Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

HÀNH TRÌNH "ĐI TÌM ĐỒNG ĐỘI" (Kỳ 2)



Đỗ Hà Bắc, Lớp 7B (1971 – 1972)


Tháng 8/2012:

          Tôi được đề xuất tham gia đoàn GV, HS Khu GDHSMN (9 người) sang Quế Lâm dự Kỷ niệm 80 năm thành lập trường ĐH Sư phạm Quảng Tây (Trường tiếp quản cơ sở vật chất trường mới của chúng ta sau 1975). Cùng đi còn có đoàn GV, HS của Trường Nguyễn Văn Trỗi (1967 – 1969) và Trường Dục Tài (1953 – 1957, học tại chính trường cũ của chúng ta).



Tháng 11/2012

Thư gửi cô Lư Mỹ Niệm, cán bộ Trường ĐHSP Quảng Tây.



Chuyển tiếp: Tìm mộ học sinh Việt Nam tại Quế Lâm
Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012 10:54
Từ: "Do Ha Bac" <dohabac@yahoo.com.vn>
Gửi: "myniem@sohu.com" myniem@sohu.com

Thưa cô, em là Đỗ Hà Bắc, quê Đà Nẵng đã gặp cô tại Đà Nẵng năm 2007 và tại Quế Lâm 2008 cô còn nhớ chứ ạ?
HSMN đã từng sống tại QL rất tha thiết góp sức tìm người thân và tìm cách đưa các bạn đã mất về nước. Cô có cách nào giúp bọn em được không? Em gửi cho cô lá thư đã gửi cho Thầy Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam và Lạc Tiến Vinh, cán bộ của trường mà đến nay chưa được hồi âm. Chúng em mong được sự giúp của cô và Nhà trường. Cô hồi âm cho em nhé. Cảm ơn cô.
----- Thư đã chuyển tiếp ----
Từ: Do Ha Bac <dohabac@yahoo.com.vn>
Tới: "369544707@qq.com" <369544707@qq.com>
Cc: "lactienvinh@yahoo.com" <lactienvinh@yahoo.com>
Đã gửi 17:41 Thứ Ba, 6 tháng 11 2012
Chủ đề: Tìm mộ học sinh Việt Nam tại Quế Lâm

          Thưa thầy Nguyễn, Xin được thay mặt thế hệ học sinh Việt Nam đã từng học tập tại Quế Lâm trong những năm 1967-1975 xin gửi đến Trường Đại học sư phạm Quảng Tây, toàn thể cán bộ, giáo viên và sinh viên của trường những lời chúc mừng nhiệt liệt nhất nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Trường.
          Tôi tên là Đỗ Hà Bắc, là một trong những người đã gặp Thầy trong chuyến công tác của Thầy tại TP Hồ Chí Minh (Đứng thứ 2 từ phải sang). Cũng là người đã hát chung với Thầy những bài hát Trung Quốc của ngững năm 60 của thế kỷ trước. Tôi cũng rất vinh dự có tên trong đoàn HSVN sẽ sang Quế Lâm dự Lễ Kỷ Niệm 80 năm thành lập trường từ 30/11 đến 3/12/2012. Tôi hy vọng nhân ngày vui này sẽ có nhiều cuộc tiếp xúc, giao lưu để tăng cường quan hệ giữa HSVN và Nhà trường.
          Thưa Thầy, trong những năm tháng khó khăn của Việt Nam, thế hệ học sinh chúng tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ nhân dân Trung Quốc nói chung và nhân dân Quế Lâm nói riêng. Chúng tôi vô cùng cảm kích từ những sự chia sẻ khó khăn đó. Việt Nam  thống nhất  đã được 37 năm nhưng một số bạn bè của chúng tôi vẫn còn nằm lại tại nghĩa trang nào đó ở Quế Lâm. Chúng tôi có nguyện vọng tìm gia đình cho các bạn để các bạn có cơ hội trở về quê cha đất tổ (Có thể bố mẹ các bạn đều đã hy sinh trong chiến tranh, còn người thân thì ly tán). Chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của Thầy và Nhà trường. 
          Đầu tiên, chúng tôi nhờ Thầy và Nhà trường xác định nghĩa trang nơi các bạn đã yên nghỉ. Tiếp theo lập danh sách các ngôi mộ (Nếu có được ảnh từng ngôi mộ thí càng tốt). Dựa vào danh sách đó chúng tôi hy vọng sẽ tìm được bà con họ hàng của các bạn.
          Một lần nữa chúng tôi cầu mong sự giúp đỡ của Thầy và Nhà trường để hài cốt của các bạn sớm được hồi hương.
          Trân trọng.
          Đỗ Hà Bắc
          Tel: 084.913.404.868
          Mail: dohabac@yahoo.com.vn

