Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

QUẾ LÂM DƯỚI CÁI NHÌN CỦA "ANH TRỖI" (Nhặt từ "Sinh ra trong khói lửa")



Quế Lâm
Vùng đất mang nặng ân tình



TS. TRẦN KHÁNG CHIẾN * 


Tháng 11 năm 2001, chúng tôi - hai chục cựu giáo viên, học sinh trường Thiếu nhi Việt Nam, đang sống làm việc tại các tỉnh phía Nam đã trở về thăm lại Quế Lâm, thăm lại mái trường thân yêu năm xưa.
Với sự giúp đỡ của anh Đỗ Kiếm Tuyên (giáo viên trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, một chuyên gia tiếng Việt, vốn đã có quan hệ thân thiết từ lâu), chúng tôi đã tới thăm ngôi nhà số 96, đường Trung Sơn Bắc. Nơi đây, trong cuộc kháng chiến cuả nhân dân Trung Quốc chống quân xâm lược Nhật Bản (1937-1945), là trụ sở cơ quan đại diện Bát Lộ Quân tại mặt trận Quảng Tây. Ngày nay, ngôi nhà gỗ hai tầng được thành phố Quế Lâm giữ làm bảo tàng. Trong nhà, tại vị trí trang trọng có treo ảnh Bác Hồ kính yêu, phía dưới có ghi: “Đồng chí Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã làm việc tại ngôi nhà này từ 1938 đến 1940, với bí danh là Hồ Quang, thiếu tá Bát Lộ Quân. Đồng chí đã có những đóng góp cho sự nghiệp kháng Nhật cuả nhân dân Trung Quốc”. Chúng tôi cảm động ngắm nhìn những hiện vật có liên quan đến Bác mà các bạn Trung Quốc còn giữ được: chiếc xe đạp Pháp mua từ Hải phòng, cặp kính lão, chiếc mền chăn đã ủ ấm cho Bác trong những ngày đông giá rét, chiếc máy chữ được Bác dùng để dịch sang tiếng Anh, Pháp các tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền quốc tế về cuộc kháng chiến chống xâm lược Nhật cuả nhân dân Trung Quốc.
Theo hướng dẫn cuả cán bộ bảo tàng, chúng tôi về thăm thôn Lộ Mạc, nằm phía Bắc thành phố, nơi Người cùng các cán bộ cơ quan đại diện, sau một ngày làm việc đã về nghỉ. Nhân dân trong thôn kéo đến rất đông khi nghe tin có các vị khách từ Việt Nam đến thăm ngôi đình làng, nơi Hồ Chủ tịch đã từng ở trong thời kỳ kháng Nhật; nơi được Chính phủ Trung Quốc công nhận là di tích lịch sử cách mạng từ năm 1962. Tình cảm cuả dân làng đối với chúng tôi rất thân tình, cởi mở. Một cụ già tuổi ngoài 80, được mời đến kể cho chúng tôi những kỷ niệm về quan hệ thân thiết, gắn bó giữa dân làng với cán bộ, chiến siõ cơ quan đại diện: “…Thiếu tá Hồ Quang là một con người rất yêu trẻ em và quý mến người già. Ông ân cần với mọi người và được nhân dân quý mến. Mãi sau ngày giải phóng, thế hệ chúng tôi mới được biết con người đáng kính đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh cuả nhân dân Việt Nam anh em”. Trong hai năm ở Quế Lâm, Bác được sống trong sự đùm bọc, bảo vệ cuả nhân dân địa phương. Mùa hè 1940, với sự giúp đỡ nhiệt tình cuả Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ Quế Lâm, Bác đến Côn Minh, bắt liên lạc với cơ quan hải ngoại cuả Đảng ta. Đầu năm 1941, Người cùng các đồng chí Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh, Đặng Văn Cáp… trở về Quế Lâm chuẩn bị cho chuyến trở về nước qua đường Tĩnh Tây - Cao Bằng. Việc Bác trở về Cao Bằng vào đầu năm 1941, trực tiếp tham gia lãnh đạo cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đưa cách mạng nước ta đến thắng lợi vào Tháng Tám năm 1945. Ngay từ những năm tháng đấu tranh gian khổ đó, Quế Lâm đã là một địa phương gắn bó với Bác Hồ, với cách mạng Việt Nam.
Sau khi nước Trung Hoa mới ra đời, Đảng, Chính phủ, nhân dân Trung Quốc đã giành cho cuộc kháng chiến chống Pháp cuả nhân dân ta những giúp đỡ to lớn, quý báu, kịp thời. Mùa hè 1950, Trung Quốc đã tiếp nhận trường Lục quân Việt Nam sang Vân Nam, tạo điều kiện tốt nhất cho việc đào tạo cán bộ chỉ huy quân đội ta. Muà hè 1951, Khu học xá Trung ương được chuyển sang Nam Ninh để đào tạo cán bộ sư phạm cho sự nghiệp giáo dục lâu dài. Tháng 9 năm 1951, Quế Lâm đã tiếp nhận trường Thiếu sinh quân với 600 học sinh và bố trí đóng tại một cơ sở rộng với đầy đủ giảng đường, nhà nghỉ, sân vận động… nằm ở phía Tây thành phố, bên khu Giáp Sơn, có núi bao quanh, kề bên Đào Hoa Giang như một dải lụa đào uốn lợn, nước trong vắt quanh năm. Học sinh cuả trường sau khi học xong lớp 7 đã được chuyển xuống Khu học xá Nam ninh học tiếp các trường Sư phạm, Khoa học tự nhiên, các lớp phiên dịch tiếng Hoa; một số về nước tham gia chiến đấu. Có nhiều học sinh trường Thiếu sinh quân trong quá trình công tác, chiến đấu đã trưởng thành, hiện đang đảm nhiệm những cương vị quan trọng như các anh Vũ Mão, Vũ Khoan...
