Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

NHỚ BẠN



        Mấy hôm nay, Đà Nẵng trời mát do ảnh hưởng của cơn bão Ramasun đang tàn phá phía bắc. Rảnh rỗi, phởn phơ trong giờ làm việc, tôi lấy điện thoại ra xem nhật ký cuộc gọi đến. Đang lướt, bỗng giật bắn mình lên và nhìn lại, ngày 17/7/2014, lúc 14h50 phút, số điện thoại 0912441xxx gọi đến. Giờ mà nghe tới ngày này thì ai cũng rụng rời– ngày chiếc máy bay MH 17 của Malaysia bị rơi trên bầu trời Ucraina với 298 người thiệt mạng, ngày mà báo chí gọi là thảm họa hàng không thế giới – và cũng là ngày mà 39 năm sau kể từ ngày giải tán trường Đông Triều, tôi mới gặp lại nó, bằng xương, bằng thịt. Gặp lại thật.
        Giọng đàn ông từ số 0912441xxx nghe vang vang: M.Phong đấy à, đang làm gì vậy? Qua bên này với tao. Với tôi, cái lối ăn nói buông tuồng, bỗ bã, kèm chút thân mật này chỉ có vài đối tượng thôi: Các ông anh, các sếp và…đám HSMN. Tôi ậm ừ nước đôi vì không biết là ai: Thìà
      Vâng. M.Phong đây, đang làm việc, đang làm cán bộ gương mẫu đây. Mà xin lỗi, ai gọi đấy ạ. Vẫn giọng đó: Mẹ mày. Cái thằng. Mày đ…nhớ gì bạn bè cả. Học với nhau bao lâu, từ Quế Lâm, về Đông Triều mà cũng không nhớ. Qua đây với tao rồi biết. Cái giọng này, dứt khoát là một ông Quế Lâm, có cái đuôi Đông Triều rồi nhưng không biết là ai nên tôi nhã nhặn gặng lại: Sao lại chửi tao, thế mày là thằng nào? Thế là cái thằng bên kia chả còn giữ lịch sự gì nữa, nó quát luôn một hơi: Mẹ mày, tao mà mày cũng quên. Anh em nhà mày thì ai mà không biết. Tao có số điện thoại của mày đây, mà sao mày không nhớ tao. Gần 4h chiều rồi. Dẹp công việc đi. Qua đây với tao. Tao mới vào đang ở đây. Ngày mai tao ra Huế có việc gia đìnhSố của mày là do thằng N.Phú đưa cho tao nên tao gọi cho mày. Qua đây ngay. Mà có nhớ tao không? V.v và v.v… Ngay lắp tự, IC của tôi hoạt động hết công suất để sắp xếp quãng thời gian mấy chục năm đã qua, điểm danh lại đám bạn bè từ Quế Lâm về Đông Triều, ưu tiên cho đám lau nhau nói tiếng Bắc. Lùng bùng một chặp, và rồi tôi thảng thốt: Mày là thằng…thằng… Chí Thành, phải khôngBao nhiêu năm rồi, tao có gặp mày đâu mà bảo tao nhớ. Mới alo thôi mà mày đã chửi om rồi. Giờ mày đang ở đâu? Nói mau, tao qua.
        Thế là hết cả làm cán bộ gương mẫu. Tôi bỏ công việc, phi qua khách sạn bên biển Phước Mỹ, một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh mà báo chí hay ca tụng. Nhìn tôi, Bảo vệ khách sạn đã muốn loại từ vòng gửi xe. Nhấn nhá, câu giờ, ngắm nghía từ đầu đến chân khi tôi bẩm báo vào gặp anh Thành. Mãi đến khi tôi rút điện thoại gọi luôn, nó từ trong nhà đi ra, ngoắc tay ra hiệu thì bố bảo vệ mới cho tôi vào mà trong bụng chắc vẫn nghi ngại: Ông này, nhìn thế này mà sao lại là bạn của ông kia, nhìn thế kia? Thế là, tôi gặp lại nó sau 39 năm giải tán trường Đông TriềuTóc bạc, da láng mịn, cơ bắp (tiếng Bắc gọi là xăm lốp) căng cứng,môi đỏ (thế mới kinh), giọng nói vẫn vang vang như ngày nào. Lạ thật, sau bao biến cố, thăng trầm của cuộc đời, trừ mái tóc bạc ra, thì nó vẫn vậy. Bụi thời gian dường như tránh nó để rơi hết vào 
tôi và vào những thằng khác. Nó vẫn như khi ở Quế Lâm, khi ở Đông Triều. Hiện nó đang là bộ đội, sỹ quan cao cấp của Tổng Cục II. Vừa bắt tay nhau trước cửa khách sạn, chưa kịp ôm hôn thắm thiết, nó đã độp một tràng liên thanh luôn: Sao lại phải hỏi đường? Sao mày không biết bảo vệ khách sạn? Sao bảo vệ khách sạn không biết mày? Tôi muốn té xỉu. Thằng này, nói như thật. Không hỏi thì biết nó ở khách sạn nào? Làm sao mà tôi biết bố bảo vệ này là ai? Làm sao mà bảo vệ ở đây phải biết tôi? Mẹ cái thằng, là sếp lớn, nó la lính nó quen rồi, tiện dịp, nó la luôn mình. Bố khỉ. Tôi phải nói ngay: Mày vào đây, trừ những lúc làm việc, có xe cơ quan, đệ tử đưa đón thì muốn đi đâu, gặp ai ở Quế Lâm, Đông Triều cứ nói với tao. Tao chở cả vợ chồng mày đi luôn nhưng phải buổi tối tao mới rảnh. Chỉ có tối nay, tối mai tao mới chở được. Sáng mốt (thứ 7), tao đi Bình Định có viêc, chiều chủ nhật mới về. Nó cũng nói luôn: Tao ở đây ít, muốn gặp bạn bè cũ ở Quế Lâm, lớp 8A (trường chính), 9D (khu Dân tộc) – là 2 lớp nó học ở Đông Triều, chiều chủ nhật tao ra rồi. Con cà, con kê, con dê, con khủng long một thôi, một hồi rồi 2 thằng chốt hạ: Tối nay, 19h gặp lại, quán bình dân, ven biển Phước Mỹ. Phải thế chứ. Mùa hè, không ra biển mà lại chui vào phòng ăn nhậu thì ra thể thống gì. Lựa quán bình dân cho đỡ đau túi của nhau. Hiểu nhau quá mà.
      Về cơ quan, tôi rút điện thoại và triển khai ngay. Quế Lâm, Đông Triều, lớp 8A, lớp 9D. Chắc như bắp. Đà Nẵng nhỏ bằng cái bàn tay ấy mà. Ông nào mà không có dế. Nhiều ông 2 tay, 2 súng, 4 sim mới ngơm. Quế Lâm, có Quế Lâm. Có 3 ông máu còn ở trên mặt: Phạm Đào, Vũ Anh Vinh, TGTB – Toàn những ông hay kèo nhèo, moi móc, gây chuyện trên siêu thị Bantbe; 9D, tại Đà Nẵng có tôi và N.Phú; lớp 8A, Đông Triều có Trí và Đoàn Ngọc Cả (Cả Kẹp - sau này cũng qua 9D cùng Chí Thành). Xôm tụ rồi. Đúng giờ, lớp anh trước, lớp em sau, đã thành đồng chí trong khâu bia rượu, tuần tự như tiến có mặt đông đủ cả. Cộng thêm 3 khách danh dự là vợ, con, cháu của thằng Thành (khi đầu là khách, vãn cuộc trở thành chủ chi). Và rồi, chuyện cứ thế mà nổ rang theo 4 giai đoạn đã được con gái Chí Thành  tổng kết sau bao lần cùng bố, mẹ tiếp các chú, bác Quế Lâm, Đông Triều: Chửi nhau, văng tục; Kê kích, tố cáoliệt kê hậu quả đã gây ra ở Quế Lâm, ở Đông Triều; Ôn nghèo, kể khổ; Cầm đàn ra, ca hát (giai đoạn này không có trong hôm nay); Đủ các cung bậc hỷ, nộ, ái, ố diễn ra trên bàn nhậu. Đầu xanh, đầu bạc túm, lại chọc ghẹo nhau, mày tao chí tớ um sùm làm các cháu nhậu mấy bàn xung quanh nhìn qua, ngơ ngác. Chí Thành là nhân vật chính, nó ngồi đó, sôi nổi nói cười, kể lại những con người, những cuộc đời đã qua một cách bình thản, dường n mọi thứ đã mặc định trong nó. Ngồi đối diện, nghe nó nói, sắp xếp lại câu chuyện mà nhiều lúc tôi nhói cả lòng.
