TẾT LẠNH 3
Tác giả: CD. http://hocsinhmiennam.com/tet-lanh-3/
Có một câu nói rất hay là Hãy giấu kín cuộc đời anh và phổ biến tri thức của anh. Nhưng nếu cuộc đời tôi chính là tri thức duy nhất đáng giá của tôi thì sao?
Tủi sầu xuân phương Bắc tuyết mênh mang…
Ngoài lái xe, trên mỗi xe có một bác sĩ với hộp thuốc và dụng cụ y tế. Lúc ấy khu vực Nam Trung Quốc đang có dịch viêm màng não.
Đoàn xe đi giữa vùng đồi núi vào xuân ở một đất nước đang diễn ra cuộc Đại cách mạng văn hóa không tiền khoáng hậu.
Trên nền cỏ xanh mướt lưng đồi, người ta rải sỏi trắng thành những khẩu hiệu loại Nhân dân vạn tuế, Mao Chủ tịch vạn tuế, cách năm bảy km vẫn nhìn thấy rất rõ. Nhưng ấn tượng nhất có lẽ là một tấm băng vải đỏ buông từ nóc xuống ngang đầu trẻ con trước một ngôi nhà bốn năm tầng ở Nam Ninh, rộng khoảng một chiiếc chiếu đôi, chỉ sơn bốn chữ Nhân dân vạn tuế màu vàng!
Hoành tráng thì hoành tráng, nhưng có phần khôi hài. Nhân dân thì tự nhiên là vạn tuế, cần gì ai chúc tụng!
Nhưng có thể chính lời chúc tụng ấy cũng góp phần đưa mấy mươi triệu người Trung Quốc tới những cái chết phi mạng trong Đại cách mạng văn hóa.
Sực nhớ lúc trên đường tới Nam Ninh, phấn khích trước quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ, trời đất vào xuân, các bạn học trên xe cao giọng hát bài Đông phương hồng “Đông phương hồng, mặt trời lên, Trung Hoa chúng ta có Mao Trạch Đông…”, vừa hát vừa vỗ tay đánh nhịp. Nhưng quay qua nhìn chú bác sĩ khoảng trên ba mươi tuổi ngồi cạnh lại không thấy ông có vẻ gì phấn khích, chỉ uể oải khẽ vỗ tay theo, gương mặt kiên nghị dường như thỉnh thoảng thoáng gợn lên nét mỉa mai pha niềm cay đắng…
Quầy hàng lưu niệm ở khách sạn Nam Ninh bài trí lộng lẫy nhưng hàng hóa lèo tèo, món được bày bán nhiều nhất là tượng và huy hiệu Mao Trạch Đông. Huy hiệu có rất nhiều loại, có loại to bằng cái nắp ca, vuông tròn bầu dục chữ nhật hình thoi đủ kiểu đủ dáng.
Khách sạn Nam Ninh cho ăn rất ngon, có tới bảy tám món, trong đó có món canh trứng, nhưng món nào cũng béo ngậy, nghe mùi là phát ngán. Buổi tối đang ăn cơm trong phòng ăn lớn chợt tiếng loa phóng thanh vang lên, nói bằng tiếng Việt rất chuẩn “Các em học sinh Việt Nam chú ý! Thể theo nguyện vọng của các em, Ban quản lý Khách sạn Nam Ninh quyết định tặng mỗi em một chiếc huy hiệu của Chủ tịch Mao Trạch Đông…”. Gần như tất cả học sinh đều buông đũa vỗ tay hoan hô ầm ầm.
Đám đông vốn dễ bị lôi kéo…
Cuối mùa hè năm sau về nước, khoảng 22h đã lên xe lửa chợt tiếng loa phóng thanh vang lên yêu cầu học sinh Việt Nam xuống xếp hàng để chính quyền và nhân dân Quế Lâm đưa tiễn. Một đoàn Hồng vệ binh đeo băng đỏ trên tay áo rầm rập chạy vào, cũng xếp hàng một gắn cho mỗi học sinh Việt Nam một cái huy hiệu Mao Trạch Đông, bắt tay “Chai chen” (Tái kiến) rồi quay đi. Nghi thức đơn giản đầy tính chất hình thức, không có chút tình cảm nào.
Nhưng đám đông vốn dễ bị khuất phục…
***
Ngoài trường Thiếu sinh quân tức Trường Văn hóa quân đội đóng ở một chỗ riêng biệt, khu học xá Quế Lâm lúc ấy có năm trường tức ba trường Học sinh miền Nam cấp 1, 2, 3, trường Dân tộc Trung ương tức Học sinh miền Nam người các dân tộc Tây Nguyên (Kso Phước nguyên Chủ tịch Ủy ban Dân tộc của Quốc hội là học trường này) và Trường Nhi đồng miền Nam do bác gái Nguyễn An Ninh phụ trách. Khu học xá rất rộng, nhà cửa phòng ốc khang trang, có đủ sân bóng đá bóng chuyền bóng rổ, bàn bóng bàn thì rải rác khắp nơi, khu tập thể thao gồm đường chạy, hố nhảy cao nhảy xa, xà đơn xà kép xà lệch…, nghe nói vì học sinh tạm nghỉ học đi làm cách mạng văn hóa nên bỏ trống. Khu học xá nằm sát một cái hồ thông với sông Ly Giang, chung quanh toàn đồi núi, mùa đông có khi lạnh tới -10 độ C nhưng mùa hè nóng tới 45 – 50 độ. Lúc qua là mùa xuân, tuyết bắt đầu tan nên rất lạnh.
Được phát áo bông chăn bông, nệm bông và drap trải giường, chậu, ca và thố tráng men vân vân. Chăn bông Việt Nam chỉ có hai cân, không đủ chống lạnh, chăn bông Trung Quốc nặng tới năm cân. Kế được phát thêm mũ bông, giày da, sau đổi phát mũ lông. Rút thăm trúng được một cái mũ da lông cừu thật, đội lên rất giống người Mông Cổ. Nằm giường đôi, dưới mỗi giường có hai cái hộc để cất ba lô quần áo, có chìa khóa riêng.
