm cuối tháng 10 năm 1964, mẹ tôi thủ thỉ với tôi: ngày mốt hai mạ con mình đi ăn đám cưới chị Đương con cậu Cháu ở Dốc sỏi, tôi mừng reo lên, thế là được mặc đồ mới, chẳng là tôi mới được một bà cô bà buôn bán trên chợ mua cho một bộ đồ hoa rất đẹp, nhưng mẹ nói: khi đi con không được mặc đồ đẹp, nếu không họ nói nhà mình nghèo mà sao lại làm sang! Tôi ỉu xìu, nhưng rồi cũng vẫn cảm thấy rộn ràng vui vì sắp được đi dự đám cưới, mặc dù có hơi băn khoăn: hình như nghe trong nhà nói đám cưới này đã từ mấy ngày trước rồi mà? Thôi kệ, miễn là được đi dự đám cưới, còn gì long trọng hơn đối với một đứa trẻ 7 tuổi vào thời kỳ ấy? Cả ngày hôm sau tôi chỉ đi khoe mình sắp được đi ăn cưới, và cả đêm đó không ngủ được, tôi phát hiện thấy mẹ tôi có mấy thứ rất lạ: mấy cục xà phòng thơm và mấy gói kẹo dẻo (nhà tôi có bao giờ có những thứ này trong nhà!) mẹ tôi vội vàng giấu ngay và bảo tôi đi ngủ, còn bà cô bà của tôi thì đắp chiếu nằm khóc và bảo con đi ăn đám cưới nhớ đem bánh về cho bà nghe! Tôi cứ lạ là sao tôi đi ăn cưới mà bà lại khóc! Sáng sớm, mẹ tôi dặn: Con đi đường đò trước với o Nghĩa, mạ đi đường bộ gặp con sau. Lại thêm một điều lạ nữa đối với tôi, sao mẹ lại không đi cùng tôi mà lại ăn mặc như những ngày mẹ đi lấy củi rừng? Sau này tôi mới biết đó là một cuộc tổ chức bí mật đi thoát ly của mẹ con tôi, gia đình tôi được chính quyền “chăm sóc” rất chu đáo nên gia đình tôi đã rất công phu với tôi vì sợ tôi làm lộ. Tôi theo bà cô đến thôn Giáp khế thì thấy có một chú đến dắt tôi đi, và đi xa một hồi nữa thì tôi gặp mẹ cùng một số người và cả đoàn lội đất đồi rú cứ hướng núi đi lên. Tôi hỏi mẹ sao mãi không đến Dốc sỏi, lúc này mẹ mới nói là chúng tôi đang đi gặp ba tôi! Các chú đang đi cùng chúng tôi là các chú giao liên của cơ quan Tỉnh uỷ Quảng trị. Trời sập tối, các chú mỗi người đội một cái mũ cối có cài lá hoặc dù nguỵ trang, tôi giật mình: sao mà giống trong ảnh họ vẽ những người Việt cộng giết người, nhưng mà sao các chú hiền khô, không có đuôi và vui tính! Nói là đi gặp ba, nhưng dễ dàng gì đâu: đi hoài, đi mãi, lội suối, trèo đèo, muỗi, vắt (đến lúc này tôi mới biết hoá ra mẹ tôi đem xà phòng thơm đi là để xoa chống vắt và kẹo thì đến khi gặp ba tôi tôi mới biết là để làm quà cho Người, nhưng cuối cùng thì lại là phần các chú bộ đội và tôi!), ban ngày nghỉ lại ở một trạm giao liên nào đó, các chú cứ chỉ đùa tôi một ai đó, nói là ba út đó! Nhưng tôi không chịu. Đến đêm lại đi, có lúc các chú có lệnh: có phục kích! Nhưng hoá ra một đàn hươu chạy qua, rồi gần đến một con suối lớn, nghe tiếng xào xạc rất mạnh, các chú lên đạn sẵn sàng chiến đấu, sau đó thì...một đàn voi! Được mẹ và các chú cõng, nhưng đôi lúc tôi đòi tự đi, tôi không thấy mệt mà thấy thú vị. Cho đến giờ, tôi nghiệm lại thấy các chú giao liên sao mà dũng cảm, họ sẵn sàng đương đầu với bất cứ một cuộc phục kích bất ngờ nào của quân địch, không hề có chút hoang mang.
( còn tiếp )
VÕ THỊ KIM THANH