Đến trước ngày lên đường tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ sự hồi âm nào từ phía Bạn.

 

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

HÀNH TRÌNH "ĐI TÌM ĐỒNG ĐỘI"




Đỗ Hà Bắc, Lớp 7B (1971 – 1972)

Kỳ 1:
Đà Nẵng, tháng 6  năm 2007, từ cuộc điện thoại với người không hề quen biết…
            Đang chuẩn bị chương trình “40 năm thành lập Khu GDHSMN Quế Lâm, Trung Quốc”, tôi nhận được một cú điện thoại lạ. Đầu bên kia tự giới thiệu đang ở Quảng Ninh, nghe nói HSMN Quế Lâm TQ gặp mặt tại Đà Nẵng (Chẳng là số điện thoại của tôi trong BTC được đăng trên báo). Anh ở Quảng Ninh cho biết vừa đi bốc mộ người nhà ở QL về, thấy còn rất nhiều mộ của HSMN. Anh nói: “Trông hoang lắm, lạnh lẽo lắm”. Tôi giật mình. Xưa nay nói về thời thơ ấu ở Quế Lâm chỉ nói chuyện vui, nghịch nghợm chứ có bao giờ nói đến mồ mả. Ngay lập tức hiện về các câu chuyện của hơn 40 năm trước mà tôi vẫn còn nhớ. Anh Hùng, ở cấp 2, trường cũ, chết đuối. Thằng Sơn, sau mình một năm, vừa sang trường mới, chạy chơi trên giàn gỗ nhà phơi, rơi, chấn thương, chết. Bác sĩ Sử A, tự tử, chết. Hình như có đứa bị chết vì viêm màng não nữa.  Tôi ngẫm nghĩ… Ai chẳng có cha mẹ. Sao giờ này họ còn ở bên ấy?  À…! Cha mẹ đi Nam (hoặc đang ở miền Nam) thì mới vào trường HSMN. Ở miền Nam… Chiến tranh… Chả nhẽ… các Cụ cùng “đi” cả? Một cảm giác thật đau xót. Rồi tự nhiên … nước mắt trào ra…, cố ngăn lại vẫn cứ tiếp tục trào ra, mặc dù tôi không hề khóc.
            Tôi đem câu chuyện trên nói với BTC và các bạn. Do bận rộn cho “40 năm”, những ngày vui trong không khí đoàn tụ, rồi mỗi người một phương. Câu chuyện tạm lắng lại.

Một năm sau, tháng 7/2008:
            Thầy Từ tổ chức một đoàn 142 thầy cô và các bạn toàn quốc về thăm Quế Lâm. Câu chuyện về những ngôi mộ lạnh lẽo nơi đất khách quê người được nhắc lại song chính tôi cũng không biết bắt đầu từ đâu…

Năm tháng trôi qua.
Một nỗi canh cánh trong lòng…Như một món nợ với Bạn và với những người đã khuất nơi chiến trường. Và cũng vì một chút hy vọng tìm được người thân (bà con) để các bạn được trở về quê, không bị lãng quên bởi chính người thân của mình và không phải chịu cảnh lạnh lẽo, đơn độc nơi miền đất lạ.

