Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Mai -1/6/2015


"Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng".

                                            
Chế Lan Viên

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Tác giả Pham Nam là Quế cụ. Những ảnh tg đưa ra ở đây là các HSMN với "nhiều cung bậc thứ lớp" nhưng chiếm ưu thế vẫn là các cụ Quế với tỷ lệ áp đảo. Quế ơi, nhận ra ai không, TGTB với "quả bưởi" trông hoành tráng thế nhưng chỉ là đệ của các đại ca tóc còn xanh thôi.
Thi thoảng chúng tôi cũng ngồi với nhau và nhắc về một thời HSMN đáng nhớ,. Thời gian trôi nhanh thật, mới đây có 2 bạn trong lớp đã theo BT rồi
 — cùng vớiViệt Nguyễn Văn và 2 người khác.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

ĐÈO BÒNG ?



Hốt hàng của Quế nhà thơ ở "Phây" đem zìa đây trình các Quế xem chơi:



"Hàng" này ổng treo chợ "Phây",
"Siêu thị Bé" đã lâu ngày ổng lơ.
Ổng là một "Quế nhà thờ"
Mần thơ thường lấy vần "lờ" chủ công.
Dù đi bên Đoài, bên Đông
Ông ơi phải nhớ "zòng zòng" ghé đây.
Ông phây phây, cứ "phây, phây"
Không quên "nghĩa zụ" bên này, Quế trông?
Ông còn yêu Quế nữa không?
Hay là có mụ bỏ chồng, ông theo...
Nhìn ông "đồ đạc" héo queo,
Thì ong với bướm có đèo được không???



MÙA HẠ


Trời nóng quá làm tâm hồn điên đảo
Bài thơ tình bản thảo chẳng thành câu
Bên cửa sổ bầy ve sầu réo gọi
Ong bướm về không nói ngẩn ngơ say ...


ĐN ngày 27/ 5 /2015 VAV

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

TRẬN TẬP KÍCH NÔNG TRƯỜNG CAM

             
             Lời tác giả:    Đây là bài viết dự định gửi đăng trong Tập san “Những kỷ niệm của học sinh Việt Nam tại Quế Lâm” (tôi phán đại không biết có đúng không?) theo đơn đặt hàng của Quế LĐT. Trên cái sườn câu chuyện do Quế LQĐ kể lại và những kỷ niệm đã trải qua thời ở Quế Lâm, TGTB viết lại.  Kính mong các ông bà Quế chịu khó đọc và góp ý cả nội dung và hình thức. Có thể chỉnh sửa theo ý của mình và ghi lại ở mục Nhận xét, để TGTB hoàn chỉnh nộp bài cho Quế LĐT

       Sau Tết  âm lịch là tháng đầu của mùa xuân, mùa đẹp nhất trong năm, nhóm bạn Học sinh Miền nam Quế Lâm ngày trước bây giờ đứa trẻ nhất cũng đã trên 50 tuổi, người lớn thì cũng đã xấp xỉ tuổi 70, thường chọn một ngày chủ nhật đẹp trời, tụ tập với nhau để ôn lại những kỷ niệm của một thời xa nhà khi đất nước chiến tranh loạn lạc.
        Mùa xuân Đà Nẵng, một thành phố trung tâm của miền Trung Việt Nam, trời đã bắt đầu có nắng ấm, mặc dù sáng sớm vẫn có những cơn mưa phùn lất phất như lưu luyến cái giá rét của mùa đông qua. Nhớ lại khi ở Quế Lâm, sau Tết thời tiết vẫn còn rét lắm, mọi người phải dùng quần áo bông để chống lại cái lạnh buốt thấu xương. Khoảng tháng Hai, tháng Ba âm lịch trời mới bắt đầu có nắng ấm. Hoa đào lác đác trước đó lúc này mới nở rộ. Đồi hoa đào nằm giữa khu trường chúng tôi trở thành một cánh rừng đầy hoa . Được từ trên cao nhìn xuống đồi đào như một tấm thảm hoa màu hồng nhạt, nổi bật trong nắng sớm phản chiếu những giọt sương mai long lanh, làm bọn trẻ con chúng tôi say mê nhìn không biết chán. Chúng tôi ngồi nhớ lại những mùa xuân Quế Lâm sống xa nhà nhưng được yêu thương, che chở đầy ắp tình người…
  Đa số chúng tôi là người miền Nam, có bố mẹ hoặc đã hy sinh hoặc đang tham gia cuộc kháng chiến để giành lại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước. Chúng tôi đến Quế Lâm từ vùng đồng bằng tới vùng núi cao, với nhiều dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam. Do hoàn cảnh chiến tranh nên hầu hết chúng tôi không được đi học đúng tuổi, nhiều bạn lớn tướng rồi nhưng cũng chỉ học tiểu học, thậm chí chưa biết chữ. Chúng tôi ra sức học ngày, học đêm như để bù lại những ngày tháng không được đi học (trừ những bạn học đúng độ tuổi). Tuy nhiên, là học trò chúng tôi cũng không thiếu những trò nghịch ngợm, mà đến giờ này khi đã trưởng thành nhìn lại, nhiều lúc vẫn còn những nỗi ân hận khôn nguôi…