Chưa vào học ngay mà được nghỉ nửa tháng, giường trong phòng ngủ đặt song song nhưng có lệnh không được nằm cùng chiều, một đứa quay đầu ra cửa thì đứa nằm cạnh quay chân ra cửa đề phòng bị viêm màng não lây cho nhau qua hơi thở, chỉ hơi cảm cúm sổ mũi là bị cách ly ngay. Ngoài những trường hợp máu không đông, học sinh toàn trường đều được cắt amiđan đề phòng lạnh quá bị viêm, việc chăm sóc sức khỏe trong thời gian đầu mới tới Quế Lâm rất được coi trọng, tất cả đều do bác sĩ Trung Quốc phụ trách.
Thời gian đầu chưa có cấp dưỡng Việt Nam, nhà ăn cũng do cấp dưỡng Trung Quốc phụ trách, toàn ăn cơm hấp trong khay. Thực đơn cũng không kém, nhớ nhất là món thịt xào cải bẹ, heo Trung Quốc sống ở xứ lạnh nên rất mập, miếng thịt từ ngoài vào trong khoảng một gang tay chỉ có hai ba phân thịt còn toàn là mỡ, mùa đông cắn vào cảm thấy như mỡ vọt ra trong miệng, nhưng đúng là không ăn như thế thì không chịu nổi cái rét. Có một căntin dành riêng cho cán bộ và học sinh Việt Nam, hàng hóa phong phú chứ không như ngoài Quế Lâm. Một số dân Trung Quốc bên ngoài vảo trường câu cá thường nhờ học sinh Việt Nam mua giùm thuốc lá, diêm quẹt, pile đèn, nói chung là những hàng tiêu dùng bình thường nhưng ở Quế Lâm lúc ấy lại thuộc loại khan hiếm.
Quế Lâm lúc ấy là thành phố thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang (Tráng), có sông Ly Giang thơ mộng, có Lô Địch nham kỳ lạ, thạch nhũ như rừng, các Công xã nhân dân ngoài làm ruộng đánh cá còn trồng đào trồng cam, nhưng dân khổ lắm. Nhà ăn của khu học xá dài hàng trăm mét, chứa được cả ngàn người, phía cửa ra vào có một dãy máng xi măng cạnh tường, cách khoảng một mét gắn một vòi nước để rửa bát đũa, máng có lổ thông ra dưới tường bên ngoài, có sọt hứng cơm rơi cơm vãi trôi ra để nuôi heo, nhưng dân cứ xông vào múc bừa, thịt vụn rau cải thì ăn luôn tại chỗ còn cơm thì nghe nói họ mang về phơi khô để ăn, người lớn đã đành nhưng có khi có cả trẻ em trạc tuổi mình, quần áo rách rưới, dáng vẻ đói khát rất tội nghiệp. Hồi đó trường có mấy chiếc xe tải hàng tuần đi nhận gạo thịt rau dưa than củi, mỗi lần nhận vài tấn heo sống mang về nhốt vào chuồng giết dần, phải có cơm ấy để nuôi, họ múc nhiều quá thì heo đói, giật lại đổ vào sọt thì họ lạy lục năn nỉ, có người thậm chí còn lớn tiếng sừng sộ, tuy ngôn ngữ bất đồng nhưng đại thể cũng hiểu họ nói gì, quả thật Làm chó thời bình còn hơn làm người thời loạn!
Cuối mùa xuân năm ấy còn đang học lớp 6, giờ ra chơi ra phía sau lớp nhìn qua bên kia hồ, thấy trên sườn đồi có năm sáu người khiêng một bó chiếu dài dài, đi đầu là một ông già mặc quần áo đen nhìn ngắm chỉ chỏ, kế cả bọn buông bó chiếu xuống đào hố, vào gọi các bạn học ra cùng xem, có đứa nói là họ chôn người chết, nghèo quá không có quan tài nên bó chiếu, ông già kia có lẽ là thầy địa lý. Cũng hơi sợ nhưng tò mò, giờ tự học chiều hôm sau theo bờ hồ vòng qua xem, tới dưới đồi nghe tiếng chó tru, đi lên khoảng ba mươi bước thì nhìn thấy một cảnh tượng rợn người: hơn ba chục con chó hoang đã bới cái xác lên, đang cắn xé giành giật, còn nhớ như in hình ảnh một con chó đen ngậm khúc ruột tím tái lòng thòng quay bên nọ lắc bên kia giữ phần!