GIAO TIẾP

Tạm biệt các má thân thương, tạm biệt thầy cô yêu nhé, tạm biệt lối đi quen quen, mai con vào cấp hai rồi, nhớ lắm, quên sao được trường cấp một thân yêu...Bản gốc đây nghe cho nỗi nhớ tung tăng trỗi dậy nè http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/tam-biet-bup-be-va.KsvDlm0t0r.html
Bài này nhẽ chíp nằm nôi V.T.S sử thì hợp hơn, nhưng mượn xài đỡ, vì đằng nào thì Quế cũng mãi mãi là nhi đồng trong tâm hồn mà thôi nhể...
Chia tay bịn rịn phết, thấy mấy đứa con gái sụt sùi quyết liệt lắm. Ầy, nhưng cũng ngay lúc đó trong tâm thức xa xa lại tòi ra một điều làm chúng tôi thêm háo hức vững bước xông vào cấp hai, ấy là chúng được tự tắm lấy nhé, tự giặt quần áo nhé, được ra Quế phố vào chủ nhật nhé... và điều hân hoan nhất là hàng tháng được phát một bác Mao rưỡi đồng tiền mặt thay cho bữa xế ngủ trưa dậy nhé. Đó như là một sự đột phá về công nghệ tiêu dùng cá nhân, thích quá đi ý chứ...căng tin mơ, Quế phố mơ...
Lớp 5b của tôi được cô Như làm chủ nhiệm, đón chúng tôi là thằng Thắng cà xuyệc (gớm đọc tên nó oằn hết cả mồm), nó học lớp 5 sẵn rồi, giờ nhuận lại với bọn tôi cho chắc. Nó bình thản, chả phải giành giật chỗ nằm nữa. Bọn con trai lớp tôi được hai phòng, tôi lại tầng hai cạnh thằng Thắng cà xuyệc (từ đây biên nó là Thắng cà cho nhanh). Chúng tôi làm quen trong chớp mắt, thân ngay (hsmn là vậy mà).
Thằng Thắng cà có biệt tài một là ở bẩn, hay là tôi mới ở cấp một lên chưa hòa cùng phong cách sống không má bảo mẫu của cấp hai chăng, nó tiết kiệm sự tắm giặt tối đa. Cười ruồi nó bảo: rồi mày khắc quen! Biệt tài hai là nó bắn ná (súng cao su) cực suya, nó thường hay nói đùa: mày biết không, con bò đi qua tao chỉ nhìn phát là biết ngay bò đực hay bò cái, bắn là chỉ có trúng, hì hì, nó cười láu lỉnh. Tôi phục lăn cu lơ. Rồi nó bầy cho tôi cách làm ná, có cái ná xong thì phải dấu kín (hàng cấm đấy). Thỉnh thoảng nó dẫn tôi ra bờ rào khu cỏ gianh mọc ngút đầu để thử ná, mục tiêu là mấy cục đất dàn hàng ngang trên hàng rào, nó bắn phát nào trúng phát đó. Thế mới kinh chứ.
Buổi chiều ở cấp 2 thường là hoạt động văn thể, chiều chiểu thằng Thắng cà rủ tôi lủi ra ngoài trường vào làng dân Choang bắn chim, đồng lúa mạch chín rộ, chim ri ríu rít từng bầy, líu lo hót. Chúng đâu biết đang trong tầm ngắm của hai thằng. Bụp phát nó bắn bị thương một chú, con chim là là bay rơi xuống vườn của một nhà dân gần đó. Hai thằng xông tới chui vào lúi húi tìm chiến lợi phẩm, bới tung cả. Bỗng đâu một lão nông xuất hiện lù lù, lão chỉ chúng tôi rồi cất tiếng xủng xẻng. Hai thằng hãi tái mặt, nhát sau tôi dõng dạc: ủa sư duê nản nản fang suế sâng (cháu là hsmn Việt nam đây). Phải nói thêm đây gần như là câu thần chú mà mỗi đứa con trai chúng tôi phải nằm lòng, những lúc nguy cấp là phọt ra ngay để hòng thoát thân.
Lão nông nghe xong hiểu rồi, nhưng vẫn chỉ xa xa xủng xẻng tiếp, tôi lại: ủa pú tủng (cháu không biết), xủng xẻng, rồi lại ủa pú tủng được lặp lại. Mặt đỏ lên, giọng lão to dần chỉ chỉ ra chỗ hàng rào, rồi lão hua tay ra chiều giải thích, mồm vẫn xủng xẻng. Hai thằng tôi cũng đưa cây ná ra ra chiều giải thích là cháu đi bắn chim thôi, đang tìm chim rơi, cũng mỏi tay phết, vì sợ mà cố thôi. Khoảng mười lăm phút giao tiếp rồi, mà hai bên vẫn theo đuổi ý của mình chưa ai hiểu ai. Rồi lão nắm tay hai thằng lôi đi, hoảng quá tôi lại phọt ra lần nữa: ủa sư duê nản nản fang suế sâng, lão có vẻ hơi cười, đến gần hàng rào lão ngồi thụp xuống khom khom bò, kiểu như giáo cụ trực quan đấy, rồi hất đầu hỏi, tay chỉ chỉ.
Nhìn mặt lão tôi thấy bớt sợ dần, thần hồn quay lại, tôi làng màng hiểu. À, thì ra lão hỏi hai thằng tôi chui vào vườn bằng lối nào để lão bít lại, khờ khờ tôi dẫn lão ra cái góc vườn chỉ lỗ thủng cho lão, cười xòe rồi lão dẫn hai thằng trở ra bằng cổng chính. Hai thằng hú hồn vọt nhanh về trường. Thằng Thắng cà khen tôi: mày giỏi. Sau lần giao tiếp đó tôi gắng học tiếng Trung, nhưng rồi cũng như không, vẫn bằng tay là chính. Thắng cà ơi, ở đâu thì trồi lên nhé...
XH

