Tồn tại nơi “vị trí tiền
tiêu” miền Trung nắng gió và đầy ký ức chiến tranh này, MF chứng kiến những cuộc
đi qua của các anh các chị, Khắc Việt, Hữu Thành, Hồ Bá Đạt, Đỗ Nghĩa, Trần Lê
Giang, Thanh Minh, vợ chồng anh Từ Ngữ, Đại Cương, Hòa Bình, Hoàng Xuân Thủy và
cả những người bạn vong niên đồng tâm, những người bạn lính chiến một thời cùng
làm nên chiến tích giản dị mà vĩ đại: giải phóng đất nước (chưa bao giờ thấy những
người lính kê khai thành tích này J)
như blogger Khúc Quân hành Lixeta, như “lão” Hợp, TS1, các anh Trỗi và bạn bè khác
của họ mà MF không kịp nhớ tên, rồi các Trỗi K9 như tỉ EGK9 (gọi vậy là vì khóa
Trỗi cuối cùng là K8, những người bạn quý mến Trỗi và gia nhập đội ngũ vui chơi
online và offline này tự coi mình là môt khóa Trỗi đặc biệt) … người từ Bắc ngược
Nam, người từ Nam xuôi Bắc, những chuyến xuyên Việt nghĩa tình, viếng, tìm mộ bạn,
tìm, thăm gia đình liệt sỹ, thăm hỏi bạn bè, đưa tiễn người vĩnh viễn ra đi, tìm
lại ký ức trên miền đất chinh chiến… Các anh đi với danh nghĩa tự gọi cho mình:
“lính Trỗi” và những nghĩa cử của các anh làm miền đất như sống lại một thời
nghĩa tình nặng hơn vật chất … có những cặp mắt trẻ tròn xoe từ các miền quê ngạc
nhiên khi một người lạ sừng sững giữa làng mình, chúng đâu có biết hàng ngày
chúng vẫn đặt bàn chân bé nhỏ của mình trên những dấu chân xưa của họ …
Sự hảo hán của lính Trỗi
được thể hiện hết sức bình dị trong tư chất lắng đọng của những cựu chiến sỹ trận mạc với khói lửa hay sóng nước một thời. Các
anh đi và gọi đây là … “đi chơi”!
Có một chi tiết ấn tượng
trong chuyến đi này, là anh KVK7 tìm được … người xưa! He he, hai trong 4 nhân
vật của câu chuyện “cầu Bến Ngự”, sau hơn 40 năm ròng rã, anh về đây chỉ nhắc lại
kỷ niệm xưa cho vui, không kỳ vọng tìm lại một ai, không biết còn hay mất, hay
phiêu bạt tận phương nào! Nhưng MF chợt nghĩ: theo anh nói các cô gái pháo binh
này là người địa phương, thì chắc chắn người tại địa phương sẽ biết thông tin,
mất gì không hỏi thăm? Anh KV còn nói đùa: nếu gặp thì dù nhà nàng có là thành
trì kiên cố cũng ưu tiên một suất cứu trợ đặc biệt! Vậy sao không hỏi anh cán bộ
mặt trận lớn tuổi đang đưa đường chúng ta kia? Người cùng thời mà? “O Bảy lính pháo à?
Có một o Bảy! Nay là vợ một doanh nghiệp, nhà ngay thị trấn!” Ồ! Hy vọng là … “đúng
người, đúng tội”! Các Quế xem ảnh thì đoán được câu chuyện xảy ra như thế nào! (Có điều, anh KV cung cấp cho MF " tư liệu" chính xác hơn cho câu chuyện lỡ hẹn này ở trang sau: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,4854.20.html)
Trên đường từ Quảng Trị về Huế, và cho đến những ngày sau đó, bên tai MF dường như cứ văng vẳng khúc nhạc Trịnh: sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió … cuốn đi … để gió… cuốn đi…
Vậy là vui rồi MF nhề. Mục đích chuyến đi của các anh lính Trỗi là cứu trợ, "mà niềm vui như đến bất ngờ..." lại tìm gặp lại được ý trung nhân bạn đồng đội xưa, tuyệt quá, đẹp quá...