Như này chắc là Quế rùi


Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

FAO (tt)



Đời không như là mơ thật, tim tôi đập bồm bộp khi thầy Hân hỏi xong bài một thí sinh. Cả bốn đứa chờ lên trả bài đồng loạt đánh ánh mắt đi các ngả, thằng thì cúi xuống loay hoay làm bài, đứa bóp đầu làm như suy nghĩ ghê lắm, tôi đá ngang tầm mắt ra cửa sổ vờ cắn bút suy tư. Đứa nào cũng ngán lên bàn thầy Hân mà, người tiếp theo, thầy cất giọng, lờ lớ lơ, nghe cả đấy nhưng vẫn lờ lớ lơ, thế mới hài. Và điều gì đến phải đến, đã không đứa nào chịu lên thì thầy "chỉ định thầu" vậy, chỉ ngay tôi thầy vẫy, nào mời anh.

Xong, tôi tự nhủ, nhưng bài mình chuẩn bị ngon mà, tự tin ôm bài thi lên gặp thầy. Ngồi trước mặt thầy thì bắt đầu run, giở bài thi tôi thao thao đọc thông thốc những gì đã biên từ bạn fao ra. Tôi còn nhớ đó là câu hỏi về một loại diôt, đọc được một đoạn thì thầy vẫy tay bảo ngừng giống như bi giờ đi thi vietnam idol giám khảo giơ tay sờ-tốp-pờ-li ý. Ánh mắt thầy đầy vẻ ngạc nhiên, tôi ngừng đọc và mặt cũng giãn ra tí ti, chờ đợi, nhẽ thầy hài lòng rồi. Thầy hỏi, anh có mang theo giáo trình đi không? Không...không ạ, tôi chối ngay. Thầy tiếp, vậy anh ra ngoài mượn ai đó quyển giáo trình vào đây, lúc này tôi chột dạ thật, điều gì xảy ra vậy. (Xin nhắc lại giáo trình này do chính thầy Hân biên soạn nhé).

Cun cút đứng dậy tôi chầm chậm bước ra cố kéo thời gian dài tí nào hay tí đó kiểu câu giờ trong bóng đá í, hãi hãi là. Mấy đứa đứng ngoài phòng thi xôn xao hỏi, tảng lờ tôi mượn quyển giáo trình của Chiến lớp trưởng rồi nặng nề bước vào trình thầy. Lật nhanh mấy trang giáo trình đọc lướt qua thầy phán, anh lạc đề rồi, về học lại nhé! Ơ... thưa thầy...thưa...thưa thầy, em làm bài chuẩn mà, lắp bắp tôi níu kéo. Lắc đầu đầy thương cảm thầy vẽ con số 4/10 vào bài thi rồi gọi người kế tiếp. Thôi thế là thôi là thế nhé...tôi ôm giấy bút lủi thủi bước ra mà vẫn ngỡ ngàng ngơ ngác, chẳng hiểu vì sao lại nên nỗi.