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Hà Nội "HOT"

Huế nóng quá, MF chạy vội ra phương Bắc hòng đổi gió, ai ngờ Hà Nội cũng ... hot tưng bừng!


Đừng tưởng là kem làm cho bớt hot
Hot lung linh...
Hot cờ Nhà Hát "Nậy"!
Hot phố phường
Hot chùa chiền
Hot cột điện...
Hot cờ quạt...

Hot lễ hội
Đã nóng rồi còn thêm chú Zippo
Muốn "thật" cũng không được vì quá hot...
Hot, Nàng không trụ nổi cũng đành lòng ...
Hot như càng "hot" thêm...
Cả Hà thành bỏng giãy, Hồ Gươm vẫn rực rỡ lên ngôi!

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

BÁO TƯỜNG

Ngày ngảy cứ mỗi dịp kỷ niệm ngày lễ nào đó thì nhà trường lại tổ chức cho các lớp làm báo tường, phần thì làm cho tinh thần ngày lễ thêm bất diệt, phần thì nhẽ cũng nhân đó có thể tìm ra nhân tài chăng??? Được chuẩn bị trước cả mấy tuần ý chứ, bổ về từng đứa một, mời mỗi Quế sáng tác ra thơ, truyện, xã luận v.v...nhé. Ui, điều này đối đám Quế trai bọn tôi là cực hình, ham chơi lắm mãi đến sát ngày nộp bài mới nằm nặn ra thơ, chả hạn ngày hiến chương nhà giáo thì cứ từ hai câu mẫu: hai mươi mười một đến rồi, lòng em sung sướng bồi hồi biết bao...rồi mấy câu sau thì mỗi ông bẻ theo một ý cho có vần điệu tí, hoặc cũng chả cần vần gì chỉ cần đủ chữ lục, bát, để ca ngợi công ơn thầy cô là được. Rồi ngày tám tháng ba cũng vậy theo câu mẫu: hôm nay mồng tám tháng ba...bởi vậy nhiều bài giống nhau lắm ý. Có bấy nhiêu thôi mà nhọc lắm.
Vào năm lớp 6, bỗng nhiên được học thêm hai môn, nhạc và họa. Dạy vẽ là thầy Trương Bé, còn dạy nhạc là cô gì bên trường Dân tộc qua ý (xin lỗi cô vì không nhớ tên cô). Khu lớp học ở trên đồi cao, hai dãy, cả cấp hai chỉ lấp đủ một dãy thôi, còn dãy kia chỉ để khi thi tốt nghiệp thì dùng đến. Nhưng học nhạc thì phải gào chứ nhể, vậy là cứ đến tiết nhạc là mời sang dẫy dưới kia tha hồ kí xướng âm nhé, khỏi ảnh hưởng lớp khác. Đồ rê mi fa son la si đố... đố si la son fa mi rê đồ... say sưa phết. Không hiểu sao học được một học kỳ thì phải, rồi ngưng luôn, chắc để tập trung cho văn thể thôi, còn mỹ tạm dừng đã chăng?
Thế cũng đủ, cái gì bẻ đôi thì tôi không biết chứ nhạc một nốt bẻ đôi là tôi biết ngay, đây nhé nốt tròn bẻ đôi là hai nốt trắng, nốt trắng bẻ đôi là hai nốt đen, nốt đen bẻ đôi là hai nốt đơn, nốt đơn bẻ đôi là hai nốt kép, và thôi các nhà nhạc học không cho bẻ nữa, vì nếu bẻ tiếp thì nhạc công đánh đàn thì qíu cả tay, còn ca sĩ thì líu lưỡi mất, nhanh lắm không kịp đâu.