Càng gần mùa hè tiếng súng càng nhiều. Có tin đồn một đoàn tàu lửa chở hơn 1.000 tấn võ khí cúa Liên Xô viện trợ cho Việt Nam bị Hồng vệ binh bóc đường ray ách lại ở Nam Ninh, họ lấy hêt súng đạn trên đó phân phát cho nhau. Không biết đúng không, nhưng bị bắn bừa hai lần suýt mất mạng vào mùa xuân và mùa hè năm sau thì đều là đạn AK. Có một buổi chiều họ dựng súng cối trên núi bắn bừa ra chung quanh, đạn rơi sát mép hồ phía trường cạnh một cái giếng (toàn bọn nam sinh có ghẻ ra tắm nên cả trường gọi là Giếng Ghẻ), bùn sình bay rào rào, bọn có ghẻ đang tắm ở đó hoảng sợ ôm quần áo chạy thục mạng. Cuối 1967 có lần vào cuối buổi trưa họ đánh nhau rút lui qua trường, người lành dìu người bị thương, mặt đầy sát khí, tay súng tay lựu đạn giống hệt như trong các bộ phim về cuộc Vạn lý trường chinh, học sinh cả trường đi ăn cơm về nhìn thấy đều bàn tán xôn xao, hơn một tuần sau bên ngoài đưa mấy trung đội Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc vào làm nhiệm vụ cảnh vệ trong và ngoài khu học xá, tình hình mới tạm yên. Quân đội đứng ngoài các xung đột bè phái nên xung đột vũ trang không đến nỗi trở thành nội chiến nhưng chính quyền cấp cơ sở gần như hoàn toàn bất lực, một bộ phận Hồng vệ binh thổ phỉ hóa lộng hành bất kể pháp luật. Căntin của khu học xá phục vụ đến 21h mỗi ngày, có ba cô nhân viên người Trung Quốc bán hàng, đều trầm lặng ít nói ít cười, một hôm chỉ thấy có hai cô, đều đeo băng tang trên ngực. Về sau có bạn học nói một trong ba cô tối đi làm về tới gần nhà thì bị bắn, bọn người kia bắn xong còn hỏi làm việc ở đâu, cô thều thào nói phục vụ trong Khu học xá Việt Nam, họ biết bắn lầm nhưng cũng thản nhiên bỏ đi.
Giữa mùa hè 1967 trường bị cướp nguyên một xe thịt heo mấy tấn, chuyện xảy ra như trong phim găngxtơ. Đại khái nhân viên tiếp liệu và lái xe đi nhận heo, trên xe còn có vài học sinh cấp ba đi theo lùa heo lên xuống, nhận xong quay về còn cách trường bảy tám km thì một toán người có võ trang nổ súng chặn xe lại, một học sinh ngồi trên thùng xe bị đạn sượt qua thái dương máu chảy ròng ròng, lái xe và nhân viên tiếp liệu vội xuống xe xuất trình giấy tờ, họ vung vẩy súng đuổi tất cả xuống rồi lên xe lái đi, mấy chú cháu đành vừa chửi vừa dìu nhau cuốc bộ về trường. Trường báo lên Lãnh sự quán ở Nam Ninh, Lãnh sự báo lên Đại sứ quán ở Bắc Kinh, Thủ tướng Chu Ân Lai được tin ra lệnh cấp cho hai lá cờ vàng to bằng nửa cái chiếu, trên in hai chữ Đặc thông (Thông hành đặc biệt) và con dấu Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa màu đỏ, từ đó không bị cướp thực phẩm nữa, nhưng lần ấy cũng báo hại cả khu học xá ăn cơm với muối dầu (muối đổ vào chảo rang lên với dầu lạc) gần một tháng, ăn tới hôm thứ ba thì trong người bứt rứt, ngửi thấy mùi là buồn nôn. Rau sam lá ớt trong trường đều bị học sinh vặt trụi nấu canh, bắt đầu biết nấu nướng là từ đó.
Lên lớp 7, học được nửa học kỳ 1 thì vào đông. Trời lạnh dần, cuối năm bắt đầu có tuyết, càng gần Tết càng lạnh, nước hồ chỗ gần bờ đóng băng, nước máy trong ống nước cũng đóng thành băng, than củi thiếu thốn, ngoài nước uống chỉ đủ nước nóng cho một khối tắm giặt một ngày, đại khái một tuần mới có thể tắm giặt một lần, phần nhiều đều bị nứt nẻ, những chỗ đầu khớp ngón chân ngón tay nứt toác ra đỏ lói, chỉ không có máu tươi chảy ra. Phòng y tế của trường cũng phát thuốc chống nẻ, nhưng trời lạnh không mang tất mang găng thì không chịu nổi, găng tay thì vào giờ học phải tháo ra để viết bài, chứ tất chân thì có đứa lười mang luôn cả tuần, hôm được tắm giặt máu mủ rỉ ra khô lại đã dính bết vào những chỗ nứt nẻ, giật ra là bật máu, càng rất khó lành. Nhưng thê thảm nhất là gần Tết lại có dịch viêm màng não, nghe nói Trường Dân tộc có một hai bạn chết, không biết đúng không nhưng trường Thiếu nhi miền Nam thì đúng là có một em chết. Nghe tin lò dò xuống bệnh xá đứng ở ngoài ngóng cổ nhìn vì học sinh đều bị cấm không cho vào, không biết em nhỏ ấy tên gì, là trai hay gái, cha mẹ là ai, chỉ là lát sau thấy các cô chú y tá dùng cáng chuyển xác đi qua hành lang, có một cánh tay nhỏ bé thò ra ngoài tấm chăn trắng, bất giác chạnh lòng ứa nước mắt, quả thật không phải sợ chết mà là xót xa vì chết bơ vơ nơi đất lạ quê người.
Sắp Tết thì miền Nam dồn dập báo tin thắng trận. Trên sân trường gió tung tuyết lạnh, học sinh tụ tập từng nhóm đứng nghe bản tin chiến sự của Đài Tiếng nói Việt Nam truyền qua loa phóng thanh, hò hét vang trời “Giải phóng rồi, được về Nam rồi”. Lò sưởi trong phòng học, phòng ngủ thỉnh thoảng cháy bùng lên vì có đứa phấn khích xé cả sách vở vứt vào đốt “Giải phóng rồi, học làm gì nữa, lo về Nam thôi!”.
Nhưng ngay sau đó, tin dì Lê Thị Riêng hy sinh trong Tết Mậu thân đã tới tai hai con dì là Minh Chánh, Chí Công. Nhiều bạn học người miền Trung chắc cũng gặp cảnh ngộ tương tự. Nỗi khao khát hồi hương như ngọn lửa đốt sách bùng lên trong lò sưởi năm ấy đã mau chóng lụi tàn nhường chỗ cho những nghẹn ngào không tên kéo dài thêm bảy năm nữa, đến tháng 4. 1975…
Đêm giao thừa năm ấy khối 7 dường như không ai ngủ, cả phòng hơn trăm học sinh nam ánh lửa thuốc lá lập lòe đến tận 3h00 sáng. Ngoài trời gió nổi càng mạnh.
