Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

THƯ CỦA THẦY TỪ

Xin gửi đến các bạn Thư của Thầy Từ, Trưởng ban liên lạc CBGV QL-TQ về tình hình sức khỏe của Thầy Trịnh, nguyên GV dạy HSMN cấp 2 Đông Triều và QL.
           Bắc em . 
   Hôm nay Thầy va Thầy Oanh, Thầy Thao, Thầy Chì  xuống Hải Phòng cùng Thầy Thái đến thăm   Thầy Trịnh.Thật không thể ngờ rằng Bạn cảa minh bây giờ chỉ còn da boc xương, trọng lượng chi còn trên 30kg, mắt nhin lên khoảng không vô định . Cũng may Thầy còn nghe được giọng nói của các Thầy, lúc đầu còn nở nụ cười nhận Bạn . Thầy thay mặt các Thầy Cô và các Em HSMN gửi it tiền để cô mua thuốc, mong Thầy chong khỏe để cùng đi dự 60 năm HSMN ở Hà nội .Thầy không còn nói được nữa, tay cầm phong bì , nước mắt Thầy trào ra lăn dài trên gò  má chỉ con da bọcc xương    Thầy lại nhớ đến ký ức cảa hôm nao, đem quà của HSMN Quế Lâm đến cho Thầy Công      Thầy không còn nói được thành lời nhưng Thầy vừa khóc vừa gào lên bất lực trước số mệnh của cuộc đời   .  Có lẽ chỉ vài ngày nữa Thầy trò ta lại phải tiễn đưa một người Thầy , một người Bạn mãi mãi ra đi khỏi thế giới này . Cuộc sống là vậy biết làm sao được? Mỗi người ra đi lại nhắc nhử chúng ta : những người còn lại hãy sống với nhau cho tốt hơn. Thầy gửi kèm cho em tấm ảnh chup hôm nay.

51 nhận xét:

  1. Ước gì!
    @LĐT: không tải hình xuống được vì phải Logon vào Mail của LĐT.