Ra đến cửa tôi phọt ngay sang phòng trống bên cạnh, bình tĩnh xem lỗi tại đâu. Len lén lôi hết các bạn phao trong túi ra điểm lại binh tướng. Dò lại, thì ốí giời ơi, chết tôi rồi, đánh lộn fao rồi...phải đứng hình cả chục phút ý chả đùa, xong đập đầu vò tóc chém tay phần phật tiếc nuối. Thì ra diot nhiều loại quá, nào là zerne, tuner, sốt-ky, điện dung, điot Gan rồi phèo phổi lung tung...(đến k25 thì nhiều loại diot mới lắm) mà ông diot nào cũng na ná nhau, có học đâu mà phân biệt được ông nào mới ông nào, hehehe...nhẽ đến thầy Hân cũng còn không nhớ hết nữa là, và thầy phải vịn đến giáo trình đấy thây, bị tôi trả bài trôi chảy thế cơ mà. Vậy là nghỉ hè bớt ngon rồi, thi lại nhé...người ơi.

Vĩ thanh, hai tháng hè trôi thun thút như anh Chí húp cháo hành hoa. Tôi phải từ Sài gòn phi ra sớm một tuần chuẩn bị cho trận thi lại, lần này thì thầy Thụ trông thi (thầy là chủ nhiệm lớp mà). Thi viết thôi, quá đơn giản với tôi. Cùng thi lại có thêm hai nhân vật cựu k23 là C.D, Đ.T và một anh cán bộ nữa. Khi nhìn thấy tôi thầy Thụ ngạc nhiên, sao cậu lại phải thi lại, trong năm tôi thấy cậu học được lắm mà, hehe nhẽ thầy còn nhớ lần tôi lên giải bài toán hay của thầy, mà giải được là không phải dạng vửa đâu. Gãi gãi đầu tôi lí nhí, dạ...dạ...chắc học tài thi phận thầy ạ. Thầy gật gù. Trước em làm bảo vệ ở kho đạn nên nói thế thôi, chứ em thì tài cán gì thầy, khà khà tôi thầm nghĩ. Cuối cùng tôi cũng được 7/10 điểm và lên lớp bốn.

Bài học rút ra, đúng là việc hướng nghiệp cực kỳ quan trọng khi ta chuẩn bị vào đời, hướng nghiệp đúng sẽ làm mình đỡ phải loay hoay tìm mọi cách đối phó với sự việc mà mình không hiểu biết. Đời tôi nhẽ làm kịch sỹ, hay công an bí mật hay gì gì đó dính tí văn nghệ thì hợp nhẻ, đi fao chuẩn thế cơ mà.

Bi giờ mới dám lộ hàng này ra, chỉ mong mọi người đừng cười nhé, bị tôi mà ngượng là hay đỏ lưng lắm, ây dà ngượng ngượng là, hehehehe...

Xuân Hùng

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

FAO

Gần kỳ thi rồi, biên mẩu chuyện ngảy xưa nhằm thêm kinh nghiệm cho cả cô thầy lẫn hoc trò, hehe..


