Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

ĐỂ CÁC RÁO NGHIÊN KIÚ !


Có thể rút ngắn chương trình phổ thông

- Cách giảng dạy của Nhà giáo Nhân dân Shatalov là cho phép co ngắn chương trình phổ thông đi khoảng 2 năm học. Điều này có lợi cho nhịp hoạt động khẩn trương thời kinh tế trí thức và tiết kiệm thời gian cho quy trình đào tạo nguồn nhân lực.
Không thầy, đố mày…
Tiểu sử của các thiên tài có đặc điểm chung là những người viết chúng thường bắt đầu từ thuở nhân vật chính của mình mới cắp sách đến trường… Phổ biến một quan niệm rằng nhà sư phạm thường là người “khơi” dòng sông tài năng trẻ, hoặc, người thầy có tài là “khoản đặt cược” cho một sự nghiệp thành công của trò. Từ xưa, và gần như ở bất cứ đâu, các bậc cha mẹ, vốn quan tâm máu thịt đến tương lai của con, săn lùng các thầy cô giỏi, hoặc tập thể các nhà sư phạm, sẽ đưa con mình vào đời từ một xuất phát điểm đảm bảo thành công. Đồng thời, không ai có thể cam kết 100% là nhờ thầy giỏi, trò rồi sẽ giỏi. Đánh giá đúng hiệu quả lao động của nhà giáo là vấn đề “nóng” đang đặt ra ở nhiều quốc gia.
   Ở Nga hiện nay vẫn hiện hành một hệ thống phương pháp sư phạm từ thời Xô Viết, từng được biết đến ở Việt Nam thời chiến, đó là chương trình giảng dạy do nhà giáo Victor Shatalov soạn thảo. Đột phá giáo dục thời “trì trệ” "Cuộc thực nghiệm vẫn tiếp tục".
    Tác giả: Victor Shatalov Từ 1970, tại một trường ở Liên Xô, bắt đầu ứng dụng thí điểm phương pháp Shatalov. Tại một lớp tám, người ta chọn 33 học sinh học lực bình thường, trong đó chỉ có gần 1/3 tốt nghiệp lớp bảy không có điểm 3 (trên 5), và về toán, không có em nào được điểm 5 nào, trong suốt năm học trước. Nhưng nhờ phương pháp Shatalov, gần ½ học sinh lớp này tốt nghiệp lớp 8 thuộc diện khá, giỏi. Tới năm lớp 9, các em lớp này học vượt trước, sang chương trình lớp mười về toán và lý. Trả bài các môn đại số, hình học, vật lý trước một Hội đồng thi từ thủ đô Liên Xô xuống, có 22 em được điểm 5; 8 em được 4; chỉ có 3 em được 3 điểm. Tại kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, 24 em của lớp này đạt loại khá giỏi, trong đó có 3 huy chương vàng. Tất cả 33 em đều thi đỗ vào các trường đại học… 20 năm liền tiếp nối dạy theo phương pháp Shatalov mang lại kết quả là, tất cả các học sinh của trường đó đều vào Đại học (!). Cho tới năm 1990, từ những học sinh đầu vào thuộc diện trung bình, đã đào tạo được 64 phó tiến sĩ, 12 tiến sĩ, 64 kiện tướng thể thao…
  Dễ thôi
Những học trò của Shatalov thường hoàn thành chương trình phổ thông vượt trước hai năm. Có được kết quả như vậy là nhờ thiết lập được hệ thống “tín hiệu trụ”, cho phép nắm vững một cách đáng tin cậy các lượng thông tin lớn, nhờ phương pháp ôn tập và đánh giá trình độ kiến thức, nhờ hệ thống độc đáo giải các bài tập, và nhờ cách thanh tra có hiệu quả quá trình giảng dạy. Dù thời “cải tổ” Shatalov bị “cúp” các danh hiệu khoa học, chương trình thử nghiệm hệ thống bị ngưng, quyết tâm thử nghiệm các ý đồ về phương pháp dạy và học của tác giả không bị lay chuyển.