    Trả lờiXóa
  2. Chôm từ http://hocsinhmiennam.com/thu-goi-thay-giao-cu/
    @ Thư gởi thầy giáo cũ.
    Kính gởi Thầy.
    Sáng nay, đi dự cuộc họp mặt cựu Học Sinh Miền Nam (HSMN), em có mua đĩa phim, nội dung nói về HSMN trên đất Bắc.
    Em đã xem hết đĩa phim này và thấy có thầy Chu Thanh nói chuyện. Em mừng quá, vì đã lâu và rất lâu rồi, chúng em không được nhìn thấy Thầy, và cũng không nhận được thông tin nào về Thầy.
    Như vậy là em đã được “gặp lại thầy” trên màn ảnh nhỏ. Thầy ơi ! Thầy già hơn trước nhiều lắm lắm đó.
    Thôi, nhưng mà đó là qui luật tất nhiên của một đời người, đừng buồn Thầy ạ.
    Chúng em rồi thì cũng già theo năm tháng, già theo những kỷ niệm.
    Thời gian vốn chẳng ngừng trôi, mà cũng chẳng đợi ai bao giờ. Huống chi, kể từ những ngày quen biết Thầy đến nay, đã hơn 50 năm. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua rồi, chẳng ai mà không già đi.
    Phải không Thầy ?.
    Nghĩ đến con số 50 năm, hay nửa thế kỷ, chúng em mới cảm thấy, thời gian lại trôi đi nhanh quá. Mới ngày nào, thầy trò còn bên nhau đây, mà bây giờ đã hơn 50 năm.
    Chúng em, ngày xưa ấy đều chỉ là những đứa học trò lớp 2 lớp 3 của Thầy. Thế mà bây giờ, theo thời gian, tất cả đều cũng đã lớn, đã già và đã thành các ông, các bà…
    Nhưng dù thời gian có phủ phàng trôi, tụi em cũng không thể nào quên được tuổi thơ của mình. Cái tuổi thơ gắn liền với các Thầy, các Cô, gắn liền với trường HSMN trên đất Bắc gắn liền với những chuỗi ngày ấm lạnh có nhau.
    Và trong kỷ niệm đó, có Thầy, mà không bao giờ chúng em có thể quên được.
    Có thể Thầy không tin, nhưng đấy là sự thật đó, Thầy ạ.
    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  3. Tiếp http://hocsinhmiennam.com/thu-goi-thay-giao-cu/
    Ở Sài Gòn, chúng em vẫn thường xuyên gặp nhau. Mỗi lần gặp nhau thì lại nhắc đến các Thầy, các Cô cũ thời còn học ở trường HSMN.
    Sáng nay, tụi em lại gặp nhau, kể chuyện xưa. Bạn Đắc Thắng nhắc lại, là trường HSMN số 11 của mình có kết nghĩa với anh Phạm Hồng Sơn, từng là tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn 307, nên thầy sáng tác bài hát cho chúng em :
    “Chúng em có người anh tên Hồng Sơn mến yêu vô cùng. Đã vì nhân dân hy sinh, nay vết thương quân thù đầy mình…”.
    Kính thưa Thầy ! Những lời của bài hát, có thể em không nhớ chính xác, nhưng tới bây giờ âm điệu của bài ca còn vang vang trong lòng tụi em.
    Thầy không thể tin, rằng còn có học sinh nhớ được bài hát cách đây hơn 50 năm của Thầy, phải không Thầy ?
    Nhưng em vẫn nhớ và rất nhớ, vì đó là những bài hát của Thầy, người Thầy đầu tiên của em trên đất Bắc.
    Chúng em có nhiều kỷ niệm với Thầy lắm, nhưng Thầy không biết đâu.
    Em còn nhớ, năm học 1962 – 1963, khi chúng em học lớp 3, Cô Bích, Má Bưởi vẫn dạy và làm bảo mẫu cho lớp 3 chúng em. Khi lớp 3 của chúng em chuyển về ở phía bên kia đường (hình như là đường Ngô Quyền). Thầy ở chỉ cách nhà lớp chúng em một con đường nhỏ. Mỗi buổi tối, khi Thầy kéo đàn violon, là các bạn lại qua phòng em để nghe cho rõ tiếng đàn của Thầy. Vì phòng của tổ em ở ngay dưới cửa sổ của phòng Thầy.
    Em còn nhớ, có lần tới giờ ngủ, Cô Bích, Má Bưởi giục chúng em đi ngủ. Chúng em lên giường giả vờ ngủ. Cô Bích đến phòng kiểm tra, thấy rõ ràng là chúng em đã ngủ yên. Nhưng khi cô vừa về phòng của mình, thì các bạn lại kéo qua phòng em để nghe tiếng đàn của Thầy. Chúng em giành chỗ ngồi, thế là gây ra tiếng ồn. Cô Bích nghe tiếng ồn, bèn đi qua. Chúng em mạnh ai nấy chạy vội về phòng ngủ của mình, nhưng không kịp. Cô Bích bèn phạt cả lớp phải xếp hàng, không được đi ngủ. Chúng em bị phạt ngồi, buồn ngủ quá, có bạn còn ngủ gật nữa. Buộc lòng, chúng em phải xin lỗi Cô Bích và hứa với Cô rằng sẽ không tái phạm nữa, để được đi ngủ…
    Nhưng sau đó, cả lớp em vẫn tái phạm hoài Thầy à. Chỉ bởi vì, tiếng đàn violon của thầy quá hay, đối với lứa tuổi và hiểu biết của chúng em.
    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  4. Tiếp http://hocsinhmiennam.com/thu-goi-thay-giao-cu/
    Thưa Thầy, có lẽ bây giờ Thầy mới biết, hơn 50 về trước, Thầy đã từng có rất nhiều “fan” hâm mộ Thầy, mà Thầy không hề hay biết.
    Tới năm học 1963 – 1964, trường HSMN số 11 của mình chuyển về Kiến An.
    Em còn nhớ, trước trường mình có hồ Hạnh phúc, bên phải của trường có núi Phù Liễn. Lúc đó Thầy hay tổ chức cho tui em chơi tập trận ở trên núi. Thầy còn viết kịch về thiếu nhi Miền Nam dũng cảm đi rải truyền đơn…
    Em và bạn Đắc Thắng được đóng vai các em thiếu nhi Miền Nam dũng cảm đó…
    Năm học 1964 – 1965, chúng em lên cấp 2, được chuyển về trường HSMN số 13 ở Hải phòng…
    Rồi bọn Mỹ đưa chiến tranh leo thang, dùng máy bay đánh phá Miền Bắc. Các trường HSMN sơ tán khắp nơi.
    Chúng em sơ tán về Phủ Lý, Hà Nam… Sau đó về Móng Cái, Bình Ngọc, Trà cổ, (Quảng ninh). Và cuối cùng thì chúng em sơ tán qua Quế lâm, Trung Quốc.
    Qua Quế lâm thì các trường HSMN số 11, 13 và Đông triều nhập làm một và được gọi là trường Nguyễn Văn Bé.
    Bên cạnh trường Nguyễn Văn Bé, còn có trường Dân tộc Trung ương, trường Mẫu giáo của má Nguyễn An Ninh nữa…
    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  5. Tiếp http://hocsinhmiennam.com/thu-goi-thay-giao-cu/
    Qua tới đây, chúng em lại được gặp Thầy, được Thầy sáng tác kịch cho diễn để tham dự liên hoan.
    Thưa thầy, em còn nhớ vở kịch “Mười năm sau”, do Thầy sáng tác cho các anh chị lớp 10 diễn.
    Lúc đó em nghĩ, 10 năm sau thì còn lâu, lâu lắm… Vậy mà bây giờ, đã có hơn 5 lần của cái “10 năm sau” đó rồi. Thầy ơi ! Thưa thầy, em còn nhớ, trong vở kịch “Mười năm sau”, có tình tiết, 10 năm sau, khi các học sinh về thăm thầy, thầy có hỏi :“I ren, Mônich bây giờ ở đâu? Làm nghề gì?”.
    Thưa thầy, Đã 50 năm trôi qua rồi, chứ không phải 10 năm. Thế mà hiện nay chúng em vẫn chưa biết 2 em Iren và Mônich ở đâu. Chúng em vẫn chưa liên lạc được với 2 em ấy. Thầy ơi, tụi em có lỗi với thầy, vì chưa thể trả lời được câu hỏi của thầy. Chúng em xin lỗi Thầy.
    Kính thưa Thầy ! Nãy giờ em viết lung tung quá, tại vì em muốn Thầy biết, rằng chúng em, những đứa trẻ, những đứa HSMN nhỏ bé, không cha, không mẹ, nghịch ngợm, quậy phá ngày xưa, nhưng vẫn luôn nhớ tới các Thầy, các Cô. Luôn nhớ tới công ơn dạy dỗ của các Thầy, các Cô để cho chúng em nên người hôm nay…
    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  6. Cám ơn Quế LĐT, cám ơn thầy Từ kính mến, đọc thư của thầy, nhớ thầy Trịnh và các thầy, ứa nước mắt, nhớ ngày nào thầy vào Huế, lang thang đi tìm học trò, cái cổng nhà em lúc đó tối lắm, nghe tiếng người gọi, em ra ngõ thầy chị Hòa "trố" nói: mày còn nhớ thầy Thái không? Em chưa định hình được thầy Thái nào, vì tưởng chị Hòa hỏi một thầy ở Huế, nhưng chợt thấy một người, em la lên: thầy Trịnh! Chính em cũng bất ngờ vì hàng chục năm sau khi em rời trường Đông Triều, mà em nhận ngay ra thầy, thầy đứng sừng sững trước mặt mỉm cười hạnh phúc, còn thầy Quốc Thái thì đang nấp bên cánh cổng bước ra: "tao định nấp xem cái Hòa hỏi, mày có nói là nhớ không, nếu không là tao đi luôn, nhưng nghe mày kêu tên thầy Trịnh, thì không có cớ gì mày quên được thầy! Ôi thầy, là vì em không biết chị Hòa là HSMN (quen chị ở một kênh khác), mà chị Hòa chỉ nói là thầy Thái mà! Sau những đợt gặp gỡ này mà em đã viết bài "tản mạn HSMN" đó thầy ạ! Vì bài này, khi các bạn ở SG đưa vào tuyển tập, viết nhầm tên thầy Thịnh thành thầy Trịnh (em nói về người thầy đã mất), mà nghe các bạn nói lại thầy Trịnh cứ buồn mãi! Không ngờ bây giờ thầy lại ốm đau thế này!

    Trả lờiXóa
  7. Đọc, đọc, nhớ Thầy, Cô, Má.., tự dưng nhớ đến bài "Để gió cuốn đi"
    "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
    Để làm gì em biết không ?
    Để gió cuốn đi , để gió cuốn đi..."
    ......
    "Hãy nghiêng đời xuống nhìn suốt một mối tình
    Chỉ lặng nhìn không nói năng
    Để buốt trái tim, để buốt trái tim"
    ........
    Thùy Chi trình bày: http://www.keeng.vn/index.php/audio/De-Gio-Cuon-Di-Thuy-Chi-320Kbps/T5BX37JQ.html

    Trả lờiXóa
  8. a Bắc LĐT ơi! thông báo số TK của quỹ Đền ơn đáp nghĩa đi ạ.

    Trả lờiXóa
  9. Cháu chào các bác, các cô, các chú ạ
    Cháu hiện đang thực hiện những bài viết về kỷ niệm của học sinh miền Nam trên đất Bắc nhân kỷ niệm 60 năm ạ. Cháu xin được nói chuyện với các bác, các cô, các chú để có thêm tư liệu thực hiện bài viết ạ. Có bác (cô, chú) nào ở Hà Nội cho cháu xin gặp với ạ. Cháu ở báo Tin tức - TTXVN. Mail của cháu là anhtuyetcpt@gmail.com. SĐT: 0917.352.247 ạ. Cháu cảm ơn các bác, các cô, các chú nhiều ạ

    Trả lờiXóa
  10. Cô Lê Huệ(LH)14:32:00 5 thg 8, 2014

    Chào cháu Ngô Ánh Tuyết. Cảm ơn cháu đang viết về HSMN trên đất Bắc. Trường xưa của các cô chú trên Blog này đóng tại TP Quế lâm tỉnh Quảng Tây Trung Quốc từ năm 1967 đến năm 1975. Vì vậy chắc có nhiều nét đặc biệt. Cô tin khi cháu tìm hiểu về trường của cô, chắc chắn có nhiều thú vị. Này nhé, chỉ riêng nỗi nhớ thôi cũng được nhân 3 lần cơ. Đó là nhớ gia đình, nhớ MN và nhớ VN nữa. Ở Hà nội hiện có nhiều thầy cô dạy ở trường HSMN Quế lâm TQ. Thầy Trần Văn Từ, số ĐT 0983570208 là trung tâm kết nối tình cảm giữa các thầy cô với nhau và với các học trò. Thầy có nhiều số DT của các thầy cô và của HSMN ở HN. Cháu có thể nhắn tin trước để xin thầy giúp đỡ. Đó cũng là 1 cách phải không? Trên trang này có HSMN Quế ( Quế lâm ) trên cả nước. Nếu cháu đến địa phương nào thì cứ thông báo để các cô chú đón. Cô rất thích khi cháu viết về ngôi trường đặc biệt của các cô chú. Cảm ơn cháu. He!