Năm 1970 kỷ niệm 25 năm tết độc lập (2/9/1945-2/9/1970), báo tường là đương nhiên rồi, lại vào dịp hè nữa mới ngặt, bọn con trai cứ lụi hụi suốt ngày ấy mà, đá bóng, bể bơi, lủi ra ngoài bắt cá lia thia về cho chọi nhau, đủ trò hết...chúng chỉ có mặt vào giờ cơm thôi. Thời gian nộp bài gấp lắm rồi, vài đứa đã xong, sướng. Tôi chợt lóe lên ý nghĩ sáng tác nhạc cho nhanh, thằng Bùi Lý lớp trưởng phụ trách thu bài, nhưng về nhạc cũng như tôi thôi, chột tất, làm sao biết được.
Kẻ 5 dòng nhạc một phút, bốn khổ như thế, đầu dòng cho khóa son thông thường, nhịp 2/4 như ai.Tiếp đến là vẽ nốt nhạc thôi, cứ đủ hai nốt đen một khuông nhạc, thỉnh thoảng cho một móc từ khuông này sang khuông kia gọi là luyến đấy, cũng đủ nốt đơn, nốt kép. Tả thì lâu chứ công việc này chỉ mất 5 phút, xong phần nhạc, còn lời nữa, tôi moi một tờ báo cũ chọn bài xã luận rồi cứ dưới một nốt nhạc cho một chữ cứ thế đến hết nốt nhạc thì thôi, dừng câu ở đâu thì dừng. Thế nhé nhạc: XH, lời: báo. Xong, nộp bài thì gấp đôi lại sợ lộ bí mật thì chết. Thở phào, mai lại được chơi rồi.
Bẵng mấy hôm, đang buổi trưa thầy Minh chủ nhiệm lớp tôi gọi tôi vào phòng thầy, thầy Minh kéo đàn violon hay lắm giống thầy Thanh hiệu trưởng cấp 1 ý, thầy chắc đã học nhạc ở trong nước rồi. Rón rén tôi bước vào, chưa biết chuyện gì, hồi hổi tôi lại đá bóng hay, thầy cũng yêu tôi lắm, trên bàn thầy là bản nhạc, chỉ bản nhạc thầy mỉm cười, nào cháu hát cho thầy nghe xem. Ôi, vì lòng nhân đạo xin được hạ màn ở đây nhé! (mượn ý ông Mác-tuên)
Bây giờ mới dám kể, sau đận đẩn cạch luôn, tự đi mà làm thơ nhé. Nhưng đòn này tôi vẫn dùng thường xuyên khi ra trường ngoài học, mới lại trong bộ đội, mới lại ở đại học, qua hết, thế mới tài. Chỉ tiếc cái sao mình không lưu lại một bản, hoặc giả ai biết nhạc lý hát thử phát, biết đâu lại có bài thành bất hủ như này thì sao:
Sáng hôm nay, anh tôi vác cuốc,
vác cuốc ra thăm đồng.
Anh cuốc như thế này, anh cuốc như thế kia,
như thế này là như thế kia.
Hỡi anh ơi! anh chăm cuốc đất,
cuốc đất cho hăng vào.
Cho vui lòng Bác Hồ và vui đời chúng em.
Vui Bác Hồ và vui chúng em.
Em yêu anh nông dân, anh nông dân, anh nông dân...
Hết rồi. Hờ hờ...
XH 06:56:00 19-05-2013