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2009

Làng cổ DA XU

Được sự đồng ý của Đắc Hòa (blogger Út Trỗi) và thể theo nguyện vọng của một Út Quế tôi đăng lại bài này tại đây.
Quế lâm có 1 địa danh Du lịch mà ít ai biết đến. Kể cả các điểm bán tour tại QL cũng không giới thiệu cho khách du lịch, mặc dù địa điểm này cũng không xa thành phố. Khi đến đây, tôi chỉ gặp duy nhất 1 tour mà cũng khoảng chục khách người Nhật, hoàn toàn không gặp chú Tây ba lô nào. Đó là khu làng cổ Da Xu. Mời ae cùng tham quan qua ảnh ( tương tự như Hội an của VN.)H1: Cổng vào khu làng cổ bằng đá đã lâu đời. Qua cái cổng này là con đường và vỉa hè toàn lát đá xưa. Ngoài những chiếc xe công nông phục vụ cho nông nghiệp, hoàn toàn không có taxi, xe bus, xe tải ồn ào. Chỉ có vài quán nước nho nhỏ.H2: Làng nằm ven sông Li. Cây cầu đá cổ xưa bắc ngang 1 nhánh nhỏ của sông Li chạy vào quanh làng để lấy nước sinh hoạt và làm ruộng.H3: Nơi đây có 1 cái bến đá khá rộng. Bến này xưa kia cũng là 1 cảng thương mại, bây giờ thì chỉ còn là bến sông của làng.H4-12: Những con đường và những ngôi nhà lâu đời. Nhà tường xây, tường gỗ đủ kiểu, cửa thì còn nguyên gốc là gỗ, không hề có cửa sắt, cửa kính hiện đại chen vào. Làng khá rộng, chắc xưa kia cũng là nơi thị tứ, buôn bán sầm uất.Những dãy nhà cổ. Để bảo tồn di tích cổ, ở đây không được mở hàng quán, khách sạn. Có chỗ quy định để tập trung bán hàng lưu niệm riêng. Vì thế không có cảnh bát nháo, lộn xộn như ở Hội an. Du khách lang thang trên những con đường làng vắng vẻ, tha hồ thưởng thức những di tích, kiến trúc cổ xưa mà không bị làm phiền. Một cảm giác thực sự hòa mình vào với cái xưa.Trong làng vắng vẻ, hầu hết chỉ thấy bóng dáng các cụ già. Các ông đánh cờ, các bà tụ tập chơi bài, già quá thì gà gật trước cửa, cảnh tượng rất bình yên.Còn vệ sinh thì tuyệt vời, trước các nhà đều để xô rác, đường làng sạch sẽ không hề có mảnh rác nào. Tôi hút thuốc xong cũng phải bỏ tàn vào thùng rác, tuy vắng người nhưng tự nhiên mình thấy không thể xả rác bậy bạ được.Môi trường thật sự sạch, trong lành khác xa cái cảnh nhà nhà bán hàng, quán xá ồn ào, mất vệ sinh như ở cái phố cổ Hội an bên ta. Thế mới thấy chính quyền họ quản lý nghiêm túc, tôi thầm thật sự cảm phục họ đã gìn giữ tốt di sản cho đời sau. Phần nào cũng lý giải tại sao bọn Tour DL ít đưa và giới thiệu khách đến đây, đâu có "mầu mè" gì để kiếm chác. Đi Taxi từ TT Quế lâm đến đây khoảng 50-60 tệ. Nếu không giữ xe lại thì rất khó tìm được xe về. Ra đường cái chờ xe bus rẻ 3 tệ /người nhưng khá lâu mới có xe.
Không nhằm mục đích quảng cáo DL. Nếu có dịp thăm QL, ae nào thích nghiên cứu đồ cổ và chụp ảnh thì nên "dạo gót" đến đây thưởng thức. Đắc Hòa