Ngày 25 tháng 8 năm 1953, trường Thiếu nhi Việt Nam được thành lập với hơn 1000 học sinh là con em cán bộ, bộ đội, các gia đình có công với nước, các thiếu niên có thành tích trong chiến đấu. Ban đầu, nhà trường được Chính phủ Trung Quốc bố trí đóng ở vùng núi cao tại khu nghỉ mát Lư Sơn nổi tiếng thuộc tỉnh Giang Tây. Do sức khoẻ cuả học sinh Việt Nam không thích hợp với băng giá mùa đông trên núi cao nên đầu 1954, trường được chuyển về Giáp Sơn (Quế Lâm). Học sinh lớp lớn Thiếu sinh quân được chuyển về Khu học xá Nam Ninh, học sinh lớp bé ở lại học tiếp tại trường Thiếu nhi Việt Nam. Năm 1954, trường nhận thêm học sinh từ Nam bộ, Khu Năm, Lào nên tổng số đã lên tới 1500 người. Trường Thiếu nhi Việt Nam đóng tại Quế Lâm từ đầu 1954 đến cuối tháng 12 năm 1957. Toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh cuả trường trong ký ức đều nhớ lúc đó, nhân dân Trung Quốc nói chung, nhân dân Quế Lâm nói riêng còn rất khó khăn, ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm nhưng đã hết lòng chăm sóc, giúp đỡ, bảo đảm những điều kiện tinh thần, vật chất tốt nhất cho nhà trường, để thầy trò tập trung dạy tốt, học tốt. Thiết nghĩ, sự trưởng thành của mỗi chúng tôi hôm nay đều gắn với những năm tháng niên thiếu được nhân dân Quế Lâm ưu ái, đùm bọc, giúp đỡ. Ân tình đó sống mãi trong mỗi trái tim chúng tôi.
Năm 1955, Chính phủ Trung Quốc thành lập trường Ngữ chuyên tại thành phố Quế Lâm để chuẩn bị một năm Trung văn cho các sinh viên Việt Nam trước khi vào các trường đại học cuả Bạn. Từ năm 1955 đến năm 1958, trường Ngữ chuyên đã cấp bằng tốt nghiệp cho hơn 6000 lưu học sinh Việt Nam, họ là lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật vô cùng quý giá, tham gia vào công cuộc xây dựng, bảo vệ miền Bắc, chi viện miền Nam vào đầu những năm 60. Chắc chắn, trong tình cảm cuả mỗi lưu học sinh thuở ấy, hình ảnh thành phố Quế Lâm cùng tấm lòng cuả con người nơi “sơn thủy hữu tình”, luôn sống mãi.
Cuối 1954, Quế Lâm đã tiếp nhận trường Lục quân Việt Nam từ Vân Nam chuyển đến. Thành phố tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất, doanh trại để trường tiến hành đào tạo hơn 2000 học viên khóa 9. Năm 2000, một đoàn đại biểu cuả trường Sĩ quan Lục quân I đã sang thăm lại Quế Lâm. Đoàn thay mặt Bộ Quốc phòng, cám ơn Đảng, chính quyền, nhân dân Quế Lâm đã hết lòng giúp đỡ cho nhà trường trong thơiø gian đóng quân tại địa phương từ cuối năm 1954 đến đầu năm 1956.
Vào những năm chiến tranh chống Mỹ, Quế Lâm dành Bệnh viện nhân dân Nam Khê Sơn với hơn 1000 giường bệnh và trang thiết bị y tế hiện đại, với đầy đủ thuốc men cùng một đội ngũ y-bác siõ giỏi với nhiều kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao để tiếp nhận điều trị các thương, bệnh binh từ chiến trường miền Nam ra cùng các cán bộ trung, cao cấp cuả Việt Nam .
Khi cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc cuả giặc Mỹ trở nên ác liệt, Quế Lâm lại một lần nữa hào hiệp giang tay đón nhận các trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi với hơn 1000 học sinh, Học sinh miền Nam Nguyễn Văn Bé (hơn 1000 học sinh), Dân tộc Trung ương (hơn 1000 học sinh) và trường Võ Thị Sáu (hơn 600 nhi đồng, con em đồng bào miền Nam)1. Ba trường Miền Nam, Dân tộc và Nhi đồng được Bạn bố trí về khu vực Giáp Sơn, gần Điếu La Sơn, cho đến giữa năm 1975; còn trường Nguyễn Văn Trỗi được Bạn đưa về một khu trường mới xây dựng ở Tiên Sơn (Quá Tử Sơn). Lứa học sinh được sống, học tập trong sự đùm bọc cuả nhân dân Quế Lâm thời chống Mỹ, nay đã trưởng thành, có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như các thế hệ học sinh lớp trước, họ luôn biết ơn nhân dân Quế Lâm, người đã cưu mang mình trong những thời kì khó khăn.
Thành phố Quế Lâm rất trân trọng tình hữu nghị Việt-Trung. Tại khu trường xưa ở Giáp Sơn, các bạn Trung Quốc đã trân trọng giữ lại ngôi nhà gạch một tầng, tường được quét vôi trắng, các cửa sổ sơn xanh, mái lợp ngói âm dương đối diện nhà hóng mát tại khu A (vốn trước là nhà học cuả các lớp cấp I) để ghi nhớ sự có mặt các thế hệ học sinh Việt Nam tại đây.
Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây tại Quế Lâm được giao nhiệm vụ là đầu mối giao dịch với tất cả các thế hệ học sinh Việt Nam đã từng học ở Quế Lâm trong mọi thời kì. Nếu có dịp về thăm Quế Lâm, mời bạn hãy đến trường Đại học Sư phạm Quảng Tây tại khu Vương Thành cổ kính ngay trung tâm với địa chỉ: Nhà số 3 đường Dục Tài, điện thoại: 2816350, 5847785. Chắc chắn bạn sẽ nhận được sự tiếp đón ân tình của Trường cũ.
Trên bản đồ du lịch thế giới, trong tâm thức cuả người Trung Quốc thì Quế Lâm là vùng đất “phong cảnh giáp thiên hạ”2, nhưng riêng đối với Việt Nam: Quế Lâm còn đẹp vì là vùng đất mang năïng ân tình. Có lẽ trên đất nước Trung Quốc bao la, Quế Lâm là một trong những điạ phương có nhiều gắn bó ân tình nhất với Việt Nam!
T.K.C 

