LÊN ĐÔNG TRIỀU
Ừ thì lên. Sợ đách gì thằng nào. 7 năm ròng ở Quế Lâm,
cách Hà Nội 2000km tôi còn đi được nữa là Đông Triều. Độ trăm km chứ mấy. Chuyện
này, đơn giản như đang giỡn. Muỗi nhé. Duyệt.
Ấy. Nói vậy chứ không phải vậy. Cũng phải căng thẳng
lắm, tâm tư lắm. Mới từ Quế Lâm về được độ 2 tháng gì đó, phụ huynh đã rào
trước đón sau với tôi về chuyến đi này. Rào trước, đón sau là phải. Đang giữa Thủ
đô yêu dấu, một thời đạn bom, một thời hòa bình. Đang biển một bên và em một
bên (nói xạo đấy, chợ Đồng Xuân một bên, rạp Bắc Đô một bên), đùng một phát lại
phi thẳng lên Đông Triều. Từ lưng con voi, xuống thẳng lưng con bò, không lăn
tăn mới là chuyện lạ. Choáng. Mới về, chưa chơi được bao nhiêu, đường phố chưa
thuộc hết tên, bạn bè mới gặp mấy đứa, lại đang học lỏm mấy chiêu nuôi cá chọi
của ông anh, giờ phải đi, mà lại đi xa Hà Nội. Nhưng, nhân bảo như thần bảo.
Làm con, mình ăn cơm của người, mặc áo của người, không làm theo ý của người mà
được à? Vậy là tôi đi. Tài sản đem theo là một bao bố màu xanh lá cây, cột dây
mà khi về Việt Nam ,
trường phát cho mỗi đứa một cái để đựng đồ. Trong đó, quý nhất, giá trị nhất,
nặng nhất là thùng lương khô 702. Thời đó, có cái thùng này, không Đại tướng
thì cũng cỡ Thượng tướng.
Thời bao cấp khốn khó, tàu xe trễ nải. Mỗi cái việc
mua được vé tàu, dành được chỗ ngồi, gửi được cái xe vận tải thô sơ (là xe đạp
ấy) cũng là một quá trình đầu tư chiều sâu, là công trình phải nghiền ngẫm mấy
ngày mới ra vấn đề. Từ ga Hàng Cỏ, tôi và phụ huynh ngược Hải Dương bằng tàu
hỏa. Từ Hải Dương về Đông Triều bằng xe đạp v.v…..Ai cũng biết rồi. Nói ra, sợ
lại bảo biết rồi, khổ lắm, nói mãi, em chã. Chỉ biết rằng, khi đến trường, xong
thủ tục với Ban giấm hiệu, tôi đã ngao ngán nhìn những lớp học của khu trường
chính (so với Hà Nội) trước khi băng qua cánh đồng ngăn cách giữa 2 khu. Ngoái
đầu lại, lối mòn trên ruộng sao xa xăm, dài hun hút. Buồn rồi đây. Trường chính
nhà cửa còn thế này, trường phụ thì ra sao nữa? Héo cả đời trai rồi, em ơi.
Tiếp và nhận tôi tại khu Dân tộc là thầy Tạo (Tạo
trơn). Khiếp nhé. Giọng nói oang oang, tay chém gió, chân bước huỳnh huỵch,
khẩu khí thì răn đe, trấn áp làm thằng tôi tái hết cả mặt. Đứng bên cạnh phụ
huynh, tôi hậm hực: Ghớm, thấy bở thì đào mãi, hic (xin lỗi thầy). Lật mấy trang
kết quả học tập ở Quế Lâm về từ tay phụ huynh, thầy gật gù: Được đây. Chuyện.
Lại còn không được ở chỗ nào nữa. Học sinh tiên tiến này (chắc ngang học sinh
giỏi của các cháu Tiểu học bây giờ); không tiền án này, không tiền sự này; có (ít)
tiền mặt của phụ huynh cho này. Thỏa mãn chưa? Rồi thầy dẫn tôi tới lớp 8D, giao
luôn cho lớp trưởng (hình như là anh Đính). Vồn vã, miệng hay cười, bước chân
hơi nhún, anh chỉ cho tôi chiếc giường đang trống gần cửa sau, nơi sắp bảo quản
tấm thân ngọc ngà của cái thằng tôi trong mấy năm liền. Hơn 15 phút, vừa dọn vệ
sinh giường chiếu, vừa sắp xếp đồ cá nhân, phụ huynh và tôi cũng hoàn thành
nhiệm vụ. Căn dặn "học sinh ngoan" đủ điều từ A đến Z. Vừa năn nỉ,
vừa dọa dẫm, 30 phút sau, phụ huynh và tôi bịn rịn chia tay nhau. Nhìn bóng phụ
huynh nhấp nhô cùng chiếc vận tải thô sơ, trên những quả đồi hướng về thị trấn,
xa dần, xa dần. Sống mũi tôi chợt cay xè (đấy, văn chương là phải như thế nó mới
có màu). Cảm giác trống vắng khi đó cứ mênh mênh mang mang, Phù Vân–Yên Tử ứ…ứ…ứ…Vi
vu vi vu Trúc Lâm thiền tự…ứ….ừ…ự… (sợ chưa, Trên đỉnh Phù Vân nhé, Phó Đức
Phương nhé, lúc này chưa có Mỹ Linh đâu, đừng có mơ)…
8D là lớp đầu hồi phía ngoài của dãy nhà ngang có 3
lớp 8- 8D, 8H, 8C (8C đầu hồi phía đằng kia, 8H ở giữa). Nhà lạ, người lạ, Tôi
ngồi lên giường mà mắt đảo xung quanh. Toàn tranh, tre, nứa, lá. Vật liệu xây
tường đúng nghĩa bê tông cốt tre trộn đất, cộng thêm cái nền đất cho đủ tông
xiệc tông. Quét nhà thì bụi, đất bay lên tới đầu. Có tới 3 cái cửa, 1 của
chính, 2 của phụ (phía sau và bên hông). Gớm ghê chưa. Khoảng 15 cái giường
đôi. Giường thì cái có người, cái không có người; cái có chiếu, cái không có
chiếu. Cái có vạt, cái không có vạt (hè, mấy ổng dỡ ra làm củi rồi). Leo lên
giường phải theo nguyên tắc 3 xoa, 2 đập (chân) sao cho lượng đất rơi xuống
nhiều hơn đem lên giường. Gần 20 “huynh” đang lạ lẫm nhìn tôi để dò xét, đánh
giá. Ông nào cũng lừ lừ như cái tàu điện, cười với mình thì nửa miệng, mặt mũi
thì nhàu nhĩ hơn đời cô Lựu. Ở lại hè mà. Toàn ông to lớn, già chát làm mình
lọt thỏm, cứ như con muỗi. Ghê hồn. Nói dại, lỡ trong người khó ở, các ổng táng
cho một phát thì thôi rồi, em ơi. Mặt mình cứ là là mặt đất chứ chả chơi. Thật
khó ưa. Sợ 1 phút im lặng sắp bắt đầu, lớp trưởng vồn vã giới thiệu thành viên
mới. Trong bộ dạng mắt nhìn thẳng, môi cong tự nhiên, tay nắm hờ, thằng tôi nở
nụ cười cầu toàn, thân ái với tất cả các huynh đang “ngự” trên giường. Vừa trả
lời các câu hỏi, vừa trình bày lý lịch trích ngang, tôi lấy mấy phong lương khô
702 làm quà ra mắt. Cả phòng ồ lên một tiếng. Ối giời. Gớm, mắt cứ như đèn pha
nhé. 702 cơ mà. Thế là hết khoảng cách, hết lừ đừ, hết lạ lẫm nhé. Xúm vào
nhau, nhanh thoăn thoắt, nghiệp vụ thì mang tính chuyên môn cao (quá cao là
đằng khác). Tất cả quán triệt: nội dung xử trước, hình thức xử sau. Lời qua
tiếng lại, hơn tết, cứ như là trong đôi mắt (các) anh, em là tất cả… (khổ thế,
lại hát hò nữa rồi). Cứ thế, những lời có cánh tuôn ra, tuôn ra, bất tận, bất
tận. Kết quả: 1/3 thùng lương khô ra đi không hẹn ngày về. Xót hết cả ruột (keo
kiệt rồi nhá). Rồi nữa, 702 mà không có nước uống thì thành 701 à? Nước uống ở
đâu ra? Nước. Không có nước. Ăn xong, nước bọt của ông nào, ông đó tự nuốt cho
đỡ ngẹn…ngào. Là còn may đấy. Nhường cơm xẻ áo lúc này là toi. Ông nọ mà nhường
nước bọt của mình cho ông kia uống là chết tươi. Là sốc toàn tập.
Sau màn chào hỏi của SV73, lớp trưởng dẫn đi giới
thiệu khái quát một số nét đặc trưng, phối cảnh của Khu Dân tộc: Sân chơi này,
bếp ăn này, nhà ăn này, phòng học lớp 8D này, dãy nhà của nữ này, “biệt thự 6
sao” của má Trí này, giếng chung này, nhà vệ sinh này v.v và v.v… Theo trường
phái nôm na thì tranh, tre, nứa lá là
tông chủ đạo. Nói gở cái miệng, đốt một phát thì cháy to phải biết. Đành phải
bằng lòng thôi. Các cụ dạy rồi, có hoa thì hay hoa, có nụ thì hay nụ, biết sao
giờ. Chấp nhận.Tôi xuýt ngất khi nhìn cái nhà vệ sinh. Thấy nó, máu rần rật
trong huyết quản, nóng hết cả người, huyết áp tăng vùn vụt, trong lòng thì ôi
xương tan máu rơi (mà) lòng hận thù ngút trời. Có chúa chứng giám, tôi chưa bao
giờ sử dụng cái WC kiểu đó. Trước khi đi Trung Quốc (1966), không cần WC luôn
(hồi đó, không có dây thần kinh xấu hổ). Ở Trung Quốc-hoành tráng rồi. Về Hà
Nội, còn chấp nhận được. Lên đây, gặp cái này? Kinh quá. Cánh cửa xám xịt, thủng lỗ chỗ, sập xệ. Mở cửa ra mà vuông góc
được với tường thì có lẽ Pi-ta-go phải sống tới thế kỷ 20. Thảo nào mà anh em
trong khu chỉ thích đứng sau Quận công mỗi khi gặp sự cố. Gió lùa mát mát là.