Tết trắng tuyết Trung Hoa.
Tháng 2. 2008
Ngoài lái xe, trên mỗi xe có một bác sĩ với hộp thuốc và dụng cụ y tế. Lúc ấy khu vực Nam Trung Quốc đang có dịch viêm màng não.
Đoàn xe đi giữa vùng đồi núi vào xuân ở một đất nước đang diễn ra cuộc Đại cách mạng văn hóa không tiền khoáng hậu.
Trên nền cỏ xanh mướt lưng đồi, người ta rải sỏi trắng thành những khẩu hiệu loại Nhân dân vạn tuế, Mao Chủ tịch vạn tuế, cách năm bảy km vẫn nhìn thấy rất rõ. Nhưng ấn tượng nhất có lẽ là một tấm băng vải đỏ buông từ nóc xuống ngang đầu trẻ con trước một ngôi nhà bốn năm tầng ở Nam Ninh, rộng khoảng một chiiếc chiếu đôi, chỉ sơn bốn chữ Nhân dân vạn tuế màu vàng!
Hoành tráng thì hoành tráng, nhưng có phần khôi hài. Nhân dân thì tự nhiên là vạn tuế, cần gì ai chúc tụng!
Nhưng có thể chính lời chúc tụng ấy cũng góp phần đưa mấy mươi triệu người Trung Quốc tới những cái chết phi mạng trong Đại cách mạng văn hóa.
Sực nhớ lúc trên đường tới Nam Ninh, phấn khích trước quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ, trời đất vào xuân, các bạn học trên xe cao giọng hát bài Đông phương hồng “Đông phương hồng, mặt trời lên, Trung Hoa chúng ta có Mao Trạch Đông…”, vừa hát vừa vỗ tay đánh nhịp. Nhưng quay qua nhìn chú bác sĩ khoảng trên ba mươi tuổi ngồi cạnh lại không thấy ông có vẻ gì phấn khích, chỉ uể oải khẽ vỗ tay theo, gương mặt kiên nghị dường như thỉnh thoảng thoáng gợn lên nét mỉa mai pha niềm cay đắng…
Quầy hàng lưu niệm ở khách sạn Nam Ninh bài trí lộng lẫy nhưng hàng hóa lèo tèo, món được bày bán nhiều nhất là tượng và huy hiệu Mao Trạch Đông. Huy hiệu có rất nhiều loại, có loại to bằng cái nắp ca, vuông tròn bầu dục chữ nhật hình thoi đủ kiểu đủ dáng.
Khách sạn Nam Ninh cho ăn rất ngon, có tới bảy tám món, trong đó có món canh trứng, nhưng món nào cũng béo ngậy, nghe mùi là phát ngán. Buổi tối đang ăn cơm trong phòng ăn lớn chợt tiếng loa phóng thanh vang lên, nói bằng tiếng Việt rất chuẩn “Các em học sinh Việt Nam chú ý! Thể theo nguyện vọng của các em, Ban quản lý Khách sạn Nam Ninh quyết định tặng mỗi em một chiếc huy hiệu của Chủ tịch Mao Trạch Đông…”. Gần như tất cả học sinh đều buông đũa vỗ tay hoan hô ầm ầm.
Đám đông vốn dễ bị lôi kéo…
Cuối mùa hè năm sau về nước, khoảng 22h đã lên xe lửa chợt tiếng loa phóng thanh vang lên yêu cầu học sinh Việt Nam xuống xếp hàng để chính quyền và nhân dân Quế Lâm đưa tiễn. Một đoàn Hồng vệ binh đeo băng đỏ trên tay áo rầm rập chạy vào, cũng xếp hàng một gắn cho mỗi học sinh Việt Nam một cái huy hiệu Mao Trạch Đông, bắt tay “Chai chen” (Tái kiến) rồi quay đi. Nghi thức đơn giản đầy tính chất hình thức, không có chút tình cảm nào.
Nhưng đám đông vốn dễ bị khuất phục…
***
Ngoài trường Thiếu sinh quân tức Trường Văn hóa quân đội đóng ở một chỗ riêng biệt, khu học xá Quế Lâm lúc ấy có năm trường tức ba trường Học sinh miền Nam cấp 1, 2, 3, trường Dân tộc Trung ương tức Học sinh miền Nam người các dân tộc Tây Nguyên (Kso Phước nguyên Chủ tịch Ủy ban Dân tộc của Quốc hội là học trường này) và Trường Nhi đồng miền Nam do bác gái Nguyễn An Ninh phụ trách. Khu học xá rất rộng, nhà cửa phòng ốc khang trang, có đủ sân bóng đá bóng chuyền bóng rổ, bàn bóng bàn thì rải rác khắp nơi, khu tập thể thao gồm đường chạy, hố nhảy cao nhảy xa, xà đơn xà kép xà lệch…, nghe nói vì học sinh tạm nghỉ học đi làm cách mạng văn hóa nên bỏ trống. Khu học xá nằm sát một cái hồ thông với sông Ly Giang, chung quanh toàn đồi núi, mùa đông có khi lạnh tới -10 độ C nhưng mùa hè nóng tới 45 – 50 độ. Lúc qua là mùa xuân, tuyết bắt đầu tan nên rất lạnh.
Được phát áo bông chăn bông, nệm bông và drap trải giường, chậu, ca và thố tráng men vân vân. Chăn bông Việt Nam chỉ có hai cân, không đủ chống lạnh, chăn bông Trung Quốc nặng tới năm cân. Kế được phát thêm mũ bông, giày da, sau đổi phát mũ lông. Rút thăm trúng được một cái mũ da lông cừu thật, đội lên rất giống người Mông Cổ. Nằm giường đôi, dưới mỗi giường có hai cái hộc để cất ba lô quần áo, có chìa khóa riêng.