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

TIN BUỒN

Gia đình Đ/c Đỗ Quang Thạch vô cùng thương tiếc báo tin: Đ/c đại tá Đỗ Quang Thạch (K8 Nguyễn Văn Trỗi) đã từ trần lúc 5h25 ngày 26/7/2013. Lễ viếng bắt đầu 7h30 ngày 30/7(thứ 3) tại nhà tang lễ BQP 5 Phạm Ngũ Lão, p3 q.Gò vấp. Lễ truy điệu lúc 12h30 ngày 31/7/2013. Nơi an táng nghĩa trang Củ Chi TP HCM.

  XH.

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Riêng tặng bạn PHAN DIÊU

Chờ mãi mà chả thấy phó Quế nào đưa hình ra siêu thị , mặc dù Quế nào cũng mỏi cả mồm làm duyên cho vô số phó chụp . Tức mình quá , còn nhiu hình trong cái máy cũ xì , Ráo mang ra hết . Ai thấy mình đẹp thì cười , ai thấy mình hơi đẹp cũng cười luôn nha . Và làm ơn cho xin vài cái còm giới thiệu tên tuổi để các Quế gần xa trộ ra bạn mình nha .


H1: Từ trái qua ; Luân bệu , Việt mèo , Trần Văn Vinh ,Xuân Bình ( đứng ), Tống Khánh , Hải Hà , Vĩnh Thành , phu nhân Việt mèo .

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Ăn thua với trời

Nhận được giấy mời đi dự HNKH SAADC2013 ở Lanzhou, MF tiếc tiền làm visa du lịch (65USD/người), lại phỉnh Quế con đi để tập tiếp cận môi trường học đường quốc tế, nên 2 người phải mất khoảng 2.6 triệu. Trong khi xin dán tem AB (miễn thị thực cho người dùng HC phổ thông đi làm việc công) chỉ mất mỗi người có 50 ngàn, không làm có họa điên! Mặc dù trong khi làm visa du lịch chỉ việc thảy tiền và hộ chiếu cho cò, thì đây phải làm đủ thứ giấy tờ các cấp rồi mới kiếm được cái quyết định dấu đỏ để đi làm. Mà việc thò thụt ở các cửa cơ quan chức năng là việc thậm nản đối với MF. Đến các cửa, chỉ cần gặp một người cỡ Quế con nhíu mày là MF sợ rớt dép! Tuy nhiên lần này toàn gặp người tốt, chỉ mỗi tội đúng thời kỳ tuyển sinh, nên mẹ con chịu cứng, phải chờ xong đến 9h sáng thứ 6 rồi mới ký được 2 cái quyết định! Quế con phải học nâng điểm môn thể dục (hic), không đi được, hô cu anh (đang về làm dự án Thành Cổ QT) chở mẹ đi Đà Nẵng ngay!

Trước khi đi, mặc dù cũng đã lên mạng nghiên cứu các thủ tục cần thiết rồi, nhưng gọi cục XNC MT hỏi cho chắc: trả lời y chang trong mạng - Còn gì không chị? À, phải có giấy giới thiệu, chết rồi, giờ mà còn chạy qua trường làm sao kịp, họ nghỉ hè hết trơn, biết có xin được? -Tự thân đi nộp thì có cần không chị ơi? Không cần! OK, chắc nộp giùm cho Quế con họ cũng không bắt bẻ gì (ngu ở chỗ này). Vào Đà Nẵng 12h, gọi bọn Quế rủ đi ăn, cấm có được một mống nào, kể cả muội Quế Mộng Linh, đã hẹn rồi, đến giờ chót nó bảo em quên, phải đi một cái kỵ, nhưng em về ngay… Biết thầy Chu Trung Thanh đang ở Đà Nẵng nhưng trong tình thế không thể tìm thăm thầy được. Thôi, mẹ con ghé quán cơm gà đường Hải Phòng ăn qua quýt cho xong, đến đường Hải Phòng thì nhớ Quế Ông Hải Hà, gọi, nó bảo đang bận nấu trưa cho bà nội, thôi tha, hẹn chiều đến uống cà phê quán gió của nó. 1h, cho rằng có thể giờ làm việc, chạy đến Trần Quý Cáp, xem giờ làm việc trên cửa, 1h30. Ngồi trên xe lướt web, ngủ gật. Đến 1h30 thấy bóng người chạy xe vô, mừng rỡ, nhưng họ chỉ bàn khác, ngồi tới 2h, có một cô trẻ ngang Quế con, xinh đẹp, hỏi cô cần gì- Hỏi xin dán tem AB! Nghiên cứu hồ sơ, sinh viên à? Không được! -Nhưng cháu nó từng làm một lần rồi, được mà … im lặng, đi ra sau, một hồi ra, trả lại hồ sơ Quế con, không có giấy giới thiệu ủy nhiệm đi nộp hồ sơ, không được! Chị thông cảm - không được, tôi đã nói qua điện thoại rồi! Hic, cô ấy đúng mừ! Biết làm sao. Nộp tiền hồ sơ của mình, thấy tờ giấy hẹn đề 15h chiều 26 lấy, mà trong giấy mời (có kèm trong hồ sơ) ngày 27 bắt đầu hội nghị! Vé thì đã lấy đi ngày 25, vì phải transit ở Quảng Châu 22 tiếng lận! Chị ơi … Lạnh lùng: muốn sớm hơn thì phải có công văn trường đem vào đề xuất được giải quyết sớm mới được! Nhắm mắt lại mà tưởng tượng cách làm sao xin được cái công văn, trong khi đã gần 4h đang đứng ở Đà Nẵng, ngày mai thứ 7, rồi CN, mãi thứ hai, mà thứ hai trường nghỉ hè hết rùi! Gọi điện cầu cứu Quế em. Nó bảo chị chờ em gọi một vòng coi thử, Quế này nối sang Quế kia, những cuộc đàm thoại quan trọng đã xảy ra (đoán thế), cuối cùng ánh sáng có lóe lên cuối đường hầm. Hồ sơ Quế con tạm thời được chấp nhận nhưng bổ sung ngay giấy giới thiệu! Anh nói giúp em vụ làm sớm .., anh nhờ rồi, cũng phải có công văn, ra xin rồi FAX ngay vào, có mới giải quyết được! -Dạ. Họ toàn đúng mà! Không trách vào đâu được cả! 

