Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

ĐOÁN ẢNH

  Mấy ngày ni ngồi ngắm nghía mấy cái hình cũ. Có cái này post lên thử tài đoán người các Quế chút. Người nào không biết thì đoán sai hoặc để trống hổng cóa sao! Chơ mà người của Quế mà đoán sai thì Quế tự xử! :)


48 nhận xét:

  1. cụ ông chải tóc láng coong là bố Hồ Bình, cụ bà bới tóc là thân mẫu MF, hai gương mặt mỹ nữ là bác sĩ Ba "gấu" và chủ nhà MF

    Trả lờiXóa
  2. @TGTB: Chừng đó cũng khá rùi, zưng mà chỉ chừng đó thì đệ còn to tội lém!

    Trả lờiXóa
  3. Chỉ nhận ra MF thui , dưng bi giờ xinh hơn hồi í há .

    Trả lờiXóa
  4. @Ráo: Theo quy luật phát triển, là trên đà đi đến độ "hơn" chứ không chịu "thua" đi, cũng zư Ráo zậy thui! :)
    À mà Ráo dòm cho kỹ đi, chơ phát biểu kiểu nớ dễ bị phạt à nha! THấy TGTB kiu ra được những nhân vật đặc biệt vậy mà còn bị MF kết là to tội đó!

    Trả lờiXóa
  5. Trời đất ơi, MF giữ được tấm hình có thầy Thịnh dạy văn nữa kìa (thầy đứng thứ hai từ phải qua), thầy cũng mất rồi. Thầy giảng văn bằng cả trái tim luôn, hay và cuốn hút lắm, nhớ thầy quá...Ngoài MF ra chưa nhớ ra ai nữa. Thời gian cứ tuồn tuột trôi, nhanh thế nhỉ...

    Trả lờiXóa
  6. Ráo cũng thấy giống thầy Thịnh nhưng chắc không phải .

    Trả lờiXóa
  7. Có thầy Trì nữa thì phải !

    Trả lờiXóa
  8. Giữa cụ bà và ô HB là cụ ông Võ Soạn, bìa phải hình như là bs Việt, thầy Thịnh, thầy Thái thì TGTB ko biết, khi TGTB qua Quế thầy thái đã về nước, thầy thịnh thì qua Quế dạy CII DT. Xa xôi trong cùng là "đôi mắt người xưa"

    Trả lờiXóa
  9. Uả, XH nói đó là thầy Thịnh. Thầy Thịnh dạy văn thì biết nhưng mà ko nhận ra được.

    Trả lờiXóa
  10. @Ráo: Nhân vật tóc buộc túm, lấp ló thứ tư hàng bên trái quen thuộc với các Quế nhỏ lắm đó!

    Trả lờiXóa
  11. Hàng bên phải :

    Người thứ 1 : không lẽ là M. Phong ?
    Người thứ 2 : Thấy Thịnh ( dạy văn )
    Người thứ 3 : Thấy Tuấn ( đánh bóng chuyền rất hay )
    Người thứ 4 : Quế MF
    Người thứ 5 : Chị Sen
    Người thứ 6 : ....

    Hàng bên trái : Không thấy mặt

    Trả lờiXóa
  12. Giữa Q.MF và thầy Thịnh là thầy Trần Đăng Thao thì phải. Thơ của Thầy:
    Nhớ (1)
    Ta chỉ gặp người trong mộng thôi
    Người xa đăm đắm, hút phương trời
    Hương Giang, phượng thả chùm hoa cuối
    Trên sóng thời gian lặng lặng trôi .
    Nắng thôn Vỹ Dạ êm đềm quá!
    Chảy giữa màu xanh trúc lỡ thì
    Không thấy hàng cau bên giếng ngọc
    Đôi tà áo trắng thướt tha đi.
    Lòng anh chạm phải miền thương nhớ
    Mảnh đất ngày xưa đã cát bồi
    Năm tháng dãi dầu trên xử sở
    Để tình ai có chút pha phôi? .
    Anh xa xứ Huế yêu thương bấy
    Mang cả bâng khuâng một nỗi niềm
    Thả cánh buồm nâu về bến đợi
    Tháng ngày vời vợi mắt nhung em
    3/8/2004

    Trả lờiXóa
  13. VÔ ĐỀ
    Lắc thắc lúa đương vào cữ mẩy
    Trời vừa se lạnh, chớm đông về
    Em đi, tóc ủ dầm hương lúa
    Thơm cả đôi bờ ngực áo quê.
    Trần Đăng Thao

    Trả lờiXóa
  14. Bình loạn:
    Xem hình đoán tiếng, Thầy Thịnh đang nói gì đó rất vui với nhân vật thứ 2 hàng Trái, có lẽ là lời chúc mà giờ chỉ Q.MF biết và còn nhớ, hai người này là trung tâm câu chuyện.