Chưa vào học ngay mà được nghỉ nửa tháng, giường trong phòng ngủ đặt song song nhưng có lệnh không được nằm cùng chiều, một đứa quay đầu ra cửa thì đứa nằm cạnh quay chân ra cửa đề phòng bị viêm màng não lây cho nhau qua hơi thở, chỉ hơi cảm cúm sổ mũi là bị cách ly ngay. Ngoài những trường hợp máu không đông, học sinh toàn trường đều được cắt amiđan đề phòng lạnh quá bị viêm, việc chăm sóc sức khỏe trong thời gian đầu mới tới Quế Lâm rất được coi trọng, tất cả đều do bác sĩ Trung Quốc phụ trách.
Thời gian đầu chưa có cấp dưỡng Việt Nam, nhà ăn cũng do cấp dưỡng Trung Quốc phụ trách, toàn ăn cơm hấp trong khay. Thực đơn cũng không kém, nhớ nhất là món thịt xào cải bẹ, heo Trung Quốc sống ở xứ lạnh nên rất mập, miếng thịt từ ngoài vào trong khoảng một gang tay chỉ có hai ba phân thịt còn toàn là mỡ, mùa đông cắn vào cảm thấy như mỡ vọt ra trong miệng, nhưng đúng là không ăn như thế thì không chịu nổi cái rét. Có một căntin dành riêng cho cán bộ và học sinh Việt Nam, hàng hóa phong phú chứ không như ngoài Quế Lâm. Một số dân Trung Quốc bên ngoài vảo trường câu cá thường nhờ học sinh Việt Nam mua giùm thuốc lá, diêm quẹt, pile đèn, nói chung là những hàng tiêu dùng bình thường nhưng ở Quế Lâm lúc ấy lại thuộc loại khan hiếm.
Quế Lâm lúc ấy là thành phố thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang (Tráng), có sông Ly Giang thơ mộng, có Lô Địch nham kỳ lạ, thạch nhũ như rừng, các Công xã nhân dân ngoài làm ruộng đánh cá còn trồng đào trồng cam, nhưng dân khổ lắm. Nhà ăn của khu học xá dài hàng trăm mét, chứa được cả ngàn người, phía cửa ra vào có một dãy máng xi măng cạnh tường, cách khoảng một mét gắn một vòi nước để rửa bát đũa, máng có lổ thông ra dưới tường bên ngoài, có sọt hứng cơm rơi cơm vãi trôi ra để nuôi heo, nhưng dân cứ xông vào múc bừa, thịt vụn rau cải thì ăn luôn tại chỗ còn cơm thì nghe nói họ mang về phơi khô để ăn, người lớn đã đành nhưng có khi có cả trẻ em trạc tuổi mình, quần áo rách rưới, dáng vẻ đói khát rất tội nghiệp. Hồi đó trường có mấy chiếc xe tải hàng tuần đi nhận gạo thịt rau dưa than củi, mỗi lần nhận vài tấn heo sống mang về nhốt vào chuồng giết dần, phải có cơm ấy để nuôi, họ múc nhiều quá thì heo đói, giật lại đổ vào sọt thì họ lạy lục năn nỉ, có người thậm chí còn lớn tiếng sừng sộ, tuy ngôn ngữ bất đồng nhưng đại thể cũng hiểu họ nói gì, quả thật Làm chó thời bình còn hơn làm người thời loạn!
Cuối mùa xuân năm ấy còn đang học lớp 6, giờ ra chơi ra phía sau lớp nhìn qua bên kia hồ, thấy trên sườn đồi có năm sáu người khiêng một bó chiếu dài dài, đi đầu là một ông già mặc quần áo đen nhìn ngắm chỉ chỏ, kế cả bọn buông bó chiếu xuống đào hố, vào gọi các bạn học ra cùng xem, có đứa nói là họ chôn người chết, nghèo quá không có quan tài nên bó chiếu, ông già kia có lẽ là thầy địa lý. Cũng hơi sợ nhưng tò mò, giờ tự học chiều hôm sau theo bờ hồ vòng qua xem, tới dưới đồi nghe tiếng chó tru, đi lên khoảng ba mươi bước thì nhìn thấy một cảnh tượng rợn người: hơn ba chục con chó hoang đã bới cái xác lên, đang cắn xé giành giật, còn nhớ như in hình ảnh một con chó đen ngậm khúc ruột tím tái lòng thòng quay bên nọ lắc bên kia giữ phần!
Càng gần mùa hè tiếng súng càng nhiều. Có tin đồn một đoàn tàu lửa chở hơn 1.000 tấn võ khí cúa Liên Xô viện trợ cho Việt Nam bị Hồng vệ binh bóc đường ray ách lại ở Nam Ninh, họ lấy hêt súng đạn trên đó phân phát cho nhau. Không biết đúng không, nhưng bị bắn bừa hai lần suýt mất mạng vào mùa xuân và mùa hè năm sau thì đều là đạn AK. Có một buổi chiều họ dựng súng cối trên núi bắn bừa ra chung quanh, đạn rơi sát mép hồ phía trường cạnh một cái giếng (toàn bọn nam sinh có ghẻ ra tắm nên cả trường gọi là Giếng Ghẻ), bùn sình bay rào rào, bọn có ghẻ đang tắm ở đó hoảng sợ ôm quần áo chạy thục mạng. Cuối 1967 có lần vào cuối buổi trưa họ đánh nhau rút lui qua trường, người lành dìu người bị thương, mặt đầy sát khí, tay súng tay lựu đạn giống hệt như trong các bộ phim về cuộc Vạn lý trường chinh, học sinh cả trường đi ăn cơm về nhìn thấy đều bàn tán xôn xao, hơn một tuần sau bên ngoài đưa mấy trung đội Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc vào làm nhiệm vụ cảnh vệ trong và ngoài khu học xá, tình hình mới tạm yên. Quân đội đứng ngoài các xung đột bè phái nên xung đột vũ trang không đến nỗi trở thành nội chiến nhưng chính quyền cấp cơ sở gần như hoàn toàn bất lực, một bộ phận Hồng vệ binh thổ phỉ hóa lộng hành bất kể pháp luật. Căntin của khu học xá phục vụ đến 21h mỗi ngày, có ba cô nhân viên người Trung Quốc bán hàng, đều trầm lặng ít nói ít cười, một hôm chỉ thấy có hai cô, đều đeo băng tang trên ngực. Về sau có bạn học nói một trong ba cô tối đi làm về tới gần nhà thì bị bắn, bọn người kia bắn xong còn hỏi làm việc ở đâu, cô thều thào nói phục vụ trong Khu học xá Việt Nam, họ biết bắn lầm nhưng cũng thản nhiên bỏ đi.