Chạy về quán cà phê “lộng gió” của Ông Hải Hà, con bé nói để con kêu ba con, thôi khỏi, ba mày biêt rồi! Muốn gặp nó là vì vừa rồi nó nói: có quen Quế nào nói giúp cho tao, tao làm hồ sơ xin thuê chung cư rồi, mà sợ không được! Hic, chỉ xin thuê thôi mà khó vậy sao? Nó, nhà 2 vợ chồng, 4 đứa con, con gái lấy chồng rồi, vẫn về mở quán làm tóc kiếm sống ở đó, trong một căn nhà 16 mét vuông trên đường Hải Phòng! Một năm nào đó, MF vào Đà Nẵng, tìm đại ca TQ Bửu, hỏi tìm thằng Ông Hải Hà. Hồi mới vô lớp 1 ở Móng Cái, nghe thầy Mừng gọi hắn lên kiểm tra miệng, cứ tưởng thầy trêu hắn! Hồi năm lớp 3 hay 4 gì đó bên Quế, ngồi cùng bàn với nó, nó lấy dao và thước rạch một vạch ở giữa, kêu đó là đường biên giới, bất khả xâm phạm! Nhưng sau có bữa thấy nó đẩy qua “biên giới” mấy hột “cứt chó” (xin lỗi, đó là tên của một thứ kẹo rất rẻ và ngon ở căng-tin bên Quế), hic, cũng định “không thèm”, mà thèm quá thì rồi cũng lượm! Sau Đông Triều là một thời gian dài chẳng biết nó lưu lạc đi đâu, đến khi theo anh Bửu đến được nhà nó thì thấy cậu đang chài bài ngồi ra thịt heo cho vợ đi bán, hỏi lâu nay đi đâu, bây giờ làm gì, nó nói đi Séc về, giờ làm nghề này (là nghề ra thịt heo cho vợ), vợ Hà sáng ngồi bán ở chợ, thịt chưa hết chiều đẩy xe đi bán dạo, có lần MF tìm gặp, thấy mấy miếng thịt trên chiếc xe xập xệ đã ngả sang màu tim tím, se se! Cứ như vậy, 2 vợ chồng nuôi 4 đứa con trong căn nhà 16 mét vuông, khách đến phủi chân ngồi vỉa hè! Đúng như vậy vì nó có chỗ đâu mà để bàn khách, chỉ có cái bàn ra thịt heo. Bởi cuộc sống như vậy, Hà ít gặp ai. Sau lần gặp MF, MF kéo đi chơi, hắn mạnh dạn tham dự họp mặt bạn bè hơn. Bữa nay khoe MF đã có cái quán cà phê gió này, cả nhà bu vô bán, không phải vất vả bán thịt chạy nữa! Híc, Quế nào rảnh, cần uống cà phê, ghé uống cho nó, quán không có tên, bên hông khách sạn Phai Phô, mé trái ga Đà Nẵng, có đi đón đưa ai gửi xe chỗ quán hắn, rồi uống cho con hắn ly cà phê! Mấy đứa nhỏ đặc biệt tự biết hoàn cảnh, học giỏi và thương ba mẹ, thương nhau lắm! Bây giờ hắn tính thuê nhà, biết làm sao giúp hắn đây? MF rất kém vụ “quen biết”, la hắn: sao mày không chịu dự họp hôm 14 tháng 6? Hôm đó biết vụ này mới tìm ra ai nhờ được chơ! Hắn gãi đầu: có ai báo tao đâu? Kêu Quế em Mộng Linh tới, bàn bạc âm mưu, sau cùng gọi cho Quế tỉ NT Tuyết, đề nghị điều khiển đồng chí Quế chồng xem thử giúp được hắn vụ ni không? Các Quế đọc được tin này, nghĩ cách giúp hắn với nha, điện thoại hắn: 0932511271. 