Xin thưa ngay đây không phải là tổ chức nông lương LHQ, cũng chẳng phải cái phao trong hồ bơi nhé. Nôm na nó là cái mà những ông lười học, hoặc có học cũng không hiểu như tôi thường sử dụng để bấu víu mà vượt qua các kỳ thi.
Chuyện bắt đầu từ khi tôi rời K23 Vtd để xuống tận K25, một sự dịch chuyển mà người đời thường gọi là bước đại nhẩy vọt, he he. Năm thứ 3 của tôi thì các bạn K23 đang làm đồ án rồi. Môn đèn điện tử, lúc này thầy Thụ dạy chứ không phải thầy Hân dạy nữa. Cuối năm môn này thi vấn đáp mới căng chứ. Tôi thật, trong tất cả các kiểu thi tôi ngán nhất thi vấn đáp vì khó phao rất. Nhưng sự đã rồi, mà đã máu thì đừng hỏi bố cháu là ai, chiến tất.
Ba ngày ôn thi, ngày thì chè tàu thuốc lá vặt tối đến mới lén lút chép fao. Tôi ở nội trú tập thể trường mà. Phải thảo luận qua cấu tạo fao cái, không mấy bạn không theo kịp. Fao, là tờ giấy được xẻ theo khổ rộng 4,5 xăng ti phân dài đúng bằng tờ a4. Chữ được biên tiết kiệm nhất (tức lí nhí). Thôi cứ tưởng tượng như cái hóa đơn siêu thị dài thoòng đưa cho các chị em lúc tính tiền í. Khi hai mặt đã kín mít các loại chữ và công thức thì bắt đầu gấp, theo chiều dọc gấp xuống, chọn giữa hai hàng chữ mà gấp, trong khoảng 2 xăng ti phân thôi, cứ một phát xuôi là lại một phát ngược cho đến hết. Xong khâu này nó trở thành nhỏ và gọn. Khi sử dụng thì để lọt trong lòng bàn tay trái, ngón cái vẩy vẩy giống như vẩy sờ-mát-fôn bi giờ để moi thông tin ra. Cuối cùng là cài mã hiệu, cái này thì giống mã vạch sản phẩm thôi. Việc học ở đây chính là học thuộc mã vạch này, nhẹ nhàng và quá đơn giản có phỏng, nhưng tuyệt đối không được chủ quan nha.
Ngày thi đã điểm, trong khi mọi người lúi húi ôn bài thì tôi cũng lúi húi điểm binh, giống trong bóng đá có đội hình 4-4-2, 4-5-1, hay tổng lực vân vân, thì mình cũng xài đội hình 4 túi, 6 túi, một trên hai dưới, hai ngoài hai trong vân vân, tùy theo lượng fao ít nhiều, thế mới máu. Và luôn thọc tay trong túi lẩm nhẩm mã vạch cho thuộc, đặng rút ra một phát là ăn ngay.
Phòng thi, hai thầy hỏi là thầy Thụ thầy Hân, bốn trò vào bốc đề và ngồi chuẩn bị bài. Cái hồi hộp của mọi người là trả bài thế nào cho chuẩn, còn tôi ngoài điều điểu thì phải cộng thêm làm sao ra fao, đánh fao, vào fao một cách an toàn tuyệt đối, như an toàn hàng không vậy, chỉ một sai lầm là hết đỡ, hồi hộp nhân hai. Nhưng với kinh nghiệm đi fao nhiều giờ, chỉ trong vòng 30 phút tôi đã hoàn thành mọi thao tác. Xong xuôi ngồi cầu trời cho lên trúng bàn thầy Thụ. Bị sao lại mong gặp thầy Thụ vậy? Là vầy, thảo luận thêm tí nhé:
Cái năm tôi trôi xuống K dưới, thỉnh thoảng vẫn gọi mấy ông bạn ghé nhà Dũng già (tức N.A.Dũng) ở bãi Phúc xá đánh dậm, bị đói quá đi mà. Khi khỉ Dũng đang là lớp phó học tập K23. Một buổi học thầy Thụ kiểm tra bài tập mà thầy ra hôm trước. Thầy hỏi: Nào, em nào giải được bài tập thầy ra chưa (Bài toán năng lượng trên tàu vũ trụ đấy, không phải vừa đâu)? Cả lớp  phăng phắc không một phản ứng, chưa ai làm bài cả mà. Ây dà thầy bắt đầu cáu rồi nhe. Tôi buộc phải ra tay cứu lớp, giơ tay tôi xin lên giải. Vẽ hình nhoắng cái và tôi giải xong trong sự mắt tròn mắt dẹt của cả khóa k25. He he, thầy Thụ hoàn toàn hài lòng rồi xẹp cơn nóng, thế là thoát. Mọi người đâu biết rằng quyển vở tôi mang lên bảng đó chính là của cái Tuyết Mai k23 mà tôi lấy được ở nhà N.A.Dũng để phòng thân, con gái bk có khác ghi chép và làm bài tập đầy đủ kinh người luôn, việc của tôi là chỉ chép lại bài bải thôi (nói cho đúng là đánh fao ngay trước mặt thầy, hí hí). Dịu lại, thầy nhoẻn miệng cười nhìn tôi trìu mến lắm. Thế cho nên tôi mới mong lên bàn thầy để trả bài chứ. Khà khà nhưng đời đâu có như là mơ...(còn tiếp)