        Năm 1967, cùng với đám hạt giống đỏ và anh trai, nó từ Móng Cái đi Trung Quốc (tôi thuộc đám hạt giống tím, vì đi từ Hà Nội). Qua cầu Bắc Luân, chắc nó không ngoái đầu lại để biết được sẽ có một khoảng trống vô hình để lại sau lưng mà 9, 10 năm sau nó sẽ phải đối diện. Theo nó qua Quế Lâm là cái hung tin cả ba và má nó đã hy sinh ở chiến trườngTuổi thơ, nào có biết buồn. Cùng với đám bạn bè, nó cũng ca hát, nhảy múa, học hành, nghịch ngợm ở trường cũ rồi qua trường mới. Nhỏ con, sáng dạ, nghịch ngầm nên nó được thầy cô yêu quý, tín nhiệm (cái sai lầm của thầy cô là ở chỗ này đây, giờ thầy cô không có cơ hội sửa chữa rồi). Học đâu ra đấy. Ngon lành. Vậy mà nó cũng “tuột xích”. Từ lớp của Kim Thanh, Thái Hà, nó “tuột xích” xuống lứa của tôi với một cái lý do không thể trời ơi hơn. Thầy cô bảo là thằng này học tốt, hoạt động tốt, phải cái nhỏ con. Thôi, cho nó “tuột xích”…cho vui. Thế là nó hơn hớn cầm cái bằng “tuột xích” xuống lứa tôi (không nhớ là lớp 3 hay lớp 4) để làm cán bộ lớp, cán bộ Đội. Đấy, cài cắm người tài là phải như vậy. Dụng nhân như dụng mộc là đây đây chứ ở đâu xa. Rồi từ đó, một lèo tới lớp 9, từ Quế Lâm, về Đông Triều, nó luôn nằm ở hàng tốp của lớp về học lực. Ở Đông Triều, hết lớp 8A, cùng với Hồng Sơn, Vịnh Lẫm, nó qua khu Dân tộc chia lửa với lớp 9D của tôi để lớp 9D khỏi đứng cuối bảng1975, giải phóng miền Nam, nó về quê Thừa Thiên Huế. Cha mẹ hy sinh hết. Hồ sơ liệt sỹ của cha mẹ (không biết có phải do Ban Thống nhất Trung ương lưu giữ hay không) lại ghi không tìm ra thân nhân. Bản thân quá nhỏ để có thể biết ai là thân nhân của mình trong khi chưa một ngày gặp mặt. Nó không viết nổi cái sơ yếu lý lịch về phần cha mẹ khi có yêu cầu vì có biết gì đâu mà viết. Không biết nhờ ai và cũng không ai biết để bày vẽ cho nó. Vậy là nó bơ vơ, tá túc ở gầm cầu thang khi học ở trường Quốc học Huế…cho đến khi vào đại học. Cũng lăn lộn các kiểu với đời sinh viên trong thời bao cấp khốn khó. Quế Lâm, Đông Triều, Tổng hợp Huế - những cái nôi, những môi trường nuôi nấng, rèn luyện nó. Như những thằng HSMN khác, nó bước vào đời với hành trang là nghị lực của bản thân, là mớ kiến thức thu nạp được và cả những thói hư, tật xấu của cuộc đời mà nó cóp nhặt, thanh lọc lâu nay. Rồi từ đó, nó đi lên Có tý chức, tý quyền, nó và vợ vắt chân lên cổ, sống chết  làm cho được hồ sơ truy tặng cho cha mẹ nó. Vợ chồng nó lăn vào nền hành chính trì trệ, xơ cứng để giành lại cho được cái mà ba mẹ nó xứng đáng được hưởng. Rồi, cái gì đến cũng phải đến. Ba, mẹ nó cùng được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT v.v…. ngồi đây, giọng ráo hoảnh nói về quá khứ trong khi tôi nghe mà sống mũi nghèn nghẹn. Những ngày, tháng, năm nó bơ vơ là những ngày, tháng, năm với tôi tuy không được trọn vẹn nhưng với nó quả là mơ ước. Ba tôi tuy có bị thương nhưng vẫn trở về từ chiến trường. Đơn giản hơn, viết sơ yếu lý lịch tôi có người để hỏi. Học lớp 10 ở Hà Nội, tôi có gia đình nuôi nấng, chăm lo. Cuộc sống sinh viên chắc ở đâu cũng vậy nhưng vì gần nhà, tôi thường được tiếp tế. Chủ nhật lại về với cha mẹ. Thỉnh thoảng, được cho ít tiền tiêu vặt. Những điều ngỡ tưởng đơn giản vậy thôi, sao khi đó, với nó, lại là quá xa vời….
……………………………………..
Bàn nhậu cũng như bài ca. Bàn nhậu có lúc cao trào, có khi trầm lắng. Bài ca có nốt giáng, có nốt thăng. 22h đêm, những hạt mưa giông lác đác rơi. Cảm thấy tê tê, chúng tôi đứng dậy, chia tay nhau và chúc nhau những điều tốt lành khi gặp lại.Tiếng một ông buông thõng trong đêm: Giờ mà về ôm vợ thì nhất. Thằng Thành cười vang: Không, không đâu. Ôm cháu nội. Cái cảm giác được ôm cháu nội mới là tuyệt vời nhất.  Đấy, bạc đầu mà vẫn cứ vô tư. HSMN là như vậy cả. Trâu ai không biết, nghé của mình là vui rồi. Đúng không?...
Tôi đưa vợ chồng nó về khách sạn. Đưa TGTB về nhà. Trên xe còn lại tôi và VAV. Cơn mưa giông tức tưởi, quăng quật xối xả khi qua cầu Rồng. Cần gạt nước tăng tốc độ 3 vẫn gạt không kịp. Trong tiếng xe rì rì, nghiêng qua bên tôi, VAV chép miệng: Thiệt tội. Hồi trước, tao đâu có biết tụi bay phải xa cha mẹ khi còn bé xíu. Tao nghĩ tụi bay cũng như tao thôi. Vậy mà…VAV ơi. Chúng tôi, những đứa trẻ sinh ra ở miền Bắc, trước khi qua Quế Lâm đã phải xa cha mẹ từ 5, 7 tuổi. Đứa thì vào trường Nhi đồng miền Nam. Đứa thì sơ tán đủ các miền của Tổ quốc. Cảnh không cha, không mẹ cũng đã quen. Nào có hiểu sự thiệt thòi khi thiếu vắng tình mẫu tử, phụ tử. Từ Quế Lâm, từ Đông Triều chúng tôi lớn lên trong sự yêu thương, che chở, đùm bọc của thầy cô, bạn bè, anh chị. Chiến tranh đi qua, để lại cho mỗigia đình một hoàn cảnh. Đứa mất cả cha lẫn mẹ, đứa còn mẹ, mất cha và đứa còn cha, mất mẹ. Như thằng Thành, chúng tôi cũng mang những năm tháng HSMN vào đời. Mỗi đứa có chí hướng và con đường đi khác nhau song quãng đời HSMN thì luôn song hành. Bạn tôi, cũng như tôi thôi, nhưng chúng nó hơn tôi ở nghị lực. Từ trong gian khó, nghèo đói, chúng nó “rũ bùn, đứng dậy, sáng lòa”. Những Chí Thành, Luân bệu, Hùng con (Hà Nội) và nhiều đứa nữa là như vậy đấy. Chúng nó không nói nhưng chắc chắn chúng nó là những nét son của HSMN Quế Lâm, Đông TriềuHọc theo ai, làm theo ai ở đâu cho xa. Học ngay ở bạn mình, ở những đứa bạn bằng xương, bằng thịt từ thuở thơ bé, đang sống đấy thôi. Học cho được cái nghị lực thoát nghèo, nghị lực vươn lên đó, có lẽ phải tính thời gian bằng cuộc đời. 57 tuổi đời, liệu quỹ thời gian có đủ để tôi học nữa hay không? Miên man nghĩ mãi,rồi tặc lưỡi, tôi nhấn ga để xe rẽ mưa trong đêm, lao lên phía trước./.
Đà Nẵng, 25/7/2014
M.Phong  

