Nơi gặp gỡ, giao lưu của các bạn cựu Học Sinh Miền Nam-Trường Nguyễn Văn Bé và các trường HSMN khác. Rất mong tất cả các bạn HSMN, các bạn thiếu sinh quân trường Trỗi và tất cả những ai đã có, dù chỉ là chút ít kỉ niệm với chúng tôi hãy tham gia đông đảo. Hy vọng rằng với sân chơi này chúng ta lại tìm thấy nhau dù đang ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này.
Sau Genève, lịch sử CM việt nam có một thời kỳ bi thương
và thảm khốc nhất - giai đoạn “Đấu tranh thống nhất”( 54-59). Đó là lúc kẻ thù
tiến hành “chiến tranh một phía”, tàn sát các chiến sĩ cộng sản và những người
kháng chiến cũ ở MN ( 9/10 cán bộ, đv bị tổn thất).
Bài “Câu hò bên bờ HL” ra đời vào lúc này. Lời ca, gai điệu da diết , trữ tình mà sao từ trong tâm
khảm nghe cứ ai oán tựa dao cắt vào lòng !
Lúc này cả nước như sôi lên , nóng bỏng “ máu kêu trả máu, đầu van trả đầu”, nhất
là bộ đội MN tập kết, siết chặt súng trong tay, sống quằn quại, day dứt trong cảnh “ngày
Bắc, đêm Nam” mà chưa thể...
Không khơi dậy hận thù, chỉ là một thoáng sương mờ của lịch sử. Cái giá trả cho ngày thống nhất thật khủng khiếp.
Bốn mốt năm rồi nhỉ ! Biết bao thăng trầm, bao nhiêu máu và nước mắt
! Dân tộc đã trở về với dân tộc, đất nước vẫn
giữ nguyên hình hài của nó. Nguyện vọng, ý chí thống nhất đã thấm đẫm vào trái
tim, tình cảm sâu lắng, tha thiết nhất của
mỗi người VN. Nó quá đỗi thiêng liêng vì thế !
SG
30/4/2016
Cột cờ HL
Dàn loa dùng để "đấu khẩu" 2 bờ
Cầu HL cũ được phục chế
Cổng vào cầu bờ Bắc
Cầu HL mới bên phải, cầu cũ bên trái
Từ cầu cũ nhìn sang bờ Nam
Bốt gác bờ Nam
"bảo tàng" bờ bắc
với những cái loa cỡ này thí đúng là cuộc chiến truyền thông.
Tất cả đều là ảnh thật, nhưng do có sự sắp đặt hoặc thay đổi góc nhìn hoặc vị trí quan sát mà mỗi người có một cảm nhận khác nhau với cùng một hiện tượng, hình ảnh, đó là...
Ngày Trịnh Công Sơn rời cuộc trọ trên đời, MF đang ở Thụy Điển, đêm 1/4/2001 tại Upssala tụi du học sinh đã làm một đêm karaoke trên laptop, chỉ hát nhạc Trịnh.
Vậy là đã 15 năm, thật là nhanh. Cuộc đời như một lời nói đùa của ngày cá tháng Tư!