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2009

CHÚNG MÌNH LÀ HỌC SINH MIỀN NAM

Vì sao chúng mình lại trở thành HỌC SINH MIỀN NAM ? Có nhiều lý do lắm : bạn thì đã tham gia cách mạng tập kết ra BẮC nhưng còn nhỏ nên đi học lại và thành HSMN ( xin các bậc tiền bối bỏ quá cho vì đã mạo muội kêu là bạn ) ) ; bạn thì ở trong NAM vượt TRƯỜNG SƠN ra BẮC học tập đương nhiên là HSMN ; bạn thì ba mẹ tập kết nên dù sinh ra tại miền BẮC nhưng vẫn thành HSMN ( đám ÚT QUẾ rơi vào trường hợp này hơi bị nhiều nên mỗi khi tụ tập nhau lại ai cũng phải nghi ngờ vì HSMN gì mà toàn nói giọng BẮC !!! He he ) v.v... Mỗi người mỗi cách gia nhập HSMN .Mình sẽ xung phong kể trước vì sao mình lại trở thành HSMN và quá trình làm HSMN của mình như thế nào ( nhớ gì kể nấy ) . Rất mong được nghe các bạn kể chuyện gia nhập cộng đồng HSMN của các bạn .
Truyện thứ nhất : CHA VÀ CON GÁI ( ghi theo lời kể của mẹ ).
Ba mẹ nó gặp nhau lần đầu tại ... nước ngoài .Đó là vào năm 1948 , ba nó bỏ nhà theo kháng chiến khi mới 16 tuổi , mẹ nó được bà ngoại dẫn theo kháng chiến khi vừa lên 10 , cả hai cùng tham gia đơn vị QUÂN TÌNH NGUYỆN TÂY NAM giúp nhân dân CAMPUCHIA đánh PHÁP ( từ thời PHÁP ta đã có bộ đội tình nguyện rồi chứ không phải đến chiến tranh biên giới TÂY NAM mới có đâu ).Từ đó đến năm 1954 , ba nó đánh giặc tưng bừng , nổi tiếng khắp mặt trận TÂY NAM , mẹ nó trở thành y tá cũng nổi tiếng luôn vì cả mặt trận TÂY NAM có hai cô thiếu nữ à .Rồi ba mẹ nó wen nhau ( hì hì , sớm wá xá ) , cùng đi tập kết . Ra BẮC , ba nó đi học trường sỹ quan lục quân , mẹ nó trở thành HSMN trường số 4 ở HẢI PHÒNG ( trong cuốn kỷ yếu tổ ấm HSMN có hình chụp mẹ nó ngồi ngay cạnh BÁC HỒ khi BÁC và bác PHẠM VĂN ĐỒNG về thăm trường và mẹ làm HSMN như thế nào xin được kể vào dịp khác ).Đến năm 1958 , ba mẹ nó mới làm đám cưới .Có chuyện vui mẹ nó kể : hồi đó ba nó công tác tận LÀO CAI , một năm mới về phép 1 lần , ba dẫn mẹ đi chơi ( đi bộ chứ làm gì có xe mà đi ) , cứ đi 1 tí là có chú bộ đội đứng nghiêm chào ba và ba cũng phải đứng nghiêm chào lại ( chả là lúc đó quân đội đang tiến lên chính quy hiện đại giống LX mà ) , cái điệp khúc ấy cứ lặp đi lặp lại mãi , đi 1 tí rồi lại dừng , đi 1 tí rồi lại dừng ( nghe kể nó tưởng tượng như ba mẹ nó đang chơi trò 1,2,3 thì đúng hơn là đi dạo , he he ), mẹ chán quá đòi về và chẳng bao giờ đi chơi phố với ba được vì ba đâu có đồ thường phục , mà mặc quân phục đi chơi thì lại thành ... chơi 1,2,3 ( sau này tác phong chào chào ấy bỏ lúc nào thế nhỉ vì khi biết thì mình chả bao giờ thấy nữa ) .
Năm sau nó chào đời .Nó chào đời cũng khác người , không tại bệnh viện C , cũng không tại bệnh viện huyện , xã nào cả mà là tại quân y sư đoàn 338 ( oai chưa , con nhà lính mà ! ) .Khi mẹ sinh nó thì ba nó vẫn đang đi tiễu phỉ trên vùng biên giới hẻo lánh của LÀO CAI ( chắc giống các chú bộ đội biên phòng trong phim " LỬA RỪNG " các QUẾ hỉ ) , thế nhưng ba nó ghi lại hết ngày tháng năm , cả giờ nó ra đời ( bây giờ ai hỏi là nó nói luôn được cả giờ sinh , mọi người mắt tròn mắt dẹt hết ) và tình cảm của ba khi có nó vào mặt sau 1 tấm ảnh của ba ( tấm ảnh này khi đi học xa nó luôn mang theo và đọc đi đọc lại mãi những dòng ba viết cho nó khi nó mới chào đời , đến giờ nó vẫn nhớ , tiếc là khi nó học lớp 2 thì ảnh bị mất). Nó gần như chỉ sống với mẹ và bà ngoại vì ba công tác xa quá , công việc bận rộn và đầy hiểm nguy .Một năm , nó chỉ ở với ba được mấy ngày khi ba về phép , ba nó cưng nó vô cùng ( mẹ kể khi nó 16 tháng , ba về phép đã đi bộ mấy chục cây số vác trên vai con ngựa gỗ về cho nó cưỡi ).Thời gian nó ở với ba nhiều nhất là lúc ba nó về tập trung huấn luyện để đi B , lúc này nó mới gần ba tuổi và đã có 1 cô em gái . Suốt ngày nó quấn quít bên ba , ba đi đâu là đòi theo đó . Ba đi huấn luyện thì nó chơi 1 mình , cũng có lúc trông em giúp mẹ nhưng gây tai hoạ nhiều hơn vì có lần mẹ nó đi ra ngoài vào thì thấy miệng em nó đầy ... cơm cháy ( em nó mới có mấy tháng à , hix ) hỏi thì nó nói là : em hóc đòi ăn , chị cho em ăn em nín !!! ( hèn chi bây giờ em nó lớn không nổi ) . Ba nó về là nó bám riết và " báo cáo " tình hình ở nhà cho ba biết : nào là mẹ ở nhà .. lục túi ba , mẹ lại còn gọi ba bằng ... anh , bà ngoại thì gọi ba bằng ... thằng . Bà ngoại mới hỏi vậy chứ phải gọi bằng gì , nó trả lời dõng dạc : gọi bằng BA . Còn nó thì xưng ... chị với tất cả mọi người , chả là khi nó sắp có em , bà ngoại nó mới bảo dạy nó xưng chị với em cho ngoan , thế là với ai nó cũng xưng chị tuốt ( ngoan hơi quá đà ) .Cả nhà cưng nó , cả sư đoàn cưng nó ( cả sư đoàn MIỀN NAM mới có 1 đứa cháu đầu tiên mà cả ba mẹ đều là người NAM nên cưng hết chỗ nói ) nên nó chướng cỡ nào chắc ai cũng hiểu .
Đến một ngày đầu tháng 2 năm 1962 , ba nó lên đường ra trận . Nó không biết gì , vẫn tưởng sáng ba đi rồi tối ba lại về . Tối đến không thấy ba về , nó khóc đòi ầm ĩ , các cậu trong đơn vị phải sang dỗ nó đưa nó đi chơi . Thời gian trôi , nỗi nhớ ba của đứa trẻ con cũng qua mau . Sư đoàn đi B hết , nhà nó chuyển về HÀ NỘI . Thỉnh thoảng nó được mẹ nó đọc cho nghe thư của ba nó gửi ra . Có 1 lần , sau khi xem xong thư ba thì nó thấy mẹ và bà ngoại bàn luận việc gì đó . Hôm sau , mẹ nó gọi nó lại bảo nó ngồi im trên ghế , khoanh tay lại nghe mẹ đọc thư ba ( có vấn đề nghiêm trọng đây ) , đại để là ba khuyên mẹ nên nén tình thương con lại để mà gửi nó vào " TRẠI NHI ĐỒNG MIỀN NAM " vì ba nó nói rằng " NG.H khôn mà không ngoan " ( hix, ngoan làm sao được cơ chứ khi mà nó là cục vàng của cả sư đoàn , nó lại được bà ngoại dạy dỗ " nghiêm khắc " đến nỗi ba nó mới đánh đít nó 1 cái vì hư mà bà ngoại đã bỏ nhà đi 2 ngày , từ đó ba mẹ có động đến nó được đâu , hix .), vì thế mẹ sẽ gửi nó vào trại để được dạy dỗ cho ngoan . Nghe xong , nó khóc lăn quay , không chịu đi , nó hứa hẹn đủ điều sẽ ngoan để được ở nhà . Nhưng mẹ nó đưa thư ba nó ra làm bằng ,nó hết cãi lời . Sáng hôm sau , nó lủi thủi vừa đi vừa sụt sịt ,nắm tay mẹ ra tàu điện lên đường đến GÒ ĐỐNG ĐA bắt đầu cuộc đời của môt HỌC SINH MIỀN NAM nội trú , cho đến 10 năm sau , năm 1973 nó mới trở về nhà .
Còn ba nó thì đi mãi không về , dù đã lớn nhưng nó vẫn cứ tủi thân hoài vì không có ba .Mãi 30 năm sau , năm 1992 nó mới gặp lại ba qua những trang nhật ký mà ông để lại . Qua những trang nhật ký nó mới biết được hồi bé nó thương ba nó như thế nào và ba nó yêu thương chị em nó ra sao . Tình cha không giấy bút nào kể xiết .
( Sắp đến ngày giỗ lần thứ 46 của ba . Chị em con luôn thương nhớ và tự hào về ba ) .