Giữa mùa hè 1967 trường bị cướp nguyên một xe thịt heo mấy tấn, chuyện xảy ra như trong phim găngxtơ. Đại khái nhân viên tiếp liệu và lái xe đi nhận heo, trên xe còn có vài học sinh cấp ba đi theo lùa heo lên xuống, nhận xong quay về còn cách trường bảy tám km thì một toán người có võ trang nổ súng chặn xe lại, một học sinh ngồi trên thùng xe bị đạn sượt qua thái dương máu chảy ròng ròng, lái xe và nhân viên tiếp liệu vội xuống xe xuất trình giấy tờ, họ vung vẩy súng đuổi tất cả xuống rồi lên xe lái đi, mấy chú cháu đành vừa chửi vừa dìu nhau cuốc bộ về trường. Trường báo lên Lãnh sự quán ở Nam Ninh, Lãnh sự báo lên Đại sứ quán ở Bắc Kinh, Thủ tướng Chu Ân Lai được tin ra lệnh cấp cho hai lá cờ vàng to bằng nửa cái chiếu, trên in hai chữ Đặc thông (Thông hành đặc biệt) và con dấu Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa màu đỏ, từ đó không bị cướp thực phẩm nữa, nhưng lần ấy cũng báo hại cả khu học xá ăn cơm với muối dầu (muối đổ vào chảo rang lên với dầu lạc) gần một tháng, ăn tới hôm thứ ba thì trong người bứt rứt, ngửi thấy mùi là buồn nôn. Rau sam lá ớt trong trường đều bị học sinh vặt trụi nấu canh, bắt đầu biết nấu nướng là từ đó.
Lên lớp 7, học được nửa học kỳ 1 thì vào đông. Trời lạnh dần, cuối năm bắt đầu có tuyết, càng gần Tết càng lạnh, nước hồ chỗ gần bờ đóng băng, nước máy trong ống nước cũng đóng thành băng, than củi thiếu thốn, ngoài nước uống chỉ đủ nước nóng cho một khối tắm giặt một ngày, đại khái một tuần mới có thể tắm giặt một lần, phần nhiều đều bị nứt nẻ, những chỗ đầu khớp ngón chân ngón tay nứt toác ra đỏ lói, chỉ không có máu tươi chảy ra. Phòng y tế của trường cũng phát thuốc chống nẻ, nhưng trời lạnh không mang tất mang găng thì không chịu nổi, găng tay thì vào giờ học phải tháo ra để viết bài, chứ tất chân thì có đứa lười mang luôn cả tuần, hôm được tắm giặt máu mủ rỉ ra khô lại đã dính bết vào những chỗ nứt nẻ, giật ra là bật máu, càng rất khó lành. Nhưng thê thảm nhất là gần Tết lại có dịch viêm màng não, nghe nói Trường Dân tộc có một hai bạn chết, không biết đúng không nhưng trường Thiếu nhi miền Nam thì đúng là có một em chết. Nghe tin lò dò xuống bệnh xá đứng ở ngoài ngóng cổ nhìn vì học sinh đều bị cấm không cho vào, không biết em nhỏ ấy tên gì, là trai hay gái, cha mẹ là ai, chỉ là lát sau thấy các cô chú y tá dùng cáng chuyển xác đi qua hành lang, có một cánh tay nhỏ bé thò ra ngoài tấm chăn trắng, bất giác chạnh lòng ứa nước mắt, quả thật không phải sợ chết mà là xót xa vì chết bơ vơ nơi đất lạ quê người.
Sắp Tết thì miền Nam dồn dập báo tin thắng trận. Trên sân trường gió tung tuyết lạnh, học sinh tụ tập từng nhóm đứng nghe bản tin chiến sự của Đài Tiếng nói Việt Nam truyền qua loa phóng thanh, hò hét vang trời “Giải phóng rồi, được về Nam rồi”. Lò sưởi trong phòng học, phòng ngủ thỉnh thoảng cháy bùng lên vì có đứa phấn khích xé cả sách vở vứt vào đốt “Giải phóng rồi, học làm gì nữa, lo về Nam thôi!”.
Nhưng ngay sau đó, tin dì Lê Thị Riêng hy sinh trong Tết Mậu thân đã tới tai hai con dì là Minh Chánh, Chí Công. Nhiều bạn học người miền Trung chắc cũng gặp cảnh ngộ tương tự. Nỗi khao khát hồi hương như ngọn lửa đốt sách bùng lên trong lò sưởi năm ấy đã mau chóng lụi tàn nhường chỗ cho những nghẹn ngào không tên kéo dài thêm bảy năm nữa, đến tháng 4. 1975…
Đêm giao thừa năm ấy khối 7 dường như không ai ngủ, cả phòng hơn trăm học sinh nam ánh lửa thuốc lá lập lòe đến tận 3h00 sáng. Ngoài trời gió nổi càng mạnh.
