Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

CHÚNG MÌNH ĐÃ TRỞ THÀNH HSMN ( tt )


Truyện thứ ba: Vô Trại và trốn Trại Nhi đồng( theo lời kể của các cô cho ba và ba kể lại)
Đầu tháng 2/1963 ba tôi có lệnh đi B thế là tôi được gửi vô Trại nhi đồng MN nhưng ba không hề nói với tôi điều này mà chỉ nói đưa tôi đến chỗ có rất nhiều bạn cùng tuổi với tôi và có rất nhiều đồ chơi. Ôi đó là điều mà tôi hằng mơ ước bấy lâu nay. Thế là tôi phấn khởi đi theo ba. Khi đến trại tôi được các cô dẫn đi chơi với các bạn còn ba thì vô nói chuyện với một cô lớn tuổi trong phòng ( sau này tôi mới biết đó là cô An Ninh). Tôi háo hức hoà nhập với các bạn nô đùa thoả thích. Ở đây có thật nhiều đồ chơi: có búp bê tóc vàng biết nhắm mắt mở mắt, có cầu tuộc, có xích đu ôi thật là thích.

 Tôi cứ mãi mê chơi đùa và không hay ba tôi đã đi từ khi nào. Khi chơi đã thấm mệt tôi mới chợt nhớ đến ba và đi tìm ba nhưng nào có thấy ba đâu. Ba đã bỏ tôi lại và ra đi không một lời chào nhắn nhủ hay một cái ôm hôn bởi chỉ có cách ấy ba tôi mới ra đi được và giữ tôi ở lại trại. Bây giờ xung quanh tôi toàn người xa lạ nên tôi khóc thét lên và đòi về với ba. Các cô giáo đã dùng những lời thật ngọt ngào để xoa dịu nỗi đau chia ly của tôi bởi các cô biết đứa trẻ nào khi tách chúng ra khỏi người thân đều có một tâm trạng hoang mang sợ hãi như tôi. Tôi có tật khóc nhè dai lắm, khóc đến khi không còn ra tiếng và mệt quá mới chịu im. Vậy mà các cô giáo vẫn kiên nhẫn dỗ dành tôi, ôm chặt tôi vào lòng, xoa đầu và vỗ về tôi như chính con của các cô vậy thế là tôi cũng từ từ lịm đi trong tiếng ru ngọt ngào của các cô.


Thời gian đầu sống trong Trại nỗi nhớ ba cứ mãi khôn nguôi. Chiều nào tôi cũng ra đứng trước cổng trại trông về hướng ba đã đưa tôi đến đây mà ngóng chờ ba. Chờ hoài trông mãi cũng không thấy ba đâu thế là ý nghĩ trốn trại đã hình thành trong tôi một cô bé mới hơn 3 tuổi. Nhân lúc bác bảo vệ lơ là không để ý tôi bèn lẻn ra ngoài gọi bác xích lô chở tôi đi gặp ba. Bác xích lô cứ tưởng tôi là trẻ lạc nên đồng ý chở tôi đi tìm ba. Thế là tự nhiên tôi có được một chuyến đi ngao du khắp TP Hải Phòng bằng xích lô nhé. Cứ thấy nhà nào to là tôi chỉ đó là nhà của ba tôi và bác xích lô lại chở tôi đến rồi không phải thì chở đi tiếp. Chắc bác xích lô thấy tôi nhỏ quá mà lạc cha mẹ nên vẫn kiên trì chở tôi đi cả buổi. Loanh quanh hoài chẳng thấy nhà ba tôi đâu và chắc lúc ấy bác chợt nhớ ra có một trại nhi đồng MN ở đây và tôi là đứa trốn trại nên chở tôi về trả lại cho Trại.

 Cũng may số tôi gặp người tốt bụng chứ gặp người xấu tôi cũng bị bán đi cho mẹ mìn rồi và chưa chắc gì tôi đã thành HSMN. Các cô được một phen hết hồn vì tôi và từ đó tôi được quản thúc riêng biệt bởi một cô y tá ( do cô An Ninh giao phó). Bắt đầu từ đây ngoài tên chính bố mẹ đặt cho tôi còn có một cái tên chung HSMN. Hình tôi khi bắt đầu trở thành nhi đông MN rất đặc trưng ở cái đầu tóc nè




Truyện thứ tư: Cái tật mút tay

Cái tật mút tay của tôi được hình thành từ lúc nào tôi cũng không nhớ rõ nữa chỉ biết rằng nó đã cùng hành trình với tôi trong suốt một thời gian rất dài từ Trại Nhi đồng MN rồi qua Quế Lâm trường Võ Thị Sáu đến trường NVB cấp 1 và cấp 2 luôn( 1973). Bây giờ bạn nào mà cùng học với tôi thì câu đầu tiên vẫn là " Vân còn bú tay không?".