    Trả lờiXóa
  11. Cháu chào cô Lê Huệ ạ.
    Trước hết cháu xin cảm ơn cô vì đã cung cấp những thông tin trên về trường học sinh miền Nam trên đất Bắc.
    Đây quả là thông tin quý đối với cháu khi thực hiện các bài viết.
    Hiện nay cháu đang ở Hà Nội cô ạ.
    Cháu rất mong cô và các bác, các cô, các chú có thể giúp đỡ để cháu tái hiện chính xác nhất về hình ảnh của trường học sinh miền Nam trên dất bắc ạ.

    Trả lờiXóa
  12. Hôm Chủ nhật Hội Quế ĐNa đã gửi quà thăm thầy Trịnh, không biết có kịp không. Biết là số phận mỗi con người, nhưng lâu lâu có thầy, cô, má và cả bạn ta từ giã chúng ta, mũi cứ cay cay thế nào...

    Trả lờiXóa
  13. Chào cháu Tuyết! có rất nhiều tài liệu nói về HSMN. 1 số trường HSMN được thành lập ban đầu từ những năm 1951-1952 lận. sau này kháng chiến chống Mỹ thì thành lập nhiều hơn, rải trên nhiều tỉnh. Ở Miền Bắc phần lớn và 1 số ở nước ngoài. Cháu có thể liên lạc bác Mười-Phó ban HSMN Trung ương, số Đt 0903837592 để hỏi thêm về tài liệu. trường của cô thành lập từ 1967 đến 1975. Đó là trường út nhất đấy. trường HSMN là môi trường, mô hình giáo dục đặc biệt do lịch sử tạo nên. Nó rộng lớn bao la. Cháu cứ tìm hiểu từ từ qua nhiều thế hệ thầy cô và nhiều cựu HSMN sẽ khái quát được cụ thể. Cô là em út mà lau tau đấy. He!

    Trả lờiXóa
  14. @Ánh Tuyết Ngô: HSMN và và thầy cô HSMN ở Hà Nội cũng nhiều, nhưng không đủ và riêng cựu học sinh hoạt động không đặc trưng! Cháu là một phóng viên, và nếu cháu muốn thực sự làm một chương trình có chất lượng, nên xông xáo hơn chút nữa, bố trí thời gian đi đến những nơi tập trung nhiều HSMN và có các hoạt động đặc trưng, ví dụ Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, chắc chắn cháu sẽ gặt hái thành công! Riêng mảng này nếu thời gian được đầu tư tốt sẽ giúp cháu có một nguồn tư liệu độc đáo để hành nghiệp, nếu cháu quyết chí với "nghiệp nhân văn"! Chúc thành công!

    Trả lờiXóa
  15. LH:
    Út nhất của trường HSMN không phải là trường mình mà là trường HSMN số 16 Thanh Hóa, Thành lập 1773, giải tán 1975, thầy Thọ từ Đông Triều vào TH làm Hiệu trưởng. Tin không? Hỏi MF.
    Các trường cấp I còn có các trường ở Nam Hà, Chí Linh-Hưng Yên.

    Trả lờiXóa
  16. Theo TL được biết, có nhiều trường HSMN được thành lập trong giai đoạn 1970-1971, sau trường QUẾ của chúng ta, như trường 7 Nam Hà, trường 6 Hải Dương, trường 10 Chí Linh - Hải Dương, và như TGTB, trường 16 Thanh Hóa. Năm 1975, học sinh lớp 7 thì được cho về Đông Triều, còn lại lớp 6, lớp 5 và cả cấp 1 NVB về trường 16 Thanh Hóa!

    Trả lờiXóa
  17. a TGTB và a TL: Nghe cháu Tuyết muốn viết về trường mình là LH nhào vô quảng cáo liền. Nhưng trước 1 đề tài rộng lớn thì liền thú nhận mình khá lau tau. Những năm đó còn nhỏ quá sao hiểu được. bây giờ cũng chỉ biết phần nào thôi. He! nhưng hôm qua viếng bác Tân, NH khen quảng cáo đúng hà nha. LH ko biết chuyện đó, cứ tưởng trường mình út nhất. tàu về đến HN, chị gái đón từ ga. Về nhà ngố tàu khó hội nhập nên nhớ trường lớp, cứ nằng nặc đòi cho con về lớp con ở Đông triều. Cứ buồn vì mình bị tách khỏi bầy đàn. Ai dè bầy đàn cũng bị tan rã mà LH thì mải miết ngóng theo. He!

    Trả lờiXóa
  18. Cháu cảm ơn các cô, các chú rất nhiều ạ. Cháu cũng đang cố gắng để liên hệ và thực hiện những bài viết về trường học sinh miền Nam. Cuối tuần này có lẽ cháu sẽ thu xếp để đi mấy tỉnh lân cận trước ạ. Cháu cũng muốn được vào Đà Nẵng vì cháu biết học sinh miền Nam ở đó rất đông nhưng vì điều kiện công việc chưa cho phép nên chưa thể đi được ạ. Cháu mong các cô các chú giúp đỡ ạ.

    Trả lờiXóa
  19. Khi đến và gặp những học sinh, giáo viên miền Nam cháu thực sự thấy rất vui. Không phải chỉ đơn thuần là vì công việc. Cháu cảm nhận được sự nhiệt tình, tình cảm của mọi người. Những chia sẻ rất vô tư, giá trị. Cháu cũng cảm thấy có nhiều điều để một người trẻ về cả tuổi đời và tuổi nghề học tập trong cuộc sống. Cháu rất mong kể cả khi loạt bài này kết thúc vẫn có thể gữ liên hệ với các bác, các cô các chú ạ.

    Trả lờiXóa
  20. @TGTB : trường nhỏ nhất thành lập 1773 , nể thật . He he .

    Trả lờiXóa
  21. @ LH , TGTB : theo Ráo thì LH nói đúng vì các trường sau chỉ thành lập sau thôi chứ độ tuổi thì chưa chắc đã nhỏ hơn . Mà Ráo cũng chỉ biết có trường mình , ĐT và trường 8 .