Tết trắng tuyết Trung Hoa.
Tháng 2. 2008
Đọc rồi, đọc lại, nhớ mang máng, có sự kiện còn nhớ, có sự kiện nhắc lại mới nhớ. Như hình ảnh một đoàn người thất thểu, nhếch nhác đi ngang qua trường, con đường mà các cấp học đều phải vượt qua để đến nhà ăn, con đường một bên có hội trường lớn, sân bóng rổ mà các bạn cấp một ngồi nghe thầy Thái kể chuyện thần hổ, đạn đại liên bay trên đầu như pháo thăng thiên. Ngày đó (khi sang trường mới) ở căng tin có rất nhiều trước tác của Mao Trạch Đông, xem thoải mái, tôi chỉ thích xem các chú giải, trích dẫn về những điển tích có liên quan. Ngày đó, mùa đông đến, mừng rỡ, đầy ngạc nhiên khi nhìn bông tuyết nhẹ nhàng, bay lất phất, tay nhỏ bé hứng lấy bông tuyết với mắt tròn, mắt dẹt. Như Quế nhí có nhắc đến: băng trên lá cây, tách ra nguyên cái lá bang, những vũng nước đêm đến sáng thành lớp băng mỏng thế là lao lên, trượt té, băng vỡ, nước lạnh thấm đầy giày vải buốt lạnh cả chân. Đông lạnh, các khớp ngón tay, ngón chân sưng lên, vừa ngứa vừa đau. Năm 1968, phía sau nhà của lớp 3A, 2A, ngang nhà ăn (trường cũ) là nghĩa trang, thế rồi có đêm, mới biết thế nào là ma trơi bay chap chờn, lập lòe lúc xa - không xa lắm, lúc gần, đứa nào đứa nấy rúm ró, sợ.
Trả lờiXóaBài này làm MF nhớ khi mới qua nhiều lần chứng kiến người TQ đi chôn người thân, đơn giản đến không ngờ. Có lẽ người họ đông quá, họ không quý mạng người như ta. (Bây giờ với chính sách 1 con chắc khác hơn.) Rồi thỉnh thoảng có mùi xác chết bị phân hủy bay vào trường. Có năm tự nhiên con bọ xít đen nhỏ bay ào ạt vào trường, các Quế phải chui vô mùng ngồi trong ban ngày, sau phải lấy thau xúc từng thau đi đổ. Thỉnh thoảng có những kỷ niệm ghê ghê.
Trả lờiXóaỐi trời , rình chụp mức 5000 mà mải đọc bài , đến khi nhìn lại thấy 5025 . Bờ ra vô ( 3 lần ) .
Trả lờiXóaMùa đông đầu tiên buốt lạnh, sống trên đất người, trường cũ - mùa đông 1968. Mùa đông với những khác lạ, lạnh buốt, trong các cơ thể nhỏ bé có bao điều khác lạ, chống chọi với những bệnh tật chưa biết đến của miền ôn đới. Mùa đông thứ hai, trường mới - mùa đông 1969, thật ngỡ ngàng khi sáng ra tuyết rất dày, mấy nhóc con nhìn qua cửa sổ tram trồ: "tuyết, tuyết đẹp quá, sao mà tuyết dày thế?!...", chưa từng được thấy, vậy là chúng mình được lăn lộn trên tuyết, lao từ bờ dốc xuống, như đã từng ở nước Nga xa xôi, ngay trên đất Quế Lâm. Theo tôi nhớ, các năm sau không có tuyết nhiều như mùa đông 1969.
Trả lờiXóaĐể chống bệnh viêm màng não, có hai biện pháp: một là (bọn nhóc rất thích) cho ăn kẹo thuốc. Hai là (rất kinh khủng): trước khi bước qua cửa vào nhà ăn, phải nuốt hết một bát nước thuốc gì đó hôi và đen sì! Hic
XóaTrước đó cũng có thấy tuyết, nhưng là những hạt nhỏ như hạt đường, kết dính với nhau thành những bông tuyết bay bay. Khi rơi xuống đất tan ngay. Nhưng sáng hôm đó ngủ dậy, thấy những hạt tuyết to như hạt tiêu, rơi riêng lẻ, rơi xuống đất thì còn nguyên đó, và những hạt sau rơi tiếp, rơi tiếp, bọn nhóc trố mắt nhìn qua cửa sổ thấy lớp tuyết ngày một dày lên, dày lên. Và sau đó thì áo bông, dày cộp, mũ lông diện vào hết để ra lội tuyết một cách khoái chí. ngày 1/5 vừa rồi MF chứng kiến một cảnh y chóc tại Thụy Điển, đi về tính post bài khoe các Quế mà lười nên chưa mần được.
Xóa@MF: "trước khi bước qua cửa vào nhà ăn, phải nuốt hết một bát nước thuốc gì đó hôi và đen sì"...đấy là thuốc "QUÁN CHÚNG", thuốc dân tộc của Tàu đấy ạ!
Trả lờiXóaTM
Mà thuốc đó thiệt phòng được bệnh viêm màng não sao đại ca? Nhớ lại muội vưỡn còn buồn nôn!
XóaMF: khi đai dịch viêm màng não, bên Trỗi chỉ xài 2 thứ thuốc "đặc hiệu" là Suynfamit và "quán chúng". Kết quả chỉ có 1-2 chú "lên đường"/ hơn 1000 binh sĩ, vậy thuốc đã "đủ tốt" chưa?
Trả lờiXóaTM
:8)
XóaCòn chuyện đánh lộn giữa Nam Bộ và Khu 5 xảy ra năm 1967 hay 1968 gì đó, có anh chị nào rành nguyên nhân tại sao không?