    Trả lờiXóa
  15. XH giỏi lắm, hôm qua chừ thấy còm của XH rùi, zưng mà chờ em các Quế khác có phản hồi chi không, thì thấy có mà cứ rụt rè sao í, thầy Thịnh đóo! Các Quế tự tin lên đi, hay là không nhớ nổi những ngày nức nở theo những lời bình văn của thầy? MF không học văn thầy nha, cấp 2 chỉ học cô Phượng "dẻo", may lên lớp 7 còn gặp thầy Phiên. Cơ mà những buổi nói chuyện ngoại khóa toàn trường của thầy Thịnh vẫn in sâu trong kí ức. Đó là chưa kể những buổi thầy ôm đàn gi-ta da diết hát cho lũ Quế há mồm nghe, đó là các thầy đang làm thiên chức, làm sao giáo dục tâm hồn các Quế trở nên đẹp đẽ, và khống chế thời gian rảnh để tụi nó đỡ nhớ cha, nhớ mẹ, đỡ đi nghịch ngợm quậy phá. Năm ấy không nhớ rõ năm nào, nhưng MF đang học Đại học, thầy vào Huế tìm lũ học trò, thầy liên lạc rất khó khăn, MF biết tin rất muộn, nhưng gặp được thầy vui sướng vô cùng, sau bao năm ao ước được gặp lại thầy, lại bạn, mà thầy Thịnh thì càng là một giấc mơ không ngờ! Phụ huynh cũng mừng rỡ trùng điệp, vì có dịp nói lời cám ơn thầy, MF lùng tìm được khoảng 17 Quế, ở Huế và đang học ở Huế, tề tựu lại với thầy. Thế rồi thầy ra đi với lời hẹn trở lại thăm Huế, và lời hẹn ấy đã mãi mãi ra đi cùng thầy! Thầy đã ra đi quá sớm!

    Trả lờiXóa
  16. a XH:a nhận ra ngay thầy Thịnh...
    Tỷ MF:tài giữ và nhớ kỷ nịm....lần đó UL nghe nhắn thầy Thịnh đang ở Huế( như là có cuộc họp chi ,mà thầy vô Huế,phải ko tỷ MF), UL ngạc nhiên vô cùng,vì dạo ở Quế,HSMN thừa thiên -Huế rất chi là ít,nên chi mặc nhiên Vĩnh linh,Quảng trị là miềng lun...à mà lạ nhen,Ít vậy mà a Chí Thành là TTHue,UL thiệt tình ko bít tề....mãi cho đến khi đọc Entry" nhớ bạn",của M.P mới bít...
    Không bao giờ nghĩ thầy trò có thể gặp lại nhau,vì những năm đó ,đất nước mình đang qua thời kỳ khốn khó,nói chuyện du lịch ư-thật xa xỉ bấy giờ,đi thăm nhau,phải như ruột rà gia đình kìa,mà xứ Huế dạo đó sao mà lắm thiên tai lụt lội, lại còn lạnh căm căm,tới nỗi UL(cái tôi ko chịu leo cây tập họt tiếng Huệ),nên điđâu cũng bị lườm nguýt:MBac vô đem theo cái lạnh ngoài nớ vô Huệ.....Vậy mà thầy lặn lội vô Huế,tìm gặp bằng được bầy Quế xưa vỡ tổ....vừa mừng vừa tủi,vẫn ríu rít bên thầy như dạo ở Quế thầy dạy hát,thầy Thịnh dạy văn,(Thầy ko dạy lớp UL)nhưng trong UL lại nhớ nhiều về tài kể chuyện và dạy hát trong các buổi diễn văn nghệ,thầy như thả hồn vào các câu hát,bè trầm ,bè bổng cứ thế theo điệu nhip thầy bắt mà hát,thầy có tài truyền cả đam mê vào cho học trò một cách rất tự nhiên,ko gò ép học sinh...có lần thầy nhịp trống,xung quá nên dùi trống gẫy ,ko sao cả,tay dùi,tay vỗ luôn vào trống,cả dàn đồng ca vẫn hát vang theo thầy....Thấy thầy lần đó cũng ko già là mấy so với ở Quế,nhưng có vẻ gầy gầy...thầy đã đi xa mãi...