Cảm ơn.

Qua trang tin ÚT TRỖI, blogger K6LS đã đăng bài HÃY CỨU GIÚP CON CỦA MỘT ĐỒNG ĐỘI kêu gọi các bạn Trỗi gây quỹ đóng góp cho cháu Tô Văn Dương ở Lạng sơn (là con của một thương binh sọ não mất trí) đang bị bệnh nặng.
Thay mặt các bạn Trỗi, tôi xin chân thành cảm ơn các ÚT QUẾ đã tham gia gửi tiền cùng đóng góp với ÚT TRỖI chúng tôi, để giúp đỡ cháu Tô Văn Dương qua lúc khó khăn.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn các bạn.

Nguyễn Quang Vinh (VinhNQ)

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2009

VẼ RỒNG

Hồi bọn này mới gia nhập Hội Quế thì Cấp Một NGUYỄN VĂN BÉ (NVB )có một dãy nhà ở là nhà đầu tiên (gần chuồng lợn), cùng dãy với cấp Hai NVB. Từ nhà ở đến khu lớp học (cấp Một NVB) phải leo lên một dãy tam cấp, sau đó theo đường bê-tông dọc theo nhà ăn cấp Hai NVB và lại phải xuống một dãy tam cấp nữa mới đến khu lớp học. Dạo đó là cuối năm học lớp Ba, vào một buổi tối sắp sang Hè, các Quế đang tập trung ôn thi cuối năm học, Quế tớ có việc phải về khu ký túc xá trước khi hết giờ tự học. Các Quế cấp Một thì sáng chính khóa, chiều ngoại khóa hoặc lao động, tối tự ôn tập (việc học đều diễn ra trên lớp học). Đêm cuối Xuân sang đầu Hè, gió làm mát rượi khi Quế tớ vừa trong lớp học bay ra. Trăng hôm đó sáng quá, làm cho cả khu trường ta chìm trong ánh bạc của trăng, dẫu dọc đường đi đều có điện đường, nhưng cái thì tù mù, cái thì bị các Quế Nghịch dùng súng cao su tiêu diệt mất rồi. Gió làm xào xạt các cây quế dọc hai bên đường ta đi. Con đường bê-tông lấp loáng dưới ánh trăng, đôi chỗ bị che khuất lúc ẩn lúc hiện bởi bóng của những cây quế đang xuân. Khung cảnh thật yên ắng thanh bình. Quế tớ đang thả hồn để thưởng thức không khí của đêm giao mùa Xuân – Hạ. Thử làm thi sĩ (vì sắp phải làm báo tường) nhưng rặn mãi chẳng ra thơ, dù chỉ là thơ kiểu đại trà: “Hai mươi mười một đến rồi, Lòng em sung sướng bồi hồi biết bao…” Bất giác Quế tớ có nhu cầu …thải …chất lỏng. Giữa đêm giao mùa Xuân – Hạ nên thơ như thế, Quế tớ chợt nghĩ đến câu thơ của Trạng Quỳnh (chiều đó mới được nghe thầy giáo kể chuyện Trạng Quỳnh):
Đứng lại làm chi cho mất công,
Vừa đi vừa đái vẽ nên rồng.”
Thế là Quế tớ rút “vũ khí” ra thực hiện vẽ rồng, vừa đi vừa vẽ…thật là thỏa mái. Một con rồng ngoằn ngòe hiện ra phía sau những bước chân Quế tớ, con rồng đó nằm dọc theo con đường trước nhà ăn Cấp Hai NVB. Kết thúc việc vẽ rồng, Quế tớ đang trong tâm trạng vô cùng sảng khoái, vừa đi thụt lùi vừa ngắm tác phẩm của mình một cách khoái trá, nghĩ thầm nếu rồng mất đi có để lại hương vị thì cũng các anh chị cấp hai thụ hưởng là chính. (Xin hỏi các Quế như thế có phải là Hạnh phúc không?- Theo đánh giá của các Quế ngày nay í). Bỗng Quế tớ giật mình vì có tiếng đằng hắng của người lớn và đất ở dưới chân Quế tớ như sụt xuống khi thấy thầy ngoại khóa của lớp bên cạnh đi ngược chiều đang tới gần. Thầy lên tiếng: “Đái bậy à, cậu học lớp…” Quế tớ lúc đó chắc đứng như Từ Hải, lí nhí: “Cháu…cháu…xin lẩu…” (Chắc chắn là Quế tớ không đủ hơi để phát âm đúng từ “lỗi”). Quế tớ chạy như bay về khu nhà ở, chẳng còn thấy gió mát chi cả mà ngược lại thấy người nóng ran. Tối đó mình cảm thấy lo phen này nguy to và nỗi lo chìm vào giấc ngủ.
Ngày hôm sau ông thầy đó đi cùng cô chủ nhiệm vào phòng Quế tớ và chỉ vào Quế tớ nói với cô: “Là cậu này…” Hai người đi ra và Quế tớ biết thầy đã nói lại với cô giáo chủ nhiệm lớp về vụ vẽ rồng tối qua. Quế tớ chắc là cuối năm chắc bị hạ hạnh kiểm là cái chắc, uổng công phấn đấu làm trò ngoan cả năm, gần hết năm học lại gặp nạn. Thế nhưng ông trời có mắt, Quế tớ học giỏi nhất lớp nên cô chủ nhiệm không nỡ hạ hạnh kiểm vì vụ vẽ rồng, thế là thoát nạn.
Đó là chuyện vẽ rồng của Quế tớ, mà cũng chỉ là rồng đất thôi nhé. Sau này trong dịp vui khi Quế tớ đã lên lớp trên, không còn học cô chủ nhiệm năm đó nữa cô mới nói với Quế tớ là vụ vẽ rồng của Quế tớ chỉ là rồng bò dưới đất, ăn nhằm chi. Đại tỉ…cũng là học trò cũ của cô còn cho cả rồng bay nữa kia.
tgtb.