Trả lờiXóa@Nặc danh12:55:00 01-09-2014: Theo MF thì, chuyện đã đi vào quá khứ, nếu nhắc lại, có thể làm đau nhức một vết sẹo đã liền. Chúng ta đừng bàn chuyện này trên công luận nữa, dù chúng ta là lứa nhỏ, ít dính líu đến vu việc này. Cuộc chiến lớn lao mà cả đất nước vừa trải qua, cho đến giờ, cũng cần phải bỏ đi rất nhiều quan điểm bảo thủ, để tìm đến chân lý của giống nòi, nữa là. Các Quế đọc thêm bài này !
Trả lờiXóaĐọc bài của anh CD, thấy giọng văn tửng, kể về mình mà như kể về ai, có nhiều khoảng tràm lắng có lúc thấy rợn người, thì ra các anh chị qua Quế Lâm trước thật gian nan, nguy hiểm xem xém chiế tranh ở VN. Hù...Quế nhỏ sang trường Quế Trung đợt chót nên chứng kiến ít sự nguy hiểm, vả lại bé quá cũng chả thấy sợ cái gì, chỉ nhớ nhà khóc nghêu ngao thôi. Còn nhớ lúc sang, các Má các cô chia các lớp, ai gầy gò ốm yếu thì xếp vào lớp ưu tiên, tức là có chế độ ăn khác, mình cung được xếp vào lớp này( chắc là do thấy ít thịt lại nhiều xương chăng). Do là lớp ưu tiên bồi dưỡng nên ngày nào cũng ăn lòng heo là tim gan xào, chiều được ăn chè, chỉ nhớ có vậy. Còn nghe nói các bạn ở lớp bình thường bị các cô bảo mẫu ép ăn mỗi đứa 1 tô to chắc là cho đủ tiêu chuẩn, có bạn ăn không nổi, nôn ra là xúc lại bắt ăn(giống trên truyền bây giờ hình nói về cô nuôi trẻ bát trẻ con ăn í), tội thật đó, nghĩ lại bây giờ cũng thông cảm cho các cô bảo mẫu, các cô ấy còn quá trẻ, chưa chồng con mà lại phải trông bọn trẻ con xa nhà cứng đầu...sau này các cô í chuyển qua làm bảo mẫu trường cấp 1 N.V.Bé. Lúc đó, cứ đêm đêm nghe tiếng đạn vút qua khu nhà là cả bọn đua nhau khóc ầm lên(hội chứng bắt chước mà). Sau này lên cấp 1 ở trường mới, quanh trường toàn bãi tha ma lại càng sợ, đã biết chữ rồi nên viết thư về cho má cứ đòi về mãi, bà má là người tập kết mà, thương con bà cũng viết đơn mấy lần nhưng họ không cho vì lúc í chiến tranh ở VN ác liệt quá, thế mà lúc về VN thì lại không muốn về nữa, hu hu...
Trả lờiXóa@Quế nhỏ: Theo như đại ca Binhtran (lâu ni lặn đâu mất tiu), thì CD là một nhà nghiên cứu nổi tiếng từ Bắc Chí Nam, lần theo thông tin của đại ca TM, vô google thì hóa ra anh là nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh, có trang web mà một nặc danh nào đó hay giới thiệu trong còm (dễ đại ca binhtran quá) "http://trucnhatphi.wordpress.com/". Là một nhà nghiên cứu và dịch giả hán văn giỏi, cá tính, lại là HSMN, các đặc tính ấy hợp lại thành một giọng văn bàng bạc, kiêu sa, cấm cẳn, hài hước hiếm có. Rất đặc biệt là anh rất nặng tình về một thủa HSMN và có một trí nhớ tuyệt vời, cuộc sống nội tâm, cộng thêm một bộ óc nhận xét sắc sảo để viết về thời ấy một cách chiêm nghiệm, thấu đáo và sắc lạnh. Càng đọc, MF càng nể con người này. Ví dụ các Quế xem bài thơ này: (Xin lỗi, MF ít khi làm cho cái còm bị dài một cách vô lý, nhưng vì bài thơ này của CD chỉ để ở còm này để minh chứng ý của MF):
Trả lờiXóaLãng thoại buồn
Miền ký ức sầu lên vi vút gió,
Lời ly ca thầm hát giữa chiều sương.
Nhìn dâu bể rộn ràng màu hoa cỏ,
Thương cánh diều chao đảo dưới tà dương.
Bụi trần để thảm văn chương,
Lòng trần để giấu chán chường ngàn thu.
Tiền thân lạc giữa sương mù,
Nghiêng tai xót khúc thụy du lạc loài.
Bờ khe cũ nắng tươi hờn ly biệt,
Cửa non xưa cỏ biếc ý ưu phiền.
Khói vẫn tỏa ngập ngừng ngày vĩnh quyết,
Bước trần gian ai tách lối Đào nguyên…
Chợt mơ ngược nước bơi thuyền,
Chở tang thương trở lại miền Thiên Thai.
Chén quỳnh kẻ chuốc người say,
Trăm năm lại được chia tay với lòng.
Sông Dịch Thủy một đi là mãi mãi,
Bến Tầm Dương tri ngộ xót lời ca.
Phận đã bạc tình câm đừng khắc khoải,
Nắng sương nhiều thương nhớ sẽ phôi pha.
Khói rơi muôn dặm quan hà,
Rượu phai men đắng, mắt nhòa tịch liêu.
Hành trang mười ngón tay nghèo,
Thì trôi hết kiếp bọt bèo cho xong.
Biết sau nữa lúc quay về với đất,
Cõi phù sinh chấm dứt kiếp làm người.
Liệu đã trắng điểm linh đài bứt rứt,
Cho du hồn thanh thản cuộc rong chơi?
Miên man lối cỏ chân trời,
Thiết tha chi để tiếc lời than van.
Cung buồn dứt sợi tơ oan,
Lặng im qua ngõ hoa vàng bơ vơ.