    Trả lờiXóa
  22. - Ánh Tuyết Ngô: Chào cháu! Viết về trường HSMN trên đất Bắc là một đề tài rất rộng và cũng đã có nhiều sách, báo viết nhân các dịp kỷ niệm ngày thành lập. Chú không biết cháu định viết về đề tài gì, và muốn các cô, các chú giúp đỡ về cái gì thì cứ nói. Nhưng theo chú, nếu cháu có tâm huyết với mảng đề tài này, thì trang blog này cũng sẽ giúp ích cho cháu được nhiều đấy. Chúc cháu tìm được cái mới và gặt hái thành công trong mảng đề tài cũ này!

    Trả lờiXóa
  23. Ráo: 1973 thành 1773 gọi là lỗi kỹ thuật. Còn nói về trường HSMN mà "chỉ có biết trường mình , ĐT và trường 8" thì gọi là : Thầy bói xem voi". Hí! .

    Trả lờiXóa
  24. @TGTB :"Thầy bói xem voi" cũng được , miễn lúc nào đệ cũng phải chắp tay " Kính chị Ráo " . He he .

    Trả lờiXóa
  25. Cháu Tuyết! Viết một loạt bài! Cô chưa biết ý tưởng của cháu như thế nào nhưng nên có những bàivề trường của cô. Này nhé: Thầy cô từ nhiều tỉnh thành, cả trong Nam ra. HS cũng vậy: 1 số từ trại nhi đồng MN, 1 số từ Chiến dịch của 3 vạn trẻ em K8 Vĩnh Linh (có cô đó)( Tuổi trẻ); 1 số vượt Trường sơn ra, cả các HS tây nguyên...Cô cho thêm số của thầy Tiến 0912290507, năm nay thầy đã 80t. Thầy biết rất nhiều và rất nhiệt tình. Tiếc rằng sức khỏe thầy yếu rồi, vì vậy cháu nên xin phép trước nhé.

    Trả lờiXóa
  26. @Ánh Tuyết Ngô: Cháu đang "đẽo cày giữa ... các sư phụ" đấy! :) :)
    Các Quế bày loạn xị, cháu Tuyết sẽ không biết chạy đường nào mà lần, có thể nghe lời khuyên chú Tô Liêm: tham khảo trang Blog này!
    @ ND 15:11:00 06-08-2014: theo MF thì các bài viết trên báo tin tức đó chính là do cháu Ngô Ánh Tuyết đang thực hiện!

    Trả lờiXóa
  27. @Ánh Tuyết Ngô: cám ơn cháu đang thực hiện các bài viết về HSMN, nhưng cháu hãy cẩn thận về tính chân xác của các sự kiện, trong bài: "Vượt Trường Sơn tìm kiến thức mới", cháu thực hiện phương thức trích dẫn chưa đúng, cần tìm hiêu sâu nguồn gốc các lời nói, chứ không phải cứ để vào cho có bài viết là được! Chúc cháu và các đồng nghiệp thành công!

    Trả lờiXóa
  28. @N.H.Quế, Q.MF, and ... có nên mở lại chuyên đề "Chúng mình là Học sinh Miền Nam"? Mình nghĩ chắc có nhiều bài hay lắm đấy. Năm 2009, N.H.Quế có lập chuyên mục này nhưng hồi đó chưa có nhiều người biết nên chỉ có Q.MF, Ba chột tham gia thôi.

    Trả lờiXóa
  29. @ Tỷ QMF: CÁI GÌ ĐÂY KỲ NÀY:
    "Và như ông Mười chia sẻ: “Có một danh từ không có trong từ điển các danh từ tiếng Việt, thường được viết tắt là HSMN; có một hội không cố định trong mạng lưới các hiệp hội ở Việt Nam: Hội Học sinh miền Nam; có một đường dây liên lạc đặc biệt nối liền giữa các miền đất của bản đồ nước Việt hình chữ S: Ban liên lạc HSNM. Và cũng có một mối quan hệ thật lạ, không hề có huyết thống, không cùng thế hệ nhưng vẫn tha thiết và mãnh liệt, vì hễ nghe xưng là HSMN thì ai cũng mừng tủi, sẵn sàng thương yêu, dìu dắt và giúp đỡ nhau”.(Theo: http://baotintuc.vn/xa-hoi/vuot-truong-son-tim-kien-thuc-moi-20140806064658772.htm).
    Hình như TL đã đọc được đoạn văn này trong Blog của Tỷ?

    Trả lờiXóa
  30. @Tô Liêm: Thì MF đang nhắc nhở Ngô Ánh Tuyết đó, các cháu làm báo tay nghề còn non quá, mình làm báo khoa học quen, thấy thế này càng "ngứa ngáy". Thực ra các cháu "làm báo từ xa", nên đôi lúc không hiểu được hết vấn đề, do vậy mà chị khuyên Tuyết nên thâm nhập cụ thể. Trích câu, nguồn dẫn sai, mà không hiểu nội dung, lại còn sửa cho dở đi nữa! Hic

    Trả lờiXóa
  31. Gượm đã. Làm gì mà các cô chú bác, dì cậu mợ nhắng hét cả lên thế này. Cứ từ từ. Để cháu Tuyết nó còn thở nữa. Muốn giúp cháu thì phải rõ ràng, cụ thể cháu mới biết mà làm. Theo mình, MF, NH, TGGB, ĐHB... có thể gửi vào mail của cháu số đt, địa chỉ, họ tên của các cô, chú có thể đại diện cho từng tỉnh, thành-người có tâm, có tầm, có hiểu biết và có số liệu, tư liệu chứng minh để khi cháu đi công tác của cơ quan, có thể kết hợp gặp gỡ, trao đổi với các đ/c đó. Tích tiểu thành đại, góp gió thành bão. Là nhà báo, cháu Tuyết còn phải cân đong, đo đếm độ chính xác của các số liệu, tư liệu thu thập được phù hợp với bối cảnh lịch sử trước khi hoàn thiện. Có một vài góp ý nhỏ như vậy. Chúc cháu thành công. Chú M.Phong.

    Trả lờiXóa
  32. @M.Phong: có một cháu vô, các cô các chú trở nên ... nghiêm trọng hẳn! :) :)

    Trả lờiXóa
  33. Trước hết cháu xin lỗ các cô, các chú nếu có thông tin trên báo cháu chưa đúng ạ.
    Cháu xin được giải thích một vài thông tin trước ạ:
    Cháu mới được phân công viết đề tài này ạ. Các bài từ bài 1 đến bài 5 là do các anh cho trong phòng viết ạ. Cháu viết bài số 6: Thắm thiết tình thầy trò. Cháu ký tên là Ánh Tuyết ạ. hic
    Còn cháu, cháu mới vào nghề quả thực cực kỳ non tay nên cháu luôn đến tận nơi gặp nhân vật phỏng vấn chứ không có gan làm báo mà viết lung tung ạ.
    Cháu rất mong các cô các chú góp ý và dạy dỗ thêm ạ.
    Cháu không hề có ý gì đâu ạ, chỉ mong qua blog này có thể biết thêm thông tin từ đó liên hệ với nhận vật thôi ạ, huhu