Mẹ con Quế chạy xe về, Quế con chạy khá nghiêm túc, qua khỏi huyện thị Phú Lộc, một đoàn các anh công an giao thông giơ gậy ra hiệu dừng xe, cả 2 mẹ con ngỡ ngàng, bị chi hè? Xuống xe, mấy anh xúm đến, cũng lạ, sao nhiều anh vậy? Xuất trình giấy tờ! Quế con đột ngột hỏi lại: mà cho em hỏi em bị lỗi chi? Hức, tên này chắc làm theo lời … mạng rùi! -Thì cứ trình giấy tờ đã - Dạ mà em muốn biết em phạm lỗi gì đã rồi em sẽ trình ngay! - Sẽ cho xem ngay, em bị tốc độ! - Anh có thể cho em xem hình ảnh …, MF chỉ khoanh tay quan sát, không cản, không xin. Có vài anh khó chịu bắt đầu căng thẳng: anh không chịu đưa giấy tờ chúng tôi sẽ phạt tội chống người thi hành công vụ! -Dạ em đâu có chống, em sẽ trình ngay khi em biết em lỗi chỗ nào! Các anh bắt đầu quay sang MF như dò hỏi, MF cười cười: em cứ cho nó xem đi cho thỏa mãn, nếu có lỗi thì cháu phải chịu thôi! - Nói thật, chưa bao giờ bọn em gặp một trường hợp như thế này, nếu ai cũng thế này thì sẽ ùn tắc! Bọn em có chặn xe biển số xanh thì họ cũng phải xuất trình ngay giấy tờ, huống gì xe chị là biển số trắng! (thực hiện ngay một ví dụ, anh tài bị chặn đường oan vẻ mặt căng thẳng cầm giấy tờ lật đật chạy tới.) Chị thấy chưa? Chị cần em chặn xe biển số xanh cho chị coi không? Không không, đừng làm phiền họ! Đó, đáng lẽ em trị nó rồi, có điều thấy chị sao là lạ khác người thế nào? -Chị khác thế nào, chị bình thường mà? -Em cũng không biết nữa. Chị sao sao í. Lẽ ra chị phải khuyên nó “con ơi đưa giấy tờ đi”, thông cảm với nhau, có khi tụi em bỏ qua thôi, chớ phạt tiền cũng vô kho bạc nhà nước, bọn em có muốn làm khó mọi người đâu! Thật tình MF cũng chẳng biết làm gì hơn, cho đến khi người bắn tốc độ đem máy tới, hóa ra xe bị tốc độ 60 trong khi tốc độ cho phép 50 trong nội thị. Quế con chấp nhận trình giấy tờ và ký biên bản! Các anh CA vẫn thắc mắc: chị có vẻ là lạ thế nào ấy nhỉ? Cũng không hiểu sao họ cứ nói hoài vậy, hay là khứu giác CA cảm được mùi mafia? :) Đi một hồi, hỏi Quế con: hình như chỗ ấy qua cái cầu phải không? -Dạ, con vượt xe! -Vượt xe thì phải tăng tốc độ chứ? (Trong hình rõ ràng xe đang vượt mà MF quên thắc mắc) – Chỗ đấy hình như có vạch liền, con sợ cãi họ tìm thêm lỗi! -Lỗi này bao tiền? -Cỡ triệu hai đến triệu rưỡi! -hic, Tại sao con gặng hỏi họ? -Vì biết họ là công an huyện, vì vậy mới có một anh bay vô cho mẹ xem thẻ CA cấp tỉnh đó! - Sao nữa? -Nếu chưa đưa hình, thì họ không thể khi không khám giấy tờ. mẹ thấy con hỏi nếu em ko sai phạm thì sao, thì họ nói họ có quyền kiểm tra hành chính đó! Trường hợp kiểm tra hành chính họ cũng phải có lệnh khám xe! -Hức, đồ tên lí thuyết! Về nhà, hắn lên mạng một hồi, ra ỉu xìu, mẹ ơi, điều lệ mới, lỗi này 2 đến 3 triệu lận! He, mình tính thua trời tính! :) :)

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Coi cá heo đẻ con

Cuối tuần, mời các Quế coi cá heo đẻ con (Cám ơn đại ca Trỗi dathb136 đã gửi clip này!)


NHẬT KÍ VŨNG TÀU

Buổi sáng 20/7/2013
Vũng Tàu mưa, bật điện thoại gọi bạn Quế Phong ĐN, Minh Trí, Hà. Biết số điện thoại Hưng còm . OK thằng này ngày xưa ròm ,người nhỏ con, nhưng rất tiếc không đi thăm được,cậu nói bị tai biến, sức khỏe không bảo đảm để gặp mình và mình cũng không đi được, vì cậu nói tìm khó lằm. Thôi đành chịu, mình chỉ gọi hỏi thăm và chúc cho sức khỏe cậu, dân HSMN mà.
Tiếc quá ,Vũng tàu hình như dân HSMN khước từ hay sao mà ít bóng dáng lũ này vậy. Ai đọc dòng nhật kí viết vội này hãy gọi động viên Quế Hưng còm nhé. Số đt Hưng còm: 0919211026
Buổi chiều lại nhậu tiếp không biết điều gì đến nữa không, nếu có tiếng điện thoại reo ,hi vọng là những điều tốt đẹp cho mọi người, trong đó có dân Quế và bạn HSMN ở khắp nơi.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

SỐ HƯỞNG



 (Bài biên nhân ngày BGDĐT ra thông tư Bà mẹ VNAH được cộng điểm khi thi ĐH.)

Tháng 4 năm 75 tôi được gọi đi tòng quân, đang học dở lớp 10( hệ 10/10). Lúc này tin chiến thắng từ trong Miền nam bay ra rầm rập, là con miền nam tâm trạng tôi háo hức lắm. "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù" (Lê Mã Lương) câu nói đó nằm lòng trong trái tim tôi. Tôi nghĩ phải chiến thôi, ba tôi còn nằm trong đó. Huấn luyện chưa xong thì giải phóng MN thống nhất đất nước. Mừng khôn xiết, thế là tôi được chuyển vào học thợ máy tại sân bay Đà nẵng f370, điện máy bay mà chuyên môn gọi là đặc thiết. Ở nhà u đánh dây thép vào con được bằng đặc cách tốt nghiệp lớp 10 rồi.

Với lý lịch HSMN như tôi thì gần như là đương nhiên được chọn đi học tiếp làm cán bộ nguồn của bộ đội, tả qua tôi tí nhé, cao dong dỏng, trắng, đẹp trai (hồi hổi thôi), ngoan thôi rồi, nói chuyện duyên duyên là, hì hì. Năm 78 lại được chuyển ra sân bay Nội bài để ôn thi (lúc này vẫn là sân bay quân sự), tập trung cả nguồn cả chính sách ôn thi chung tất. Ngày đầu không biết gì, tôi xông ngay vào lớp ôn văn thi khối C theo sở thích của mình, đang nghe thầy luận Bão biển của Chu Văn thì hai đ/c cán bộ tổ chức bước vào dõng dạc: Đ/c XH. Có! Tôi đứng bật dậy, lúng túng. Cán bộ nói đ/c là nguồn, nên không có đào tạo khối C. Vậy là thi khối A, tôi đăng luôn ĐHBKHN cho nó máu.