Lại được ngắm thêm đồng lúa xanh tươi, khung cảnh hùng vĩ nữa thì còn quá cả
Quận công.
………..
Và tôi ở lại. Ở lại với những người lạ lẫm, với khung
cảnh lạ lẫm. Thời gian trôi qua, nỗi buồn ngắn lại, tình anh em dài ra. Cứ thế,
chúng tôi dựa vào nhau, bảo vệ, thương yêu nhau trong những ngày gian khó. Tất
cả đã trở thành kỷ niệm, là nỗi day dứt khôn nguôi. Nhớ mùa đông rét buốt, bếp
than phải để trong lớp học; chúng tôi co ro trong cái áo lạnh không đủ ấm, gót
chân nứt toác làm bước chân khập khiễng, tay run bần bật không viết được con
chữ nên hồn. Nhớ mỗi lần đi rừng lấy củi, lấy nứa, lấy róc vai tôi đã chai sạn
sau những đau đớn. Nhớ những lần từ rừng về phải cởi áo lót đổi đường ở Trại
Lốc để chống lại cơn đói sau đoạn đường dài, rồi sau đó mềm oặt như cọng bún vì
say đường. Nhớ mài dao quắm không biết bao lần bên suối trước khi vào rừng, dấu
ấn của mỗi tên làm vẹt từng phiến đá; Nhớ các anh dạy tôi thế đứng, cách chặt
sao cho chỉ cần chặt một phát là đứt rời cây róc nhưng thân cây không phi vào
người, vào chân mình. Nhớ cách chạy ngược hướng gió để thoát thân mỗi khi cháy
rừng. Nhớ khi Yên Tử đốt lửa trại giữa lưng chừng núi, thi chạy từ trên xuống,
lăn như đèn cù, va vào đá, đổ máu mà không biết sợ. Nhớ đã từng rủ nhau trốn
học, băng đồi để hái sim, về phải viết kiểm điểm. Nhớ lần xem “quân ta” đánh
“quân địch” ở bến xe Đông Triều. Nhớ cả lần đem áo đi nhuộm ngoài thị trấn, bị
họ cắt sạch hàng khuy bằng nhựa của cái áo đem về từ Trung Quốc, đổi vào là
hàng khuy bằng mảnh sò, mảnh trai mà miệng họ cứ leo lẻo do nước quá sôi làm
nhựa chảy ra. Nhớ những lần nhảy tàu, trốn vé mỗi dịp hè về, tết đến và nhan
nhản đứa gặp nhau khi ngồi trên nóc tàu. Nhớ khi ăn gạo Triều Tiên mỗi đứa chỉ
một chén, đói mềm người, muốn lả đi trong giờ học. Nhớ mâm cơm 6 người mà dĩa
nước chan chỉ có 5 miếng thịt v.v…Còn nhiều, còn nhiều nữa.
Nhớ khu Dân tộc có WC mà không dám vào. Tuy nhiên, nó
(cái nhà vệ sinh ấy) chính là cứu tinh của toàn bộ khu Dân tộc trong thời khắc
nạn đại hồng thủy kiết lỵ gõ cửa
trường sau đó ít lâu. Từng đoàn, từng đoàn,
đầu óc căng như dây đàn, mặt tái nhợt, nhăn nhó, tay ôm bụng, chân ríu
vào nhau mà vẫn phải chạy. Chạy mà giành cho được cái chỗ gọi là WC. Thấy cửa
mở thì cứ thế là phi vào, phi vào. Xong thì mặt
dãn ra còn hơn dây thun, tươi hơn hớn phi ra để rồi ít giờ sau lại tiếp
tục…phi vào, phi vào. Cứ quay mòng mòng. Tứ khoái thì hẳn rồi, song 7 đến 10
ngày sau thì ông nào, ông nấy trông tóp rọp vì mất nước. Nhìn nhau, ông nọ cứ
tưởng ông kia là giáo cụ trực quan môn Cơ thể học. Toàn là xương. Thịt đi sơ
tán đâu hết. Nhắc lại mà nhớ đến già (giờ mà chưa già chắc?).
Nhớ lớp 8D thân yêu. Ở đó có anh Đính xuề xòa, bao
dung; anh Lu, anh Lịch nước da đầy nắng, gió Quảng trị; anh Cần (Bình Định),
anh Liên (Quảng Ngãi) hiền lành, đôn hậu; anh Huệ (Quảng Ngãi) học giỏi; anh
Chiến (Quảng Trị), anh Mậu (Khánh Hòa) vác củi, róc, nứa bằng 2 người thường;
anh Tri (Đà Nẵng), anh Hãng (Quảng Trị) múa dao cứu bạn khi ẩu đả với trai
làng; anh Hùng, anh Lân (Phú Yên) thường xếp quần cimili để dưới chiếu sao cho
sáng hôm sau ly quần sắc như dao mà đi tán gái; anh Xuân (Quảng Nam) hay cười
mỉm, đã mất; anh Uýnh (Thừa Thiên Huế) với vẻ mặt đau khổ : “Mày nhớ cứu anh”
mỗi khi thi Nga văn (vì tôi làm cán sự) v.v… Tôi nhớ cả thằng Hải con (Huế) tóc
xoăn, mắt sáng, luôn khoanh tay trước ngực ra vẻ ta đây để sau này không biết
nó ăn gì mà cao gần 1,8m; nhớ Duy Trinh (8E) bàn tay có 6 ngón; nhớ Hùng con
(8B), Nam trê (8E), Tạ Dũng (Tạ Điêu-8H), Chung Thế Dũng (Bờn-8C) đánh nhau
giỏi mà đá bóng cũng tài. Chúng nó cùng về Hà Nội với tôi sau khi trường giải
tán và cơ cực bao nhiêu khi phụ huynh xin nhập học trong nội đô Hà Nội vì học
bạ có chữ HSMN số I Đông Triều (trừ thằng Công lắc-Nguyễn Đình Công- vì nó học
lớp chuyên 8N). Nhớ nhiều lắm. Nhiều lắm. Còn nữa, tôi nhớ chị Bích Đoan (8E),
chị Kim Sơn (8C), chị Ngọc (8D), chị Tô Thị Hòa Lan (8K)- những “bông hoa trong
vườn Bác” của khu Dân tộc. Nhìn các chị, sau này tôi hiểu vì sao người ta hát “
Nơi đây ra đi bao nhiêu chàng trai”…
………
Đông Triều. Tôi lên và đã ở lại. Những con người xa lạ
với lớp học tuềnh toàng, đơn sơ những tưởng nhạt nhòa, đơn điệu trở nên thân
thương và gần gũi. Tôi đã sống trong tập thể ấy, khung cảnh ấy, ngôi trường ấy.
Cùng với mọi người, tôi lớn lên và trưởng thành. Để sau này, mỗi lần nhớ lại,
tôi hay nói với vợ, con gái: “Ngày xưa, khi ở Đông Triều, bọn anh….”, cả vợ và
con gái cùng nguýt: “Bắt đầu, bắt đầu…”. Chỉ riêng thằng con trai là mắt chữ O,
mồm chữ A nghe say mê, hỏi lại không biết mệt. Giữa những bộn bề, lo toan đời
thường, những cơm áo gạo tiền buộc ta phải quay cuồng trong cuộc sống, lòng tôi
vẫn đau đáu một lần trở lại Quế Lâm, trở lại Đông Triều - Nơi tôi và chúng ta
đã học. Những cuộc vui, gặp mặt HSMN bất chợt hay có chủ ý đều làm cuộc sống
tôi đầy vơi thêm kỷ niệm. Kẻ còn, người mất. Để khi gặp nhau, nắm tay nhau,
nhìn vào mắt nhau, mỗi chúng ta đều nghĩ: “Ánh mắt ấy, tiếng nói ấy, thương
thương hoài. Gió thế đấy, nắng thế đấy không vơi đầy. Lời chào như xưa, nụ cười
như xưa. Nhịp đùi đung đưa, vẫn như ngày nào…Ta thương nhau…”.
Vì sao nhỉ? Vì chúng ta là HSMN. Thế thôi.
Tháng
11 năm 2013.
M.PHONG
Ui , M Phong , em tưởng anh chỉ biết quậy , té ra cũng lai láng ghê há , tks
Trả lờiXóaQuả này thì hun thằng mi một cái cho nó chuẩn. Cám ơn he!
Trả lờiXóaM Phong la Tran Hoa Phong, Tran Hoa Phu ha? Khong the ngo do nha.
Trả lờiXóaSao trong hoi ky lai lang khong nhac ten tui vay? Nhan vat quan trong lop 8k ne.
Nhớ lắm Phong ơi, nhớ những bữa đói phát khóc, may mà có Phong Phú cho lương khô ăn.
Phong Phú còn có Ba Má ở Hà nội cung cấp lương thực, chứ tui chẳng có ai, Ba hy sinh còn Má ở Miền Nam.Tết ở lại Đông triều nằm khóc vì đói. Đêm mùa đông sợ nhất cái đói cào ruột, tuổi 15 đang sức ăn sức lớn mà.
Bây giờ mới thốt ra được lời cám ơn những phong lương khô của Phong Phú. Hãy nhận nha dù đã gần 40 năm.
M Phong la Tran Hoa Phong, Tran Hoa Phu ha? Khong the ngo do nha.
Trả lờiXóaSao trong hoi ky lai lang khong nhac ten tui vay? Nhan vat quan trong lop 8k ne.
Nhớ lắm Phong ơi, nhớ những bữa đói phát khóc, may mà có Phong Phú cho lương khô ăn.
Phong Phú còn có Ba Má ở Hà nội cung cấp lương thực, chứ tui chẳng có ai, Ba hy sinh còn Má ở Miền Nam.Tết ở lại Đông triều nằm khóc vì đói. Đêm mùa đông sợ nhất cái đói cào ruột, tuổi 15 đang sức ăn sức lớn mà.