    Trả lờiXóa
  34. @ cô LH: cháu cảm ơn cô rất nhiều ạ. Nhờ cô cháu đã liên hệ và gặp được thầy Từ. Cháu cũng đã viết bài qua những trao đổi của thầy và nhờ thầy xem lại. Trong bài viết này cháu muốn xin phép cô sử dụng chi tiết cô nói về HSMN Quế Lâm với nỗi nhớ gia đình, miền Nam và tổ quốc ạ. Cháu mong cô đồng ý.
    Hôm nay bài viết số 6 do cháu thực hiện đã được đăng tải, cháu mong các cô chú góp ý ạ
    Còn việc đi các tỉnh thành khác để gặp gỡ các cô, chú thật ra cháu rất muốn nhưng vì 2 lý do: 1 là do công việc, 2 là do kinh tế chưa cho phép nên cháu chưa thể đi xa được ạ.
    Ngày mai (8/8) cháu sẽ về Nam Định gặp các cô từng là giáo viên trường Nhi đồng ở Quế Lâm ạ,cháu mong nhận được sự giúp đỡ của các cô chú ở NĐ ạ

    Trả lờiXóa
  35. @ chú Q.MF, chú Liêm Tô: Cháu cảm ơn chú về những góp ý về các bài viết ạ. Tuy nhiên vì bài viết "Vượt Trường Sơn..." không phải do cháu thực hiện nên cháu cũng không rõ thông tin trong bài các anh (chị) lấy từ nguồn nào ạ.
    Hôm trước cháu có gặp thầy Từ và được thầy kể rất nhiều về sự nỗ lực học hỏi của các thầy cô ở trường Quế Lâm. Cháu dự định tách riêng thông tin này thành một bài viết khác. Mong các cô, các chú góp ý ạ

    Trả lờiXóa
  36. Cô Võ Thị Kim Thanh,tức là Quế Mafia,viết tắt là Q.MF,MF,cô ấy có trang W (chị giới thiệu cháu Tuyết biết đi chị, e thấy nghiêm trọng thật sự, khi có sự trích dẫn nhầm lẫn tác giả đoạn trích,dù là vô ý)-và cháu sẽ ko thể hiểu hết được các từ lóng hay viết tắt theo lối nghĩ tắt thời quế lâm của Quế trong các đoạn còm-e nghĩ viết cho cháu nó như viết cho con em mình ấy,cho dễ hiểu
    -mà các bài viết về Hsmn từ bài 1đến bài 5,và mới nhất là bài số 6 của cháu Tuyết,Quế nào cho biét link vào đọc cái-cảm ơn trước nhé...

    Trả lờiXóa
  37. Cháu Tuyết! cháu sửa chữ nhớ VN thành nhớ Tổ quốc là quá hay. Cô rất thích. Cô giống nacdanh trên: chưa đọc được những bài các PV và cháu đã viết. Nhờ cháu cho đc. Cám ơn cháu.

    Trả lờiXóa
  38. - @ ND 20:02:00 07-08-2014: Đây là link của báo Tin tức có đăng loạt bài "Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc - Mô hình giáo dục đặc biệt": http://baotintuc.vn/xa-hoi/truong-hoc-sinh-mien-nam-tren-dat-bac-mo-hinh-giao-duc-dac-biet-bai-6-tham-thiet-tinh-thay-tro-20140807082757668.htm
    - @ Cháu Ngô Ánh Tuyết: Nói như cô TS. Võ Thị Kim Thanh tức Quế Mafia (viết tắt là Q.MF,MF) cháu chịu khó tham khảo các bài viết trong blog này sẽ hiểu về HSMN nói chung, HSMN học ở Quế Lâm nói riêng, và bài viết của cháu sẽ có chiều sâu hơn khi cháu hiểu nhiều hơn về HSMN.
    Chú đã đọc bài viết số 6 của cháu. Nói chung là được, nhưng chưa sâu, chưa thể hiện được những chi tiết về tình thầy trò ở các trường HSMN. Chú nhớ ngày đó, với các cô, chú, các thầy cô không chỉ là người thầy dạy chữ, mà còn là người cha, người mẹ, người anh, người chị, để nuôi, dạy các cô các chú nên người. Cháu có thể tham khảo trong blog này sẽ hiểu điều đó!

    Trả lờiXóa
  39. @Ánh Tuyết Ngô: Xin lỗi cháu, thấy tác giả là Tuyết nên cho là cháu. Thôi đừng hu hu nữa nha! Cháu gặp thầy Từ là chuẩn, người thầy tuyệt vời của các cô chú đấy! Dù sao cũng cám ơn cháu và báo tin tức đã để thời gian cho chương mục HSMN này.
    @ND 20:02:00 07-08-2014: cám ơn (đệ hoặc muội), thôi chả có gì quan trọng đâu, góp ý cho họ rút kinh nghiệm làm tốt hơn mà thôi, họ đã lưu tâm đến mảng HSMN đã là tuyệt vời rồi, bởi vì mảng này, theo MF, câu view được nhõn các HSMN. ND xem bài viết của Ánh Tuyết ở đây: http://baotintuc.vn/xa-hoi/truong-hoc-sinh-mien-nam-tren-dat-bac-mo-hinh-giao-duc-dac-biet-bai-6-tham-thiet-tinh-thay-tro-20140807082757668.htm

    Trả lờiXóa
  40. Dưới đây là các bài viết báo Tin tức đã đăng về HSMN ạ.Cháu mong các cô chú tham khảo và góp ý ạ
    Bài 1:Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc
    http://baotintuc.vn/xa-hoi/truong-hoc-sinh-mien-nam-tren-dat-bac-20140327082937989.htm
    Bài 2: Dạy nết, dạy người
    http://baotintuc.vn/xa-hoi/truong-hoc-sinh-mien-nam-tren-dat-bac-mo-hinh-giao-duc-dac-biet-ky-2-day-net-day-nguoi-20140726054625895.htm
    Bài 3: Giáo viên gần gũi như cha mẹ:
    http://baotintuc.vn/xa-hoi/truong-hoc-sinh-mien-nam-tren-dat-backy-3-giao-vien-gan-gui-nhu-cha-me-20140728075553805.htm
    Bài 4: “Món nợ ân tình” của cựu học sinh miền Nam
    http://baotintuc.vn/xa-hoi/truong-hoc-sinh-mien-nam-tren-dat-bac-mo-hinh-giao-duc-dac-biet-bai-4-mon-no-an-tinh-cua-cuu-hoc-sinh-mien-nam-20140729233413505.htm
    Bài 5: Vượt Trường Sơn tìm kiến thức mới
    http://baotintuc.vn/xa-hoi/vuot-truong-son-tim-kien-thuc-moi-20140806064658772.htm
    Bài 6:Thắm thiết tình thầy trò
    http://baotintuc.vn/xa-hoi/truong-hoc-sinh-mien-nam-tren-dat-bac-mo-hinh-giao-duc-dac-biet-bai-6-tham-thiet-tinh-thay-tro-20140807082757668.htm

    Trả lờiXóa
  41. Cháu cảm ơn cô LH và các cô các chú vì đã góp ý cho cháu ạ. Cháu sẽ đọc kỹ hơn các thoogn tin trên blog. Thật ra lúc viết bài về bà Lâm Nga cháu chưa tìm được blog này mà chỉ xin được số đt qua người quen nên cháu đến gặp bà, bà cũng không nhớ được nhiều nên cháu "có sao viết vậy". Cháu cũng tự cảm thấy bài viết chưa sâu. Hôm nay cháu đã gặp thầy Từ lần 2 để nhờ thầy đọc lại bài cháu viết trước khi cháu gửi biên tập ạ. Cháu hy vọng bài lần này sẽ tốt hơn ạ

    Trả lờiXóa
  42. @Ánh Tuyết Ngô: mọi sự việc trên bề nổi đã được quá nhiều người đề cập về HSMN. Hãy sâu về những gì về cuộc sống hôm nay chấp nhận tính cách của HSMN góp cho xã hội phát triển và hội nhập. Vì cuộc sống của mọi tầng lớp trong XH hiện nay.