Thật ra bỏ học ba năm đi thi lại nhọc lắm, vì quên kiến thức nhiều, may mà lúc lủng tôi không phải lo đi kiếm cắn, lại trẻ nên còn cố ôn được. Ngày thi bọn tôi thi ở Hoài Đức Hà tây, ba môn toán lý hóa. Môn toán tôi làm kha khá, chiều môn lý thì hơi tệ. Hôm cuối môn hóa thì đúng là số hưởng, không phải trúng tủ nhé, cũng vò đầu bứt tóc kinh lắm, quả cân bằng phương trình hóa học để lại sau cùng còn các phần khác cứ làm phứa đi. Năm phút vò đầu cuối cùng cân bằng pt không được, lúc chuẩn bị thu bài đang nhốn nháo, thì ông bộ đội ngồi trước quay lại nói cân bằng phương trình đúng đây này nhanh, nhanh, nhanh. Không chần chừ tôi tia vội sáu con số, mỗi bên dấu bằng ba con, viết thật to đè lên mấy con số của tôi, rồi nộp bài. Ra khỏi phòng thi hỏi lại thấy cân bằng pt đúng hết, thế mới tài. Đưa mắt tìm ông bộ đội kia không thấy đâu nữa, cũng chả biết ông ở đơn vị nào, tình đồng chí phết. Rồi khấp khởi đợi kết quả thôi...

Phải nói là không tệ nếu thi vào các trường khác, toán 6,5đ, lý 4,0đ, hóa 5,0đ, tổng cộng 15,5đ, nhưng vào bk thì không đạt, vì bk năm nẳm lấy tới 17,5đ cơ mà. Số hưởng là đây, tôi được cộng thêm hai điểm vì nhiều nguyên nhân như con liệt sỹ, bản thân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vừa xoẳn 17,5đ. Niềm vui dạt dào, khoe, khoe, khoe ngay, nhưng dấu biến hai điểm mà hồi hổi bọn tôi hay gọi là điểm ngu đấy, thế mới là tuổi trẻ chứ nhể. Rồi tôi lại chơi thân với một ông bạn lúc ôn thi, nó cũng giống tôi thi bk, nhưng điểm thì hơn tôi, nó 17,5đ mà không cần dùng quyền trợ giúp. Ông già nó quen biết thế nào đó rồi bốc nó và tôi vào khoa vô tuyến bk luôn mới kinh chứ. Tôi ngợp trong thỏa mãn.

Khi bước vào học thì biết nhau ngay, khó ghê răng. Củ sọ mình chỉ hấp thụ được 10 ký lô chất xám, mà bắt nó hấp thụ 20 ký lô (chẳng hạn thế) thì chịu sao thấu. Bởi vậy, tôi tốt nghiệp đại học bách khoa Hà nội, khoa kỹ thuật điện tử (sau đổi tên vô tuyến thành tên này) một phần lớn là nhờ ở phao, hà hà cái này phải thú nhận thật, thằng Thái Hà, thằng Châu rót đã nhiều lần chép phao giùm tôi ở các kỳ thi, phao ác-cooc-đê-ông ý, để vào lòng bàn tay rồi lật lật, ngoạn mục lắm, hồi hộp nữa. Viết phao nhiều đến nỗi sau này chữ tôi cũng lí nhí luôn, thói quen thôi, hờ hờ...

Ra trường, ây dà, lại xin ngay vào viện kỹ thuật quân sự mới phê chứ, thật ra cũng nhờ quen biết. Viện sỹ với tôi là ngoài khả năng rồi đấy, nghiên cứu gì đây, lập trình không nắm được, thuật toán thì lơ mơ. Thôi đành bám vào phong trào đoàn thể, văn thể mỹ để tồn tại vậy, mấy môn này tôi lại giỏi so với mặt bằng chung, chắc cũng nhờ ở Quế nhể.

Nhưng sự đào thải rồi cũng đến, đó là lẽ tự nhiên, năng lực công việc không có. Sau này khi ra làm tranh nghệ thuật, vợ với con khen hết lời ba khéo tay thế, làm khung tranh đẹp đẹp là, có hồn ghê cơ, tay cứ thoăn thoắt ý. Sướng âm ỷ.

Nghĩ lại, giá như cho tôi học văn khoa, giá như ông bộ đội bàn trên đừng quay xuống cho xem cân bằng pt để tôi trượt đi mà học nghề gì đó hợp khả năng và cũng đừng có hai điểm cứu trợ thì biết đâu đấy nhề, nhề, nhề...

Bài học rút ra là hãy đi bằng hai chân thật của mình, đừng đi bằng hai chân giả! ( Xin lỗi các bạn khuyết tật nhé!)

Biên xong thấy nhẹ nòng nàm thao...hề hề. Thật trăm/trăm, thề...
XH

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Quế Đà Nẵng đón thầy Chu Trung Thanh nguyên Hiệu trưởng Trường Cấp I NVB

8 giờ sáng nay (18/7/2013) Các Quế ĐNa đã đón thầy Chu Trung Thanh tại Sân bay Đà Nẵng. Thầy sẽ lưu lại ĐNa đến sáng CN 21/7. Tối mai 19/7 sẽ có có buổi họp mặt của các Quế ĐNa mừng thọ thầy 80 tại Ks Thu Bồn. Một vài hình ảnh buổi đón thầy sáng nay.