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

MÃI LÀ HỌC SINH MIỀN NAM

Tuổi xuân nào rồi cũng trôi qua
Còn gọi học sinh sao lại là già
Hai mươi mốt năm học hành trên đất Bắc
Bồi dưỡng nhân tài cho đất nước mai sau
Những hạt giống đỏ được ươm trồng ngày ấy
Nay đã thơm hoa, ngọt trái dâng cho đời
Sáu mươi năm qua đã ghi vào trang sử Việt
Học sinh Miền nam tên ấy mãi không nhòa
Tuổi xuân nào rồi cũng trôi qua
Còn gọi học sinh sao gọi là già
Giờ đây nhìn lại những mái đầu đã điểm bạc
Vẫn đượm tình hồng Mãi mãi là
Học Sinh Miền Nam .
18:29:00 15-05-2013

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

ẤN TƯỢNG CẤP 1

Trường mới... và nó cũng mới như cái tên của nó - vửa xây xong mà, giải tán trường cũ, mấy anh chị cấp 3 phải về nước. Hè, các anh chị được huy động sang trường mới làm vệ sinh trồng cây cho bọn đàn em chuẩn bị chuyển qua ở. Trường làm ba khu chính, khu trường Dân tộc, khu trường Võ thị Sáu và khu trường Nguyễn Văn Bé. Cả một bãi tha ma san đi, các dãy nhà dựng lên, đủ hết các khu vui chơi, sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ... đặc biệt có bể bơi nhé.

Cái bể bơi chia hai ngăn bằng hàng rào song sắt cao ngất, một bên nông một bên sâu. Bên sâu thì là bể bơi quy chuẩn rồi 50m dài chẵn, có cả cầu nhảy, bên nông là nhân văn đấy - cho mấy ông bà chíp tập bơi mà không lo đuối nước, khi nào biết bơi thì sang bên sâu mà quẫy, nhưng phải qua kiểm ta nghiêm ngặt phết. Mà hình như bọn cấp 1, và nhi đồng nằm nôi bên V.T.S chưa được héo lánh hay sao ý, khi tôi sang là vào lớp 4, thế là buồn mềnh màng rồi, phải một năm nữa mới được bơi, thèm lắm. Trường V.T.S có cái hàng rào trăng trắng bao bọc xung quanh, lại nhân văn nữa, không tụi nằm nôi giờ nghỉ mà tuôn ra thì tóe loe, thất thoát ngay do lạc lối về.

Nhận nhà, cao nhất là nhà hai tầng, lớp tôi 4b, và bọn 4a một dãy tầng hai, lúc này bọn con trai phòng riêng, nữ phòng riêng, cách nhau cái hành lang, chắc là phổng rồi, lại cũng chí chóe giành giường giống kiểu leo tàu hỏa thống nhất giành chỗ đời đầu ý, toán loạn cả lên. Nhờ giời tôi giành được tầng trên, sướng nhé. Lúc này tâm lý bọn con trai cũng đã chuyển, hết đánh con gái bồm bộp rồi, bắt đầu lấm lét quay sang nhìn chúng nó, cái ghét lui dần, lui dần, ngộ ra sự đẹp, hà hà( Sau này nhiều em Quế gái nhớn lên xinh như mộng ý...).