Bây giờ mới thốt ra được lời cám ơn những phong lương khô của Phong Phú. Hãy nhận nha dù đã gần 40 năm.
Khà khà, phải thế chứ, phải thò ra chứ. Cảm ơn M.Phong bài hồi tưởng cảm động về những ngày sống, lao động và học tập...ở Đ.Triều. Nào các bạn hãy mạnh dạn thò ra những kỷ niệm cho thêm phần nhung nhớ...
Trả lờiXóaBai viet hay qua
Trả lờiXóaCam on ban
Xin lỗi.
Trả lờiXóaQuá trình gửi bài(chắc ảnh hưởng của cơn bão Hải Yến) và đăng bài (có trục trặc) nên một số câu, đoạn bị rớt nhầm chỗ so với bản gốc. Vì vậy, có chỗ, có đoạn không khớp mạch văn, lủng củng. Các bạn thông cảm và cổ vũ.
M.Phong
M.Phong lên Đông Triều có bới theo lương khô 702 làm hối lộ mấy đại ca Đông Triều, chứ bọn MF từ Quế Lâm về thẳng Đông Triều là bị họ kêu là "bọn Quế Lâm", MF nhớ mãi vụ ra giếng, trường ưu tiên bọn QL cái gàu cao su, có ghi chữ QL, thấy các anh đang kéo nước tắm ào ào, bọn Quế rón rén đến thò tay kéo, nhìn qua mấy anh chỉ thấy mấy cặp mắt hình viên đạn!
Trả lờiXóaMà lương khô 702 là chi hèo M.P?
@Q.MF: Thay mặt M.Phong tớ giải thích cho muội về lương khô quân đội do TQ viện trợ nhé: Ngày ngảy có hai loại lk, 701 là loại dùng cho binh lính, nó có màu vàng. Còn lk 702 dành cho sĩ quan cấp cao, màu nâu. Nếu là binh lính ăn quen 701 rồi, khi được miếng 702 thì khen ngon, và ngược lại. Nhưng khi măm nhiều ngày quá thì khi nhìn thấy là oải, chỉ mơ có tí canh rau gì cũng được để húp. Đấy là nghe chú ruột tôi kể vậy, chứ tôi biết đâu, hà hà...
Trả lờiXóaHoài linh cho thùng 702 đây:
http://www.otofun.net/threads/331772-do-cac-cu-mon-gi-day/page3
Thùng này hình dáng thì giống, nhưng ngày ngảy là 10 kg nên cao gấp đôi, và có in chữ 701, hoặc 702, gúc mãi không thấy dấu vết xưa nên dùng tạm.
Rất hay và một trí nhớ tuyệt vời!
Trả lờiXóa@XH: ê, ai cho kêu MF bằng muội?
Trả lờiXóaCơ mà cám ơn đã cho biết thông tin về lk 702, dù chỉ là "nghe chú ruột tôi kể vậy"! Hàng TQ hồi nớ chắc chưa đến nỗi bị trộn hóa chất hay gắn chip nghe trộm như bi chừ XH ha?
@M.Phong:Xuống Đông Triều mới phải,sao lại lên Đông Triều?Chắc lo cái zụ hối lộ quá mất phương hướng rồi.
Trả lờiXóa@Q.MF:Cái XH nó nghe lời dặn dò của cụ Nguyễn Du nên nó gọi Q.MF bằng muội là phải thôi:
Thương thay thân phận nàng Kiều
Hơn chàng mười tuổi cũng liều làm em
đọc và chia sẽ bài đăng với bạn.chúc vui vẽ
Trả lờiXóaLương khô 701 màu vàng, một gói bọc ni lông gồm có 04 thanh,chia làm 02 gói nhỏ 02 thanh. Lương khô Hải Hà bây giờ kêu lk 701 bằng cụ. Lương khô 702 cũng vậy nhưng màu nâu, kèm theo hình như 02 viên tăng lực, dành cho sỹ quan (bốn túi), lại này ăn nhanh ớn hơn 701. XH chắc chỉ được loại 701.
Trả lờiXóaKhu Dan toc truong Dong Trieu co nhieu ky Niem hay
Trả lờiXóaCam on MPhong da goi Lai
Lop 8K con co nhan vat la : Huynh Cho va chi Da Dieu nua
Thay co thi toi nho thay Dien day toan am thang Phong , thang Phu hay goi la thay Dien den ta cua dinh ly Pitago
- Đây chính là bản gốc sau khi tớ phải xin lỗi vì trục trạc kỹ thuật như đã nói trên. Cám ơn N.H nhé.
Trả lờiXóa- ND 16:07:00 13-11-2013: Nam hay nữ ta. Tớ nghĩ mãi. Chỉ biết tớ thân với 1 người, tóc dày, lông mày rậm, nụ cười hiền nhưng hay khóc. Phải T.T không? Tớ đã muốn trào nước mắt để nhận lời cám ơn sau 40 năm của bạn. Có gì đâu, khi đó, mình toàn Người cùng khổ cả mà.
- MF: XH và ND 10:05:00 14-11-2013 giải thích đúng về lương khô 702 đấy. Còn điều này nữa, 702 hơi có mùi sôcôla. Hồi đó, nghe mùi này thấy ngất ngây chết luôn.
- Cám ơn tất cả các bạn chia sẻ và đồng cảm.
M.Phong
@Q.MF: Lâu lâu thả tí thính xem thử chất nữ hsmn bất khuất còn hay không ý mà. Hóa ra vẫn trường tồn theo thời gian, hờ hờ...
Trả lờiXóaÔng chú tớ còn kể là hồi hổi bộ đội mình trang bị từ chân đến đầu là hàng Tàu hết, bền vô đối luôn nhé. Mốt ở Hà nội lúc lủng là dép đúc, áo ga-ba-đin, gáo đội nón cối, ui giời, có mà đi cưa em nào là đổ em đấy ý chứ, ghê nhề MF nhề. Ổng còn nói thêm toàn hàng xịn thôi, chưa có nhái như bây giờ đâu, mới cả đồ ăn cũng không có hóa chất nữa. Để hôm nào gặp lại ổng tớ hỏi thêm rồi kể cho MF nghe nhé, hì hì...
Cái thằng! Mình chơi với anh em nhà nó từ thời biết đánh nhau ở TQ nay mới thấy tài... văn và tài... nhớ của nó. Cứ như mới xảy ra hôm qua. Tuyệt! Thằng này, thôi toạc móng heo cho rồi chứ hết nặc danh lại sang M.Phong làm bà con...đau đầu. M.Phong = Em của Phong = Trần Hòa Phú. Dạo này hay "nói" mà "nói" hay. Hay! Hôm nay cuối tuần, vừa xong 1 cái báo cáo. Tự thưởng cho mình 1 chút thư giãn. Kể tội anh em nhà nó chút chơi.
Trả lờiXóaHồi đó,cấp 2 rồi chả hiểu sao mình đàn anh (lớp trên)lại chơi thân với anh em chúng nó (đàn em, lớp dưới)? Ngẫm lại, hay vì thằng anh chúng nó(Minh núi) cùng lớp từ cái thuở (lớp 2) ... xếp hàng (cả nam lẫn nữ)để được má Sáu ... bắt nghẹo đầu, giơ tay, xoạc cẳng... mà kỳ mà cọ? Thôi. Chuyện này hồi sau kể tiếp. Chơi thân mà không thể nào nhận ra thằng nào Phong, thằng nào Phú (Giống quá đi mà!). Đành, gặp một thằng: "Ê, Phong Phú". Quá chắc. Một lần, xuống tụi nó chơi (Mặc dù mình cùng ở tầng 1 như nó, đàn anh mà). Gặp một thằng Phong Phú. Hỏi "Ê, Phong Phú, Phong Phú đâu?". Mặt buồn. Không nói. Hỏi. Không nói. Hỏi mãi. Chỉ lên sân bóng chuyền (trước nhà ăn cấp 2 NVB). Trời! Trời mưa! Kệ. Chạy lên. Thấy thằng Phong Phú đang gục đầu lên bàn bóng bàn (Bàn xi măng, ngoài trời). Khóc. Hỏi. Không nói. Hỏi mãi. "Nó đánh". A! Mày là thằng Phong Phú - Phong. Thằng kia là Phong Phú - Phú. Biết rồi. Phong Phú - Phong: hiền. Phong Phú - Phú: cục. Năn nỉ. Không chịu. Lỳ. Thấy lâu, Phong Phú ra . Đứng cạnh. Không Nói. Lại năn nỉ. Chịu. Ba thằng đội mưa. Về.
Lại nhớ 1 lần, trước khi đi QL. Hồi ấy 6 tuổi, đang ở TX Thanh Hóa. Mấy thằng hàng xóm khích hai anh em đánh nhau. Ông anh không chịu. Mình cứ xông vào. Ông già kêu về. Một cái bợp tai. Duy nhất. Nhớ đến bây giờ. Năm sau cụ "Nam tiến". 10 năm sau gặp lại. Hỏi. Không nhớ. Câu chuyện của những nhà có 2 thằng con giai.
Chuyen ke ve anh em nha Phong Phu thi ke toi sang Mai chua het
Trả lờiXóaQuế LDT:huynh gợi lại ,nhớ tuyệt vời lun,dạo Thsmn đó,gặp nhau ,hay hỏi nhau là: Ê,mày đi đâu đó. Ê mày đang làm gì đó.Ê mày cho tao mượn cái thước-làm gì-đánh mày-tao đánh lại,có khi vậy mà ục nhau thật...mãi tận giờ gặp nhau,vì dù chi cũng u50 rùi,ban đầu lịch sự chút-bạn khoẻ ko....rồi lại Ê con mày làm ở đâu,Ê đứa thứ hai học chi mày...cũng thòi đuôi là Hsmn à,chỉ nghe cách nói chiện xưng hô là bít liền hà,ấy bản quyền đó,dấu hiệu nhận bít đó....