    Trả lờiXóa
  17. Ko phải tỷ MF,cuối tuần ULcó chút bận,ko vô sân .....màthật vô lý quá,nhớ là có cả miềng trỏng,mà luận hông ra miềng mô mới đau chứ
    -dãy phải,trước tới sau:a Minh(có học Quế,ĐT,khoá nào tỷ MF),thầy Thịnh nè.Rồi đến nhà thơ-nhà văn-nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo phải ko tỷ MF.Tỷ MF.Chị Sen.ai nhỉ?
    -dãy trái:má-ba tỷ MF,bác Hồ Bình.ai?ai?.HoNga.
    -aTGTB:trí nhớ tụt vời tiêu đâu,ko nhận ra thầy Thịnh,mà chỉ nhận ra được ánh mắt người xưa tuy nấp ló.
    -hihi,tỷ N.H.Q hông có thầy Trì.Nhớ là thầy Trì cao và màu da đặc biệt giống Bao công .
    -hổng có thầy Tuấn giỏi bóng chuyền,hổng có a M.P mà là a Minh(dưng mà giống a M.P hén)

    Trả lờiXóa
  18. Ừa,nhìn kỳ,tỷ MF như ngược thời gian,cái zoà như sợ tỷ ....

    Trả lờiXóa
  19. Nhiều Quế bị bắt tham gia màn đồng ca của Trường từ nhỏ đến lớn.Không biết thầy coi tướng tá mấy tên tham gia hát đồng ca ra làm sao. Vô từng lớp, đi một lượt, nhìn và chỉ, ghi tên, thế là thành thành viên hát trong dàn đồng ca to đùng. Cũng đi biểu diễn ở bệnh viện Nam Khê Sơn cho các chú, bác, cô,... từ trong Nam ra, sang an dưỡng. Cũng tham gia nhân ngày quốc khánh TQ. Bài hát như "Việt Nam quê hương tôi" của Đỗ Nhuận, rồi "tung pháng húng thai giáng sờn ...", ... Thế mà mấy Quế hát hay ra phết. Thầy dạy văn chúng tôi, truyền cảm hứng,tình yêu quê hương đất nước qua các lần phân tích, giảng văn, có lần khi giảng bài mà nước mắt thầy rung rung. Ngày đó làm gì có các bài văn mẫu, tự mỗi đứa có quyển sổ nho nhỏ đển ghi và học thuộc những bài thơ, đoạn văn hay, xúc tích để đưa vào những bài văn. Văn nghị luận, vừa phải phân tích đúng vừa phải là b văn có sức truyền cảm đến người đọc mới được điểm cao. Nhớ thầy!

    Trả lờiXóa
  20. Nói thiệt là lúc đầu Ráo đã ngờ ngợ là thầy Thịnh ( hổng phải nói vuốt đuôi nha ) , nhưng trong các chuyện kể của MF không hề thấy nói tới thầy Thịnh bao giờ , lại nghe thầy mất sớm nên không thể tin là thầy đã vô tới Huệ . Thầy dạy Ráo năm lớp 5 và 7 . Kỷ niệm với thầy thì nhiều lắm . Có lần , sau khi tự học tối về phòng , chưa chuông đi ngủ , cả bọn đang tám thì thầy Thịnh vô tám cùng . Được một lúc thì thầy nói : hôm nay trời nóng mà thầy vẫn mặc áo ấm . Cả lũ nhìn thầy và cùng reo lên : a ha , thầy có áo mới . Thầy cười khoái chí vô cùng . Mọi việc cứ như mới xảy ra ngày hôm qua ha 7A .

    Trả lờiXóa
  21. Như vậy, nhiều Quế giờ hát karaoke hay chẳng qua ngày xưa được thấy luyện giọng. Ngày đó, hay có luyện đi đều để tổng diễn, duyệt binh ngày 2/9 hoặc ... Các lớp chọn binh chủng để chọn trang phục, xe pháo hay máy bay, tàu thủy. Lớp mình có bạn hay nói chuyện, vừa đi đều vừa đùa, vừa nói chuyện liên hồi, thầy nhắc mãi không chịu nghe, thế là thầy dùng ngay thành ngữ, đến giờ vẫn nhớ và cứ nhớ là tủm tỉm cười: "miệng em như lỗ đít vịt lúc nào cũng ...".

    Trả lờiXóa
  22. Cảm ơn Q.MF giải mật. Minh Đét, anh của Phong, M.phong, trung úy Phương nên hao hao M.phong nên bị nhận nhầm cũng đâu có sao trên trời nhỉ M.Phong.