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2009

CHÚC MỪNG NGÀY THÀNH LẬP CÔNG AN NHÂN DÂN


Hôm nay 19 tháng 8 , kỷ niệm 64 năm ngày thành lập CÔNG AN NHÂN DÂN .Xin nhiệt liệt chúc mừng tất cả các QUẾ đã và đang là chiến sỹ CÔNG AN hạnh phúc , sức khoẻ , thành đạt .

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2009

GẶP NHAU Ở PHÚ YÊN .



từ trái sang nhé:Chị Thái(Tò mì),Trung 7D,Chị Lạc,Xuân7D,tuyết Ngố 7A,Pháp,Huệ,H.Vân,Hằng Nga,Ngọc Khánh.Trần Văn Tịnh,Chị Kim Hoa,A.Lâm A,Anh Biên 7C Hanh,Vợ chồng anh Hùng



PHẠM HUỆ

CHÚC CUỐI TUẦN VUI


Nhiều bà nội trợ có cách học tiếng Anh độc đáo: nhìn vào vật gì thì liên tưởng đến chữ có cách phát âm tương tự. Nhìn vào cái mâm thì nói "Mâm đây": thứ hai (Monday)...
Dưới đây là một ví dụ về cách họ học đọc các ngày trong tuần:
Nhìn vào cái mâm thì nói "Mâm đây": thứ hai (Monday).
Nhìn vào hũ tiêu và nói "Tiêu đây": thứ ba (Tuesday).
Nhìn vào cái chổi và nói "Quét đây": thứ tư (Wednesday).
Nhìn vào cái thớt nói " Thớt đây": thứ năm (Thursday).
Nhìn vào con dao, nói "Phay đây": thứ sáu (Friday).
Nhìn vào hũ rượu rắn của chồng và nói "Xà tửu đây": thứ bảy (Saturday).
Còn Chủ nhật thì tất cả đều đồng thanh: "sướng đây" (Sunday).
PHONGLÊCẢNH .

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2009

HỘI QUẾ NHA TRANG ĐÓN BẠN


Từ trái sang phải :
Bác sỹ NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH ( liệt ) , QĐND TRẦN VĂN TRỌNG ( A ) , QUẾ con , QĐND ĐỖ THANH HẢI ( chọoc ) , tiến sỹ BÙI LÝ ( toét )( hội trưởng hội QUẾ LÂM NHA TRANG , 7B - 71/72 ) , CAND LÊ THÀNH HƯNG , kiến trúc sư NGUYỄN ĐÌNH NHƯ ( 5- 74/75 )


Từ phải qua :
Hàng ngồi :anh HƯNG ( 7 - 73/74) , QUẾ con TRÂM ANH ( con TRỌNG A ) , TRỌNG A (7C - 72/73 ) , anh HẢI choọc ( 7B- 71/72 ) .
Hàng đứng : HẠNH liệt , QUẾ cháu ( cháu nội NGỌC LAN ), CAND HỒ NGỌC LAN ( 6- 74/75 ) , QUẾ SÀI .

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2009

GẶP BẠN TRƯỜNG BÉ Ở MỸ KHÊ - ĐÀ NẴNG


Chú thích ảnh trên: Người đứng SQLQ 4sao2gạch "N - ẻn" Quế 7H (74-75). Hàng ngồi từ trái sang: Bs H (') - tức bạn H (.) - Quế về nước 72 vì là người tặng Bs Kh "lé" một nhát kỉ liệm ở tay; Bạn TB 7H(74-75)- tên đội tưởng hồi cấp1NVB, BTCĐ lúc cấp 2, nhân vật xuất hiện ở "Một thời để nhớ", bạn Mỹ HSMN Đông Triều, Tgtb; bạn Hồ Xang- Quế 7H (74-75)-cựu SQCA, nhân viên cứu Hộ biển Mỹ Khê ĐN.
Tocgiothoibay

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2009

XEM PHIM .

Hồi nớ chúng ta cứ phải xem 1 bộ phim không biết bao nhiêu lần , đến nỗi bây giờ vẫn nhớ vanh vách những "BẠCH MAO NỮ " , "ĐỘI NỮ HỒNG QUÂN " , " DÙNG MƯU CHIẾM NÚI UY HỔ " vân vân và vân vân .Mình nhớ thầy THU trên hiệu bộ nói dỡn với tụi mình là : cháu nào xem "B.M.NỮ " 12 lần thì được thưởng ..... xem thêm lần thứ 13 .Vì vậy có lần mình trốn không đi xem ( ít ai dám trốn lắm ) thế mà bị thầy TƯỜNG hiệu trưởng bắt được nhốt trên lầu .Trong cái họa có cái may , ngay chỗ bị phạt lại có .... 1 chiếc xe đạp .Trời ơi là sướng , thế là mình leo ngay lên xe đạp, đạp xoành xoạch tại chỗ ( lúc đó đã biết chạy xe đâu ),đến nỗi phim đã hết , thầy đã về đứng nhìn mình đạp xe mà mình vẫn không hay biết ( bi giờ mà thi xe đạp chậm với lũ học trò thì mình thắng chắc ) . Đến khi sực tỉnh thấy thầy , sợ quá leo xuống cúi đầu len lét .Thầy đành lắc đầu mà tha . He he he

Thư giãn

Đọc được 10 lời khuyên của "Biu". Thấy vẫn còn thiếu 1 lời khuyên như hình bên.







Nguồn: Funpic

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2009

DI TÍCH


 Gởi các bạn hình "Di tích lịch sử đã xếp hạng"( 7/2009)- Cây đa cửa hàng Kếu (thời Trường Bến Tre, Bình Xuyên , Phúc Yên).
   Nơi đây có nhiều kỷ niệm của Trường Bé thời sơ tán... Nghe đâu tới giờ Cửa hàng vẫn còn lưu " sổ Nam Tào" ghi tên một số anh, chị ăn chịu "quên" trả tiền ngày ấy. UBND địa phương nhờ tôi nhắn : " Xin mời các anh , chị cứ về chơi đừng ngại"!
 