Tôi nghĩ chắc là lúc tôi phải xa mẹ rồi xa ba sống trong môi trường toàn người xa lạ để chống lại sự đơn độc, để tìm lại vòng tay ấm áp của mẹ và tình yêu thương của cha mà tôi bắt đầu mút tay. Như mọi đứa trẻ khác thì hay mút tay cái hoặc ngón tay út còn tôi thì mút hai ngón tay ở giữa và tay kia lại sờ chính cái tai của mình. Học mút tay mới thuộc bài, buồn mút tay, chơi cũng mút tay có khi khoảng thời gian nghỉ giải lao của một buổi lao động nào đó thì cái tay đã nằm trong miệng lúc nào rồi còn ngủ mút tay là chuyện không cần bàn. Ba tôi đã khóc khi nghe các cô giáo kể chuyện mút tay của tôi và cho rằng tôi thiếu sữa mẹ từ nhỏ nên mới bú tay nhưng không phải thế... đến đây thì mọi người cũng đoán ra vì sao thôi. Cũng tại cái tật này mà tôi bị đòn rất nhiều và từ đó tôi cũng lỳ với đòn luôn, tính ngang bướng cũng xuất hiện.

 Biết bao biện pháp và đòn cũng không làm sao để tôi hết mút tay được và chỉ đến lúc lên lớp 6 năm 1973 khi ấy tôi bắt đầu có... thì tôi mới tự mình quyết định chấm dứt cái tật này thôi. Bây giờ có gặp lại tôi thì các bạn đừng hỏi tôi còn mút tay nữa hay không nhé.


Bây giờ chuẩn bị lên chức bà rồi mà khi đưa tay vào miệng vẫn còn cảm thấy có một cái gì đó nhớ nhớ và luyến tiếc của một thời HSMN


Tôi không phải là cô giáo nên nghĩ sao viết vậy nó có lôm côm nhưng được góp vui câu chuyện của tôi trong Ngôi nhà HSMN để các anh chị và các bạn cùng thấy muôn màu của lũ Quế nhỏ chúng tôi khi được gắn thêm cái tên chung là HSMN nhé

Thái Hồng Vân 

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

XƯA và NAY
Ngày xưa chung lớp, chung trường
Chia tay về lại quê hương sinh thời
Thương nhau từ thuở chín mười
Nhớ nhau đã quá nữa đời còn yêu ...

Bao năm nắng sớm mưa chiều
Bây giờ gặp lại thương nhiều hơn xưa.


                                                                                                   Đà Nẵng Chủ Nhật 29.11.2015 
                                                                                                                         VŨ ANH VINH

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

CHÚNG MÌNH ĐÃ TRỞ THÀNH HSMN



Truyện thứ nhất: Cũng nhờ chiếc valy ( theo lời ba kể)

Đầu năm 1962 khi ấy ba má tôi không hợp nhau và chia tay lúc ấy họ đã có 2 đứa con rồi ( tôi và đứa em cách tôi có 1 năm thôi). Theo luật thì mỗi người sẽ nuôi 1 đứa. Tôi là chị phải theo ba còn thằng em theo má. Nhưng má tôi cứ nhất định không chịu giao tôi cho ba bởi khi ấy tôi mới hơn 2 tuổi thôi còn ba lại sẽ trở về Nam chiến đấu nên tôi trở thành sự giằng co giữa 2 người. Sau ly hôn má tôi sợ mất tôi nên đi đâu cũng mang theo tôi bên cạnh. Còn ba tôi cũng muốn có được tôi nên đã lên kế hoạch bắt cóc tôi mà má tôi không hề hay biết.