Cấp 1 nhà ở, ăn, học dính liền nhau bởi dãy hành lang mái che, vậy là mưa nắng chẳng héo lánh được vào đầu vào mặt lũ nhỏ. Trẻ em có đặc tính khám phá kinh người, mấy đứa con trai sau giờ học, chiều chúng từng túm, từng túm lọ mọ khắp trường, lang thang hàng giờ không biết mệt, đôi lần chúng còn khám phá ra mấy cái xương ống quyển người trên đồi vườn đào ấy chứ, bây giờ nhìn thì hãi, nhưng lúc nhỏ thì không. Và địa điểm chúng thường lọ mọ nhất là căng - tin, chà chà dù chỉ là nhòm các món đồ trưng bày trong tủ kính thôi, rồi tưởng tượng...lúc có tiền sẽ...sẽ...Cái cảm giác sung sướng nó lộ ra tuồn tuột khi một đứa nào đó được anh hoặc chị cấp 2 mua cho cái kẹo...rồi mong được lên cấp 2...rồi thôi về ăn cơm.

Có lẽ cái làm cả đám Quế chíp ấy mong mỏi nhất là những đêm được thầy Thái tha lên nhà ăn nạp tinh thần bằng món chuyện kể đêm khuya, giờ học hay hội họp gì thì chúng lầm rầm chuyện riêng chứ chuyện thầy Thái thì lặng như tờ, hóng hết mình, mồm há hốc, rồi thỉnh thoảng lại rú lên dúm dó khi thầy kể đến đoạn mấy đứa trẻ trong Những kẻ báo thù không bao giờ bị bắt đang đêm làm cho cái quan tài từ từ dựng lên dọa mấy thằng cướp sợ ma tè ra quần... rồi cả lũ lại ồ lên sung sướng khi cậu bé mắt kính cận Valerka cùng các bạn thoát khỏi vòng vây quân thù...rồi hả hê ra về đi ngủ. Trong giấc ngủ nhìn lũ nhỏ miệng đứa nào cũng phơn phớt nụ cười mãn nguyện. Chuyện thầy kể làm lũ chúng thiện lên nhiều lắm...Còn ấn tượng gì mời các Quế thò ra nữa nhé, hờ hờ...
Mời các Quế xem phim ở đây và nhớ lại http://phim3s.net/phim-le/nhung-ke-bao-thu-khong-bao-gio-bi-bat_5289/xem-phim/
XH

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Lời cảm ơn

Cháu Hồ Phương Duy xin thay mặt gia đình cảm ơn các Bác, các Cô, các Chú đã gửi lời chia buồn, đến viếng và tiễn đưa ba cháu là Hồ Phương Bình đến nơi an nghỉ cuối cùng trong những ngày 06 - 08.5.2013 vừa qua tại Sài gòn.

Gia đình cháu vô cùng cảm động về những tình cảm thân thiết và gắn bó, với những kỷ niệm chiến hữu, riêng, chung đã được giữ gìn từ rất lâu và từ nơi xa đã san sẻ cho chúng cháu biết trong những ngày này.

Gia đình cháu chân thành cảm ơn!

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Tin buồn

Sau một thời gian bị bệnh nan y, và sau một thời gian hồi phục khá tốt nhờ thuốc nam từ cây Xáo Tam Phân, sáng hôm qua ba của chị Nguyễn Thị Liễu, Quế về nước năm 1971, đã từ trần.
Thông báo để các Quế được biết để chia buồn với chị Liễu. Số đt cũ chị Liễu bị hỏng (cũng vì vậy mà bây giờ MF mới hay tin), số mới là: 0915 934 087.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

CÁ THẦN


     Thanh Hóa có suối Cá Thần. Vậy cá thần có gì khác cá thường?
 Cá thường bạn có thể đánh chén toải mái, nhưng măm cá thần bạn sẽ bị ...méo  miệng- dân địa phương bảo thế. Thật phúc tổ cho đám Trỗi - Bé nhà mình. Hồi ấy quân ta ở QL, chứ ở suối này, giờ ối đứa có nụ cười “duyên” nhất nước!


H1: Ngắm nhau.
  Người ngắm cá hay cá ngắm người? Còn  bạn, thích ngắm “1 trong 2”
hay “2 trong 1”? Thôi thì, “lương tâm tùy mạng mỡ- nếp tẻ tùy dạ dày” ...