    Trả lờiXóa
  23. @Ráo: Sao lại không, Ráo coi lại "tản mạn HSMN" của MF đi!
    @Các Quế: MF bố cáo nhân vật nhé: bên phải: Đại ca Minh "đét" (lớp trên MF), thầy Thịnh, đại ca Võ Xuân Thắng (lớp trên MF), MF (tất nhiên rùi, mặc dù xấu hơn chừ, he he, đó là Ráo tố, hồi Quế còn đen thui xấu hơn nữa kìa UL nạ), tỉ Ba "Trịnh", Phương (em ruột tỉ Sen "mập"). Hàng trái: mẹ và ba của MF, ba của Quế Hồ Nga, Hạnh "liệt" (cột tóc), HHQ (UL), Hồ Nga. Hôm í còn một số Quế nữa mà không biết sao ảnh chỉ chụp được ngang đó, vì MF nhớ là còn mời một số bạn bè không phải Quế tới nữa, về sau có bạn Hương ở Đài Truyền hình Huế cứ cười ngặt nghẽo: cả một đoàn người xác to đùng mà cứ hát mãi: "trường chúng em trường cấp 1 Nguyễn Văn Bé ..é..." :) :)

    Trả lờiXóa
  24. @ND14:37:00 11-08-2014: Hai đại ca Minh "đét" và Võ Xuân Thắng là 2 trùm cờ đỏ ở Quế, MF chuyên bị các đại ca ni thu truyện, họ cứ tới rình nơi của sổ, biết chắc MF thể nào không trốn đi chơi, bỏ gối làm người giả, thì cũng đọc truyện trong chăn, không thấy người thì méc thầy cô, chiều tối lại là MF bị phạt đứng hành lang hoặc ngồi với cuốc xẻng trong nhà kho, còn cứ thấy nhúc nhích cái là vô giở chăn lên, thế có điên không, rồi về là sách bị thủ thẳng chứ không nộp đâu cả nhé, bởi vậy ở Huế chừ mà gặp MF là phải nịnh tới số hòng chuộc "lỗi lầm" xưa, he he.

    Trả lờiXóa
  25. @Q.FM: Chắc là mấy ông em của các vị cờ đỏ đó xem truyện thỏa mái đây. Đọc nhiều, sao ai cũng có mánh khoét lỗ chăn bông, trùm chăn xem trộm chuyện, rồi mấy ông cờ đỏ (dù đã trùm chăn) vẫn bị lật chăn lên để thu truyện, ngay cả để truyện một bên, giả nhắm mắt ngủ vẫn bị mấy ông cờ đỏ nhẹ nhàng thu truyện rồi chẳng nói lời nào. Vì chơi thân với cờ đỏ, bị thu truyện, nhưng vẫn được cung cấp truyện để đọc từ các nguồn thu, cảm ơn mấy ông cờ đỏ. Sách hồi đó chạy vòng quanh nhưng không vào thư viện của trường mà chỉ từ đó đi ra, cùng với nguồn những người có người thân ở Hà nội gửi sang. Ngày ấy mấy ông họa sỹ tý hon toàn bắt chước vẽ từ truyện tranh, mà sao vẽ đẹp thế, y như trong truyện. Nhưng ngủ trưa là một cực hình. Và sao ngày đó nhiều Quế rất ham đọc sách quá vậy nhỉ!

    Trả lờiXóa
  26. @ND15:07:00 11-08-2014: ND lại còn được làm "em" cờ đỏ cơ à? Hay ND là Q.LĐT đóa? MF vưỡn còn ấm ức với các cờ đỏ ni lém, mất công MF nịnh thầy Có (giúp vợ chưa cưới coi thư viện!) Hic hic, thời đó, ngủ trưa là một việc thậm vô lý đối với MF, hic, bầu trời trong xanh và gió núi, cỏ ngọt bờ đê hấp dẫn rứa mà, đi lượm phân bò về bón rau cải là cái cớ tuyệt vời để trốn ngủ trưa leo núi mà không bị phạt!

    Trả lờiXóa
  27. - ND 14:37:00 11-08-2014: Minh đét không phải là anh của M.Phong. Minh Núi mới là anh của M.Phong.
    - Người nữ thứ 4, bên trái, tóc đuôi gà sao nhìn có nét giống Hồng Minh Trí quá?

    Trả lờiXóa
  28. @M. Phong: MF chỉ điểm rùi, đóa là Hạnh "liệt" mà!

    Trả lờiXóa
  29. Ngoáy mũi để M.Phong hắt xì hơi.

    Trả lờiXóa
  30. Huynh M.P:He..he,lộ mí rùi nhé,đã coá chỉ đỉm zõ zàng,mà huynh M.P vẫn mơ là tỷ HongMinhTri kìa,tỷ ấy hồi hổi vừa xinh vừa học giỏi ai chả mê nhể nhể M.P.

    Trả lờiXóa
  31. @HHQ: Muội có nhớ là năm nào hem? MF nhớ là khi nớ còn học ĐH, zưng mà nghĩ lại có bạn Thu Hương dự thì là đã ra đi dạy ở cấp 3 rồi mới chơi với bạn ni, vậy là năm 1980 gì phải không?