49 nhận xét:

  1. Cảm ơn huynh M. Phong, cảm ơn bài viết của huynh, TL đã không cầm được nước mắt khi đọc đến đoạn huynh CT không viết nổi lý lịch của mình, phải bơ vơ, tá túc gầm cầu thang... để theo học Quốc học Huế, bởi nó gợi lại cho TL cái cảnh bơ vơ, trống trải của buổi chiều tháng 9/1975, khi vừa được đưa trở về miền Nam, đi tìm lại người thân ở quê nhà. Cái may của TL hơn huynh CT là đã biết ba mẹ mình hy sinh trước khi được đưa ra Bắc, nên có sự chủ động hơn khi về quê. Biết bao tấm gương của bạn bè HSMN phấn đấu vượt qua bao khó khăn của ngày mới giải phóng, để tiếp tục được đi học. Nhiều người không thể vượt qua, đã phải nghỉ học giữa chừng...
    À mà này huynh M. Phong, hôm trước huynh bảo TL cung cấp số CMND và số vào sổ giấy đăng ký kết hôn để huynh cho TL quyền "show hàng" mà sao hôm nay không tự 'show hàng" của mình mà phải nhờ tỷ N.H QUE để đến hôm mơi show ra "chợ" vậy???

    Trả lờiXóa
  2. Cuối đời rồi bật mí tí cũng không sao. Nhưng là Phú có phải Phong đâu.Mày lại học cách N/Vụ đấy à?

    Trả lờiXóa
  3. Cái tay M.Phong này nó vào trường viết văn Nguyễn Du lúc nào vậy nhể ?
    Hôm ngồi trên xe với nó để vượt qua cơn mưa giông tức tưởi,tôi nghe nó nói mà cười đến đau ruột ! Còn hôm nay đọc bài nó viết, nó lại làm cho tôi khóc đến nghẹn thở !