    Trả lờiXóa
  43. Có ai hiểu tính cách của HSMN, chỉ HSMN mới hiểu. Xin giới thiệu bài về HSMN, tác giả là Cao Dũng, hiện có nghệ danh "Cao Tự Thanh" là chuyên gia về Hán Việt của đồng bằng Nam Bộ. Ông là dịch giả của nhiều tác giả nội tiếng của Trung Quốc, như các tác phẩm của Kim Dung, ... đã được dịch lại và xuất bản tại Việt Nam.
    Lãng thoại về Học sinh miền Nam – Nhớ Ung Ngọc Trí
    Sau 1954, ở miền Bắc xuất hiện một nhóm xã hội mang “đặc điểm nhân thân” đặc biệt: đối với nhân dân miền Bắc, họ là một trong những đại diện của miền Nam đang gian khổ chống Mỹ, còn đối với người thân đang chiến đấu trong Nam, họ là một trong những biểu trưng về miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Nhóm người này chủ yếu gồm một số bộ đội trẻ tập kết ra Bắc năm 1955 được cho đi học văn hóa và con em nhiều cán bộ đang công tác ở miền Nam được lần lượt đưa ra Bắc sau đó, được gọi chung là Học sinh miền Nam.
    Ung Ngọc Trí là một trong những người ấy.
    Trí ra Bắc năm 1961, lúc 7 tuổi, còn tôi xuống sân bay Gia Lâm năm 1964, lúc 9 tuổi. Lúc ấy tôi học lớp 4 còn Trí học lớp 3. Trí khỏe mạnh, hiếu động còn tôi yếu ớt, lặng lẽ nên cũng dễ chăm học hơn. Năm 1971 tôi tốt nghiệp lớp 10 thì Trí hết lớp 7. “Học lại cho chắc kiến thức”… Sau đó Trí về Hà Nội học cấp 3 ở trường ngoài chứ không nội trú ở Trường Học sinh miền Nam nữa.
    Trường Học sinh miền Nam số 11 ở Kiến An, Hải Phòng, trước hồ Hạnh Phúc…
    Năm 1965 sơ tán lên Thái Bình, rồi Móng Cái. Bị không quân Mỹ coi là mục tiêu quan trọng cần oanh kích, năm 1966 lại sơ tán ra Trà Cổ – Bình Ngọc và Xuân Lan. Lại bị săn đuổi, năm 1967 “Hợp tác xã Tiền Phong 1″ (Trường Học sinh miền Nam số 11, cấp 1) và “Hợp tác xã Tiền Phong 2″ (Trường Học sinh miền Nam số 13, cấp 2) lên cầu Pác Luân qua sông Ka Long, lên Nam Ninh tới Quế Lâm (Quảng Tây). Trường Học sinh miền Nam Đông Triều (cấp 3) đã tới trước. Láng giềng có Trường Nhi đồng miền Nam của bác gái Nguyễn An Ninh, Trường Dân tộc (Học sinh miền Nam người các dân tộc Tây Nguyên) và Trường Thiếu sinh quân, có một bộ phận là Học sinh miền Nam con em cán bộ quân đội.
    Vệt bom Mỹ truy sát các Trường Học sinh miền Nam từ Hải Phòng lên Quảng Ninh đã dừng lại ở biên giới Việt Trung. Nhưng Trương Cúc Hoa người Quảng Ngãi, bạn gái cùng lớp với tôi về ở với mẹ là cán bộ Trường Học sinh miền Nam Đông Triều đã bị trúng bom chết tan xác ở Quảng Ninh, trước mặt Bùi Sĩ Dũng qua Quế Lâm đợt cuối…
    Ly Giang, Lô Địch nham và Đại cách mạng văn hóa…
    Mùa xuân năm Mậu thân 1968, trên sân trường gió tung tuyết lạnh, tiếng loa phóng thanh truyền đi bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam về tình hình chiến sự ở miền Nam hòa với tiếng hò reo của cả trường “Giải phóng rồi, được về Nam rồi…!”.
    Tháng 9. 1968, đổi qua xe lửa Việt Nam ở Bằng Tường, về ga Hàng Cỏ. Thủ đô mất điện nhưng phần ăn độn với gạo có bánh mì. Lên Phúc Yên chỉ có ngô hoặc bột mì luộc. Năm 1969 lên Vĩnh Yên, hôm nào có bánh mì hay mì sợi thay ngô là một sự đại hạnh phúc đối với những cái dạ dày lúc nào cũng đói ở đám trẻ con đang tuổi lớn. Nhưng su hào rau muống và khoai sắn (nhiều khi là đào trộm) miền Bắc những năm ấy đã nuôi chúng tôi.
    Có lần Ung Ngọc Trí và một lũ bạn ra đầm Vạc sau trường mò hến, nghịch ngợm bơi qua bên kia kéo trộm thuyền dân rồi nhảy lên tranh nhau chèo chống, hò hét vang rân. Trí mặc cái quần đùi ướt sũng, múa may cây sào “Như ta đây là Triệu Tử Long…”. Ông già chủ thuyền vừa chửi vừa chèo thuyền thúng đuổi tới, Triệu Tử Trí thấy dáng vẻ khổ chủ dữ tợn quá hoảng sợ liệng cây sào, cùng đồng bọn nhảy chũm chũm xuống nước bơi trối chết.
    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  44. Lãng thoại về Học sinh miền Nam – Nhớ Ung Ngọc Trí (tiếp)
    (Năm 1981 có lần đi thực tế ở Bến Tre tôi gặp một anh cán bộ lớn tuổi trong một đoàn Quy hoạch gì đó, hỏi thăm biết anh quê ở Tam Dương gần Vĩnh Yên bèn giả nai hỏi “Ở Vĩnh Yên trước đây có Trường Học sinh miền Nam, nghe nói bọn nó phá lắm phải không?”. Anh lắc đầu nói “Các cháu nó bé thì đứa nào chả nghịch ngợm, chỉ nghịch dại chút ít thôi chứ chúng nó tốt lắm”. Tôi vừa thầm xấu hổ vừa thầm biết ơn anh, và càng chê trách cách nhìn nhận ít hiểu biết mà đầy thiên kiến, thậm chí có phần hằn học với Học sinh miền Nam của tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn qua nhân vật Hải trong Những khoảng cách còn lại).
    Tập võ, trừ vài đứa yếu ớt như tôi thì nam sinh cả trường Học sinh miền Nam Vĩnh Yên đứa nào cũng biết vài chiêu quyền pháp, nhất là “Thế cò” thì đại trà. Cái thế cò này Trung Quốc gọi là Bạch hạc, Việt Nam gọi là Phụng hoàng, chẳng biết cái tên dân dã kia do ai đặt ra. Sau này trong tiểu thuyết Núi cả cây ngàn nối bút nhà văn đã quá cố Đoàn Giỏi, Trí có tả một võ sư già người Tàu khai quyền “giống hệt một con cò”, chính là tư thế này. Kinh nghiệm sống thời Học sinh miền Nam đã giúp Trí không cho nhân vật của mình phi thân phóng chưởng ba xạo như các vị nhà văn về chuyện võ nghệ thì “mắt chưa từng ngó”.
    Sau Hiệp định Paris, ngoài bộ đội, nhiều đoàn cán bộ với nhiều ngành nghề khác cũng được đưa vào chi viện cho miền Nam giữ đất giành dân. Hồi đó rất ít Học sinh miền Nam được đi B, chỉ có Trí và vài người bạn Học sinh miền Nam của tôi lần lượt lên đường vào Nam chiến đấu: Đặng Ngọc Minh (Minh đét), Võ Dũng (con bác Sáu Dân), Nguyễn Chí Hiếu (con bác Bảy Dự), Bùi Sĩ Dũng (con bác Bùi Sĩ Hùng), Cao Hoài Chinh (con bác Cao Hoài Sại), Phan Văn Tánh (con bác Bảy Voi), Nguyễn Văn Bền (con bác Bảy Siêu)…, đều chỉ khoảng trên dưới 20 tuổi. Hai người đã nằm xuống trước ngày giải phóng: Võ Dũng và Đặng Ngọc Minh.
    Lúc còn nhỏ Học sinh miền Nam đã khóc quá nhiều, nên khi về tới Sài Gòn tháng 6. 1975 nghe tin họ hy sinh tôi không khóc được. Lệ rơi chảy lại vào tim đắng, Kính mặn lung linh bóng bạn xưa.
    Cuối 1975, các Trường Học sinh miền Nam ở miền Bắc lục tục giải thể.