    Trả lờiXóa
  32. LH thấy ảnh này quý lắm chị MF. Mọi người trong ảnh đều trẻ đẹp dễ thương thế mà nay đã vài người ra đi. Thật xót xa hen?

    Trả lờiXóa
  33. @LH: " Mọi người trong ảnh đều trẻ đẹp dễ thương", câu này chỉ dành cho mấy Quế lấp mặt, chứ chắc không phải cho các Phụ huynh chứ? :) còn MF thì bị Ráo zới UL kiu là zòa! Hic, cũng tại cái camera hết (đổ tội cái cho sướng), thời nớ camera chưa biết nịnh chủ, chơ chừ mà chụp ra cái hình như ri á, là hắn đi phăng-teo là cái chắc! :) :) Chủ thì cũng "no choice", bởi zì có nhõn bức hình ni, mà chủ yếu là show cho thầy chứ không phải cho miềng! e hèm. Chơ bây giờ a, mỗi lần chụp là chup mươi cái, xong rùi lựa cái mô miềng được camera "nịnh mặt" nhất, mới post trang bantbe, chặp mấy Quế wuen, tưởng MF chỉ đẹp trở lên, he he.

    Trả lờiXóa
  34. Câc Quế ui:ko phải ôn nghèo tố khổ,mà UL nhớ dạo ấy mừ tỷ MF đăng cai(nhưng hông có nguồn tài trợ nào) buổi họp mặt ni,rất hoành tráng nhé,nhìn kỹ trên bàn đi,có thể ví như đại gia típ khách chừ -(chính là Thầy Thịnh)-UL thật...UL cũng có mặt sớm tí,lăng xăng là chính,má tỷ MF cười tươi suốt buổi,ko ngờ lại gặp thầy giáo nuôi dạy con mình,má trông hiền hậuvà rất tinh cảm,đặc biệt hễ nghe nói là bạn của tỷ MF học ở QL,mà bạn của tỷ dạo ấy chỉ tốn tiếp chúng nó thôi,vì cả đám tuổi đang lớn,giỏi cuốc đất trồng rau sạch....nhưng nỏ đứa mô bít nấu ăn...thật đấy,ko phải chê đâu,bạn mà má đã mừng vậy rồi,huống chi là thầy giáo...Còn ba của tỷ hôm ấy,trông oai lém,cao lớn ,ăn vận đồ rất lịch sự,hồi hộp ko kém gì bác gái đón thầy(khen trộm sau lưng bác,hồi trẻ chắc phải đẹp ),ờ mà cả hai bác cao lớn,tỷ MF nom nho nhỏ xinh xinh mới tài
    .(đã bảo UL có tật liên thiên,văn vẻ linh tinh,nhớ tới đâu còm lun,mà nhớ đến bất ngờ ở góc độ khác hẳn tiến sỹ MF)-nhưng UL ko phịa đâu...k
    Năm nào,UL cũng ko còn nhớ nữa,nhưng hôm đó cũng mưa kinh khủng,bàn tiệc khá dài,như kéo ra cả hành lang nữa cơ...khi chụp ảnh,các Quế xích lại gần nhau,gần thầy hơn,nên mới có được tấm ảnh lịch sử ni,rất may là các vip chính đều trông rõ...@

    Trả lờiXóa
  35. @UL: cám ơn muội thường xuyên khéo ... chê! :), "nhỏ nhỏ xinh xinh" nớ người Huế mình kiu là "cọt" đọ!
    Chiện đăng cai thì, MF mà không mần thì các Quế Huế ni im re, nên khi mô cũng liều rứa, cuộc ni cũng zậy!

    Trả lờiXóa
  36. Trước khi tập hát đồng ca cho bài mới,thầy Thịnh dạy hát xướng âm: đồ rê mi pha son la si đô....rất bài bản,