Trả lờiXóaCâu chuyện lỡ hẹn bên cầu Bến Ngự đã được anh KV đăng trên trang "Dựng nước và Giữ nước",chuyên mục "Máu và Hoa" và tiểu mục "Một thời máu và hoa", anh viết với bút dang Phong Quảng (sặc mùi mặt trận Thừa Thiên Huế :)) trong "Phong Quảng chào các bạn" như sau:
Trả lờiXóaRa đến Thanh Hà ,Gio Linh thì mới biết mình học pháo mặt đất 57 ly nòng dài. Tôi buồn quá, các bạn có biết ở mỗi đại đội bộ binh lúc bấy giờ bao giờ cũng có 2 khẩu cối 60 ly, Pháo mới nòng so với lính bộ bình còn thua thì pháo phót gì, đúng là pháo “tét”. Tôi nhìn khẩu pháo , người “bạn” cùng những trận đánh sắp tới của tôi mà chẳng biết nói sao. Nòng bé tẹo,chỉ được cái dài ( 4m),hai bánh xe như hai bánh xe bò. Tôi nhớ ra là đã từng gặp nó trong các bộ phim xô viết thời chiến tranh vệ quốc. Quả đúng, nó là hung thần của các xe tăng Đức ngày đó. Càng buồn hơn khi mấy hôm sau, tôi nhận các tân binh về tiểu đội thì bên nhà bên cũng có một trung đội nữ du kích cùng tham gia lớp học với chúng tôi. Cứ nghĩ mấy thằng cùng nhập ngũ nó sang quân đoàn 2 mà thèm, vẫn tự an ủi , thôi mình cỡ lính quân khu, lính tỉnh cũng oách chán. Lo nhất học xong lại xuống lính huyện, lính xã thì chán chết. Tạm cất cái chuyện này đi đã, tôi vào ngay cái chuyện “săn bắn” ngay đây không anh em lại cho thằng này lan man.
Cái trung đội nữ du kích Do Linh cùng khóa chúng tôi,hàng ngày cùng ngồi một “ giảng đường” nên không khí học cũng say sưa hơn .Chiều chiều sau giờ cơm, lính nhà ta cùng vài o bên nớ cũng thơ thẩn chuyện mây gió…Tiểu đội tôi có thằng Huấn tiểu đội phó, hắn nhập ngũ cùng tháng, quê Hải Dương.Tôi quí hắn vì trông hắn thư sinh, da trắng, tóc quăn, đẹp trai và có duyên lắm. Hắn cũng quí tôi vì cũng cao ráo, mác trai Hà Nội lại thoáng. Phải cái nó rất
“máu” gái, suốt ngày sang chuyện trò với du kích. Mỗi lần hội ý tiểu đội tôi cứ phải sang gọi, lâu dần tôi mắc chứng nghiện sang “gọi” nó.Thế có chết không, ông trưởng, ông phó đồng tình..
Khi khóa học kết thúc thì hắn thân thiết lắm với một o tên B, còn tôi thân với o T. Ngày chia tay , lính hai bên lưu luyến lắm. Sau bữa liên hoan bế giảng, hai bên tràn sang nhau ghi lưu bút, tặng này tặng nọ.v.v Với ai không biết nhưng tôi với T dù đã khá thân nhau nhưng vẫn có khoảng cách. Đến hôm nay khi chia tay , chúng tôi hình như cùng thấy mối tiếc lắm lắm. Ngày mai chúng tôi xa nhau có thể là mãi mãi. Tôi hẹn T , mai sẽ đến nhà thăm gia đình cô ấy ,T đồng ý…
Về gường đêm ấy Huấn thủ thỉ :” tao hẹn B tối mai gặp nhau ở cầu xi măng “ Hắn còn bảo :”về nhà làm gì mất thời gian thưa mạ, thưa cha lắm, mai hẹn ra cầu cùng tao không hơn à.”. Sáng hôm khi các o du kích trở về địa phương, tôi qua hẹn lại với T và thông báo cả chuyện Huấn và B, chúng tôi có thể cùng đến cầu xi măng .