    Năm 1983 bạn bè cùng cơ quan tôi đi điền dã ở Duyên Hải gặp Trí, trò chuyện mới biết Trí và tôi là bạn học lúc nhỏ. Trí theo họ về Sài Gòn ghé thăm tôi, chuyện mười năm bùi ngùi trong ly rượu ở khu tập thể đêm mưa cúp điện. Lúc ở miền Bắc Trí và tôi khác lớp nên không thân, gặp lại rồi vì Trí ở xa cũng ít qua lại với nhau. Có điều trong đám Học sinh miền Nam cùng trường chỉ có vài đứa làm nghề viết lách như Trí và tôi, nên tự nhiên gặp lại rồi thì thân hơn so với những đứa “không thân” khác. “Tao có đọc truyện của mày”, “Tao có đọc bài của mày”…
    Khác với các lứa anh chị từ 1960 trở về trước hay các lứa đàn em từ 1970 trở về sau, lứa chúng tôi là “thế hệ bản lề” nên cũng chịu nhiều thiệt thòi nhất trong giới Học sinh miền Nam. Nếu như trước 1975 chiến tranh cướp đi của chúng tôi tuổi ấu thơ thì trong nhiều năm sau đó cơ chế bao cấp lại cướp đi của chúng tôi tuổi thanh niên. Trí và tôi làm nghề viết lách thì càng phải chạy vạy với miếng cơm manh áo. Cho nên bẵng đi một thời gian tôi mới lại gặp Trí ở Sài Gòn, chỗ 81 Trần Quốc Thảo hiện nay. “Tao xin chuyển về một cơ quan ở Thành phố, mà kỳ quá, bạn bè ở đó có đứa không thích…”. “Nó không thích kệ nó, cơm ai nấy ăn, nhà ai nấy ở, đừng gây”. Trí ngần ngừ rồi cười gượng “Khó lắm mày ơi, tao là đảng viên, nó có chức vụ mà đang là quần chúng, nó sợ…”. “Thế mày làm đảng viên làm gì cho phí, đảng viên lại sợ quần chúng sợ à?”. Tôi xỏ xiên nhưng Trí vẫn cười gượng “Tao chỉ muốn yên thân cho đỡ khổ thôi, nhưng nó sợ thì sinh chuyện, Học sinh miền Nam với nhau kỳ lắm”. Bốn chữ Học sinh miền Nam đã thành một tấm biển Hồi tỵ khiến Trí phải ra đi, lần này thì ra Côn Đảo, sau đó về nghỉ mất sức ở Sài Gòn.
    (Còn)

    Trả lờiXóa
  45. Lãng thoại về Học sinh miền Nam – Nhớ Ung Ngọc Trí (tiếp)
    Sau một số truyện ngắn, Hạ sĩ quan của Trí hoàn tất. Có lẽ tôi là một trong những người đầu tiên được Trí cho đọc, bản thảo đánh máy trên giấy pelure xấu. Mấy tuần sau gặp nhau, uống rượu ở nhà Trí rồi về nhà tôi uống tiếp, tiện thể lấy lại bản thảo. Trí hỏi “Mày thấy sao?”. “Thoại thường văn dở, nhưng tao tha vì tội không nói phét. Xong quyển của ông Đoàn Giỏi thì viết một quyển về Học sinh miền Nam đi”. Trí cười khẩy “Tao mà viết về Học sinh miền Nam thì thế nào cũng chửi mày. Ít có thằng Học sinh miền Nam nào tự phụ như mày lắm! Kiêu ngạo không có gì hay đâu”. Tôi hắng giọng ê a “Chúng ta lên án sự kiêu ngạo không phải vì chúng ta căm ghét sự kiêu ngạo, mà vì sự kiêu ngạo của kẻ khác làm xúc phạm tới lòng kiêu ngạo của chúng ta”. Trí nhăn nhăn mặt rồi bật cười “Thôi uống đi!”. Đối với Trí, dường như Học sinh miền Nam và người lính là hình ảnh lý tưởng về cách đối nhân xử thế và hơn thế nữa, đạo làm người.