    Nói chiện tiêu chí mô mà thầy Thịnh chọn zô đội văn nghệ hát múa(mà có nacdanh còm ở trên đó),UL cũng từng hỏi quế ba lê PhuongLan...hầu như thầy chọn đúng trò,riêng UL chắc thầy nhầm lẫn..Này nhé hình dung UL dạo đóo,thật chăm chăm qua mail trong chợ nhỏ của các huynh tỷ nhớn:thèng ko ra thèng,con chưa ra con(dáng vẻ con gái ấy),đi thì lắc lư ,áo chuyên đứt khuy(may mà quần âu cài cúc bên ),tóc cũng bắt chước để tóc dài,bím đôi bên luôn bị xù tung,do chạy nhảy chơi đùa,nhất là trò chơi ném bóng tù binh...chứ ko phải tóc tai mượt mà đen nhánh như quế ngoan LH và nhiều Quế nữ khác.
    Nhớ là có ba đội múa chính chung cho cả khu dân tộcnữa(ko kể các đội của các lớp nhé):đội múa Tan Cuong-gồm các quế xinh đẹp ra dáng thiếu nữ xinh tươi,có ba vòng đo chuân chuẩn nè:LH,TranHue...ai nữa các quế chỉ dùm nhen....Đội múa TayTang:quế như bé hơn chut(về hình dáng,chiều cao lúc ấy)nhớ có nè:ThanhXuan,HongVan,HangNga...bổ sung típ đi các Quế.Đội múa nhí là bé nhất(gì mà dân tộc Choang ấy),còi rí còi rị ,lớp 7 rồi mà UL zô đội múa nhí ni,nhớ có các
    quế:PL,NgoVan,Thuỷ,Hạnh.,ThuyHanh,HoNga..ko nhớ hết...

    Trả lờiXóa
  37. QMF: LH no nịnh mừ. Đẹp là cho người trẻ, dễ thương là cho phụ huynh mừ. Ai cũng cười rất tươi. Nụ cười toát lên vẻ vui mừng rất mãn nguyện và bất ngờ. Ai cũng gầy gầy nhìn mạnh khỏe. Dáng lưng và búi tóc mẹ chị toát lên vẻ tần tảo của mẹ VN nói chung và có cả hình anh của mẹ e. Ko ngờ thầy Thịnh đến Huế tìm HS. Rất tiếc LH rất thương thầy nhưng ko được gặp lại thầy.
    UL: Nhớ nhiều hen! toàn những kỷ niệm dễ thương hen?

    Trả lờiXóa
  38. Người đầu tiên nhận ra là thầy Thịnh, MF, chị Sen. sau là anh Minh "đét", Võ Thắng những người khác thì chưa gặp.Từ hồi về nước (1972)đến giờ mới "gặp" lại thầy Thịnh. Thầy dạy văn và Chủ nhiệm lớp 7B của mình (1971-1972). Nhớ thầy ghê! Chủ nhiệm lớp... Đánh đàn accooc...Chỉ huy dàn hợp xướng...Kể chuyện...Các quế đã từng được học thầy có nhớ một đặc điểm của thầy khi giảng văn: luôn kẹp phấn bằng ngón trỏ và ... nhiều "ông tướng" đã lãnh đủ khi nói chuyện riêng trong lớp.

    Trả lờiXóa
  39. @LH: Cám ơn muội đã "nịnh" PH hết sức dễ thương và cảm động. MF may mắn vì có một người mẹ như thế, hy sinh cho đến những giây phút cuối đời đau đớn nhưng không hề một tiếng kêu rên.
    @LĐT: Cám ơn Quế nhắc MF mới nhớ là thầy thường ôm cái accooc, dáng thầy đưnghs chỉ huy dàn hợp xướng dường như vẫn rất sống động, cách chỉ huy của thầy làm âm hưởng trào dâng hơn .. e hèm, zưng mà Quế bé cái nhầm nha, ở Quế có mấy người giống nhau dễ bị nhầm, ví dụ tỉ Sen mập với tỉ Ba "Trịnh", Tỉ Sáu với tỉ Dung ..., vụ "lãnh" phấn thì MF thấy các Quế giai nhận được của từ nhìu thầy, nhớ nhất hồi lớp 2, lần đầu MF thấy thầy Trường nổi giận, cho Quế Trịnh Minh Quốc (hắn mất rùi) đang quậy một thỏi xoẹc ngang một vệt trắng trên cái má đen hồng bầu bĩnh của hắn, cả lớp im re. Rứa chơ biết tội rồi đứa nèo cũng yêu thương thầy hết. Chơ bây chừ mà zậy a: trò méc phụ huynh (chưa kể uýnh lại thầy, quay video), phụ huynh kiện nhà trường, nhà trường kiu phóng viên tới, phóng viên đăng bài mùi mẫn lên báo, Bộ về kiểm tra, giáo viên về nhà làm nội trợ! ... hic hic

    Trả lờiXóa
  40. QMF: thương ha chị! ba mẹ của chúng ta. Hôm ra ĐN, em theo xe anh Đạo về Quế sơn - quê ảnh. Thấy ba mẹ ảnh già cả nhưng rất vui tính. Anh Đạo kể hồi xưa má anh bị giặc tra tấn giã man. Chúng chích điện liên tục cho bà ngất đi sống lại. đến nỗi sau giải phóng đến vài năm, mẹ của anh vẫn bị lên những cơn co giật và nói những lời đã nói với giặc. Xót xa ha. Ko ngờ dáng dấp nhỏ bé của bà lại bất khuất đến thế. Gặp lh là chết liền từ lần giật điện đấu tiên.