Trả lờiXóaThang Phong , Thang Phu o Dong Trieu khong biet co di rung LAN nao chua ? Cho no vac cui tu rung ve 1 LAN la no theo XH ve Ha Noi lien ,
Trả lờiXóa-L.Đ.T: Cái vụ này tôi không nhớ nghe. Có thật vậy sao?
Trả lờiXóa-ND 03:49:00 17-11-2013: Tôi lên Đông Triều tháng 8/1973 và về Hà Nội tháng 5/1975. Vừa đủ cho thời gian học của lớp 8, lớp 9. Gần như đều đặn 1 tháng 1 lần đi rừng. Bạn có thể hỏi bất kỳ ai ở khu Dân tộc hồi đó. Chắc bạn bên trường chính nên không biết. Có ở đó mới có chút vốn để mà viết, bạn à. Không múa rìu qua mắt thợ được đâu. Thân.
M.Phong
O khu Dan toc nuoi trua nhung ngay mua dong Lanh, doi . An com trua xong am khong ai di ngu vi hay vao nha Dan , mua 1 Lon Nep de nau xoi , co 1 Lon ma 6 thang chia nhau an , xoi chua kip chin da het roi , Phong Phu co biet khong ?
Trả lờiXóaNăm 73, tháng 9 tôi cũng từ Hà nội "lên Đông Triều". Tháng chín trời mưa, ra bến Nứa đi xe, không đi bằng xe lửa đến Hải dương. khốn khổ, đến phà Sao Đỏ, nước song lên cao, nhà phà không cho xe lên phà, vậy là phải qua phà và đ bộ "lên Đông Triều". Cũng túi vải màu xanh bộ đội gồm chăn bông mang từ Quế Lâm về, đi bộ. Đến thị trấn Đông Triều đã xẩm tối. Một kẻ thư sinh bé cỏn con, đâu biết ở Việt Nam ra làm sao lại phải đi bộ "lên Đông Triều". Ngủ một đêm tại thị trấn, sáng sau dậy sớm đi vào trường. Tôi may hơn M. Phong là không sang khu dân tộc mà ở ngay khu 2. Cũng may mấy Quế đã ổn định, nên sau khi làm thủ tục, mình tôi về lớp. Ôi sao thế nhỉ, nhà tranh, vách đất, may cũng còn giường trống. Nhìn sang bên day đối diện, may sao bọn Hồng sơn, Chí thành đang lố nhố (mấy tên này học lớp 8A, hết lớp 8 phải bổ sung dân số cho khu dân tộc), bên cạnh thấy Công A, Trần Bắc, Trọng B (học lớp 8M)... Ngày hôm sau, sáng ra, mình được chia 1/3 cái bánh mỳ đen thui lui, ăn sao đây. Giường có vạt, mà sao tối đến con gì chạy rần rần, một bên người chi chít các nốt nhỏ, đỏ rấn. Sáng ra nhìn các góc mùng, con gì đen đen bé xíu bám đầy các góc mùng, bóp thử một con thấy có chút xíu máu và có mùi hôi hăng và tôi được thông báo đó là con hút máu người, thường được gọi là rệp. Năm đầu tiên ở Đông Triều, chiến đấu với mấy con rệp là cuộc chiến trường kỳ. Vạt giường đem phơi nắng, dội nước sôi, bẫy bằng cách sáng ra diệt những chú rệp trên các góc mùng mà sao không thấy hết. Cứ một tháng sau lại thấy số lượng của rệp không giảm đi àm tang lên đáng kể. Đó là tại khu 2, khu nhìn ra nhà bà Tàu Mỳ, gần đó có bà mẹ người miến Nam hay bán chè hay bị HSMN ăn quỵt. Rồi một ngày, nhà bà Tàu mỳ bốc cháy. Nguyên nhân chưa rõ ràng, nhưng chắc là mấy ông anh nào đã đốt. Hết lớp 8, tất cả khối lớp 8 lên lớp 9 được chuyển về khu lò gạch: 9a, 9G, 9I,9M ở cùng khối lớp 7, lớp 8. Nhưng cũng lạ là không thấy còn rệp chung sống và sinh sôi nảy nở nữa. Ngày sang Trung Quốc, lớp nhỏ tụi mình có bệnh ghẻ ruồi sau đó cũng hết. Nhưng "lên Đông Triều" có đồng hành là rệp, sống rồi quen, tất cả cũng hòa thuận tồn tại. Đến nay, không còn ai nhắc đến bệnh ghẻ ruồi, chấy, rận và rệp. Nhưng chúng tôi đã có một thời tồn tại chung.
Trả lờiXóaKhong ai la khong nho quan che dau truong, giua truong chinh va khu dan toc
Trả lờiXóaKhi co tien la ghe mua che an, khi khong co tien cung ghe mua thieu de an ( ai co uy tin duoc mo tai khoan o day )
Minh nho thang Phong no quan che 10 dong ( hoi do 1 thang duoc phat 2 dong sinh hoat phi )
@ND 21:43:00 17-11-2013
Trả lờiXóaLại xuất hiện một tay bút "chiện bi giờ mới kể" tiềm năng nữa rồi! Viết đi Quế, lấy cai nick là ND cũng được, vì chưa trùng, nhưng, những tên Quế tiếp theo thì đừng lấy trùng nữa kẻo các Quế không biết đàng mô mà lần! Văn thơ học từ một lò ra, không đặt nick thì cũng khó phân biệt được, lại cứ đổ cho thèng M.P cho mà coi! :)
ND 21:43:00 17-11-2013:
Trả lờiXóa- Chí Thành, Hồng Sơn, Vịnh lẫm, Mai Hoa-nữ, lứa MF, nhuận),Ngô Thị Đối... qua khu Dân Tộc học chung lớp với tôi. Nhờ 3 tên đầu, cộng với đám Quế có sẵn trong lớp mà chất lượng học của lớp nâng lên hẳn. Không bị đội sổ của Khu.
- Sau này lên đại học (76-80), tôi lại tiếp tục làm bạn với đám rệp tới 4 năm liền. Giờ thì chia tay lâu rồi.
- Bạn viết hay lắm. Tiếp đi, anh em ủng hộ mà. Thân.
Tôi nhớ lại chuyện của Phong Phú tới Trường Đông Triều vào mùa hè năm 1973, nhưng câu chuyện có khác đi mội ít :
Trả lờiXóaTheo thông lệ , ở trường Đông Triều cứ vào mùa hè , con ve kêu rả rích thì vào tháng 6 trường cho phép các bạn có gia đình ( ba mẹ, dì, cô cậu , v.vv. ) được về nhà thăm choi và trở lại trường vào cuối tháng 8 để bước vào năm học mới.
Tháng 6 , nhửng bạn nào có gia đình nô nức kéo đi như một ngày hội, đi bằng mọi phương tiện, đi xe đạp, đi ra bến xe đông Triều về Hải Dương, về Hải Phòng, V.VV.. , đi xe lửa ở ga Hải Dương, ga Tiền Trung, nhiều bạn không có tiền phải cuốc bộ, cả thị trấn Đông Triều ngày hôm đó như trải qua cơn bão Halydan
Những bạn không có gia đình ( như tôi , Luân Buệ, V.VV.. ) thì ở lại trường làm bạn với con ve , buốn ơi là buồn, trường vắng ngắt, không có ai tâm sự, không có ai chia sẽ, tủi thân lắm, vì vậy chiều chiều chúng tôi lại tụ tập về nhà ban giám hiệm, mắt nhìn thắng ra con đường đất đỏ từ trường ra thị trấn Đông Triều mong gặp các bạn nào quay về la6i trường để hàn huyên tâm sự, ngày nào cũng giống ngày nào ! tháng 6, tháng 7, tháng 8 ...
Rồi một ngày cuối tháng tám 1973 chúng tôi đang ngóng nhìn ra cửa trường thì thấy một đoàn 3 chiếc xe đạp chạy vào trường, dẫn đầu là một bác bộ đội ( sau này mới biết là ba Phong Phú ). kế tiếp là một thanh niên chở 2 thùng bao bố màu xanh ( mình đoán ra ngay là của dân Quế Lâm, vì chỉ có dân Quế Lâm mới có túi đồ này và người thanh niên đó là anh Thành lớp 10 chờ ). đi chót là một cặp thiếu nhi chở nhau , mặt mày lấm lét, tay ôm 2 thùng nhôm màu xanh ( sau này mới biết là thùng lương khô 701 , còn mặt mày lấm lét là sợ bị mất trộng như ở Taloban ).
Chúng tôi tôi ùa đến, tay bắt mặt mừng, vì không ngờ lại gặp anh em Phong Phú ở đây ( có con tin rồi ).
nhưng mà tay bắt, cười nói chứ thùng lương khô vẫn là vật bất ly thân dù bọn này cố định gõ gỏ vào thùng để xem là gì ?
Và câu chuyện lại được tiếp tục như lời của M Phong
Còn nhiếu lắm về câu chuyện anh em Phong Phú sẽ lần lượt tiếp ( như chuyện anh em Phong Phú và Đỗ Hà Bắc, Bình Chuột cống đi hái trộm mít ở khu dân tộc, thành thạo còn hơn bộ đội đặc công ? )
ND 10:53:00 19-11-2013:
Trả lờiXóa- Người ngoài cuộc mà nhớ được như vây, trí nhớ quả đáng ngưỡng mộ. Đúng là có anh Long Thành (10 chờ) đi cùng. Anh Thành mất được mấy năm rôi. ND là dân Quế có khác.
- Bản viết đầu tiên có nói đến anh Long Thành. Song vì dài quá nên buộc lòng tôi cắt bớt (1 trang) cho gọn lại. Vì vậy, khi đăng bài, không có tên anh Thành.
- Có chi tiết này sửa lại, chỉ có 2 xe đạp thôi và không có "mặt mày lấm la lấm lét". Chính xác đấy. Thân.