Chiều tối hôm sau, tôi và Huấn mò ra cầu xi măng. Hai thằng ngồi trên thành cầu hồi hộp chờ đợi.Trời tối hẳn, sắp tới giờ “G” , chúng tôi càng nóng ruột, cứ đốt thuốc liên tục. Mắt hai đứa nhìn xa thẳm theo con đường dẫn ra biển. Xa xa thoáng thắp ánh đèn, ngày một rõ. Tim tôi rộn lên, tôi tự nhủ lần này trước lúc chia tay phải mạnh dạn lên …Ánh đèn chập trờn trong gió, sáng dần. Chúng tôi bắt đầu nghe tiếng chân bước, hơi lạ vì tiếng bước chân nằng nặng .Không chịu nổi chúng tôi rời chỗ ngồi tiến về phía ánh đèn. Khi nhận ra được điều gì … thì bà mẹ đã kêu lên :” May quá! ..Các chú giải phóng ơi!.. Giúp mạ con tui với!..” Trước mắt tôi là một bà mẹ và một cậu bé chừng 14 tuổi.Trên vai hai người là một cáng võng. Cả hai người run run kiệt sức. Chúng tôi điếng người nhưng theo phản xạ hai thằng ghé vai đỡ cho họ.Tôi hỏi :” Bây giờ đi đâu hả mạ”
Trả lờiXóaNhà hộ sanh huyện. Bà mẹ đáp
Cách bao xa? Huấn hỏi
Chừng sáu,bảy cây số. Cậu bé trả lời
Chết chúng tôi rồi, sáu bảy cây , chúng tôi có bay cũng không kịp quay về được. B và T đến sẽ không thấy chúng tôi rồi. Thằng Huấn đi sau tôi nói như than :” mạ ơi! khổ thế…”
Bà mẹ cứ nghĩ nói về mình lại bảo :” Khổ chi nữa, chừ gặp được giải phóng là sướng hung rồi.”
Tiếng rên của phụ sản trên võng làm chúng tôi quên hết mệt nhọc, cứ lao về phía trước theo ánh đèn của bà mẹ.Trong đầu thì nghĩ đến B và T.
Nhà hộ sinh huyện tối om, nhưng vẫn có người trực .Bên ánh đèn dầu chúng tôi cùng gia đình làm thủ tục cho phụ sản. Xong xuôi hai đứa ra cái giếng trước cửa, gột rửa bùn bắn vào quần áo. Chúng tôi buồn bã nghĩ đến chuyện hẹn hò .Giờ này còn ai trên cầu nữa, hai đứa cứ ngồi bên thành giếng chẳng biết làm gì.
Trong căn phòng sáng mờ mờ bỗng nghe tiếng oa oa. Cửa phòng bật mở, o y tá cầm xô nước chạy ra giếng , nói với chúng tôi :” Con trai,các eng ơi!” .Gương mặt rạng ngời lấm tấm mồ hôi, cô xách xô nước chạy vào, bóng cô bay bay, nước trong xô sóng sánh văng trên đường chạy.
Chúng tôi đứng dậy ra về, chào chú bé, công dân mới của Quảng Trị đau thương. Nghĩ đến hai o du kích ,chẳng biết nói sao nữa, không kịp rồi! Ngày mai chúng tôi phải lên đường vào trận, để lại Quảng Trị biết bao vui buồn lưu luyến.
@Q.Mf:Cần có một tấm lòng có giọng văn và cốt truyện giống như trong tiểu thuyết"BÔNG MAI MÙA LẠNH"của Lê Phương.Vậy muội nên viết luôn tiểu thuyết"Những mối tình của TRỔI"để mấy anh bên ấy ẳm gối đầu giường mà thương mà nhớ cho trọn vẹn.Mình biết mấy anh ấy có tình yêu giống Puskin(nhà thơ Nga):
Trả lờiXóaTôi yêu em âm thầm không hy vọng
Lúc ruột rè,khi hậm hực lòng ghen
Tôi không muốn em bận lòng thêm nữa
Và cầu cho em được một người tình như tôi đã yêu em!...He he...
A VAV:í giống nhà thơ Nga Puskin nhưng hông giống đoạn nhà thơ đấu súng nhen,e hông muốn đại ca Trỗi nào ...
Trả lờiXóa-vì người thật kể chuyện chính mình nên sống động hơn tiểu thuyết anh nhỉ.Tỉ MF sắp xếp chương hồi là thành thôi...
