Bài 2: Chuyện của T.Q.
Hôm cô giáo giảng bài thơ : “ Tiếng hát sông Hương” của nhà thơ Tố Hữu , khi cô vừa đọc dứt câu : . . . Khi mô vô bến rời dòng dâm ô . . . Bỗng dưới lớp có em hét lên “ Trời ơi !” làm cô và cả lớp thảng thốt. Không đợi lâu cái giọng đó hạ xuống, đọc tiếp: em biết khi mô. Thân em hết nhục dày vò năm canh . . . Hay ! cô khen giọng đọc diễn cảm và nhờ đọc hết bài Đương nhiên đọc xong bị cô rầy vì đã giỡn trong giờ học. Cô “ rủ ’’ T.Q. 2h chiều lên đọc kình thơ với cô Nếu đọc lợi cô thì trong giờ dạy cô cho phép cướp lời cô bất cứ lúc nào .
1h30 vừa mở cửa cô đã thấy T.Q. chờ sẵn .
- Cô hẹn 2h mà .
T.Q. bẻn lẻn :
- Em chờ để xin lỗi cô.
Sau đó cô trò họ rất thân nhau .
Hôm rồi ra Đà Nẵng, cô giáo có báo với T.Q. Nhưng T.Q. nói là bận giữ nhà không đến được. Cô giáo nghĩ: giá như nó không phải là ông chủ của một tiệm vàng có cỡ ở Đà Nẵng thì cô giáo đã đến thăm nó rồi. Vì cô giáo rất nhớ nó. Thôi đành gởi lại trong gió Đà một nỗi buồn và nhớ . . . bâng quơ ! ! ! .
Đ.T.N.T.
Chào sư phụ
Từ nhà ở của giáo viên trường HSMN số 8 Vĩnh Phúc thời sơ tán đến nhà ăn tập thể của trường khá xa nhau . Giáo viên thường sang nhà ăn dùng cơm rồi về . Hôm đó thầy L không khỏe nên mang cập lồng nhận cơm về ăn. Trên chiếc xe đạp tập tàng , chiếc nón lá lụp xụp trên đầu , thầy vừa quay về đến triền dốc , bỗng “ vèo”, cập lồng cơm biến mất . Đó là mấy đứa đang chăn mấy con dê tự túc của trường . Thầy tặc lưỡi : thì chúng nó ăn không đủ no , rồi đạp xe thẳng về nhà nghỉ , không cần truy cứu . Không đầy nửa tiếng sau , mấy đứa trực đàn dê về qua khu nhà ở của thầy . Chiếc xe đạp tập tàng và chiếc nón lá te tua . . . Tụi nó hiểu ra cớ sự . Ngoan ngoãn tụi nó gặp thầy để xin lỗi :
- Xin lỗi “Sư phụ” , tụi con đã lầm .
Rất lâu sau này thầy giáo nói :
- Tụi nó ăn của mình phần cơm mình không buồn . Chỉ buồn là tụi nó gọi mình không khác gọi mấy con dê .
Năm 2009 nhân kỷ niệm 55 năm trường HSMN thầy L có về thăm lại nơi trường sơ tán . Qua mõm đồi xưa thầy cúi nhặt hòn đá nhỏ , chọi vu vơ để nhớ một thời . Đ.T.N.T.
Bài 4:
B. cờ đỏ của trường kể .
Thời ăn độn bột mỳ, trường HSMN Đông Triều có xây cái lò nướng bánh mỳ .
Bột nhồi kỹ , ủ sơ sơ nặn thành bánh xếp vào các dãy lò để nướng . Cửa nhà lò khóa kỹ . Cửa sổ nhà lò hay bị các chú để quên . Cờ đỏ trực đêm thường đói bụng . Thế là mấy cái chĩa ( ở miền Nam dùng xom cá ) ra đời . Chúng được đưa vào các hệ thống lò , xâu lấy bánh , nhẹ nhàng kéo ra , thả sức ăn . Cửa vẫn khóa mà bánh thì mất . Nó tự hào :
- Mỹ còn diệt được xá chi có vài ổ bánh mỳ .
Nó đi học theo tiêu chuẩn bản thân là “Dũng sĩ diệt Mý” . Bạn bè phong tặng thêm cho nó “Dũng sĩ diệt bánh mỳ”. Nhiều năm trước nghe đâu nó làm bí thư của một thành phố nọ . Giờ đây cũng nghe đâu nó là Ủy viên T.Ư. Đảng .
Ghi lại và bổ sung : Đ.T.N.T.
Bài 5. Trộm .
Chuyện “hai năm rõ mười” ở trường HSMN số 1 Đông Triều ,giáo viên chỉ biết tăng gia bằng cách trồng rau , cải . Không thầy cô nào biết tự túc chăn nuôi lợn ,gà . Ngược lại, cô chú tiếp liệu và cấp dưỡng chỉ biết nuôi lợn gà , không ai trồng trọt . Rau cải thì luôn xanh tốt . Còn lợn gà cứ thế thường xuyên bay hơi .
Trường hợp mất của mà ở ngoài dân thế nào mọi người cũng được nghe chửi ít nhất 4 ngày 3 đêm . Chửi có bài , có bản , chửi thành vần thành điệu . Còn ở trường HSMN ,mất của chỉ biết ngậm đắng nuốt cay .
Có người thắc mắc : Vì sao kẻ trộm chỉ bắt lợn , gà mà không nhổ rau ,cải . Trộm nói :
- Rau cải chỉ biết ăn đất . Còn lợn, gà ăn bớt phần lương thực,thực phẩm của chúng em .
Đ.T.N.T.