M.Phong
M. Phong
Trả lờiXóaCó 3 chiếc xe đạp chứ không phải 2 chiếc, vì ngày hôm sau , chiếc xe đạp thú 3 được tháo ra để chở về Hà Nội
Mình có phụ tháo xe, sau đó chiếc xe được tháo được ràng cột lên 2 chiếc xe còn lại , Ba bạn Phong Phú chở 2 bánh xe, còn anh Thành chở khung xe
bọn mình còn hộ tống 2 chiếc xe đạp ra tới bệnh xá của trường ( gần đường ray xe lửa )
Xong việc bữa đó Phong , Phú dắt đi ăn chè ở quán bà tám
phong, phú chỉ nhớ mấy thằng 8d thôi có nhớ mấy thằng "chi viện" về lớp 9D đâu!Nặc danh nói đúng đấy nhờ có mấy thằng chi viện về 9D về nên lớp mới "lên ngôi" không bị tụt hậu ở khu dân tộc.Thế mà nó quên bọn mình, buồn quá Phong ơi,mày qua TQ sút bị tao đánh nhầm vì tưởng là thằng Phú nhớ không?Dạo này cũng văn chương gớm nhỉ!thằng nào về già cũng hoài niệm gớm nhỉ! khi nào nghỉ hưu chắc mình cũng tham gia hội " thơ văn" chút nhỉ?Vịnh Lẫm có nhớ không? nhiều kỷ niệm mà chẳng thấy nó nhắc mình gì cả?
Trả lờiXóaVinh lam ten that la Dang Van Vinh , luc nao cung Giong nhu ong cu Gia , chi Vinh Lam la Dang Thi Ly
Trả lờiXóaNgay xua Vinh lam chuyen bi an hiep hang ngay , luc nao cung bi danh dap , Khoc loc , neu khong co Vinh lam thi Phong Phu bi thay the , ly do Vinh lam Phong Phu bi danh dap , xach tai da dit , la vi nho con , Lai loc choc
- ND 16:02:00 20-11-2013: Bó tay đấy. Tôi nhớ không ra. Nghiêng mình trước anh linh của bác đấy.
Trả lờiXóa- "kinh dị": Úi trời. Mày là thằng Vịnh hay là thằng nào? Mấy chục năm nay, đợt nào gặp HSMN, tao cũng đi hỏi thằng Vịnh mà có đứa nào biết đâu. Mày nói tao không nhớ bọn "tăng cường". Tao nhớ nên mới còm đó (ND 21:43:00 17-11-2013). Cái vụ đánh nhau, mày có lộn không? Tao nhớ hình như ngược lại thì phải. Giỡn chút cho vui thôi. Già rồi, chán việc cơ quan, thằng nào cũng nói chuyện cũ. Chuyện cũ vui hơn mày ạ.
Thân. M.Phong
Dang Van Vinh la ban than cua Thai Hong Viet la ke thu cua Nho teo , vi ngay xua Nho teo hay danh dap Vinh Lam va anh em Phong Phu ,
Trả lờiXóa@ND 10:53:00 19-11-2013, M.Phong: Anh Long Thành có một bài viết trong tuyển tập "một thời để nhớ" của HSMN Đông Triều hay lắm!
Trả lờiXóaHồi đó MF cũng chẳng có ai ở MB, nhưng hay được rủ về HN. Có năm về với Quế Hồng Ngân, ở BV E Bưởi, 2 đứa đi chơi về muộn, má nó mắng, MF bỏ lên bờ hồ, tìm được nhà Quế Hống Vân (Vân móm), ở lại với nó 1 đêm, 1 ngày rồi về lại ĐT. Có năm lên với thằng Nghĩa tót (8B), ở lại nhà cậu hắn, sau về bị lụt, xuống tàu ở ga Tiền Trung rồi lội lụt từ đó về Đông Triều trong đêm. Nghĩ lại mà ớn, chừ sang nhà hàng xóm cách có 2 nhà cũng chạy xe máy! :):)
MF:
Trả lờiXóa- Ba tớ và má a. Long Thành ở cùng Cục với nhau hồi đó. "Đại ca" sợ mình trốn nên cùng a. Thành áp tải đi cho chắc. Không chạy đi đâu được.
- Tết, hè về Hà Nội, có hồi cũng rủ đứa nọ, đứa kia về nhà chơi. Tuy nhiên, hàng xóm cảnh giác lắm. Danh HSMN vang xa thật. Các cụ đe nẹt suốt, chỉ sợ mình hư. Rốt cục, HSMN toàn đứa "nên", đâu có hư. Thỉnh thoảng có vài chú "không nên" thôi
MF: là M.Phong còm đấy.
Trả lờiXóaPhong , Phú có biệt tài diễn cảm
Trả lờiXóaHồi học lớp 8D khư dân tộc, giờ văn do thầy Dân giảng bài, hôm đó là bài " chi Dậu "
Khi thầy giảng bài quoay lên bảng viết tả cảnh chị Dậu múc cơm của chó để ăn, cả lớp ai cũng cảm động, riệng Phong và Phú còn diễn cảm bằng nước mắt và sụt sùi lấy khăn lau, sau đó vắt ra nước mà thầy giáo không biết, cả lớp không nín được cười : thấy vậy .Phong , Phú càng làm diễn cảm hơn vừa lấm lét nhìn thầy , bất chợt thầy quay lại và tóm Phong Phú tại trận, thầy nhận xét , cuốiu năm có văn nghệ thầy cho Phong , Phú đóng vai anh Dậu, nhưng trước bắt cho Phong Phú điểm 2 để nhớ
Cả lớp được trận cười bể bụng.
Nhat quy , nhi ma , thu ba la Phong Phu
Trả lờiXóaThông tin của Đặng Văn Vịnh :
Trả lờiXóaCó thể liên lạc với chị Đặng Thị Lý ( chị của Vịnh )
L7 Khu phố chợ Hoàng Hoa Thám Tân Bình , TP. Hồ Chí Minh
ĐT : 38427419
Hoặc hỏi : Nguyễn Hoàng Ba
0903 969996
Khi ở Quế Lâm, Vịnh học lớp A, tôi học lớp B. Sau 1975, cùng với Vĩnh lột, Luân Bệu, Vịnh lẫm cũng mất hút. Mấy năm nay, Luân bệu quay lại tìm được anh em ta. Vui quá. Còn Vĩnh lột, Vịnh lẫm không nghe ai nói có gặp ở đâu. Vài lần gặp nhau HSMN, tôi có thấy chị Lý (chị của Vịnh). Muốn lại hỏi song chị Lý đứng với khối lớn nên ngại quá, không hỏi. Hơn nữa, tôi nghe nói Vịnh lẫm học sỹ quan cảnh sát xong đi làm, rồi bị bệnh. Bệnh gì đó mà bệnh nặng. Vì thế, không dám hỏi thêm. Mới đây thôi, Nam Khánh ở Công Tum điện thoại nói Minh (xồm) đưa xuống bệnh viện Sài Gòn rồi, nhắm không qua được. Bạn bè với nhau, tuy hồi đó có thể không thân, không mến nhau. Thậm chí là ghét nhau nhưng khi đó còn quá nhỏ để hiểu. Giờ, lên xui gia, lên ông bà hết rồi mới hoài niệm chuyện ngày xưa, mới biết quý. Nghe đứa nọ, đứa kia bị này khác là nhói hết cả lòng. Chắc ai cũng nghĩ vậy. Thế nên, anh em mình ai có thông tin về Vịnh lẫm chia sẻ đi để cùng biết. Tôi ở xa, không có thông tin mà.
Trả lờiXóaPhong Phú kể chuyện đội thiếu niên ở khu dân tộc trường Đông Triều đi thi đấu bóng rổ với các đội thiếu niên khác ở trường chính đi ?
Trả lờiXóaDội thiếu niên khu dân tộc luôn thi đấu các bộ môn : bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền, hấp dẫn nhất là bóng rổ, khi qua trường chính thi đấu luôn có cổ động viên : Đỗ Hà Bắc, Bình Công thịt, Minh Núi, Nguyễn Thị Thu,
Có 1 kỳ thi đấu bóng rổ giải tết năm 1974 , Phong Phú và thằng Phùng ở 8M gây lộn, mình tưởng thằng Phùng giơ chưởng thì Phong Phú 3 ngày sau chưa dậy, nhưng nhờ có đỗ Hà Bắc làm trọng tài nên mọi chuyện êm xuôi
ND 20:19:00 17-11-2013 và ND 10:19:00 25-11-2013: 2 ND này chắc "chính chủ" khu Dân tộc. Nói chuyện 1 lon nếp nấu 6 thằng ăn và chuyện đấu bóng rổ của Đội Thiếu niên khu Dân tộc với các đội thiếu niên khác trong trường như từ trong ruột ra. Giọng nói mượt như nhung (hay mượt như nhau?). Có phải là 1 người không? Cho tớ khất đi. Nhớ vụ việc thì có nhớ song nhớ rõ thì không. Mà cái này không thể bịa ra mà nói được. Nó "ném đá" chết ngay. Toàn người trong cuộc cả. Cho tớ thời gian, nhớ rõ rồi mới dám còm.
Trả lờiXóa10:53:00 19-11-2013: Thời gian trôi lâu quá, có cần nói lại vụ trộm mít ở khu Dân tộc với các đồng đội không? Đến giờ chúng nó vẫn đang nằm trong đống rơm vì chưa có thằng nào khai cả.
M.Phong. Thân.
@M.Phong : cậu ra hàng mới đi cho các đồng đội từ từ chui ra khỏi đống rơm chứ bài này sâu quá rùi , sắp bị đưa vào bài cũ rùi , khi đó xem hơi bị khó đó .
Trả lờiXóaN.H: Có rồi, định để qua tháng 12 mới đưa ra. Đưa ra giờ có sớm không?
Trả lờiXóaPhu danh nhau voi Quoc Phong lop 8M chu khong phai la Phung
Trả lờiXóaQuoc Phong hien nay dang o Ha Noi
ND 19:00:00 25-11-2013: Từ bé đến lớn (chắc cho đến già nữa), tớ chưa bao giờ đánh nhau với Quốc Phòng (đang ở Hà Nội, mắt háy háy, đầu gật gật) vì nó là thằng bạn tốt tuy ít có điều kiện gặp nhau. Tớ nghe kịp nội dung của ND và không lộn qua nhau đâu. Mà sao cũng lạ, chuyện của người thì nhớ như in (Hoàng Hải Phương, Trần Ngọc Tâm) để còm, chuyện của mình sao khi nhớ, khi quên. Cho tớ thời gian đi.