Xuân Hùng

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Đề Văn


Quế nào đó đã từng post hình này lên Blog chúng ta rồi phải không nhỉ? 
Đề văn thật là dễ thương, MF thích kiểu chơi này! 
Vấn đề là làm thế nào để đứng vào được vị trí ở bên kia? Đề thi này đặt lại cho các Quế cũng được đấy nhỉ?

Để quá khứ hòa nhập với cuộc sống hiện tại!

1. Vui cùng quá khứ:
 
- Này bạn? Tìm thấy chưa? Sao lâu vậy! Còn phải đi tuần nữa đấy.
- Có xoong thịt bò hầm củ cải, hồi chiều trực bếp dấu ở đây mà sao tìm chưa ra?!

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

TUỔI THẦN TIÊN !

Hỡi Bạn học Cũ ở Quế Lâm
Phải chăng TA đã có ĐỜI THẦN TIÊN
67-75 : Thưở Thơ ấu
TUỔI THẦN TIÊN Cấp 1, Cấp 2,...?

Về Nước, vào Đời  - bao Giông Tố,
Bao Khó khăn, Mất mát, Nhục - Vinh,...
Nhưng mỗi khi NGHĨ VỀ THƯỞ ĐÓ
TA lại VUI, ẤM ÁP TÂM HỒN ! 

Dù ai nói ngược, nói xuôi
Lòng TA vẫn mãi TỰ HÀO QUẾ LÂM !
Dù ai đổi Trắng thay Đen
Chẳng làm hoen ố TUỔI THẦN TIÊN chúng mình !

Cám ơn các bạn post Hình,
Đưa Bài,... Kể lại những gì Quế Lâm !
Cám ơn Đời đã cho mình
TUỔI THẦN TIÊN ở Quế Lâm học hành !

TA sẽ Cười,... sẽ Khóc,... về THƯỞ ĐÓ
Trong SƯỚNG VUI, ẤM ÁP, TỰ HÀO,... !

Hùng ĐB.



Chú thích Ảnh : Sau lưng, bên Trái - là Hội trường Nhà Ăn Cấp 2 Nguyễn Văn Bé. Sau lưng, bên Phải - là đồi vườn Đào ( có Bệnh Xá Khu ở đầu, và Trại Lợn ở cuối ).

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Quế Lâm, nơi Bác Hồ đã đến, nơi chúng mình có một thời

 
Quế Lâm nghĩa là rừng quế, loài hoa có tên trong "Thập đại danh hoa"- mười bông hoa nổi tiếng của Trung Quốc, “Thập lý phiêu hương”- có hương bay xa mười dặm, nở vào mùa thu... Cây trên đường phố chủ yếu là quế. Quế ở đây, người ta không lấy vỏ quế mà lấy hoa quế ướp trà. Quế Lâm có sông Ly trong xanh và có nhiều núi đá vôi, có Lô Địch nham, Thất Tinh nham với muôn hình từ nhũ đá.