TRẢI NGHIỆM

Trước khi về hưu vào đầu tháng 7 năm nay, Bill Gates - ông chủ của tập đoàn máy tính lớn nhất thế giới Microsoft - đã đưa ra 10 lời khuyên dành cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp.
Chúng tôi xin giới thiệu và mời các bạn tham khảo những lời khuyên bổ ích của người đàn ông giàu nhất thế giới này, có thể một ngày nào đó bạn cũng sẽ trở thành một Bill Gates thứ hai?
1. Thế giới vốn không công bằng. Bạn biết điều này chứ? Dù bạn có nhận thấy sự bất công trong xã hội hay không thì cũng đừng hy vọng làm thay đổi được nó. Việc cần làm là hãy thích nghi với nó.
(Sở dĩ như vậy là một mình bạn sẽ không thể nào làm thay đổi được sự bất công trong xã hội)
2. Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, trước khi có được những thành tựu thì bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình lên.
(Lòng tự trọng quá cao sẽ tỷ lệ thuận với sự bất lợi trong công việc của bạn)
3. Thường thì bạn sẽ không thể trở thành CEO nếu chỉ mới tốt nghiệp trung học. Nhưng khi bạn đã trở thành một CEO thì không còn ai để ý là bạn mới chỉ có tốt nghiệp trung học nữa.
(Lúc này người ta sẽ đánh giá và quan tâm nhiều đến năng lực hơn là bằng cấp của bạn)
4. Khi bạn gặp khó khăn hay bế tắc trong công việc thì đừng có oán trách số phận. Điều bạn học được khi gặp trắc trở chính là kinh nghiệm và bài học để lần sau không bao giờ mắc phải nữa.
(Điều cần làm lúc này là trấn tĩnh và bắt tay làm lại từ đầu)
5. Nên hiểu một điều rằng: Trước khi có bạn, bố mẹ bạn không phải là những người “chán ngắt, vô vị” như bạn của ngày hôm nay đã nghĩ. Đây chính là cái giá rất lớn mà bố mẹ đã phải trả cho sự trưởng thành của bạn.
(Bạn phải có nghĩa vụ đền đáp công ơn với những người đã dành cả cuộc đời mình cho sự sống và trưởng thành của bạn)
6. Khi đi học, bạn đứng thứ mấy trong lớp cũng không phải là vấn đề quan trọng. Nhưng khi đã bước chân ra xã hội thì mọi việc lại không đơn giản như vậy. Dù đi đâu hay làm công việc gì bạn cũng nên tạo đẳng cấp cho mình.
(Luôn tự nhủ rằng bạn sẽ luôn là người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có động lực và tinh thần nhiều hơn cho sự nghiệp của bản thân)
7. Khi đi học, bạn luôn mong chờ đến ngày nghỉ lễ, Tết. Khi đi làm thì hoàn toàn không giống vậy, dường như là bạn sẽ không được nghỉ ngơi. Công việc sẽ cuốn bạn đi bất cứ lúc nào kể cả ngày nghỉ.
(Nếu là một nhân viên luôn mong chờ ngày nghỉ lễ thì bạn sẽ bị lạc hậu hơn so với những nhân viên khác. Sự lạc hậu này còn luôn đồng hành với sự đào thải và thất nghiệp).
8. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên thì bạn đừng nên đi làm sau khi tốt nghiệp. Đơn giản nếu như không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty thì chắc chắn bạn sẽ không làm được gì và sẽ nhanh chóng thất nghiệp, hơn nữa lúc này sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.
(Nên nhận thức được rằng: Công ty sẽ luôn yêu cầu cao hơn rất nhiều so với trường học. Vì ở trường học, dù bạn có học được hay không thì chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bạn. Còn ở công ty bạn có làm được việc hay không thì lại ảnh hưởng đến rất nhiều người)
9. Mọi người đều thích xem phim truyền hình, nhưng bạn không nên xem nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn. Vì công việc ở công ty mới phản ánh cuộc sống thực của bạn.
(Bạn không nên xem nhiều vì tư tưởng của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những bộ phim truyền hình đó. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định)
10. Không bao giờ phê bình người khác sau lưng của họ, đặc biệt đừng bao giờ phê phán sếp là người không có năng lực, điều này là không đúng.
(Nếu bạn có thắc mắc gì trong công việc thì nên nói ý kiến của mình trước mặt mọi người. Còn nếu như bạn luôn giữ thái độ và hành động phản kháng sau lưng người khác thì chỉ có bất lợi cho bạn mà thôi).

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2009

NGHIỆM XEM ĐÚNG HÔNG !


BẠN CỦA BA PDF. In Email
(Cái cười này viết tặng riêng các bạn là HSMN)

Gia đình anh bạn cùng học Trường HSMN (Học sinh miền Nam) nội trú năm xưa có việc đại sự. Nhà anh ở trong nhà tôi, cách nhau một con hẻm.
Chiều nay tan tầm, tôi về nhà sớm hơn mọi khi; mới đến cổng, cu con tung tăng chạy ra bi bô khoe:
-Ba ui, từ sáng đến giờ các chú hỏi ba nhiều lắm!
-các chú nào?
-Các chú bạn ba, mà hình như là …Học sinh miền Nam í!
-Vì sao con biết các chú là Học sinh miền Nam?
-Vì khi nghe con trả lời “Ba không có nhà”, thì các chú nói là … “Đù mạ!”

Bùi Tự Lực.

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2009

NHỮNG CON SỐ VÀ SỰ KIỆN KHÓ GIẢI THÍCH

Bạn nào đọc rồi thì bỏ qua hỉ !
Chúc cuối tuần vui vẻ .