Trả lờiXóaM.Phong. Thân.
Hoi do tui doi thieu nien chi trang tai the thao thoi , chu khong co chuyen danh nhau , Phong Phu thuoc loai nhat nhu Tho nen Lai cang khong danh nhau ,
Trả lờiXóaNhớ ở khu dân tộc , năm 1974 có lắp 1 bộ xà kép. xà đơn để luyện tập thể thao, ban đầu không ai tới luyện tập vì sợ ngã , té gãy tay, chân, nhưng tới giờ thể dục, thầy Hy bắt buộc phải lên xà để kéo, để quay, rồi lần lần tập quay được, lộn vòng vòng được, thế rồi ai cũng mê tập, từ sáng tới 9 giờ đêm ở xà kép, xà đơn luôn có người xếp hàng đợi tới phiên. một trong những người mê xà đơn nhất là Hùng con, nam Trê, Dũng Bờn, Công bì Lợn, còn Phong Phú nhỏ quá nên nhảy không tới xà , phải bắc ghế
Trả lờiXóaCó một lần có thằng Hải xoăn nghịch ngợm, nó lấy mỡ bôi vào xà đơn, khi Phong Phú nhảy lên bám vào xà thì rớt bịch xuống đất, thế là thằng Hải bịt miệng mà cười ( may mà không gãy cả hàng răng , nay thành cụ già 90 )
Sao khong thay Vinh Lam Len tieng ?
Trả lờiXóaHương hồn anh Vịnh Lẫm kính mến ở đâu thì về đây cho chúng em gặp với.
Trả lờiXóaVinh Lam khong phai la van dong vien boi loi am Sao lan sau qua ?
Trả lờiXóaThấy các Quế "thương tiếc" Vịnh Lẫm quá nên Quế tôi cũng "sốt ruột" phải làm cuộc điều tra nho nhỏ. Và đây là kết quả. Đúng là cu cậu có đi học cảnh sát, sau làm ở HN. Vịnh bị bệnh Tâm thần phân liệt cũng đã lâu. Theo bác sĩ có thể từ bệnh trầm cảm. Hiện đang điều trị tại Trại điều dưỡng Thương bệnh binh Nho Quan Ninh Bình đã 3 năm. Chưa vợ. Theo người nhà, nếu có vợ thì bệnh tình có cơ hội ổn định và thuyên giảm. Bạn nào có cơ hội thì cố gắng ghé thăm. Biết đâu sẽ bớt "trầm cảm" mà khỏi bệnh. Thành Đen (HN) biết việc này.
Trả lờiXóaCám ơn Đ.H.B nha. Tôi có nghe song nhiều tin không chính xác nên thực tình không dám hỏi tiếp, vì càng hỏi lại càng buồn cho bạn mình. Giờ có thông tin "chính chủ" thì hiểu chắc chắn vì sao lâu nay Vịnh không có tại các cuộc gặp mặt HSMN. Tội nó quá. Thông tin này chắc có nhiều bạn bè chia sẻ.
Trả lờiXóaVào tháng 12 năm 1974 mùa đông ở trường Đông Triều , khu dân tộc, gió thổi lạnh buôn buốt như kim châm vào ngón tay, áo bông, chăn bông , tất len, quần áo đông xuân nhưng vẫn không chống được cái lạnh
Trả lờiXóaSáng 1/3 cái bánh mì, trưa ăn cơm 3 chén, chiều 1 ổ bánh mì và canh rau muống
Mỗi lần tới cơm trưa lại sợ ăn cơm Triều Tiên mặc dù cơm Triều tiên ăn rất ngon, gạo thơm, dẻo, lý do là vì gạo không nở, mỗi người chỉ có 2 chén, ăn xong vẫn đói như chưa ăn, còn ăn gạo Việt Nam, nhất là gạo mốc thì mừng ơi là mừng , vì gạo đó nở , nên mỗi người bới được 3 chén
Đó cũng là lý do tại sao buổi trưa , mới ăn cơm xong mà bọn này ( bao gồm Phong, Phú, Đỗ Hà Bắc, Bình chuột cống, hải tóc xoăn, ) hay lảng vảng ở xung quang nhà dân để tìm cơ hội tấn công rẫy khoai mì, khoai lang, V.V.. để bổ sung năng lượng.
Ngày nay đã lớn rồi, nhưng vẫn nhớ mãi những ngày mùa đông lạnh lẽo, đói năm 1974 .
Phong Phú có nhớ không ?
Phong Phú có nhớ bài thơ này chăng ?
Khoai ơi nhớ lắm khoai ơi.
Một năm hai vụ tao thời nhớ mi
Mi ơi mi tốt xanh rì
Để tao cắt sống vậy thì canh rau
Nhà tao đói khổ từ lâu
Nhờ mi cứu sống mà tao no lòng
Một đêm thì có năm canh
Những canh không ngủ, tao đành nhớ mi
Tao với mi đời đời kiếp kiếp
Tao với mi hiểu biết từ lâu
Vì mi là kẻ đứng đầu
Trong công tác phong trào chống đói
Thành tích mi được mọi người ca ngợi
Tiếng khoai lang vang dội khắp muôn nơi
@ND: ko nhớ mấy vụ ni nha. 5 thằng "bị lộ" cộng ND là 6. Đi "tuần" 1 lúc 6 thằng? Bao nhiêu mới đủ? Có mà bằng B52 rải thảm ? Mà hồi đó mình với Bình Cống ở trường chính, Phong Phú ở khu DT "Hợp đồng tác chiến" sao ta? Mình còn chưa nhận ra "bạn chiến đấu" nữa! Có nhớ vài vụ nhưng thường "ăn theo" mấy Anh ko à.
Trả lờiXóaND 10:20:00 30-11-2013 nói có lý đấy. Đ.H.B nhận đi cho nó nhẹ lòng, cho thanh thản. Ở đời, khi nóng lên thì có xá gì đâu. Đời Trần mà đánh qua đời Nguyễn còn được đó thôi. Vậy, cái vụ khu Dân tộc rủ trường chính cũng là lẽ thường. Lãnh tụ còn có khi sai nữa là LĐT. Chuyện nhỏ. Cứ bình tâm suy nghĩ rồi...khai đi.
Trả lờiXóaLDT : ke chuyen di an trom khoan Lang cho moi nguoi nghe di ? Chac ly ky va hap Dan lam ? 6 Chang ngu lam phao thu an trom !
Trả lờiXóaND08:34:00 01-12-2013 và ND18:59:00 30-11-2013: Tôi tin chuyện này là có thật. Giờ chỉ có việc, LĐT đồng ý khai, có một thằng văn hay chữ tốt đứng ra chắp nối sự kiện và ...viết. Viết xong đăng ký bản quyền luôn. Dứt khoát câu chuyện sẽ nằm trong kho tàng Chuyện những người thích đùa của Việt Nam. Cái này để lại cho hậu thế có giá trị lắm đây. Trong đó, ĐHB lớp trên, lại là LĐT nhiều năm, rất có kinh nghiệm nên suy ra ĐHB phải là chủ mưu.
Trả lờiXóaLDT cu noi y tuong cau chuyen an trom khoai Lang roi dua cho nha van Luan Beu viet , them mot it mam muoi , hanh toi roi in ra cho moi nguoi xem , Chac hap Dan va ly ky lam , Giong truyen 1001 Le dem cua Ai Cap !
Trả lờiXóaDi Dan nho ( hai hung )
Trả lờiXóaO Dan thuong ( ..... )
@ Các nặc danh : xin để hồi ức vào bài mới của M. Phong nha . Mai tớ sẽ đăng .
Trả lờiXóaM.Phong à? Ừ, đăng đi N.H. Xem có tên ai trong đó?
Trả lờiXóa@N.H.QUE: Em gửi tặng kèm cho các bạn bài này luôn nhé, một cây làm chẳng nen non, ba cây chụm lại...
Trả lờiXóahttp://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=GBaHPND2QJg
Chuc mung sinh nhat Phong Phu
Trả lờiXóa53 tuoi van chia Gia
53 tuoi van la thanh nien
Happy birthday Mr Phu
Trả lờiXóaND22:34:00 05-01-2014 và ND09:35:00 06-01-2014: Xem lại thông tin xem. Mr Phu không thể 53 tuổi. Phải hơn nữa. Lứa chúng mình học với nhau từ lớp 2 (1967) thì thằng ít nhất phải sinh năm 1959. Đến nay phải 54 tuổi (chưa tính tuổi ta-âm lịch). Hình như hồi đó chỉ có một mình Từ Vân sinh 1960 thì phải. Có đúng không?
Trả lờiXóaTuoi Tay :53
Trả lờiXóaTuoi ta : 54
Tu Van sinh nam 1961 la em ut cua lop va em it cua Khoi 5,6,7
ND22:34:00 05-01-2014 và ND09:35:00 06-01-2014: 2 ND vui tính quá. Hôm nay mát trời hay sao vậy. Chừng này tuổi đầu, được bạn bè nhắc tới sinh nhật, sướng tê luôn. Cám ơn 2 ND nhiều. Chỉ đinh chính lại chút thôi. M.Phong sinh năm 1958. Đến giờ 55 tuổi. Vì gia đình có công cách mạng nên được khuyến mãi thêm 1 tuổi (ta) nữa. Tổng cộng có 56 "nhát" chớ mấy. 2 thằng cộng lại là 112 rồi. Còn trẻ chán. Hồi học lớp 2, tôi thuộc dạng lớn tuổi của lớp đấy. Vẫn đang vui với bạn bè, với các Quế đây. Chúc 2 ND khỏe. Thỉnh thoảng cho biết cái tên để đỡ nhớ.