    Trả lờiXóa
  4. @M. Phong: "Nhìn tôi, Bảo vệ khách sạn đã muốn loại từ vòng gửi xe", TH..Ấ..Y CH..Ư..A..? Còn bắt MF vòng tay xin lỗi nữa hem? MF lỡ xin rồi, lẽ ra chừ trả lại! Zưng mà vì bài viết đọc nghe ứa nước mắt ni, MF tạm tha.
    Một ngày, hình như năm 1978 Chí Thành nhỉ, MF phát hiện ra cái dáng đi chúi chúi của CT trên đường Nguyễn Huệ (hay Lê Lợi CT nhỉ?), chận đường hắn, biết hắn đang học ĐHTH Lý năm thứ hai. Tuổi trẻ chưa cho mình đủ khôn ngoan để tìm hiểu sâu hơn về bạn, nên chỉ thế rồi chia tay. Mãi sau đó không tìm thấy hắn, cho đến khi gặp ở cuộc họp "Ban chỉ huy Liên Đội Đồng Tháp Mười" ở Sài Gòn năm tê. Nhưng phát hiện ra hắn trên đường vì hình ảnh hắn nằm lòng mình từ thủa lớp 1, như các bạn khác, riêng hắn nhớ hơn một chút vì: nhớ năm ở Móng Cái, nhà trường tổ chức cho HS chụp ảnh để gửi về cho ba mẹ, sắp hàng chụp theo tỉnh, lúc í các bạn Quảng Nam, Quảng Ngãi là đông nhất, riêng Quảng Trị chỉ có tỷ Hòa trọc và MF, còn TT. Huế chỉ có 2 anh em Chí Thành. hai hàng ngắn nhất đứng gần nhau. Chỉ vậy thôi nhưng không hiểu sao cứ khắc sâu vào tâm trí MF, vì TT. Huế va Q. Trị mặc dù địa lý gần MB nhất, nhưng thông tin ra lại hiếm hoi nhất, không biết lúc í ba mẹ CT đã hy sinh chưa, nhưng MF thì chẳng biết ba mẹ mất hay còn, cứ nghĩ chụp ảnh làm sao họ gửi về? Ngoài cặp môi đỏ cong cong, đôi má bầu bĩnh, không hiểu sao MF cứ nhớ CT với đôi chân cứ liệc xiệc đôi dép cao su 4 quai, có cái áo trắng sọc xanh, cũng không hỉu sao, vì hồi í chúng ta mặc đồng phục mà?

    Trả lờiXóa
  5. về Đông Triều, CT, HS, Vịnh Lẫm học lớp 8A... sau thấy anh em khu dân tộc cần trợ giúp, trường điều mấy tên ni sang khu Dân tộc mới học lớp D. Chứ Tôi với mấy tên ni giao lưu từ khu chính-Đông Triều lớp A, Hồng Sơn (HS) theo tui biết cũng là TS dầu khí học BaKu-Taskent. M.Phong xác tín dùm, đừng nói là không biết nghe.

    Trả lờiXóa
  6. Có thế chứ, làm sao không có còm gì khi gặp lại bạn mình. M.Phong, phải thể hiện mình chứ im lặng đâu là tính cách phải không M.phong. Cảm động, rưng rưng bởi M.Phong bạn của mình mà.

    Trả lờiXóa
  7. Chuyện cũ nhiều nỗi buồn lắm, nhưng thôi mình phải tự vươn lên chứ! Thành ông bà cả rồi, đâu còn phải một khoảng xa vươn tới nữa. Có nhìn lại kí ức xưa mới thấy thật truyện vời những gì đã trải qua, cái đẹp nhất vẫn là tuổi thơ. Chỉ có mấy từ HSMN thôi là đủ rồi ,chúng ta sẽ mãi là hạt giống đỏ, đừng để mất đi niềm tự hào đó. Mong các bạn của tôi sẽ mãi mãi hiểu và tự hào về điều đó

    Trả lờiXóa
  8. M.Phong khá lắm, "ho"để tao học tập, chứ nhậu quá nó vừa lú vừa lười. Phát huy nhé. Quế phải ca ngợi nhau thôi, còn học tập nhau nữa!

    Trả lờiXóa
  9. Đọc "nhớ bạn",khi hồi hộp,khi cười-bụi thời gian như tránh nó ,rơi hết vào tôi và những thằng khác,-hạt giống tím...và như một thước phim tài liệu kể về câu chuyện thật,mà nhân vật chính cùng các a có tên,đều có Tg học ở Quế-khi rơm rớm nước mắt:ở dưới gầm cầu thang học trường Quốc học Huế...(sau giải phóng)...và hồi hộp..sợ hết bài...Cảm ơn huynh M.Phong nhen.





    Trả lờiXóa
  10. Anh CT ơi , M.Phong nghĩa là em của Phong đó . Đọc bài mà rưng rưng , thương lắm hsmn

    Trả lờiXóa
  11. Hôm nay 26/7,ngày mai 27/7,thấy nhiều người com men nên cũng tranh thủ nhớ ngày thương binh liệt sỹ để trò chuyện chút chơi. Mấy khi có bạn hiểu mình đâu, công việc mà. Té ra ô MPhong là ô phú , mình lạc hậu quá. Không biét nó tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du lúc nào? Hồi học cùng thấy có năng khiếu ko biết nữa. Ăn nhậu thế mà hắn nhớ nghê

    Trả lờiXóa
  12. “Khi hòa bình thống nhất, học sinh được đưa về quê hương, số người có bố mẹ hy sinh, không còn người thân được đưa vào nuôi dưỡng ở các trường nội trú do tỉnh thành lập. Đối với các tỉnh chưa có trường nội trú, học sinh được gửi về địa phương sinh sống. Song, cũng chính vì lứa nhỏ tuổi nhất nên các anh, các chị, có người chẳng nhớ, chẳng biết tên quê hương mình, lại chẳng còn bất kỳ người thân nào khác. Trong câu chuyện, anh nhắc đến hai anh em Kiên – Cường (là con của liệt sĩ đã bảo vệ cố chủ tịch Võ Chí Công), mất gần 20 năm trời mới tìm ra quê hương của mình. Lại có người không tìm thấy quê hương, quê hương cũng không tìm được họ, vậy là bôn ba, lưu lạc tha hương cầu thực. Bên cạnh những người may mắn được nuôi dưỡng ăn học đến nơi đến chốn, bằng nghị lực đã thành đạt, trở thành những cán bộ chủ chốt của Trung ương và địa phương thì có không ít người đang sống cuộc đời bình dị, khốn khó, “một nắng hai sương” nơi mảnh vườn, ao ruộng.”
    Trích “Thế hệ học sinh miền Nam trên đất Bắc” http://dantri.com.vn/ban-doc/the-he-hoc-sinh-mien-nam-tren-dat-bac-654391.htm
    Bài này viết về lứa HSMN cuối cùng,m là lớp học sinh ra Bắc trong đợt cuối cùng vào năm 1972, đã được nuôi dạy tại trường số 18 (đóng tại tỉnh Hưng Yên), nhưng nó cũng là hình ảnh của nhiều Quế.