  Sau sụp đổ của Liên Xô, phương pháp Shatalov vẫn tiếp tục được thực hành có kết quả ở các cấp học trên phổ thông: các trường đại học, các trường sĩ quan, các học viện ở Nga… Hiện tại, trong thời gian nghỉ hè, ông chỉ mất 5 – 6 ngày để “chạy” cho các học sinh ở Moscow cả chương trình toàn năm học của các môn đại số, lượng giác, hình học, hay vật lý (!) Các bậc phụ huynh kinh ngạc nhận thấy con mình có khả năng nhanh chóng nắm vững khối kiến thức đồ sộ. Thầy Shatalov không “giữ miếng” gì cho mình. Ông chỉ rõ cách tránh nguy cơ bình quân trong giáo dục, cách giúp học trò thoát “học vẹt”, cách tạo sự tự tin trong các em, và sức thuyết phục, để tiến thân hoàn toàn bằng kiến thức…
     Hiện nay, tại trường Đại học mang tên Ekaterina Đại đế, TP. Moscow, đang tiến hành các lớp dạy theo phương pháp Shatalov đối với lứa tuổi học trò (tiếng Nga và toán dạy dồn cho lớp 2- 3 - 4 và lớp 5 - 6; đại số dạy dồn cho lớp 9 - 10 - 11; ) dồn vào các ngày thường của chỉ một tuần của một tháng trùng kỳ nghỉ lễ. Hoặc các lớp dạy kèm về tiếng Nga, tiếng Anh, toán vào các ngày chủ nhật… Chủ nhật hàng tuần có các buổi giảng về phương pháp Shatalov dành cho giáo viên. “Điều kỳ diệu” Shatalov nằm ở chỗ cả học sinh, ban đầu thuộc cả diện học yếu và khá giỏi, thảy đều bước trên những “đôi hài bảy dặm”, mà không cảm thấy “quá tải”. Đối với các em này, không đặt thành vẫn đề có nên học toán cao cấp không, ra đời có cần biết thuật toán để làm gì không… Đối với các em, toán, lý là môn học “dễ thôi mà”.
  Công nghệ “nén”
Thầy Shatalov (86 tuổi) vẫn lên lớp ở Moscow mỗi dịp hè Hiện đã số hóa các bài giảng của thầy Shatalov, gồm 13 phim mỗi phim dài từ 7 – 11 tiếng. Mỗi chương trình của một năm học được thâu tóm vào một vài tiếng trên băng đĩa DVD. Hiện tại có các học sinh hệ tiếng Nga ở châu Âu và ở Mỹ học theo phương pháp Shatalov. Hệ thống dạy và học theo trường phái Shatalov đã phát triển qua mọi thử thách của cả thời bao cấp lẫn thị trường. Nhà giáo nhân dân Liên Xô, nhà giáo công huân Ukraina Victor Shatalov được nhiều giải thưởng, danh hiệu trong nước và quốc tế (như giải thưởng của Quỹ Soros). Đã xuất bản hơn 50 sách của ông về khoa học giáo dục, được dịch sang 17 thứ tiếng. Plutarch từng nói “Học trò không phải là cái bình để nhồi nhét kiến thức, mà là bó đuốc cần phải được châm lên”. Nhà giáo Shatalov (SN 1927) hôm nay vẫn thử nghiệm nhằm hoàn thiện hệ thống của mình về cả lý thuyết và thực tiễn giảng dạy, để tẩm đẫm hương liệu cho những “bó đuốc” tỏa ánh sáng kiến thức…