1. Bác Hồ và Quế Lâm:
 
14/5/1961, Bác Hồ đã đến nghỉ ở Quế Lâm hơn một tháng. Về Quế Lâm lần ấy, Người đã thăm lại những nơi mình đã đi qua, đã công tác, gặp lại bạn bè Trung Quốc năm xưa. Bác Hồ cùng các cháu thiếu nhi thăm Dương Sóc nhiều huyền thoại ở ngoại thành Quế Lâm, nơi có sông Hoa Đào thơ mộng đổ vào sông Ly. Bác đã lưu bút tại Quế Lâm bằng một bức đại tự "Dương Sóc phong cảnh hảo" và một bài thơ Đường ca ngợi phong cảnh Quế Lâm đẹp nhất trong trời đất: “Quế Lâm phong cảnh”... Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 năm ấy, Bác Hồ đã về thăm lại chiến khu năm xưa, phát quà cho các cháu thiếu niên, nhi đồng, vui văn nghệ với các cháu và ân cần thăm hỏi nhân dân địa phương.


Bác với thiếu nhi Quế Lâm

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

19 THÁNG NĂM THƯƠNG NHỚ BÁC HÔ

Hồi ký – Đàm Thị Ngọc Thơ

Tôi học vào loại luôn giỏi, và chắc chắn tôi luôn trong diện xuất sắc các mặt hoạt động văn , thể, mỹ, các phong trào thi đua của trường. Nhưng chưa bao giờ tôi đủ tiêu chuẩn được chọn cử vào danh sách vào Phủ Chủ Tịch ăn Tết cổ truyền, Trung thu hoặc các dịp lễ, Tết lớn cùng với Bác Hồ như các bạn tôi. Dẫu sao những năm học ở miền Bắc tôi cũng đã có nhiều lần được gần bên Bác, thật gần, tưởng có thể ôm chầm lấy Bác, sờ được bộ râu đã lốm đốm bạc của Người. Những lần được gặp Bác đó thật hiếm hoi. Nhưng đó là thứ tài sản quý báu mà suốt đời tôi luôn cất giữ.
Còn nhớ cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 1955 tôi cùng nhiều bạn Trường HSMN số 4 và nhiều các bạn ở các Trường HSMN khác được tập trung về Hà Nội. Chúng tôi được thông báo công khai là tập dượt để diễu hành trong lễ kỷ niệm 10 năm Cách Mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2 tháng 9. Chúng tôi sẽ được thấy Bác Hồ trên lễ đài. Thật háo hức. Ngày nào chúng tôi cũng tâp đôị hình, đội ngũ cả hai buổi sáng sớm và chiều tối để tránh nắng. Mỗi buổi chỉ tập khoảng 2 tiếng đồng hồ. Đủ để mệt nhưng chúng tôi không thấy mệt. Chỉ nôn nao chờ ngày lễ mau tới, nôn nao được thấy Bác Hồ dù khoảng cách từ đường diễu hành đến chổ Bác đứng khá xa. Một tháng rồi cũng qua mau trong niềm khát khao chờ đợi của mọi người. Sáng 2 tháng 9 hôm ấy chúng tôi được thức dây rất sớm. Khoảng 4 giờ gì đó để còn vệ sinh, ăn sáng, vận trang phục để thầy, cô chấn chỉnh kịp 5 giờ ra chỗ tập trung theo quy định. Ở cái tuổi 13, 14, 15, tuổi ăn, tuổi ngủ, mà chúng tôi mặt ai cũng tỉnh queo, rạng ngời, háo hức. Ai cũng muốn mình thật chỉnh chu để ít ra không có lỗi khi được thấy Bác Hồ. Rồi cũng đến lúc đoàn chúng tôi diễu hành qua lễ đài, qua chỗ Bác và các lãnh đạo đứng trên kia. Hàng ngũ của chúng tôi cứ trôi dạt, trôi dạt về phía lễ đài nơi có Bác tưởng như không thể nào khác được. Chúng tôi đứa khóc, đứa cười trong niềm hạnh phúc vô biên. Hình như các bạn đều giống như tôi:lần đầu tiên được thấy Bác Hồ.