    Trả lờiXóa
  13. M Phong
    Bổ sung thêm cho câu chuyện thêm tin tức
    Tất cả tụi mình học theo những mốc lịch sử sau :
    Quế Lâm :
    Cấp 1 Nguyễn Văn Bé ( lúc nào cũng chỉ có 2 lớp A và B, cầm đầu lớp A là Chí Công, cầm đầu lớp B là Hoài Khánh )

    1967 : Qua Quế Lâm
    1968 : Học lớp 2a trường cũ
    1969 : Học lớp 3A trường mới,
    1970 : Học lớp 4A trường mới

    Cấp 2 Nguyễn Văn Bé ( đây là lúc hợp nhất với các anh từ trường dân tộc qua cho nên có lớp A,B,C )
    1971 : Học lớp 5A ( Cấp 2 )
    1972 : Học lớp 6A ( Cấp 2 )
    1973 : Học lớp 7A ( Cấp 2 )

    Tháng 8-1973 về nước học tại trường học sinh miền nam số 1 ( Đông Triều )
    1973-1974 : 8A Học ở khu trường chính
    1974-1975 : học ở khu dân tộc ( khu này cách trường chính 2 Km )

    Vài nhân vật M.Phong nhắc tới thì hầu hết đã có mặt trên trang bạn bè rồi , chỉ nhắc lại chút xíu nữa thôi :

    1. Sơn lớp 9D ( 1974-1975 ): tức Đinh Hồng Sơn, sống tại TP.HCM.đang làm ở dầu khí Petec, 1 vợ 2 con, tháng 12/2012 con gái lấy chồng, nay đã lên chức ông ngoại, ĐT : 091 856 6672

    2. Vịnh Lẫm lớp 9D ( 1974-1975 ): tức Đặng Văn Vịnh hay gọi là ông Vịnh, hiên đang điều trị bệnh trầm cảm ở trại thương binh Nho Quan , Ninh Bình

    Còn một số nhân vật khác ở Quế Lâm về học ở Khu dân tộc có nhiều người : Dũng Bờm, Bộ Lợi, Tạ Dũng, ..... ) Sau 1975 thì tất cả đều về miền nam, xa nhau từ đó ,

    Còn lý do M. Phong khi ở Quế Lâm về học lớp 8A ở trường cũ , năm sau chuyển qua lớp 9D ở khu dân tộc có lý do : ở khu dân tộc đẽ đi cải thiện đời sống hơn, nhất là vào buổi tối, xung quanh khu dân tộc là ruộng khoai, lúa xanh tốt, bà con nông dân cũng nuôi gà nhiều, vì vậy ai cũng muốn qua khu dân tộc

    Trả lờiXóa
  14. @ND 12:45:00 27-07-2014, hình như bạn học lớp A nên toàn nói về lớp A, lứa về nước năm 1973. Chứ đồng niên với bạn ngoài lớp B còn có lớp C nữa thì phải. Lên cấp 2 lúc đầu cũng có cả lớp C, sau đó một số sinh năm 1954 trở lên tham gia học lớp vượt vào hè, đến lớp 6 có thêm, có bớt và sắp lại cho đồng đều năng lực học. Hôm gặp ở Đà Năng (2007) đứa nào cũng nói học cùng lớp với nhau là vậy đó.

    Trả lờiXóa
  15. @CT: chiện MF nhờ CT đến chừ vẫn giẫm chân như vưỡn! Thật là buồn, nhất là trong ngày này!

    Trả lờiXóa
  16. - Liêm Tô: HSMN ở Quế Lâm, đời đứa nào cũng có thể viết nên chuyện. Nó đặc biệt từ từng con người, từ mái trường, từ cách nuôi dạy của thầy, cô, má... Viết sao cho hết. Viết về Chí Thành, có lẽ, nhiều người thấy mình trong đó. LT à.
    - M.F: Cố tình hiểu sai ý của M.Phong rồi. M.Phong nhỏ con, tóc còn đen thui (ra dáng đẹp trai); Chí Thành to con, tóc bạc trắng, đương nhiên là xấu trai rồi. Vậy, bảo vệ mới nghi ngờ vì sao "ông này, nhìn thế này lại là bạn của ông kia, nhìn thế kia". Đính chính để MF biết cho rõ. Hic.
    - Quế 67-73: Chắc chắn là phe ta rôi. Nhìn năm đi qua (67), đi về (73), dứt khoát cùng hệ. Sao bắt nhau đoán hoài. M.Phong chỉ viết khi "thấy sống mũi nghèn nghẹn" thôi. Thân mến.
    - UL: Chào em. Anh biết em là ai rồi. "Em đẹp, em xinh như quả táo đầu cành" kể cả khi em mặc đồ phía trước in hình con cọp, phía sau in hình con thỏ. Em thơm tho nữa. Không giống cái tên bạn bè trêu chọc em thuở bé đâu. Em ở xa quá, anh không gặp được. Mọi người thương em. Anh cũng vậy. HH à.
    - CT: Mọi người đều biết M.Phong là ai nên không ai hỏi lại. Giờ trả lại đúng tên cho tao, chúng nó lại bảo: Thằng nào đây? Liệu nó có lừa đảo nữa không. Kẹt cứng. Lở rồi, cho loét luôn.
    - Với tất cả: Khi alo với Chí Thành trên điện thoại và kể cả khi gặp, còm thì sẽ có nhưng tôi không nghĩ sẽ viết gì về Chí Thành vì cũng như mọi cuộc gặp HSMN thôi. Chỉ sau 30 phút nhậu, đến giai đoạn ôn nghèo, kể khổ thì buộc tôi phải nghĩ lại. Nó đặc trưng quá, điển hình quá. Vì vậy, tôi phải lắng nghe cho hết để nắm bắt thông tin sử dụng trong bài dù trước đây, Chí Thành chưa gặp và chưa bao giờ tâm sự với tôi. Một phần bản tính nó thế, một phần có lẽ do nghề nghiệp nữa. Không ai trong bàn biết ý định của tôi kể cả vợ chồng Chí Thành, kể cả VAV là người đi sau cùng với tôi. Viết bài này, tôi thay nén nhang thắp cho ba mẹ Chí Thành nhân ngày 27/7. Thế thôi.