                                                                                                  Lê Đỗ Huy (tổng hợp)

* Phải chi hồi đó, mình được học chương trình này thì "dư' ra được 2 năm để ... chơi nhỉ? Nói zậy chớ, giờ áp dụng, tụi nhỏ sẽ có 2 năm..."học thêm" ngoài giờ!

11 nhận xét:

  1. Chương trình học của VN là copy khắp nơi, vì vậy cứ kéo dài ra, sợ ngắn thì khí không phải với mấy nước tiên tiến có chương trình học dài! PT là cứ phải 12 năm, ĐH là đầy đủ 4-6 năm, Cao học thêm 2 năm nữa, rùi ai chịu khó thì cày thêm 3-4 năm tiến sỹ, sự học hành dài hơn sự cống hiến, vì vậy ta cứ hay thích nói "mài đũng quần ở trường", đây chưa kể vụ nhuận của các Quế nha!:) (cho qua vụ học thêm của các nhóc, đôi khi không phải chỉ nhằm nuôi thầy cô)
    Các vị mà ham danh hơn ham tiền còn cày cục làm postdoctor từ 6 tháng đến 2 năm, rồi làm PGS thì ít nhất cũng tiêu ra vài năm để chạy cho đủ giấy tờ, tiêu chí v.v... và v.v...
    Vậy nên bớt 2 năm chưa là gì hết đại ca TM ui!

    Trả lờiXóa
  2. Con em chúng ta được dạy kỹ thuật giết rồng chỉ để giết thằn lằn. Ngày xưa mình đi học có 1 buổi, trưa trốn ngủ chơi suốt đến chiều, tối chả phải học bài làm bài gì hết. Hè nghỉ trọn 3 tháng, các dịp lễ Tết vui chơi vô tư khỏi lo bài vở. Kể cả lúc sang Quế Lâm rồi về Đông Triều, sáng học, chiều lao động hay chơi thể thao, tối lên lớp tự học là thời gian làm những việc của riêng mình (nếu xui xẻo bị thầy cô bắt được thì chịu phạt hoặc ăn vài cái nhéo tai-đây là đặc sản của thầy Huân dạy Toán kiêm chủ nhiệm lớp 10D nha).Đến đời con mình thì ôi thôi...mình đã cố vớt vát cho chúng chút niềm vui của tuổi thơ bằng cách không cho chúng đi học thêm một giờ nào ở bất cứ môn học nào. Còn đời cháu mình thì chỉ còn có mỗi một mong ước nhỏ nhoi: "Bao giờ cho đến ngày xưa?". 2 năm nữa là thèng cháu ngoại của mình vào lớp 1, chắc hem kịp rùi. Chờ vận may cho thèng thứ 2 zậy. Đến tận hum nay họ vẫn đang thảo luận về cải cách giáo dục kìa. Thời gian ơi, xin trôi chậm lại...

    Trả lờiXóa
  3. “ Ngủ thì ai cũng như lương thiện

    Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền

    Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

    Phần nhiều do giáo dục mà nên.”

    Nhật ký trong tù của chủ tịch Hồ chí Minh

    Vâng, giáo dục quan trọng như thế nào đối với con người là điều ai cũng biết. Chúng ta ai cũng có ít nhất là 4-5 thầy trở lên (tiểu học)và để là con người thành đạt chúng ta còn có nhiều thầy hơn con số đó. Tôn trọng đạo lý làm người, nhất tự vị sư bán tự vị sư là câu chúng ta thường tâm niệm. Điều này họ hàng nhà Quế chắc chắn là thấy rõ. Từ là những đứa trẻ bị li tán bời chiến tranh, chịu nhiều thất thiệt trong giáo dục, nay đều đã trưởng thành, làm chủ được cuộc đời mình do đã được giáo dục trong khu GDHSMN, là một hình thức GD đặc biệt thời đó.Chúng ta có diễm phúc là được các thầy, cô giáo giỏi nhất của Miền bắc trực tiếp dạy dỗ theo các phương pháp sư phạm tiến tiến nhất thời đó của Komesky, macarov,...Nhưng nếu được áp dung phương pháp dạy học Shatalov thì chắc chắn rất nhiều Quế đã có cuộc sống thành đạt sung túc (do được đi làm sớm hơn 02 năm)và có thể có nhiều người đã là nhà cải cách giao dục từ trong quá khứ và hiện tại, lúc đó nền giáo dục của chúng ta đã không cần phải cải cách mà từ lâu đã là nền giáo dục tiên tiến, hiện đại. Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho an sinh xã hội và là đầu tư cho sự phát triển nền kinh tế. Cải cách giáo dục đang là vấn đề thời sự hiện nay và có nhiều dấu hiệu đáng mừng khi Nhà giáo, giáo sư tiến sĩ Hồ Ngọc Đại
    được tôn vinh sau bao năm lay lắt. Hy vọng các Quế con, Quế cháu được hưởng sự cải cách này và bước vào đời sớm hơn cha ông của chúng 02 năm và chúng sẽ thành đạt hơn cha ông của chúng, chắc chắn tất cả chúng ta đều ước mong như vậy, phải không các bạn?
    (Trích “ Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ tịch)

    Trả lờiXóa
  4. Đính chính: Phương pháp giáo dục của Macarenco chứ không phải macarov, thành thật xin lỗi.