TẢN MẠN VỀ: HAI BỨC ẢNH VÀ BÀI XIN ĐƯỢC MINH OAN CỦA VAV

      Tôi không chú ý những đoạn đầu và đoạn cuối,tôi không biết Quế vợ của tác giả nói gì.Tôi tập trung ở  2 bức ảnh Xưa và Nay và đoạn thơ có 8 câu, với 8 lần xin của tác giả.
Tôi biết tác giả có một mối tình đẹp của ngày xưa.Đấy cái ngày xưa với con người khó tìm thấy ở một nơi xa lắc: đạo mạo, kính đen, tóc đen,áo quần thắng nếp.Có thể ở người khác họ sẽ đứng thẳng,nhưng không tác giả đứng tựa với một điểm tựa vững chắc nhất để đắm đuối nhìn về một người con gái yêu anh.(ảnhXƯA)
Tiếc cho tác giả,thời gian, chiến tranh,thời cuộc tác giả và người con gái ấy không về bến đổ.
     Ngày hôm nay ,sau hơn 40 năm với mái đầu bạc trắng,bên chiếc bàn đơn sơ ,sở hữu chiếc quần đùi bạc nắng,tác giả đăm chiêu nhìn về xa xăm.......
     Tác giả vừa hát xong một đoạn trong một bài hát nào đó mà ca sĩ Cẩm Vân đã hát ngày nào, có phần bịa thêm một chút để hợp với lòng tác giả: Anh ôm được cả đất,Anh ôm được cả trời mà sao Vinh ơi........mà sao Vinh ơi... không ôm nỗi trái tim một con người.Bất chợt vợ tác giả vừa ra đứng ở sau lưng .Tác giả chùng xuống đăm chiêu nhìn về xa xăm......(ảnh Nay)
.....Nước trong các cốc đã hết, gói thuốc chỉ còn điếu lẻ, tác giả lấy chiếc điện thoại trên bàn,  định nhắn một vài lời yêu thương về một người con gái phương xa thuở nào ấy, nhưng tác giả chợt tỉnh lại vì phía sau là một bức tường lửa (vợ anh) mà sóng điện thoại đời mới của anh không xuyên qua được.Tác giả chùng xuống đăm chiêu nhìn về xa xăm........(ảnh Nay)
.......Người xem cảm nhận và rất tin tưởng ở một nơi xa người con gái của anh thuở nào,cũng chùng lại một chút và cũng đăm chiêu nhìn về xa xăm...
......Người viết đến đây bất chợt nhớ ra,trong facebook của mình ngày nào,tác giả Bùi San San với ""Một chiều ngược gió"", biết đâu khi đọc tác giả VAV vợ Quế và người phương xa ấy sẽ tìm được một chút gì của riêng minh trong đó,và để rồi cùng đăm chiêu nhìn về xa xăm.....
Em ngược đường ngược nắng để yêu anh
Ngược phố tan tầm,ngược chiều gió thổi
Ngược lòng mình tìm về nông nổi
Lãng du đi vô định cánh chim trời
                    ***
Em ngược thời gian,em ngược không gian
Ngược đời thường bon chen tìm về mê đắm
Ngược trái tim tự bao giờ chai lặng
Em đánh thức nổi buồn,em gợi khát khao xanh
                  ***
Mang những điều em sẽ nói cùng anh
Chợt sững lại trước cây mùa trút lá
Trái đất sẽ thế nào,khi màu xanh không còn nữa
Và sẽ thế nào khi trong anh không em
                 ***
Em trở về im lặng của đêm
Chẳng còn nữa người đông và bụi đỏ
Phố bổng buồn tênh,bờ vai hút gió
Riêng chiều này,em biết có mình em
Riêng chiều này Vinh nhớ hát (H) với vần ỒN có RÊ (g).....Câu này của người viết.......

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

CHÂN DUNG MỘT CON NGƯỜI

Ngày xưa nè                                                          Ngày nay nè

LÀM THƠ

Tôi đâu có học làm thơ
        Chỉ viết vật vờ ghép lại thành câu
Đem đi hấp, nướng thật lâu
        Hết sống, hết sượng thành bầu,vại thơ
Trình làng, làng nhớ phê cho
        Để tôi còn đổi lấy bò về chăm
                          Đà Nẵng ngày 17 tháng 7 năm 2013
                                                           Vũ Anh Vinh

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

TÔI

       Tôi theo CÁCH MẠNG khá lâu
Vẫn không nhuộm hết sắc màu riêng tư
       Đời người thực thực,hư hư
Không không ,sắc sắc giống như mây trời
      Trái tim không nói thành lời
Bấy nhiêu dư ảnh một thời còn nguyên

              * * *
Nước thuốc thời gian nhuộm màu tóc trắng
Chặng đường qua gió nắng dãi dầu
         Tôi về bóng xế mưa ngâu
QUÊ HƯƠNG còn lại trong câu ru hời
                                     VAV

ĐỜI TÔI

Tôi xưa làm ruộng giữ làng
Giặc đến thì trốn,giặc sang thì chuồn
Đi học thầy bạn khen luôn
Cuối kì đúp lớp,thầy buồn tôi vui
Tưởng mình một lớp nhân đôi
Ung dung tự tại rong chơi tứ bề...
Hòa bình tôi trở về quê
Bày biện thơ phú cái nghề thong dong
Vợ khen tôi quá "tinh thông"
Cái gì cũng biết nhưng không biết DÌ(gì)
Buồn tình xách gói tôi đi
Vợ kêu ngược lại thì thầm...........
                               12/7/2013
                                 VAV
Các QUẾ đoán thử  vợ nó thầm thì nổi chi ?

ảnh đẹp trong tuần


Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

CHÀO HÀNG

QUẾ VINH (ĐÀ NẴNG) TRÂN TRỌNG CHÀO CÁC BẠN QUẾ GẦN XA TRONG TOÀN QUÔC.XIN THÔNG BÁO HÀNG CỦA QUẾ NÀY SẼ CHO RA SIÊU THỊ TRONG THỜI GIAN SỚM NHẤT.