 Đó là một buổi chiều tối khi má tôi đi thi đấu bóng chuyền cho cơ quan về ( tất nhiên có cả tôi nữa) thì ba và chú tôi đã chực sẵn gần đó chờ má đưa tôi xuống trước bế tôi đi luôn khi má tôi quay lên xe lấy đồ. Khi ba và chú tôi đưa tôi lên xe đạp đi xa dần thì tôi mới biết mình phải xa má và tôi đã khóc đòi má rất nhiều. Vì trời tối còn đơn vị ba lại ở Xuân Mai nên tôi được đưa đến nhà bác tôi ở tạm qua đêm. Khi ấy tôi khóc đã mệt quá và ngủ thiếp đi rồi. Còn má tôi khi xuống xe không thấy tôi đâu hỏi mọi người mới biết ba tôi đã bế tôi đi rồi thì tất tả chạy đi tìm tôi. Má tôi đoán chắc ba tôi sẽ đưa tôi đến nhà bác tôi nên cũng đã tìm đến nhưng không thấy tôi đâu. Má đâu có ngờ ba và bác tôi đã giấu tôi vào chiếc va ly ( tất nhiên lúc đó ba tôi tránh mặt ) và bác tôi nói tôi không có ở đây. Thế là má tôi đành quay về lại cơ quan.

 Nếu không có chiếc va ly đó và tôi không ngủ thiếp đi thì má cũng mang tôi về với má thì chắc gì tôi đã trở thành HSMN nhỉ ( 2 em của tôi ở với má cũng không học ở trường Hsmn). Bức hình này chụp với ba tôi trước khi tôi vô sống trong doanh trại bộ đội của ba ở Xuân Mai




Truyện thứ hai: Ở trong doanh trại bộ đội ( theo lời ba kể)

Ngay sáng hôm sau ba đưa tôi lên thẳng doanh trại bộ đội nơi ba và các chú đang luyện tập trước khi đi B ở Xuân Mai Hà Tây. Ban ngày ba gửi tôi cho các chú anh nuôi trông dùm còn tối khi nào ba tôi đi hành quân là tôi lại được bỏ gọn vô chiếc ba lô của ba thay vì phải bỏ gạch. Ngay từ khi nhỏ tôi đã được luyện tập với ba tôi rồi đó. Bài hát mà tôi được nghe mỗi sáng là bài Vì nhân dân quên mình và Tiến bước dưới quân kỳ đã in đậm trong đầu óc non trẻ của tôi.

 Tôi hồi đó giống con búp bê lắm nên các chú bộ đội ai cũng thương tôi cả và tôi cũng nghịch phải biết nhé. Chả là khi ấy ở doanh trại đâu có nước máy để dùng mà phải dùng bể chứa nước mưa cho ăn uống và sinh hoạt luôn. Tôi nghịch cho phân vô cái lọ thuỷ tinh nhỏ rồi bỏ xuống bể nước thế là đến khi tập về ba tôi và các chú đi lấy nước về tắm giặt sao thấy nước cứ hôi hôi mà tìm xung quanh bể không thấy phân đến khi xả hết nước mới phát hiện ra và tôi bị ăn đòn chí chết. Tôi còn tật ăn cơm chậm ( 1 chén mà hơn 2 tiếng ) nên lại bị ăn đòn mặc dù ba rất thương tôi nhưng giờ giấc trong quân đội thì ngặt nghèo lắm nên cũng phải ra đòn với tôi để tôi ăn cơm thôi. Hai mông tôi lúc bấy giờ chi chít con lươn đến nỗi mỗi khi ba đưa tôi về Hà nội chơi với cô tôi là cô tôi lại kiểm tra những con lươn trên mông tôi rồi vừa khóc vừa trách ba tôi.

 Tôi đã được rèn luyện trong quân ngũ gần cả năm cho đến tháng 2 năm 1963 tôi mới vô trại nhi đồng MN ở Hải Phòng. Hình tôi chụp với ba ở Xuân Mai trước khi trở thành Hsmn




 ( còn tiếp )

Thái Hồng Vân


Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

THỬ PHÂN BIỆT

Mai anh đào là gì? Các bạn so sánh sẽ thấy nó không giống đào mà cũng chẳng giống mai. Có chăng chúng chỉ giống nhau ở mỗi cái...ĐẸP!
" Mai anh đào" này thuần Việt. Chắc chỉ có Quế NH là biết rõ!?



Mai

Đào

Mai anh đào


Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

Đà Lạt. Những nơi có thể đã đến?

Nhiều người đã đến Đà Lạt, đã biết Đà Lạt.
Nơi có Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương nhìn từ flycam.

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

DÀNH CHO NGÀY MAI






Không biết học sinh Quế nào tặng cô bài thơ này

Cảm ơn cô đã đem dòng huyết lệ
Gieo mầm đời cho thế hệ Tây Nguyên
Núi rừng xanh, suối biếc xin nguyền
Tình nghĩa ấy muôn đời xin vẹn giữ.