    Trả lờiXóa
  5. -ui,anh saphon sâu sắc nhỉ...
    -mà e thấy các lớp học vượt ỏ Quế cũng giống phương pháp học rút gọn thời gian,các anh chị lớp vượt học có khi còn giỏi hơn tụi e ko học vượt...

    Trả lờiXóa
  6. Ui , vĩ mô thế này thì Ráo mần răng nghiên cứu nổi . Nghe đâu sắp cải cách , học trò chỉ học 3 môn bắt buộc , cộng thêm 3 môn tự chọn bắt buộc , cộng thêm thích gì học nấy , học lúc nào cũng được , chọn thầy nào cũng ok , có nghĩa là phái trường nào thì vô trường đó mà học . Làm học trò lúc đó sướng thế đấy . Đó là Ráo thấy trên truyền thông nó nói thế , còn các Ráo chưa thấy triệu tập đi học cách cải cách này . Các Ráo 8 với nhau : kiểu này mà NGND thì phải mướn sân Thống Nhất hay Mỹ Đình để dạy mới đủ chỗ cho chúng nó ngồi học .

    Trả lờiXóa
  7. Tại sao một chương trình sư phạm hiệu quả(đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn), hay đến vậy lại không đi được vào cuộc sống???
    Mong các ráo giải thích dùm.

    TM

    Trả lờiXóa
  8. Những năm cuối của thế kỷ 20. Bộ GD và ĐT được gọi là Bộ Đùng một phát. Cứ đùng một phát là đưa ra các tối kiến từ phòng máy lạnh. Đem cả học sinh lẫn thầy cô giáo ra làm vật hy sinh, vật tế thần, đem cả xã hội ra đùa giỡn. Giỡn quá trớn rồi, giờ mới thấm câu nói "Quay đầu lại là bờ" nên lại làm lại. Với cách suy nghĩ sâu sắc như cái cơi đựng trầu, cộng thêm tư duy nhiệm kỳ, phải để lại "dấu ấn" thì không biết giáo dục sẽ còn đi đến đâu. Ai tin thì cứ tin. Tôi thì chẳng tin mấy ông này. Tôi tin đám HSMN đang làm thầy, cô hơn.

    Trả lờiXóa
  9. @TM: Dai ca gui cau hoi nham dia chi rui!
    @ND: he he. Co vu Bo DUNG MOT PHAT sao? Ma tan cuoi TK xx lan a? MF thay moi dau nam ni vuon rua ma? Ma rang ND dam goi cac rao HSMN "dang kinh hay quay" ni la DAM? Roi so bi nem da nen nup?
    Xin loi MF dang ke may tinh co internet chua cua san bay Kular Lampur nen viet ko co dau!

    Trả lờiXóa
  10. @TM: Dai ca gui cau hoi nham dia chi rui!
    @ND: he he. Co vu Bo DUNG MOT PHAT sao? Ma tan cuoi TK xx lan a? MF thay moi dau nam ni vuon rua ma? Ma rang ND dam goi cac rao HSMN "dang kinh hay quay" ni la DAM? Roi so bi nem da nen nup?
    Xin loi MF dang ke may tinh co internet chua cua san bay Kular Lampur nen viet ko co dau!

    Trả lờiXóa
  11. MF: Đến giờ, Bộ GD&ĐT vẫn còn tên goi là Bộ Đùng một phát. Mới đây, trong giữa năm 2013, Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch đổi tên mới. MF biết chưa? Bộ này đổi lại tên là Bộ Rảnh quá. MF đang nghiên cứu đúng không? Làm được, MF có bằng Đại tiến sĩ đấy. Chúc may mắn.
    M.Phong

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]