Trả lờiXóaThân. M.Phong
Sinh nhật 2 người mà tổ chức có 1 lần là quá tiện, 56 năm chưa tổ chức sinh nhật thì nay tổ chức càng có lãi
Trả lờiXóa. Mùa này thời tiết se lạnh , Đà Nẵng ngóng chờ tin của Phong Phú
Chưa từng tổ chức sinh nhật bao giờ, nói gì đến chuyện làm sinh nhật 2 tên 1 lần. Hơn nữa, còn khoảng 10 tháng rưỡi nữa mới tới sinh nhật 2014. Theo ý ND14:41:00 08-01-2014, có lẽ M.Phong chuẩn bị từ giờ tới đó cho kịp. Thật là cẩn tắc vô áy náy. Cám ơn ND14:41:00 08-01-2014 đã nhớ tới bạn bè. Thân.
Trả lờiXóaSinh nhat cua Phong Phu am to Chuc thi hap Dan lam
Trả lờiXóaPhu dai an luong kho 701
Phong dai an luong kho 702
LDT lo nuoc uong
Ngoc Tam lo dia diem to Chuc o Da Nang
Nho moi Que MF va XH tham du sinh nhat nhe
Trả lờiXóaPhong Phu co ve tham khu Dan toc , truong Dong Trieu LAN nao chua ?
Trả lờiXóaQUE MF có nói : ...Giữa những bộn bề, lo toan đời thường, những cơm áo gạo tiền buộc ta phải quay cuồng trong cuộc sống, lòng tôi vẫn đau đáu một lần trở lại Quế Lâm, trở lại Đông Triều - Nơi tôi và chúng ta đã học. ....
Trả lờiXóaVậy nên về thăm trường sớm, chứ tới U60 muốn về phải có người cõng ?
@Quế ND 22:30:00 12-01-2014:
Trả lờiXóaCâu ni có 2 điểm thì đều ko chính xác:
1. Câu nói đó hình như ko phải của MF, vì hắn đã về lại Quế Lâm có dễ đã 10 lần! :)
2. >90% Quế đã U60 òi!
QUE MF : cau Giữa những bộn bề, lo toan đời thường, những cơm áo gạo tiền buộc ta phải quay cuồng trong cuộc sống, lòng tôi vẫn đau đáu một lần trở lại Quế Lâm, trở lại Đông Triều - Nơi tôi và chúng ta đã học. .... là của QUE M PHONG ( phần cuối của Lê Đông Triều )
Trả lờiXóa-ND 15:51:00 10-01-2014 và ND 23:43:00 10-01-2014: Các ND này còn trẻ quá. Cứ cương quyết yêu cầu phải tổ chức sinh nhật cho bằng được. Bản thân thấy mình già quá rồi, làm hổng biết ra cái giống gì. Biết làm sao ta? Khó quá nhỉ.
Trả lờiXóa-ND 17:08:00 12-01-2014 và ND 22:30:00 12-01-2014: Cái câu "Giữa những bộn bề, lo toan đời thường, những cơm áo gạo tiền buộc ta phải quay cuồng trong cuộc sống, lòng tôi vẫn đau đáu một lần trở lại Quế Lâm, trở lại Đông Triều - Nơi tôi và chúng ta đã học..." là tôi viết. Nếu là MF, việc chuyển thể từ suy nghĩ ra lời nói sẽ hay và xúc tích hơn nhiều. Đến nay, 01/2014, cả 2 thằng đều chưa 1 lần về lại Quế Lâm, Đông Triều. Nhớ lắm. Trước đây, trong công việc, mỗi lần đi làm, gần như lần nào cũng chạm mặt với bạn bè. Không Quế Lâm thì Đông Triều, không thì dân ĐHBK Đà Nẵng vì Đà Nẵng nhỏ quá mà. Làm tốt thì bạn bè chửi, mất bạn, mất lòng. Vì bạn bè thì đụng chạm nguyên tắc nghề nghiệp. Oải quá, tôi xin về làm Văn phòng để né bớt, còn mà giữ lại bạn bè. Giờ như con mọn. Đã nghe 2 lần bạn bè rủ đi Quế Lâm, Đông Triều song toàn vào dịp công việc cấp tập. Không xin nghỉ được. Vì lẽ đó, đến giờ vẫn chưa quay lại được. Đang lo đến lúc mình đi được thì có còn ai muốn đi với mình không. Còn việc cõng, hy vọng không đến nỗi vậy. Phải lạc quan thôi.
Thân mến. M.Phong
Khi di ve tham Que Lam hay ve tham Dong Trieu , M Phong nho ru QUE MF cung di , vi QUE MF muon co 11 lan di de co Giness ( da co 10 lan rui )
Trả lờiXóaM Phong : vay de khi huu tri , U60 thi ve tham Dong Trieu , U 70 ve tham Que Lam
Trả lờiXóa@Q.M.Phong: "Nếu là MF, việc chuyển thể từ suy nghĩ ra lời nói sẽ hay và xúc tích hơn nhiều", 10 MF cũng không thể nói hay hơn, Quế hơn được câu "Giữa những bộn bề, lo toan đời thường, những cơm áo gạo tiền buộc ta phải quay cuồng trong cuộc sống, lòng tôi vẫn đau đáu một lần trở lại Quế Lâm, trở lại Đông Triều - Nơi tôi và chúng ta đã học...", một tâm tình chung của những con người sống cùng quá khứ! MF "cãi" vì Quế ND ni cảm nhận được câu nói hay mà nhầm tác giả! :)
Trả lờiXóaQUE M PHONG :
Trả lờiXóanếu có mời sinh nhật thì chắc số người tham dự cũng không đầy đủ vì nói như QUE MF : hầu hết là U60 rồi , chỗ nào ở yên chỗ ấy ,
Vì vậy QUE M Phong cứ mạnh dạn mời sinh nhật đi, cứ thử tổ chức ở Hếu xem có ai tham dự ?
Tet nay nghi nhieu ( 12 ngay ) Phong Phu ve Dong Trieu tham truong khong ?
Trả lờiXóaPhong . Phu chua Len tieng ? Y kien nay cung hay
Trả lờiXóa3 ND bên trên:
Trả lờiXóaCụ ông nhà mình năm nay 85 tuổi, không đi đứng được. Đứng lên, ngồi xuống phải có 2 người xốc nách. Gần như chỉ có nằm thôi. Bỏ cụ ở nhà, mình đi thăm thú là khó lắm vì nhà không còn ai cả. Bởi vậy, nhìn bạn bè đi được mà thèm. Giữ đạo làm con trước đã cho cụ đỡ tủi thân. Chuyện thăm thú lại phải khất. Còn chuyện sinh nhật...vẫn đang ca Bài ca hy vọng. Cám ơn các ND.
Thân. M.Phong
Ly do chinh dang
Trả lờiXóa@M.Phong : hôm đám cưới con thèng trung uý Phương , bọn tớ vào thăm bác , bác mệt nhưng thấy đám bạn của con nên vui lắm . Máu Quế nổi lên , tớ chọc bác ( chả là tớ đọc hồi ký của bác rùi mà ) : bác ơi , bác kể lại chuyện bác đi đến nhà cô nào chơi mà bị mất đôi dép đi . Thế lúc bác đi chân đất về nhà thì bác gái nói sao ạ ? Ôi chao , ông cụ phấn khởi hẳn lên , cười nói quên cả mệt , kể quá trời chuyện luôn , kể cả chuyện thâm cung bí sử mà hồi ký bị cắt mất . Nhưng sợ bác mệt nên bọn tớ phải xin phép về dù tiếc câu chuyện hay lắm . Cho tớ gửi lời hỏi thăm bác , mừng cho bác có những đứa con hiếu thảo nha .
Trả lờiXóaPhong Phu : trong bai viet co Nhac nhieu nhan vat o khu Dan toc truong Dong Trieu : Ta Dung ( Ta Dieu ) , Chung The Dung ( Dung Bon ) , Do Ha Bac ( LDT ) , Hung con , Nam Tre , Hai xoan
Trả lờiXóaKhong biet cac nhan vat nay hien nay o dau ? Phong Phu co gap khong ?
ND:11:00:00 15-01-2014
Trả lờiXóa-Tạ Dũng (Điêu), trước đây làm Trưởng CA p.13 quận Tân Bình. Sau đó làm Đội trưởng CSĐT CA quận Tân Bình. Hiện giờ làm gì ở CA cũng không biết nữa. Chưa gặp lại lần nào.
- Chung Thế Dũng (Bờn), đại tá, Trưởng phòng Trung Quốc, sở CA Hà Nội. Gặp mỗi năm 1 lần tại ĐN.
- Hùng Con: Lái xe cho anh Hoàng (cũng HSMN, khu Dân tộc, Lớp 9B), Giám đốc Công ty Bê tông đúc sẵn tại Đà Nẵng. Muốn gặp là alo, có liền.
- Nam Trê, thợ điện nước tại 1 Công ty do anh Phạm Phú Bình (HSMN, Đông Triều, trên mình 2 lớp, làm Giám đốc) tại Đà Nẵng. Có liền khi alo.
- Đỗ Hà Bắc: Sau khi lôi kéo đám 5 tên ăn trộm mít, mía, lạc ...của dân Đông Triều thì bỏ nghề trộm. Học đại học tại Bungary, kỹ sư xây dựng. Trước đây ở Đà Nẵng. Sau phẫn chí chuyển vào SG lập phòng nhì. Nhập hộ khẩu xong phần mình thì liền tham mưu UBND TP SG ra văn bản cấm dân nhập cư các tỉnh nhập hộ khẩu giống mình. Găp trên đt và khi ĐHB về ĐN.
- Hải xoăn: ở Huế, cao 1,8m (em Hùng sứt, lứa MF) đã gặp MF mấy lần. Đang mua bán chất xám theo cơ chế thị trường. Phần này để MF lên tiếng thì chính xác hơn. Gặp trên alo. Thỉnh thoảng có gặp mặt.
Thân. M.Phong
@M.Phong: Ấy đừng, đừng hỏi MF về Hải "xoăn", vì mỗi lần gặp, hắn nói ầm ầm, MF chạy bán xới, nên cũng ko bít hắn làm rì lun!
Trả lờiXóaM.Phong : Hình như có một số sai sót về Đỗ Hà Bắc : Đang làm Công ty Trang trí nội thất ( MECODEC.CO ) , 56 Thái Phiên Đà Nẵng.