Cô đã lưu bài thơ ấy vào trong đầu. Bài thơ cực kì ý nghĩa và quá hay. Xin cám ơn tác giả nhé! Nếu có thể được, cho cô xin biết quý danh.
Nhân ngày 20/11, cô cũng có bài thơ:

Vẻ vang nghề dạy học
Ở nơi ấy xa xôi và cách trở
Biết bao trò vẫn nhớ đến cô
Nghề thầy giáo, biết bao vinh hạnh
Dắt trò đi, khi chập chững vào đời
Nay đã nên người, có sự nghiệp vinh quang
Tự hào biết mấy xốn xang...
Nhiều nhà giáo tài ba, nhà doanh nghiệp
Nay đã thành công trong thời hiện đại

Để "sánh vai với cường quốc năm châu"
Là làm theo lời Bác Hồ dạy

Để Tổ quốc ta mãi mạnh giàu 
Là đáp đền công ơn Đảng, Bác
Lời dạy này không thể nào khác
Ơn nghĩa này mãi của thầy cô!

                                                 Thân ái tặng các học sinh Quế. Chúc các em mạnh khỏe và hạnh phúc.
                                                                               Chúc các bạn đồng nghiệp khỏe - trẻ mãi không già.

Nguyễn Thị Vân Nga

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

VỀ MIỀN TÂY (tiếp)

Ở Đan Mạch có Nàng tiên cá nổi tiếng. Nàng chỉ ngồi chơi thế thôi
nhưng lượm được bộn tiền của du khách.

An Giang mình cũng có "nàng tiên cá". Nàng không có vảy
(vì ADN của nàng thuộc họ cá da trơn). Dân AG tôn thờ nàng vì đã giúp họ làm giàu.
Các bạn thấy đấy-  giờ nàng "hóa rồng" bay vút tận trời xanh.

Một đền thờ Hồi giáo ở Châu Giang

Chú Cuội đây mà 
Người Chăm "trồng cây gì"? Họ trồng cây cary.

Họ "nuôi con gì"?  Con dê. Để làm gì? Tất nhiên để tạo ra món cary dê nức tiếng.
Dê nuôi trên sàn phòng nước lũ đấy bạn.

Người Chăm toàn ở trên "lầu", chẳng sợ gì lũ lụt.
Các nhà nối liên thông với nhau thành một xóm.

"Shop" thời trang này cho thấy dân  Chăm  khá model



Các bạn đi chơi, sức khỏe có vấn đề, nhớ ghé bác Dr này nghe.

Tạm biệt MT, vời vợi cánh chim chiều.
                                                                               




VỀ MIỀN TÂY

Năm nay dù đang mùa nước nổi, nhưng thật tiếc là thiếu mỗi...nước lũ đổ về. Tất nhiên ta vẫn còn nhiều cái để ngắm và bình luận.
Đồng sen Tam Nông ( Đồng Tháp):
Hai nhỏ này chắc trốn má đi hái sen? Tội nghiệp!
Giữa trưa , nắng chang chang, tóc cháy vàng hết cả.

Không phải lúc nào cũng được ngắm và cảm nhận cảnh trời nước
mênh mang với những lọn sóng chữ chi của con thuyền đi trước


Sao lại có những cành cây noel bám đầy tuyết ở đây?

Rừng tràm Trà sư với bộ rễ đặc trưng.
Quế hãy tới và tận hưởng thiên nhiên hoang dã.

Người ta bắt đầu đưa giống tràm Úc( giống cây bạch đàn nhưng vỏ xốp , nhiều lớp)
 về trồng ở đây. Cực mau lớn, năng xuất gỗ cao.

Không đâu Ngành "ráo" được tôn vinh bằng ở đây. Có thể ráo Quế sẽ cảm thấy tủi thân.
Mỗi lần xe đò đổ xuống các "cô giáo" đếm ...mỏi tay luôn.
Nhái thương hiệu? Hay Cô giáo Hảo là con Bà giáo Thảo?
Dù gì thì cũng là nghề truyền thống của các ráo Châu Đốc!
Bạn TGTB coi coi có phải đây là mô hình  "Đầu tư ngoài ngành" đầy hiệu quả không?
"Nhà" bà Chúa Sứ



(còn nữa)

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

Ân tình (cái ôm của thế kỷ)

Bắt gặp con sư tử đang bị thương trầm trọng ở trong rừng, người đàn bà Colombia đem về nhà săn sóc nuôi dưỡng cho đến khi nó lành mạnh. Sau đó, Bà dàn xếp đưa con vật vào sở thú cho có không gian riêng của nó. Đây là hình ảnh cảm động khi mấy năm sau bà trở lại viếng thăm.

Amazing and beautiful Asia