@vuanhvinh: Làm sao muội biết hết "các mối tình của Trỗi" mà viết tiểu thuyết? Nhà thơ Nga Puskin thì vĩ đại, nhưng mối tình "Tôi yêu em âm thầm không hy vọng" của ông ấy thì không li kỳ và vĩ đại như mối tình của các chàng lính trẻ đất Việt này, họ đâu có "âm thầm"? Hẹn nhau rồi đấy chứ? Ít nhất, nếu không có sự cố "người phụ nữ chuyển dạ" với hình ảnh người mẹ già và cậu bé gánh gồng đi qua trước mặt họ kia, và tư chất người chiến sỹ không bật dậy, họ có thể lơ đi và ngồi yên (như sự lãnh cảm ta có thể thấy rất nhiều nơi bây giờ), họ có thể lấy lí do về cuộc hẹn trước cuộc chia ly để xóa đi sự ăn năn sau này nếu có, thì họ đã có thể có được ... những tình yêu như một món quà trời ban trên đường chinh chiến! (là MF đoán hồ đồ thế). Cuộc chiến tranh thật là ác nghiệt, cắt phăng đi những mối tình đang đơm hoa trong những khoảnh khắc sống vô cùng đặc biệt. Họ phải hy sinh những nụ hôn hiếm hoi để giúp một gia đình đang trong cơn khốn khó, họ phải hy sinh tuổi thanh xuân cho sự bình yên và tình yêu êm ả của lớp trẻ trong tương lai. Sự hảo hán của họ không dành cho sự đấu súng với một tên tình địch, mà cho tiếng oa oa khóc đứa trẻ đã sinh ra trong thời bom đạn, và rồi tiếp tục dấn thân cho cả một tương lai quê hương!
Trả lờiXóaHic, nhà thơ VAV đừng giận mà cho rằng MF xúc phạm mối tình làm nên những tứ thơ vĩ đại của puskin nha, đây chỉ là một sự so sánh thô thiển của MF, bất chợt nảy ra từ sự so sánh vui của đại ca mà thui! :) :)
@Q.MF:Muội nói rất đúng.Các đại ca Trổi có tâm hồn hào hiệp phương Đông,Puskin có tâm hồn hào hiệp phương Tây.Bối cảnh lịch sử đòi hỏi Puskin phải theo khuynh hướng Cách Mạng Tháng Chạp NGA-giải phóng nô lệ.Đại ca trổi với tình yêu quê hương,đất nước phải chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc,bảo vệ nhân dân.Có một đại ca Trổi viết:
Trả lờiXóaAnh ra đi từ ấy súng trên tay
Quyết giữ cho em biển rộng sông dài
Một chuyến tàu trưa,một cành hoa ban trắng...
Gát lại cuộc hẹn bên cầu để bảo vệ nhân dân.Rất chi là nhân văn,rất chi là tiểu thuyết muội ơi!
Việc còn lại là của muội.
@vuanhvinh: hic, nhà thơ viết sai chính tả tùm lum.
Trả lờiXóaQ.MF:Nghĩ hiu 22 năm,là một nông dân Viêt Nam thực thụ nhớ được mặt con chữ là may lắm rùi!Nếu giỏi c/tả đã viết tiểu thuyết rồi,còn sử dụng phím v/t thì chậm hơn gà mổ thóc.Còn một số huynh sợ quê quá lủi luôn.Có một số huynh thương thầm,nhớ trộm mấy muội nhưng không hề hé răng.Chỉ có huynh ta dân liều mới dám xông ra trận mạc.He he...
Trả lờiXóa@vuanhvinh: MF bị bệnh méo mó nghề nghịp! Đại ca chấp chi!
Trả lờiXóa@Q.MF:Muội yên tâm,huynh là người luôn cầu thị:Thà học ở mấy muội nhà mình còn hơn để quản giáo gọi triết thuyết thì mất mặt lắm,mất cả cái oai nữa đấy!Còn mấy huynh khác sợ cái gì mà không ra"siêu thị"ni trả giá mua qua bán lại cho vui hè he...?
Trả lờiXóaqmf viet ve que choa rat hay antiem k4
Trả lờiXóa@trieu thanh: Xin cám ơn antiemK4 (đây có phải là một đại ca Trỗi K4?) Có đều Q.MF viết về cuộc "vi hành" của các cựu binh Trỗi, chứ hổng có viết về "quê choa" :)
Trả lờiXóaque mieng tu hao lam nhung con vat va qua q mf a can co nhieu tam long vay
Trả lờiXóa