Những năm học ở Hải Phòng, chúng tôi thường được thấy Bác gần hơn thế. Bởi những năm ấy Bác thường đón khách nước ngoài sang ta bằng đường biển. Tàu cặp bến duy nhất là bến cảng Hải Phòng. Và các Trường nội trú HSMN đóng nơi Thành phố biển này đều được đứng hai bên đường làm hàng rào danh dự đón khách cùng với Bác. Bác thường đứng trên chiếc xe mui trần vẫy tay chào mọi người hai bên đường khi xe Bác đi qua. Bác luôn tươi cười trong vẻ giản dị, gần gũi, đáng yêu và đáng kính xiết bao. Vẫn bộ ka ki bạc màu chiến khu ấy, vẫn gương mặt hiền lành nặng trĩu lo âu việc dân, việc nước ấy, Bác luôn là người của muôn người. Tôi nhớ lần Bác đến thăm Trường HSMN số 4 của tôi. Lúc ấy đã trưa, chúng tôi chuẩn bị ăn cơm. Bỗng dưng thấy quanh nhà ăn có những người lạ mặt, không phải cô chú ở trường, họ cũng không trò chuyện với ai. Chỉ nhìn chúng tôi bằng cập mắt dò la, quan sát. Rồi bỗng dưng tôi thấy mấy người đi từ phía khu vực vệ sinh của trường tiến về phía nhà ăn. Trong đó có một ông tuổi cũng đã cao trong bộ đồ nâu sồng. Bên cạch ông là thầy Hiệu Trưởng của chúng tôi-chúng tôi vẫn gọi bác Hai Thế. Đoàn khách vừa đến nhà ăn, bác Hai chưa kịp nói gì thì nhiều bạn tôi đã nhận ra Bác Hồ và tiếng hò reo vút lên vang dậy: Bác Hồ, Bác Hồ, Bác Hồ ... Các bạn ôm chầm lấy Bác, vây quanh Bác, xô ngã cả các bàn ăn. Phải rất lâu các chú đi theo bảo vệ Bác mới ổn định được trật tự. Không cần tập trung, không cần hàng ngũ. Chúng tôi đứng quây quần bên Bác gần 400 học sinh của trường. Rồi cứ thế Bác dạy bảo chúng tôi, dặn dò chúng tôi hãy cố gắng học tập cho Miền Nam, vì Miền Nam. Bác phát cho chúng tôi những chiếc kẹo. Đó là món quà vô cùng quý giá chúng tôi đã không ăn, tính cất kỹ để khi về Miền Nam khoe với mọi người.
Những năm học Đại học ở Hà Nội tôi vẫn thường được chọn ra sân bay Gia Lâm làm hàng rào danh dự cho Bác đón khách nước ngoài. Chúng tôi được đứng ở đoạn gần cửa sân bay nên rất gần nơi Bác đi qua. Dù gần, dù xa với chúng tôi đó luôn là niềm vinh hạnh. Bởi những người đứng ở những nơi xung yếu đó đều được lựa chọn rất kỹ về mặt lý lịch. Tôi nhớ nhất lần tôi được cử làm hàng rào danh dự đón Bác Hồ khi Bác đưa Tổng Thống Nê Ru –Tổng Thống Ấn Độ cùng phu nhân đến thăm Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội. Đó là năm 1963. Tôi lúc đó là sinh viên Văn khoa năm thứ hai và trong đội cờ đỏ của trường. Tôi chỉ được thông báo chuẩn bị đón khách quan trọng vào ngày đó, giờ đó, ăn bận như thế đó và vị trí của tôi là chỗ đó. Hôm đó, đúng 7 giờ sáng các nam sinh, nữ sinh của trường ăn mặc đẹp, tay cầm cờ hoa đứng hai hàng từ cổng trường vào thẳng cửa Hội trường. Tôi được bố trí ngay bậc tam cấp bước lên hội trường. Nghĩa là sát bên khách. Nơi cổng trường đã vang tiếng hò reo khi ba, bốn chiếc xe du lịch dừng lại. Bác và những người khách nước ngoài tiến vào Hội trường giữa hai hàng cờ hoa. Hôm đó, lần đầu tiên tôi thấy Bác ăn mặc đẹp:Một bộ kaki màu sáng và hãy còn