History Mystery
Bí ẩn của lịch sử






Have a history teacher explained this----- if they can..
Hãy đề thầy giáo môn lịch sử giải thích - nếu có thể



Abraham Lincoln was elected to Congress in 1846.
Abraham Lincoln được bầu vào quốc hội năm 1846
John F. Kennedy was elected to Congress in 1946.
John F Kennedy được bầu vào quốc hội năm 1946
Abraham Lincoln was elected President in 1860.
Abraham Lincoln được bầu làm tông thống năm 1860
John F. Kennedy was elected President in 1960.
John F. Kennedy được bầu làm tổng thống năm 1960
Both were particularly concerned with civil rights.
Cả hai đều quan tâm đến quyền công dân
Both wives lost their children while living in the White House.
Cả hai đều bị mất con trong thời gian ở Nhà Trắng
Both Presidents were shot on a Friday.
Cả hai bị bắn chết vào thứ sáu
Both Presidents were shot in the head
Cả hai bị bắn vào đầu
Now it gets really weird.
Bi giờ mới thực sự bí hiểm
Lincoln 's secretary was named Kennedy.
Thư ký của Lincoln tên là Kennedy
Kennedy's Secretary was named Lincoln .
Thư ký của Kennedy tên là Lincoln
Both were assassinated by Southerners.
Cả hai cùng là người có xuất xứ Miền Nam
Both were succeeded by Southerners named Johnson.
Cả hai đều có người kế tục có tên của người Miền Nam là Johnson
Andrew Johnson, who succeeded Lincoln , was born in 1808.
Andrew Johnson kế tục Lincoln, sinh năm 1808
Lyndon Johnson, who succeeded Kennedy, was born in 1908.
Lyndon Johnson kế tục Kennedy, sinh năm 1908



John Wilkes Booth, who assassinated Lincoln , was born in 1839.
John Wilkes Booth, kẻ ám sát Lincoln sinh năm 1839
Lee Harvey Oswald, who assassinated Kennedy, was born in 1939.
Lee Harvey Oswald, kẻ ám sát kennedy sinh năm 1939



Both assassins were known by their three names.
Cả hai kẻ ám sát đều được biết bởi ba tên
Both names are composed of fifteen letters.
Bên của cả hai đều bao gồm 15 chữ
Now hang on to your seat.
Giờ thì hãy thoải mái trên ghế của mình
Lincoln was shot at the theater named 'Ford.'
Lincohn bị bắn trong nhà hát mang tên "Ford"
Kennedy was shot in a car called ' Lincoln ' made by 'Ford.'
Kennedy bị bắn trong xe hiệu "Lincohl" được sản xuất bởi hãng "Ford"
Lincoln was shot in a theater and his assassin ran and hid in a warehouse.
Lincoln bị bắn trong rạp hát và kẻ ám sát ông chạy trốn vào một cửa hàng
Kennedy was shot from a warehouse and his assassin ran and hid in a theater.
Kennedy bị bắn từ một cửa hàng tên ám sát chạy trốn vào một nhà Hát.
Booth and Oswald were assassinated before their trials.
Cả Booth và Oswald đều bị ám sát trước khi bị tuyên án.
And here's the kicker...

Và bi giờ là cú đá
A week before Lincoln was shot, he was in Monroe , Maryland

Một tuần trước khi bị bắn, Lincohl ở Monroe, bang Maryland
A week before Kennedy was shot, he was with Marilyn Monroe.

Một tuần trước khi bị bắn, Kennedy ở cung Marilyn Monror




Creepy huh? Send this to as many people as you can,
Hey, this is one history lesson most people probably will not mind reading! cause:




WHO FIGURED THIS OUT?
Ai đã vẽ những hình này?


INCREDIBLE

Không thể tin được
 
1) Fold a
NEW PINK
$20 bill in half...

1)hãy gấp đôi tờ 20 đô mới...



2) Fold again, taking care to
fold it exactly
as below
2)
Bi giờ gấp tiêp, 
sao cho chính xác như dưới đây




3) Fold the other
end, exactly as before
3)
Gấp tiếp đầu kia,
Chính xác như sau



4) Now, simply
turn it over...
4)Bi giờ chỉ cần lật qua mặt kia




What a coincidence!
Thật là một sự trùng hợp
A simple
geometric fold
creates a catastrophic premonition printed on all
$20 bills!!!

Chỉ với việc gấp hoàn toàn hình học đã tạo ra một 
điềm bào thảm họa được in trên tờ 20 Đô

COINCIDENCE? YOU DECIDE.

Có phải là trùng hợp? tự bạn quyết định
 

As if that  nếu như ở hình này
wasn't
enough.
Here is what
you've seen...


là chưa đủ. Thì đâylà cái mà bạn thấy ...

 
Firstly
The Pentagon on fire...
đầu tiên là lầu năm góc cháy



Then
The Twin Towers.
Sau đó là tòa tháp đôi.




..And now .
look
at this!

và bi giờ hãy coi đây!



TRIPLE COINCIDENCE

ON A SIMPLE
$20 BILL

ba lần trùng hợp trên tờ 20 Đô


It gets even better!! 9 + 11=$20!!

Còn hay hơn nữa là  9+11=$20!!
This is too interesting to pass up!

Điều này quá hay để có thể bỏ qua!
Nguyễn Mười



Trà sữa Trân Châu

Sợ chưa:
Trung Quốc: Trà sữa trân châu hay “trà sữa polymer”
Ở khắp mọi nơi trên đất nước Trung Quốc đều có sự hiện diện của các quán trà sữa trân châu hấp dẫn. Nhưng mới gần đây, theo điều tra thị trường của phóng viên Trung Quốc, thành phần làm ra ly sữa và hạt trân châu không những không bổ béo gì mà còn độc hại.

Nắng hè gay gắt đã trở thành điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của các quán trà sữa trân châu. Từ phố lớn phố nhỏ, đường to đường bé, ngõ hẻm ngóc ngách, người người uống trà sữa trân châu.
Mô tả ảnh.
Mùa hè oi ả khiến các quán trà sữa trân châu luôn tấp nập khách vào ra. (Ảnh: Xaluan)

Giá thành mỗi cốc trà = nửa tệ (khoảng 1000VND)

Trên các khu phố lớn, 1 cốc trà sữa trân châu có giá từ 4 tệ đến 8 tệ, nhưng ở một số tiệm trà sữa ở quanh trường học và siêu thị, giá của những cốc trà sữa trân châu được làm từ những nguyên liệu không rõ xuất xứ chưa đến 3 tệ.