    Trả lờiXóa
  17. - ND 12:45:00 27-07-2014: Khi về Đông Triều, M.Phong học lớp 8D bên khu Dân tộc, không phải lớp 8A ở trường chính. Vì vậy, không phải M.Phong qua khu Dân tộc cải thiện. M.Phong đã và đang cải thiện đời sống khi Chí Thành chưa qua. Thân.

    Trả lờiXóa
  18. @MPhong: Bài viết quá chân thật nên cũng quá hay, đọc như thấy mình trong đó. E là lớp nhỏ, khi ở VN lang thang trong các trường Miền Nam, ở Hưng Yên, sau Đống Đa trước khi Qua TQ. Tâm trạng y chang, xa gia đình, nhớ nhưng lại rất vô tư. Sẽ kể lại chuyện sau, bây chừ đi vào bếp đã...

    Trả lờiXóa
  19. Bài viết rất hay. Chân thực, xúc động, có chiều sâu. Các nhân vật có tên trong bài, kể cả tác giả đều là bạn học của tôi. Mà quái lạ, cái ông M.Phong viết văn từ thời nào vậy? Ở Quế Lâm, Đông Triều có thấy ông này thể hiện gì đâu. Cuối bài, M. Phong viết "Bạn tôi, cũng như tôi thôi, nhưng chúng nó hơn tôi ở nghị lực"...Giỏi quá. Dám nhận mình "thua" bạn bè, có nghĩa M.Phong đã "hơn" trong nhận thức. M.Phong phát huy liên tục đi.

    Trả lờiXóa
  20. Cám ơn MPhong nhé, tất nhiên có một vài chi tiết chưa chính xác, do lúc ăn nhậu ồn ào nghe ko rõ. Nhưng như vậy nó mới là "nhà văn" do tính "hư cấu" mà!Thế thì mình mới phải gặp nhau nhìu hơn? HSMN nhiều đứa như thế mà.Chuyện tôi ở gầm cầu thang là có thật vì cùng a Châu Yên ở Huế mà. Hồi xưa nhỏ nhỏ, bé bé giống nhau bây giờ thằng nào "giống tốt" mới biết, phải có phom T mới đC làm T chứ.

    Trả lờiXóa
  21. QMF: chiện nhờ đó bên này làm hết khả năng rùi.Chỉ là trách nhiệm cuả TTHuế Thui.Tất nhiên có chiện cả đấy, thông cảm nhé!

    Trả lờiXóa
  22. MP :
    Năm học 1973-1974 : Lóp 8D
    Năm học : 1974-1975 : lớp 9D
    Khu dân tộc trường Đông Triều thì ai là liên đội trưởng ? ( có phải là thằng Nam Trê không ? hay là thằng Hải Đen ?)

    MP có nhớ Thắng Bô không ? cùng ở Quế Lâm về Đông Triều học lớp 8B, 9B Khu dân tộc nay ở Đà Nẵng mà sao không liên lạc được ?

    Trả lờiXóa
  23. @CT: Chính vì biết bên đó làm tích cực rồi nên MF thấy buồn, một điều lạ là ngày 27/7 nào họ cũng đưa quà đến, vậy họ dựa trên căn cứ gì để tặng quà? Chắc là phải đưa ra công luận thôi! Hình như cha mẹ các Quế mình cũng có chiện tương tự.

    Trả lờiXóa
  24. @CT: ngày chưa gặp lại bạn, mình chỉ nghe về bạn sau 1975 ở Huế qua người bạn của chúng mình. Ngày mình muốn gặp anh của bạn, anh Sơn học Matxcva, nhưng mấy anh đã đi làm, không gặp được, mình chỉ gặp khi mấy anh về nước. Mình gặp bạn ở Hà Nội, do bạn của chúng mình cho địa chỉ - Khu tập thể Kim Liên - Hà Nội. Chúng mình còn gặp nhau sau đó. Cuộc sống mà, mừng cho con của bạn, thế hệ sau đã trưởng thành, bạn tự hào, tụi mình cũng tự hào, không chỉ con của bạn mà còn nhiều con, cháu của Quế, HSMN đã - đang trưởng thành. Đời vẫn thế, qua đi, bạn - tui vẫn còn trong Quế, HSMN.

    Trả lờiXóa
  25. @ND 10:10:00 28-07-2014: đến lớp 9 rồi lấy đâu ra mấy ông thiếu niên, liên đội chỉ còn bên khu chính Đông Triều, chứ mấy em: Phong, M.Phong, Hải đen, Hải (ông ni đi học Taskent gốc Huệ), ... ngày về đông Triều (lớp 9)làm gì còn là thiếu niên, không là đoàn viên thì thôi, dù khoai - sắn - mía - gà ... vẫn đầy đồng. Mấy em nó vẫn rất ngoan.

    Trả lờiXóa
  26. Từ Quế về trường Đông Triều rồi về thẳng khu dân tộc có khoảng 20 người, trong đó có 5 bạn nhỏ , tập hợp với các bạn nhỏ có sẵn thành lập 1 liên đội thiếu niên do Nam Trê làm liên đội trưởng, Nguyễn Thị Hiền Lương làm liên đội phó, sau học lên lớp 9 thì lần lượt các bạn được kết nạp đoàn.
    MP : có nhớ danh sách liên đội khu dân tộc không ?

    Trả lờiXóa
  27. Mấy ND nói chuyện về Đội, về thiếu niên cũng vui quá. Lớp 8, lớp 9 vẫn còn sinh hoạt đội vì đến tận lớp 10 mình mới được vào Đoàn (có đoàn viên mới được học ĐH). Nam trê, Hải con, Tạ điêu, Hùng con... không có cửa để làm cán bộ Đội đâu. Nó còn quá cha mình, làm sao lên cán bộ được. Để hỏi xem đứa nào đã. Hay là thằng Bờn. Nó có tính cách hơi giống Chí Thành. Học tốt, điềm đạm, đá bóng giỏi và ...ít trộm cắp của dân. Mấy ông phải nói tên đi chứ, sao ND hoài. Ngượng lắm các ông ơi.