    Trả lờiXóa
  41. Mình nhớ lại:thường trong các buổi biểu diễn VNghe(là lứa Quế bé sau ni).Quế ĐoHanh giới thiệu chương trình,Q ĐoHanh chỉ cần tí son phấn lên vậy mà khi lên sân khấu rất bắt hình-ăn ảnh à-ko lẽ ăn ánh sáng-quế ấy đẹp long lanh dưới ánh đèn sân khấu ,hai bím tóc đen nhánh,giọng nói nhỏ nhẹ rõ ràng và truyền cảm,gương mặt thuỳ mị nết na,vì vậy quế ấy luôn là người giới thiệu...Lần đó như quế ĐHanh bị ốm,thầy Thịnh phải thử vài Quế khác để chọn thay thế,trong số đó có mình,các bạn khác mình ko nhớ là có ai nữa-lâu quá rồi....đến lân mình,thầy dặn ,cháu cứ tự nhiên đừng quá căng thẳng mà ảnh hưởng đến biểu cảm của nét mặt...trời nóng quá ,đang đọc,mình đưa tờ giấy viết chương trình....quạt phe phẩy...tự nhiên quá xá thành là vô duyên...nhưng thầy ko mắng,nhỏ nhẹ giảng cho mình hiểu:nét tự nhiên biểu hiện trên khuôn mặt,chứ ko phải tay hay chân hoạt động,mặt tươi lên nhưng ko phải cười toe toét thành tiếng,muốn vậy,khi đọc một đoạn xong,ngước nhìn lên,phải nhìn xa xa cuối hội trường,chứ ko phải nhìn cụ thể vào một ai cả,như vậy mọi người nhìn lên đều thấy cháu rất tươi và dường như nhìn hết mọi người....và nhìu nhìu lời dặn nữa ,mình toát hết mồ hôi hột,vốn nghịch ,ít bít sợ đám đông ,vậy mà ....lần đó chỉ mong sao QĐoHanh mau lành bịnh,giải thoát dùm zụ này...cũng may cho mình đến gần ngày biểu diễn ĐHanh khỏi bịnh...Thầy lo xa ,tìm người xơ cua phòng...Nhiều khi thầy chu đáo như người mẹ vậy,đám quế nhí múa xong thường ít để ý giăt đồ múa,biết vậy thầy gom lại ,nhờ giăt giũ ,xếp đàng hoàng đỡ nhăn nheo,vì toàn đồ lụa tơ tằm-lấy đâu bàn ủi khi đó...chút kỷ niệm nhớ về thầy Thịnh...

    Trả lờiXóa
  42. Ngày ở Quế, tổng điều hành về chăn nuôi, vẽ - thầy Trì (Tạ Tấn Tri Huyền), tổng điều hành về văn nghệ - thầy Thịnh. Kẻ nào muốn ăn trứng (gà, vịt, gà tây...) hay hỏi mấy tên chăn nuôi, coi trại chăn nuôi; Muốn ca hát - nhảy múa - đánh đàn, sáo - đơn ca, đồng ca ... thầy Thịnh là tổng quản. Còn vụ phấn bay, theo LĐT là chính xác, cực kỳ điêu luyện, như mấy nhân vật trong truyện chưởng của Kim Dung chắc nguồn gốc từ sự tả thực của LĐT thì phải?!.

    Trả lờiXóa
  43. Về nguồn gốc các cuốn sách chu du trong cộng đồng Quế, ngoài những gì ND 15:07:00 11-08-2014 liệt kê còn có thêm nguồn sách nữa: khi các anh chị lớp trên về nước (thời trường cũ là chính), tụi mình hay lên trên phòng các anh, chị đã về để thu thập các cuốn sách có giá tri văn học. Những cuốn sách như: "AivanHo", "Hội chợ phù hoa", "Thép đã tôi thế đấy", Bộ sách "Đông chu liệt Quốc", "Tam quốc diễn nghĩa", các tác phẩm của ĐuyMa cha - con ... không hiểu sao vẫn đến tay các Quế nhỏ sau này? Sau này khi học ở nước ngoài, mình có thói quen sau khi học kỳ hoặc hết khóa, là mua sách về, đọc nghiến ngấu cho đến hết các tác phẩm bằng tiếng Việt do mình mua về, sau đó ký tên và để lại cho các người còn ở lại hoặc học sau.

    Trả lờiXóa
  44. @ND 16:02:00 13-08-2014: còm ni nghe mùi giống QMH wá! Lâu ni Quế biến đi đâu làm trang Quế nhớ bạn ...