3 “pháp bảo” để làm trà sữa trân châu là: bột sữa, trân châu và đường hóa học. Như vậy có thể thấy giá thành phẩm, giá nguyên liệu của loại đồ uống hấp dẫn này vô cùng rẻ.

Theo ghi nhận của phóng viên Trung Quốc, trong mấy cơ sở chuyên bán buôn nguyên liệu làm trà sữa, có rất nhiều những gói bột sữa các loại, lớn nhất là 50kg, được xếp đống ở dưới đất. Giá cả của chúng dao động từ 20 tệ đến 400 tệ. Mỗi gói bột sữa như thế có thể pha ít nhất 400 ly trà sữa. Chủ tiệm còn cho biết bột sữa và bột trà được đóng vào cả những gói có khối lượng tịnh nhỏ để thuận tiện cho việc pha chế của những quán trà sữa trân châu nhỏ.

Một chủ cửa hàng khác cho biết: “Thường thường những gói bột sữa 200 tệ bán rất chạy”. Còn “trân châu” thì sao? Người ta đóng mỗi gói trân châu khoảng 2kg, bán 10 tệ một gói, mỗi gói như thế đủ dùng cho hơn 100 cốc. “ Tính thêm cả tiền cốc nhựa, tiền thuê nhân công và tiền thuê cửa hàng, giá thành phẩm của mỗi cốc trà sữa khoảng nửa tệ” – ông chủ tiệm đó nói.

Chú ý quan sát bao ngoài của các túi nguyên liệu, phóng viên phát hiện, ngoài bao bột trà có ghi nơi sản xuất ở Thượng Hải ra, những bao bột sữa kia chỉ có dòng chữ ghi đại lý bán hàng, không thấy ghi gì thêm nữa.

Không dùng sữa tươi mà dùng bột sữa

Anh Cố Vĩ (tên nhân vật đã được thay đổi), 42 tuổi, từng làm chủ một hệ thống nhiều cửa hàng kinh doanh mặt hàng trà sữa trân châu, tiết lộ với phòng viên, trà sữa trân châu mang đến cho khách hàng những hương vị ngọt ngào quyến rũ, đồng thời nó cũng mang đến cho họ những căn bệnh rất nguy hiểm.

“Trong trà sữa trân châu thì ‘trà sữa‘ được coi là ‘linh hồn” Cố Vĩ nói, dùng bột sữa mà không dùng sữa tươi để pha trà, đây được coi là bí quyết hành nghề của những tiệm kinh doanh thức uống giải khát này. “10 ly sữa tươi cũng không cho được vị thơm đậm đà như 1 thìa bột sữa, đây cũng chính là nguyên nhân tại sao đa số tiệm trà sữa lại sử dụng bột sữa thay cho sữa tươi”.

Trên thực tế, một số nguyên liệu để làm trà sữa trân châu chỉ là những bột vụn mà thôi, thành phần cụ thể là: bột sữa, chất dẻo cao phân tử (nói trắng ra là nilon), sunphát natri ngậm nước (Na2SO4.10H2O) và một vài độc tố hóa học sử dụng trong công nghiệp như Clo.

Trong bảng thành phần của bột sữa đều ghi hàm lượng chất béo không cao quá 32%. Nhưng trên thực tế, thành phần chủ yếu của bột sữa lại chính là dầu thực vật qua quá trình Hydro hóa, đây chính là 1 loại axit béo. Chuyên gia cho biết: “Hàm lượng chất béo trong 500ml trà sữa đã vượt quá quy định nạp chất béo cho cơ thể của người bình thường trong 1 ngày, cứ tiếp tục như vậy, rất dễ mắc bệnh tim mạch, nổi u bướu, hen suyễn, thở khò khè…Trẻ nhỏ thì giảm sút trí lực”.
Mô tả ảnh.
Ít ai có thể ngờ những hạt trân châu dai dai, dẻo dẻo này lại là
hạt... nhựa. (Ảnh: Sketch-book)
Ăn “trân châu” tức là ăn “polymer”?

Trân châu làm tăng sức hấp dẫn cho ly trà sữa. Cố Vĩ nói: “Trà sữa trân châu có được sự mến mộ của khách hàng như ngày nay chính là nhờ có những viên “ngọc” đen đen, tròn tròn đó, rất nhiều những vị khách đến với trà sữa là do trót “phải lòng” những hạt trân châu dai dai, dẻo đẻo ấy”. Người trong nghề gọi nó là bột trân châu, thành phần chính của bột trân châu là bột sắn.

Nhưng nếu chỉ là bột sắn đơn thuần, thì hạt trân châu không thể có độ dai như thế, cho nên người ta khắc phục điều này bằng biện pháp đơn giản là trộn thêm lòng trắng trứng và bột mì. Dù như vậy, nhiều tiệm trà sữa vẫn thấy rằng trân châu của họ chưa đủ độ dai cần thiết, thế là họ chọn cách làm rất nhanh gọn: cho thêm vật liệu polymer. Cái gọi là “vật liệu polymer” nói trắng ra là nhựa. Đây cũng chính là bí quyết tuyệt mật của các tiệm “trà sữa polymer”. Cố Vĩ nhấn mạnh thêm: “Cơ thể con người không thể hấp thụ hợp chất đó, hậu quả của việc ăn nhựa thế nào, ai trong chúng ta cũng có thể tưởng tượng ra được”.

Nguồn tin đáng tin cậy cho biết, hiện nay chính phủ Trung Quốc đã kiểm soát nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Những sản phẩm gây hại cho sức khỏe người dân sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Đây cũng là tiếng chuông cảnh báo cho tất cả người tiêu dùng, nên thận trọng khi sử dụng đồ ăn thức uống. Nếu không, sức khỏe của chúng ta sẽ tỉ lệ nghịch với độ dai dẻo của “trà sữa polymer”.

  • QUẾ SỨT ( ST )