GỮI CÁC QUẾ SÀI GÒN

Xem trang nhật ký QUẾ VINH
Có câu thơ tình ĐÀO chép H xem

           Bóng chiều đã khuất non ngàn
Mấy tia nắng nhạt trải vàng mặt sông
          Buồn buồn nhớ nhớ mênh mông
Thương ai, thương mãi bóng hồng xa xa
                                             10/7/2013

Cho anh trở lại một chiều xưa
Chỉ mấy giây thôi thế cũng vừa
Để anh chụp lại nguồn dư ảnh
Ánh mắt ,nụ cười những sớm trưa
                                           7/2013
QUẾ này thơ tình nhiều lắm,nhưng không biết mấy câu này viết cho ai ?

NHÀ TÔI

             NHÀ TÔI
Nhà tôi xưa ở TỨ CÂU
Đêm đêm mấy ngọn đèn dầu đung đưa.
Nội tôi lặng lẽ sớm trưa
Cùng dâu với cháu nắng mưa bền lòng.
Tháng năm chứa chất bên trong
Dấu nuôi Cách mạng,mỏi mong con về...

Giặc thù đốt phá đồng quê
Nội tôi vẫn giữ lời thề sắc son
Mai ngày thống nhất nước non
Nhà ta sẽ đẹp vẹn tròn hơn nay...
Tôi về chiều tím heo may
Ngôi nhà không cánh mà bay thưở nào?

Ngỡ ngàng như giấc chiêm bao...
HY SINH CỐNG HIẾN đi vào lãng quên?
                                         Võ Phú Vinh

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

“Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đi thi đại học được cộng điểm

Các Quế về động viên các phụ huynh ai còn sống thì đi thi Đại học đê!!!


Theo nội dung Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 4/7/2013, việc sửa đổi, bổ sung nhóm đối tượng hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh. Cụ thể, Đối tượng 03 sẽ được bổ sung thêm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng.

VÀ NGÀY HÔM NAY , TA NHƯ ĐỨA TRẺ ...


Ta lại về đây trong ngày họp mặt
Ầm ỉ gọi nhau , tay bắt mặt mừng ,
Cười khoái chí khi ôn về kỷ niệm :
Nói tục , chửi thề , trốn học ....đi hoang .
Tuy khác họ , khác cha , khác mẹ
Vẫn coi nhau như một mẹ sinh ra .

( MỘT MẸ SINH RA - Lê Văn Tân  )


H1 : - Anh Nguyễn Anh Hoàng ( áo vàng ) nguyên lớp trưởng lớp 5B (70/71) : anh xin thú thật với các em ,    là lớp trưởng nhưng hồi đó anh toàn giả vờ đau bụng để được nghỉ học .
        - Luân bệu , Phong , Xuân Bình : Sao hồi đó anh không chỉ cho tụi em với !!!

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Tây (nguyên) du hí

 H1: Dọc đường HCM

LÀNG TÔI .

Giữa làng Sa bạc miếu đôi
Cuối làng miếu đỏ tường vôi úa vàng
Thông xanh lớp lớp thẳng hàng
Vi vu trong gió,chim ngàn reo ca
Cánh cò trắng vẫy xa xa
Giọng hò thôn nữ ngân nga trưa hè

Mái nhà dưới bóng hàng tre
Tiếng ru con ngủ ta nghe chạnh lòng
Du du cồn cát mênh mông
Ngoài kia là một cánh đồng ngắt xanh
Tứ Câu có một mái đình
Mười hai gian rộng hợp tình bốn phương

Tôi về tìm lại quê hương
Dòng sông quen thuộc con đường mến yêu
Tứ Câu gữi gắm bao điều
Tuổi thơ với những cánh diều bay bay....

Tứ Câu tên ấy ai hay
Bốn câu hợp lại làm say đất trời
Ngàn xưa ai dệt thành lời
Tứ Câu miền đất để người khó quên


VÕ PHÚ VINH .
Tứ Câu (Xóm Tứ câu, nếu đi vào Điện bàn từ ĐN sẽ qua một chiếc cầu có tên cầu Tứ Câu)

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

CÁC BLOGGER TRONG NGÀY GẶP MẶT

Lần đầu tiên các Quế blogger của bantbe mới có dịp hội tụ đông đủ như thế này ( trừ Quế Trạng đang đi nhặt tiền kíp không về kịp ) . Xin trình làng .


H1 : Trần Công Dũng -TGTB và Nguyễn Thành Luân 


H2 : Chị Võ Thị Kim Thanh - Quế MF đang tác nghiệp 


H3 : TGTB đang mạn đàm cùng với 1 nhân vật nữ nổi tiếng của hắn .


H4 : Luân bệu và anh Phạm Đào .


H5 : Quế nam ngồi là Trần Văn Vinh .
Quế nữ đứng : mama tiểu tổng quản - N.H Que


H6 : Hàng đứng từ trái qua :  đầu tiên là Quế LĐT Đỗ Hà Bắc , thứ 3 là Quế Xuân Hùng .


H7 : Hàng đứng từ phải qua : sát LĐT là Quế Tùng xỉ
Hàng ngồi từ trái qua : thứ 2 là Quế Thanh Hải Nha Trang .


H8 : Bài thơ nguyên gốc . Đang năn nỉ nhà thơ này tham gia blog mà chưa nhận lòi .
Đố các Quế đọc được bài thơ đang viết dở đó .


H9 : Các Quế đọc được chưa ?

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Hà Nội xưa - Hà Nội nay

Nhằm thay đổi không khí ...

Hà Nội 1898. Photo by Salles, Firmin André. Tải từ trang Flickr Manhhai
Hà Nội 2013. Photo by Q.MF. Quà tặng miễn phí các Quế! he he