    Trả lờiXóa
  28. @ND 17:08:00 28-07-2014, chết chết, Bờn mà Liên đội trưởng chắc nó ngậm cười, tên này không bị kể tội vì không thấy xuất hiện trên Blog này nhiều, bởi chỉ kể tên thôi. CT gọi cho nó xem sao. Chứ M.Phong mà nó nhức nhức thì coi chừng đó nghe.

    Trả lờiXóa
  29. @ND 17:08:00 28-07-2014, hay thật; "Mấy ông phải nói tên đi chứ, sao ND hoài. Ngượng lắm các ông ơi.", cùng tên ngượng là phải thôi!?

    Trả lờiXóa
  30. @ND 17:08:00 28-07-2014, xưng tên cũng dễ thôi, khi nhập còm, bạn lựa chọn nhận dạng gồm 04 cách:
    1. Tài khoản Google: nếu đã có Email với @gmail.com, nhập email vào.
    2. ID mở là các tài khoản, Email khác
    3. Tên/URL: có thể nhập tên bạn.
    4. Nặc danh, thông thường để nhanh chọn mục này cho tiện, lại giống tên nhau.
    Có lẽ tôi hướng dẫn hơi thừa, mong bạn thông cảm.

    Trả lờiXóa
  31. Bạn nhớ mình

    16h30 hôm nay thằng Nghiêm nhan gọi, ê mày ở đâu đấy, đến ngay quán Phú xuân làm vài ve nhé. Tôi rảnh và OK, chạy lại. Gặp mặt cái nó khoe toáng lên, hôm qua tao là thương binh có lộc mày ạ, thành phố cho hai trăm, trung ương cho bốn trăm, tổng vệ sinh được sáu trăm, còn quà thì chất ngập mặt, chạy xe cứ phải dươn dướn mới nhìn thấy đường (là nó nói chứ tôi biết đâu), nhớ mày tao gọi, làm vài ve mát họng nhé. Ừ, tôi gật.

    Buôn lòng vòng rồi cũng quay lại chuyện xưa, nó kể nó đi bộ đội năm 72, tức vài tháng sau khi rời Đông triều, lính đá bóng cho quân khu tả ngạn (tức QK3), nó bảo trong một trận banh, đội đối thủ là đội có thằng Đức trố (là thằng lớp b của tôi trong câu chuyện Tướng tôi kể ý) đá cùng, hai thằng nhận ra nhau tay bắt mặt mừng. Và rồi sau đó không gặp lại nhau nữa, không biết thằng Đức trố bây giờ ở đâu.

    Tôi tiếp lời, cái ngày năm 83 thế kỷ 20, tao và T.Hà nghỉ hè về SG ghé nhà mày ở BHTQ, trong đầu tao vẫn nghĩ mày là thằng cụt chân cơ (đồn mà), khi mày ra mở cửa đi hai chân như thường tao nhỡ ngàng rất. Nó cười to, bị thương đấy, rồi kéo ống quần lên, đúng là chân héo chân tươi thật. Nó tiếp, tao cũng nghe nói mày chết rồi mà, T.H quay sang như bảo, thấy chưa tao nói đâu có sai, tôi ôm nó và bảo tao vẫn sống đây, chuyện xưa đấy nhé.

    Vậy là hôm nay tao được hưởng lộc của mày à, tôi tiếp lời. Nó bảo nhớ mày thì gọi thôi.

    Nói gì nói cái tình HSMN của anh em mình nó như tuyên ngôn của MF ý. Tuyệt chủng rồi.

    Xỉn, vài lời lảm nhảm...

    Trả lờiXóa
  32. @XH: Chúng ta nói nhiều về các liệt sỹ và thế hệ cha ông, chứ không nhớ là Quế thế hệ 67-75 có ai là liệt sỹ không nhỉ? Bây giờ XH nói mới biết Nghiêm nhan là thương binh, MF chỉ biết nó có đi bộ đội, thật vô tình.

    Trả lờiXóa
  33. Lâu lắm QTV mới lại ghé chợ, đọc bài của M.Phong xúc động QTV ko thể kìm ngăn những giọt nước mắt và những nấc nghẹn. Cho đến giờ mình mới được biết những gian khó trong cuộc sống của CT bạn của chúng mình.Liên tưởng đến nhiều bạn Quế khác cũng có hoàn cảnh như vậy,thấy đắng lòng.Thương lắm bạn Quế!giờ lớn tuổi rồi hãy cứ : <> và quan tâm nhau nhiều hơn, cho nhau thật nhiều niềm vui cuộc sốngbạn bè nhỉ.

    Trả lờiXóa
  34. Rất nhiều bạn Que có hoàn cảnh như CT.
    Ngày xưa ( tức trước 1975 ) ở Đông Triều mình có xem một bộ phim của Nga : số phận trớ trêu. không ngờ sau đó cuộc đời của nhiều bạn quả là như vậy
    XH ; Gặp Nghiêm Nhan mà không hú nhé
    sao giống QUE MF hay đánh lẻ quá ?

    Trả lờiXóa
  35. - Ối giời ơi. Mấy cái ND bên trên buồn cười quá. Gân 60 rồi mà như con nít. Chọc ghẹo nhau quá chừng. Thôi, bác nào thoát ND được thì cứ thoát. Bác nào chưa có điều kiện thì cứ ND cũng không sao. Vui thôi mà.
    - Giờ mà hỏi ai là Liên đội trưởng thời 73-74, không á khẩu mới là chuyện lạ. Tôi cũng bí luôn. Nhưng tôi nghĩ, hình như có thằng Mai, lớp 9D (người Quảng Ngãi). Nó cùng tuổi với tôi, hiền lành, chẳng bao giờ "đi tuần" ban đêm cả dù anh em, bạn bè có tạo điều kiện, cơ hội. Hiền Lương thì lại quá hiền, con gái nữa, làm không được với cái đám chúng mình đâu.

    Trả lờiXóa
  36. MP : Khu dân tộc có 6 lớp , cùng học với nhau 2 năm 1973, 1974, 1975, có một số thiếu niên trong liên đội :

    - 8B , 9B : Hùng con, Nam Trê
    - 8C , 9C : Dũng Bờn, Bộ lợi, Thắng Bô
    - 8D , 9D : Phong, Phú, Hải Đen, Vịnh Lẫm, Đinh Hồng Sơn, CT,
    - 8E , 9E : Hiền Lương, Thu, Tân Đẹt
    - 8H , 9H : Hùng lùn, Minh Đét
    - 8K , 9K ; Huỳnh Chờ

    Không lẽ Hiền Lương ? Nam Trê ?