    Trả lờiXóa
  45. Thật sự khi xem ảnh MF đưa ra thầy Thịnh là rõ nhất, tôi thấy khuôn mặt quen nhưng thật sự không thể nghĩ ra là ai. Thầy Thịnh dạy văn thì tôi không lạ. Khuôn mặt thầy có di chứng của bệnh thủy đậu nhưng nụ cười thì rất tươi và thỏa mái. Thầy đánh bóng chuyền toàn đệm chứ không búng, tìm hiểu vì sao: hóa ra thầy sợ búng nó cứng ngón tay gảy đàn ghi-ta không chuẩn.Thầy chủ nhiệm và dạy văn lớp 7E sát lớp 7H của tôi. Khóa 7 cuối cùng của trường CIINVB là kh 74-75 có 6 lớp (ABCDEH) và tôi nhớ có các thầy dạy văn: thầy Sợi, thầy Chi, Thầy Thịnh và thầy Vượng (dạy lớp tôi). Tôi ko học thầy Thịnh nhưng có được nghe thầy nói chuyện văn chương khi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm học tập. Thầy có đặc điểm nhập tâm với chủ đề đang nói, có những lúc thầy vừa nói nhưng nước mắt rưng rưng với những ngữ cảnh cảm động mà thầy đang đề cập. Cái cách nói chuyện văn chương của thầy làm tôi nhớ suốt dù sau này tôi được học nhiều thầy, nhiều môn nhiều trường, nhưng chưa ai có thể hút người như cách nói chuyện văn chương như thầy Thịnh. Tôi có nhớ nhầm không ta??? Tôi chưa (và ko bao giờ có dịp nữa) ghé thăm thầy vì có biết thầy ở mô đâu? Nhưng mà như thế không có nghĩa tôi là "con cá sấu nằm ở nhà khóc than???"

    Trả lờiXóa
  46. @TGTB: Chính xác đó đệ, ai cũng cảm nhận như nhau về thầy. (MF cũng chỉ có kỷ niệm về thầy như TGTB thôi, có lẽ nhiều hơn chút vì MF lúc í là trong "lực lượng văn nghệ" và cũng thỉnh thoảng thi thố văn chương, nên tiếp xúc với thầy nhiều hơn, nhưng cũng không ngờ thầy nhớ tới mình mà tìm thăm mình). Và thầy dường như cũng không tìm đâu ra một lực lượng các "fan" đặc biệt như thế. Vì vậy năm ấy có cơ hội là thầy đi tìm trò, cứ nghĩ tiếc rằng lúc ấy mình còn thơ dại quá, chỉ biết tiếp thầy đến, chứ chưa biết và chưa có điều kiện để có thể đưa thầy đi đây đó mà thăm các Quế cho thỏa lòng thầy. Và thầy ra đi sớm quá, không kịp cho nhiều Quế có cơ hội gặp lại thầy...

    Trả lờiXóa
  47. Tôi lại nhớ thầy Thịnh nhất không phải trong văn nghệ(dù tôi cũng trong đội đồng ca), mà nhớ nhất là thầy hay kể chuyện, tôi nhớ nhất đó là chuyện" những người khốn khổ", bây giờ tôi vẫn còn ấn tượng, hôm đó thầy tập trung đông lắm, ngồi ở sân bóng rổ, gần bãi tha ma(nơi chúng ta trồng rau nuôi cá í),thầy tả cảnh chiến trận nơi ấy bao nhiêu xác người, có 1 bóng đen bò đi tìm đồng hồ và nhẫn vàng của người chết...cả bọn sợ rú cả lên, sau này khi đọc lại truyện, tôi thấy chẳng giống và hấp dẫn như khi thầy kể, té ra thầy kết hợp lịch sử vào với truyện trong bối cảnh thật của câu chuyện, nghĩ vẫn thấy nể quá nể thầy đó, còn nể cả tài vẽ bản đồ bằng tay trái của thầy. Ôi trời! Nhớ thầy quá!

    Trả lờiXóa
  48. @Quế nhỏ: Quế làm MF nhớ chính mình hình như cũng ngồi trong buổi nghe kể chuyện đó, hay là thầy làm như vậy với các lớp khác nhau nhỉ? Không riêng gì thầy, thầy Thái cũng vậy, kể chuyện cổ tích mà cứ" gió hú từng cơn, từng cơn trên ống khói trong đêm khuya..." sởn cả gai ốc, sau này mỗi lần sang Scotland, xứ sở đầy lâu đài, nhà cổ, ống khói, là MF lại nhớ đến những câu chuyện của thầy! Các thầy còn mãi với tụi em là vậy đó!

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]