mới. Tự dưng tôi thấy trong lòng rất vui. Khi Bác và khách bước lên các bậc tam cấp để vào Hội trường tôi thấy Bác lùi lại sau Tổng thống có ý nhường khách đi trước. Và chính tay Bác đã nâng chiếc váy khá dài của bà Tổng Thống phu nhân lên để bà ấy khỏi bị ngã. Lúc ấy tôi còn quá trẻ để hiểu rằng Bác Hồ của chúng ta là như thế đó:Luôn quan tâm, săn sóc, chăm lo cho mọi người. Phải rất nhiều năm sau tôi mới ngộ ra điều đó và càng yêu kính vô cùng Bác Hồ vĩ đại của chúng ta. Bác vĩ đại trong mọi tình huống mà không phải lúc nào ta cũng kịp nhận ra. Nhân chi tiết này tôi xin kể bạn nghe câu chuyện vui về sự nhạy cảm của Bác:”Năm đó Bác về thăm quê. Sau cuộc trò chuyện Bác hỏi:Bà con ta có cần chi không? Bà con đồng thanh đáp: Chúng tôi nỏ cần chi! (Nỏ tiếng Nghệ An là Không). Những người đi với Bác vỗ tay thật lớn. Riêng Bác rút khăn ra lau nước mắt. Bác nghĩ:”Nỏ cần chi” là ”Chỉ cần no”. Có nghĩa là ở quê Bác còn chưa đủ ăn. Phải những bậc có cái tầm và cái tâm xuất chúng mới hiểu được những điều sâu sắc ấy.
Năm 1969 Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã đi xa. Hồi đó mãi sáng ngày 3 tháng 9 chúng ta mới công bố tin Bác mất. Sáng hôm đó tôi lên lớp sớm hơn mọi ngày và các em học sinh của tôi sau thông báo cũng đến lớp sớm hơn mọi khi. Tôi chỉ kịp ghi lên bảng dòng chữ: hôm nay 6 giờ 39 phút Bác Hồ của chúng ta qua đời. Rồi cô trò khóc lặng bên nhau. Hôm đó không có buổi học. Cả trường chúng tôi theo lệnh của Ủy Ban tập trung chuẩn bị làm lễ truy điệu Bác. Liên tiếp những ngày sau đó chúng tôi như có “Khai”mà không có”Giảng”. Bởi toàn bộ tâm trí bận dõi theo những ngày bà con khắp nơi trên nửa nước yêu thương khóc Bác Hồ và dõi theo lễ truy điệu Bác Hồ tại Hà Nội. Rồi qua radio chúng tôi dõi theo đồng bào Miền Nam thương, khóc Bác Hồ, dựng lên những đền thờ Bác ở chiến khu và cả ngay trong vùng địch chiếm đóng.
Đã 46 năm trôi qua kể từ ngày Bác mất. Nhưng trong lòng mỗi người dân yêu nước chúng ta Bác vẫn còn đó vẹn nguyên, tinh khôi như những ngày nào. Bởi chúng ta luôn vô cùng kính yêu Bác Hồ vĩ đại của chúng ta.

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Thật xấu hổ


Các Quế hãy dạy cho các Quế con, Quế cháu, kể cả bạn bè chúng nó, hãy xem bức hình này và đừng bao giờ có những cuộc "tự sướng" vô giáo dục và đáng xấu hổ như vậy! Không những làm nhục chính nó mà làm nhục cả Quốc Gia, khi mà nó lại còn là thành viên của Hội chữ thập đỏ Việt Nam!

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Thông báo của Thầy Từ về sức khỏe của thầy Tiến.

"Anh Tiến - Cựu giáo viên trường Quế lâm TQ bị tai biến mạch máu não lần thứ 2, đang điều trị tại biện viện Hữu Nghị Việt Xô. Ban Liên lạc quế lâm báo tin, các thầy cô, các em học sinh thăm hỏi. Điện thoại cô Duyên - vợ thầy Tiến 01239740871"

 

Các bạn click vào link để xem: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1591063714507741&id=100008123832849