    Trả lờiXóa
  37. @ND 14:49:00 29-07-2014: Hic, MF đánh lẻ bao giờ? Chứng minh coi?
    @ND 08:45:00 28-07-2014: M Phong đang là cây bút Măng Non rất tiềm năng của Quế, ND chừ mới biết sao? Không viết thì thôi, viết thì nhức nhối làm các Quế khó ngủ, chắc phải xúi Hội nhà văn thu nhận Quế ni đi cho các Quế ngủ yên :) :)
    @CT: " phải có phom T mới đC làm T chứ", Quế tự kêu một cách dễ xương nhỉ, MF thì chỉ nhớ Quế là một bạn nhỏ xiu xiu như trong ảnh BCH liên đội ĐTM thui. Bi giờ Quế to đùng to đoàng, xấu òm! Mà chiện ở cầu thang, năm í MF cũng tìm ra em kết nghĩa là Quế Mộng Linh ở gầm cầu thang trường Nguyễn Tri Phương, bắt quả tang được nó đang bắc 3 cục gạch nấu ăn, "tri hô" Phụ huynh đến túm về nhà...

    Trả lờiXóa
  38. Q.MF: nghe quế MLinh có nhớ mang máng. Quế này lâu lắm ko gặp. Khi về Huế, mỗi đứa một trường. Chắc cũng nhiều hoàn cảnh khác nhau nên gần mà khó gặp? Tui biết chắc ba tỷ biết rất rõ ba tui, vì khi đi chứng nhận con liệt sỹ mọi người có nói cháu bảo bác S chứng nhận cho, nhưng tui có biết bác S là ai đâu, người ta nói là chánh văn phòng gì đấy, nhưng khi ấy khó gặp LĐ lắm. Thế đấy, là con liệt sỹ mà chẳng có chế độ gi? Do đó chiện của MF nhờ mình rất hiểu những người cùng cảnh ngộ!

    Trả lờiXóa
  39. Thường thì khi vào siêu thị, mới xem, chưa còm vội, chỉ suy nghĩ ý tưởng để còm, đi làm việc, lúc quay lại đã thấy ai đó còm giống ý mình định còm, tự nhủ "quái tên nào lại đọc được ý mình thế nhỉ?". Nay, xem lại siêu thị từ ngày đầu khai trương, mới đọc hết năm 2009, nhưng cũng ngẫm được điều gì đó, mấy tên Quế hình như có ý nghĩ gần với nhau. Đọc lại chẳng biết cái nào mình còm, chỉ nhớ là có còm mà sao giống cách mình còm vậy. Tự an ủi: Thôi đọc cọp còm của kẻ khác cũng như mình đã còm.

    Trả lờiXóa
  40. CÓ CÒM, CÓ CỌP, CÓ CÓP, CÓ CÔNG CẢ.
    CÓC CÓP, CÓC CÒM, CÓC CỌP, CÓC CÓ CÔNG.

    Trả lờiXóa
  41. Q.MF: nghe Quế MLinh thấy quen, cùng về Huế mà học khác trường, lại lúc khó khăn nên tự ai lo nấy. Bây giờ còm lên mới thấy lúc về sao nhiều HSMN giống nhau thế, chiến tranh mà. Có chiện này ko biết có đúng ko? Khi làm chứng nhận con liệt sỹ, mọi người có bảo nhờ bác S,chánh văn phòng gì đấy, ở dần đầu đường Lê Lợi, nhưng lúc đó LĐ cao khó gặp lắm, nghe nói ba của MF biết rất rõ ba tui?

    Trả lờiXóa
  42. @CT: Chánh VP là chú Ngô Thế Kiên, ở gần nhà MF. Còn Ba MF thì chuyên làm việc chứng nhận cho tất cả những ai ông có biết để chứng nhận. Ông VS là người dễ gặp, dễ gần nhất trong tất cả các LĐ. đó là họ nói chứ không phải MF nói. CT nói cho MF biết họ tên ba CT được không? Nhắn vào ĐT cũng được, để MF kiểm tra lại.

    Trả lờiXóa
  43. - ND 10:10:00 28-07-2014: Quế Lâm về có Lợi (Bô Lợi) học lớp 8c, 9c với thằng Bờn. Tôi không nhớ có ai tên Thắng bô ở 9c cả. Có đi hỏi mà sao không ai nhớ.
    - ND 18:20:00 29-07-2014: Lớp 8k, 9k có Huỳnh Chờ song anh Chờ tuy học cùng lứa nhưng tuổi lớn hơn anh em mình nên không thể là đội viên khi đó được. Anh Chờ hiện ở Đà Nẵng mà.
    - MF: Tội quá. 57 tuổi rồi mà bị kẹp cái tội Măng non. Bao nhiêu mới măng già đây?

    Trả lờiXóa
  44. MP : Thắng bô học Quế lớp : 5B-6B-7B ( từ trường dân tộc qua Nguyễn Văn Bé )
    8/1973 về Đông Triều học lớp 9c ( rất thân với Trương Văn Cận - đồng hương )không biết giờ làm gì ?

    - Bô lợi quế Huế, đồng hương với MF,
    - Lớp 8D-9D năm đó còn có Trương Khắc Hải , cũng là dân Huế , đồng hương với Que MF
    - Lớp 8E-9E có Tân còi là sinh hoạt đội chung ( không phải Tân Đẹt ) hiện ở Quảng Ngãi , rất thân với Kim Anh ( Đà Nẵng ).

    Trả lờiXóa
  45. @MP : hôm 27/7 , thèng trung uý Phương nó khoe cái ảnh chụp 3 anh em cậu lúc chưa đi TQ . Cười đau cả bụng . Bảo nó pot lên đây mà nó bảo từ từ . He he .

    Trả lờiXóa
  46. @Nặc danh : làm gì có Thắng bô , anh Đẳng bô lớp phó lao động chứ .

    Trả lờiXóa
  47. MP : Đẳng Pô học ở trường chính
    Thắng Bô học ở khu dân tộc

    Trả lờiXóa
  48. M.Phong: Hôm nay LH mới ra chợ. Đọc bài viết của anh hay quá. Thương bạn HSMN.

    Trả lờiXóa
  49. Bữa tới nay ko phân biệt được ai là P ai là P. Nay biết a rồi. Nhà văn ít nêu tên thật,

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]