    Vài năm sau này Trí uống nhiều, lúc kẹt thì uống cả những thứ bia rượu rẻ tiền nhưng độc hại nên càng mất sức. Một lần Nguyễn Mạnh Hùng, Học sinh miền Nam lớp Trí, Thiếu tá Phó phòng Cảnh sát Giao thông đường thủy Đồng Nai đi họp ở Sài Gòn ghé tôi nghe thế bảo tôi đưa qua thăm Trí. Thấy Trí gầy đét Mạnh Hùng cứ lắc đầu, móc túi đưa Trí một miếng mật gấu mới mua được ở Tây Ninh rồi quay qua dặn tôi “Hôm nào rảnh Cao tiên sinh đưa nhà văn lên tôi chơi, thứ bảy lên chủ nhật về, hẹn chắc để tôi dặn lấy vài ký tôm anh em mình nói chuyện”. Lần ấy tôi và hai người bạn hộ tống Trí đi, từ Sài Gòn lên Biên Hòa mà mất gần hai tiếng vì tối đi nhanh Trí chịu lạnh không được, lại còn nhất định bắt phải ghé quán uống rượu mới chịu đi tiếp (mà khổ quá, có uống được bao nhiêu đâu!). Lâm Ngọc Hải (Hải nhà 5) chở Trí cứ phải lái Vespa một tay, tay trái quài lại ôm lưng Trí vì sợ Trí ngã ngữa! Sáng chủ nhật quả nhiên có người xách tới mấy ký tôm càng xanh, chủ nhân bảo hấp rồi chọn con lớn tự tay bóc vỏ cho nhưng Trí tuy rất vui cũng chỉ ăn nửa con, nửa kia thì õng ẹo sợ lạnh bụng! Học sinh miền Nam có lẽ là môi trường khiến Trí yên tâm nhất, có thể thả sức vòi vĩnh hạch sách mà bọn anh em chỉ còn cách vừa chửi vừa… chiều.
    Một yếu tính trong bản chất xã hội của con người là ai cũng có những chỗ khiếm khuyết về nhận thức và bất cập về tâm lý. Cho nên lối sống tình nghĩa của Học sinh miền Nam rồi của người lính thời chiến là tiền đề xã hội đã chuyển hóa thành yếu tố tâm lý gạt Trí ra khỏi cuộc sống thị trường. Trí hay hoài niệm dĩ vãng và hơn thế nữa, còn thường dùng thì quá khứ để chia các động từ thì hiện tại và tương lai cho mình, bày tỏ thái độ không phải bằng lời nói mà bằng cách nói. Chính vì vậy mà khi trò chuyện với Trí, nhiều người quen vẫn có cảm giác vừa gần gũi vừa xa cách. Và riêng mình thì mỗi khi gặp Trí, tôi cứ bất giác liên tưởng tới bài thơ của nhà thơ Ba Lan Ađam Míckiêvích “Bao nhiêu nước mắt dạt dào và trong, Chảy trên tuổi thơ – thời nhỏ đẹp xinh, Chảy trên tuổi xuân – tuổi ngạo mạn và kiêu căng, Chảy trên tuổi thành người – tuổi vỡ tan và chiến bại…”. Thua thiệt nhiều trên đường đời, Trí hướng tới một cái gì đó giống như không tưởng và một cách giống như vô vọng, nhưng có lý tưởng nào không mang bóng dáng cực đoan?
    ***
    Lúc ở trường Học sinh miền Nam mỗi khi bị thầy cô và bạn bè phê bình vì trốn học hay nghịch phá, những kẻ phạm tội vẫn nói vụng với nhau để biện hộ “Bọn mình xấu là hiện tượng tốt là bản chất, xấu là nhất thời tốt là lâu dài, xấu là thứ yếu tốt là cơ bản. Xe lửa không chạy đường ray thì chạy đường nào”. Dĩ nhiên Học sinh miền Nam không phải ai cũng tốt và lúc nào cũng hay. Tại những khúc quanh trớ trêu của lịch sử, trong những thời điểm khó khăn của cách mạng từ 1975 đến nay đã có nhiều người vấp váp, thậm chí trượt dài vào mê lộ không gượng lại được. Nhưng Trí và nhiều bạn bè của tôi vẫn thủy chung với lương tri và số phận mà từ cha anh tới mình đã chọn. Tôi hiểu từ Học sinh miền Nam theo cách ấy, nên thường nghĩ rằng Ung Ngọc Trí đã sống và chết như một Học sinh miền Nam.
    Tháng 3. 1998

    Trả lờiXóa
  46. @N.H.Quế, Năm nào Bác Hồ thăm trường Nhi đồng Miền Nam - Gò Đống Đa? Mình chỉ nhớ, bất ngờ, chắn có bạn. Mình chỉ nhớ, khi ò về nơi Bác đứng, bác hỏi các cháu giữ vệ sinh không, mình ào theo hướng về nơi Bác, mình té trầy tay, khi Bác hỏi các cháu có giữ vệ sinh không? và chìa tay cho Bác, mình té, tay trầy xước nên vội lui ra sau, đâu dám xòe tay cho Bác kiểm tra và cho kẹo.

    Trả lờiXóa
  47. @Quế 67/73 : Năm Bác đến thăm trại NĐMNGĐĐ tớ không nhớ rõ nhưng chắc chắn là 63 hoặc 64 . Hu hu , tuần đó tớ ngoan nên được mẹ đón về nhà . Sau đó mẹ tớ cứ tiếc cho tớ mãi .

    Trả lờiXóa
  48. Nạc danh 23:46 "đặc sệt" HSMN

    Trả lờiXóa
  49. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  50. @ND 23:46:00 07-08-2014 cảm ơn ND đã post bài, dù đã đọc bài ni của đại ca "Cao Tiên Sinh", nhưng trong bối cảnh ni đọc lại, lại thấy đặc biệt, một kiểu tâm sự rất HSMN, "Học sinh miền Nam có lẽ là môi trường khiến Trí yên tâm nhất, có thể thả sức vòi vĩnh hạch sách mà bọn anh em chỉ còn cách vừa chửi vừa… chiều", hình như không phải chỉ anh Trí, mà các HSMN "chướng chướng", khi đến với bạn mình đều được như thế. MF mỗi lần đến với bạn và các anh chị HSMN cũng thế, cứ được chiều như một đứa em ... hư! :(

    Trả lờiXóa
  51. Ngày Bác Hồ thăm trường Nhi Đồng Miền Nam, tôi còn nhỏ lắm. Bác đến, Bác kiểm tra bếp, lớp học, nơi ăn nghỉ của các cháu Nhi Đồng MN, Bác gặp bà Nguyễn An Ninh - giám đốc trường Nhi đồng Miền Nam. Khi các lớp phát lên thông báo "bác Hồ đến thăm", chúng tôi như bầy chim non, bé nhỏ ào về sân chính của Trường, Bác Hồ đứng đó cùng các cô, má, thầy. Bác hỏi các cháu có giữ gìn vệ sinh tốt hay không, các cháu hãy xòe tay xem có sạch không. Chúng tôi ào tới, vây quanh Bác như một đàn chim nhỏ. Tôi ào tới, té, chống tay cà trên đất, vừa xước vừa bẩn thì nghe tiếng Bác, hay xòe tay xem có giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tôi đang ở hàng đầu vội thụt lui, dấu hai bàn tay bé nhỏ của mình vì xước và dính đất, đâu dám nhận kẹo của Bác. Nhưng chúng tôi vẫn có kẹo của Bác, khi các Má phát lại. Nhưng đến giờ vẫn tiếc một cơ hội mà cả đời không có lại. Trường Nhi Đồng Miền Nam đâu chỉ có các cháu con của những người đi Nam chiến đấu (sau này mới gọi là đi B - khoảng 1965), mà còn có con các lãnh tụ cách mạng thế giới như Iren, Munich, Sao Vàng... Đến sơ tán lên Tràng Định vẫn còn mấy vị này. Sang Trung Quốc chỉ còn chị em Iren, Munich. Khu trường Nhi Đồng Miền Nam bắt dầu sơ tán năm 1964. Chúng tôi được sơ tán lên Sơn Tây - gần lăng Ngô Quyền và đi nữa: Thất Khê - Lạng Sơn nơi có hầm bê tông do Pháp xây,... Còn vị trí của trường sâu trong gò Đống Đa, theo tôi biết là nơi dinh thự của Hoàng Cao Khải. Khi chúng tôi sơ tán, vị trí của Trường được đặt mật danh T64. Nơi tiếp nhận nhiều người vượt Trường Sơn ra Bắc và sau này về các trường HSMN hoặc sang TQ. Nhiều bạn tôi có năm sinh 1954 và có tên mới từ nơi này.

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]