Trả lờiXóa- Còn Tạ Dũng hiện đang ở Hà Nội : So ĐT có 2 số :
0120 317 8222
0903 614 175
- Còn thằng Hùng con ngày xưa có cô em gái rất xinh, Phong, Phú mê như điếu đổ,tuần nào ở trường Đông Triều cứ dắt Hùng con đi ăn chè, ăn cơm nếp miết, cuối cùng không biết sao mà không thành ? ( chắc thành nhân ? ).
Công anh bắt tép nuôi cò
Cò ăn cò lớn cò dò lên cây !
Không biết Phong PHÚ còn liên hệ với cô bé em Hùng con nữa không ?
M. Phong :
Trả lờiXóaChúng tôi đi... ăn trộm khoai mì
Ai ăn trộm đầu tiên nhất của khu Dân Tộc trường Đông Triều ? Câu trả lời còn gây tranh cãi. Hồi trước, chuyện này ai cũng giấu vì sợ xấu mặt. Còn bây giờ ai cũng muốn tranh giành để lấy thành tích vì theo ban tổ chức cuộc họp mặt của trường Đông Triều hàng năm, ai chứng minh mình là người có công nghĩ ra và thực hiện việc ăn cắp, ăn trộm đầu tiên sẽ được thưởng một phần thưởng cực kỳ có giá trị. Trong lúc còn tranh tối tranh sáng thế này, tôi xin kể các bác nghe mấy chuyện ăn trộm của khu Dân Tộc ( do Đỗ Hà Bắc dẫn dắt ).
1. Xung quanh khu Dân Tộc có rất là nhiều trái cây, khoai củ. Nào xoài, mít, đu đủ, mãng cầu, mận, chuối, ổi; khoai mỡ, khoai mì, khoai lang, khoai môn,.. Đối với lũ HSMN con nhà nghèo như chúng tôi đó là những thứ "béo bở". Đỗ Hà Bắc liền xông trận hái mít. Mít chất cả nhà. Mít chín ăn rất ngon, còn sống thì đem luộc làm gỏi ăn cũng nhức nách. Bắc cũng thường bỏ cử ngủ trưa, len lỏi vào vườn đào khoai mì về rồi cất công luộc cho bà con ăn. Vui nhất là mấy lần Bắc, Bình Chuột cống đi hái trộm ổi, mận bị ong đánh u đầu. Một lần khác, Bắc luộc khoai mì hay mít gì đó để ở ngoài sau nhà chờ nguội, tới chừng trở ra lấy thì con chuột bò vô phập vào tay Bắc. Từ đó, Bắc mang tiếng giành ăn với chuột. Nói chung, Đỗ Hà Bắc thuộc nhóm đầu bảng hái trộm, đào trộm. (nếu chịu đề nghị bà con vỗ tay thật to và trao giải cho Đỗ Hà Bắc).
2. Phong, Phú, Hải chung lớp 8D . Sau khi bị bà con hái trộm chỗ dễ hết rồi, ba đứa quyết định đến gần nhà ông ba Quận đào trộm khoai mì, khoai mỡ. Một lần, Phú với Hải đi trót lọt. Lần sau, Phong giữ đường cho Phú vào đào khoai. Chừng thấy có người đi ra, Phong sợ quá bỏ chạy luôn, báo hại Phú bị bắt quả tang. Phú giận chuyện này quá chừng. Lần đó Phong ân hận tới giờ.
Hôm 22/12 rồi , Ráo đang say sưa chụp hình thì có 1 đại ca lạ hoắc ngoắc lại . Ráo tới thì đại ca đó chỉ lên chỗ mấy đại ca đang gào ( hát đó ) và bảo hồi đó anh tính đập thằng đó đó . Ráo hỏi lý do thì đại ca bảo : không biết , em lên mà hỏi thằng đó . Ai mà dám hỏi . Giờ nhờ có nặc danh , Ráo đoán chắc là giống Phong gác cho Phú ăn trộm rùi nên đại ca này ức đến bi giờ . ( ráo chẳng biết 2 đại ca đó tên chi ) .
Trả lờiXóaĐến đây tôi bắt đầu băn khoăn tự hỏi, nhẽ chúng ta có hai Đỗ Hà Bắc, một Đ.H.Bắc là LĐT cùng lớp tôi và một Đ.H.Bắc công ty trang trí nội thất? Gỉai đáp giùm tôi cái nhe.
Trả lờiXóaMà Đ.H.Bắc như bạn ND 11:08:00 16-01-2014 kể là Đ.H.Bắc LĐT thì quả là ghê răng thật, đến quậy như tôi mà còn ngạc nhiên chưa luôn.
Trả lờiXóaM. Phong có nhớ lần đi đào trộm khoai lang không :
Trả lờiXóaCó kỳ tối thứ 7 ( là tối nghỉ học, tự do ) năm 1974 , ĐHB, Bình Chuột cống từ trường chính Đông Triều qua khu Dân Tộc rủ Phong, Phú, Hải xoăn, đi đào trộm khoai lang ở gần đập nước, giữa cánh đồng bát ngát toàn khoai lang, do bị mất trộm khoai nhiều nên tối hôm đó dân canh phòng cẩn mật, cứ cầm đèn dầu đi ra , đi vô , đi vòng vòng hoài, Bình chuột cống được phân công trườn vào giữa ruộng khoai mà không đào được, vì chưa có lệnh của ĐHB, còn Phong Phú, Hải xoăn có nhiệm vụ nghi binh vòng ngoài, nhưng thời cơ chưa thuận lợi, nằm trong ruộng khoai 30 phút, Bình Chuột Cống nóng ruột nóng gan, gần 8 giờ tối rồi mà chưa đào được khoai, rồi còn kiếm củi để nướng, V.V.. vậy là bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đó :
Cả đêm nằm giữa ruộng khoai
Mà ôm bụng đói ,có hoài đời không ?
Nghĩ mà thấy tiếc cho ông ,
Khoai nhiều như thế...Cánh đồng người ta...
Đêm dài ... trằn trọc...gần xa...
Khoai người ngon quá...Khoai nhà ... cũng ngon .
Thôi đành mặc kệ thiệt hơn,
Đào trộm một củ,rồi ... chuồn cho nhanh...
Đừng sợ nhé, QUE M. Phong
Chén xong...Chùi mép...Ta lại chuồn luôn...
Ôi … sao nhớ củ khoai lang ấm lòng của đêm mùa đông năm 1974 ở khu Dân Tộc
M. Phong : Do Ha Bac an trom cung tai va lam tho an trom cung hay
Trả lờiXóaBai Phuc, bai Phuc
- ND23:14:00 15-01-2014: Đỗ Hà Bắc (LĐT) chắc chắn đã chuyển vào SG. Nhà 2 thằng mình ở ĐN chỉ cách nhau có 300m nên tôi biết rõ. Bắc làm ở Cty trang trí thì tôi không biết. Đồng ý với ý kiến của XH.
Trả lờiXóaĐúng là Hùng con có em gái, tên là Phương, hồi nhỏ rất dễ thương. Hiện đang ở cùng chồng tại Hoài Nhơn, Bình Định. Riêng M.Phong thì kiêng em của bạn vì biết tính mình tào lao. Có bề gì mất lòng chết. M.P có nhớ một bác của trường mình (hiện ở tỉnh khác) thích cô bé này. Thập niên 80, cô bé lấy chồng. Bác này nghiến răng kèn kẹt mà kêu rằng:
Công anh bắt tép nuôi cò
Cò ăn cò béo cò dò lên cây
Anh mà biết được sự này
Thì anh bóp chết từ ngày cò con.
- ND11:08:00 16-01-2014 và ND 11:53:00 17-01-2014: Không biết các ND có lộn không. Năm 2013, M.Phong mới nhận Kỷ niệm chương 45năm Cháu ngoan Bác Hồ. Trong 45 năm, M.Phong không ăn trộm từ cây kim, sợi chỉ của nhân dân (trừ những cái lớn hơn). Vì thế, chưa có ai khai ra M.Phong. Còn P kia thì M.Phong không biết (cũng cương quyết không khai). Điện thoại cho ĐHB thì nghe Bắc thề sống chết là cũng không khai với ai. Vậy, có thể các ND cả tin, nghe theo thế lực thù địch thì tội bạn bè quá.
Thân. M.Phong
Khu dân tộc của trường Đông Triều trong giai đoạn M.Phong học là năm 1973-1974 , 1974-1975 chỉ bao gốm 6 lớp
Trả lờiXóa- Giai đoạn : 1973-1974 có lớp 8B,8C,8D,8E,8H,8K
- Giai đoạn 1974-1975 : có lớp 9B,9C,9D,9E,9H,9K
Sau 1975 thì Học sinh về nam, trường HSMN giải tán
Khu trưởng : thầy Thu
Khu phó : thầy Tạo
Gia1o viên :
dạy sinh : thầy Oa
dạy toán : thầy Điền
dạy lý : thầy Ước
dạy Nga văn : thầy Thiên
dạy Văn : thầy Minh
dạy địa lý : cô Loan
dạy hóa : cô Phương
Khu dâ tộc cách trường chính 1 Km, nằm gần hố nước , trên một ngọc đồi, xung quoanh có đầy đủ cơ sở thể thao : sân bóng đá, bóng chuyền,bóng rổ chỉ có nhà là lợp vách đất, mái tranh
Thích nhất là lớp học và nhà ở cách nhau có 20m, vì vậy mùa đông cứ giải lao 15 phút là chạy qua nhà đắp chăn bông, khi có trống báo vô giờ học mới tung chăn chạy qua lớp học.
Nhà bếp của khu do má Trí làm bếp trưởng.
M.Phong :
Trả lờiXóakhông thấy Đỗ hà Bắc lên tiếng
M . Phong : ke chuyen nau banh Chung tet 1975 o Dong Trieu di , Phong con nho cai banh Chung am Chung Minh chia se khong ?
Trả lờiXóaAn tet 2014 Lai nho toi cai tet 1974 , 1975 o truong Dong Trieu
Trả lờiXóa