VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM (VNIES)
Nhóm nghiên cứu: CNĐT- PGS.TS.Nguyễn Tấn Phát; Thành viên- Võ Xuân Đàn; TS.Hà Minh Hồng; TS. Phan Đình Nham; TS. Phan Thị Xuân Yến.
Thời gian thực hiện: Từ 09/2006 đến 09/2008.
Mục tiêu nghiên cứu: 1/Khẳng định tầm nhìn chiến lược sáng suốt của Đảng, Bác Hồ; công lao to lớn của Đảng, Nhà nước và đồng bào miền Bắc vì miền Nam ruột thịt, trong hàng chục năm đã nuôi dưỡng giáo dục học sinh miền Nam thành một đội ngũ những cán bộ cách mạng thuộc nhiều lĩnh vực phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến trường kỳ chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc và xây dựng miền Nam, xây dựng đất nước sau khi hòa bình lập lại; 2/Khẳng định mô hình đào tạo của trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là một mô hình đặc biệt với hiệu quả đặc biệt: đã thực hiện việc nuôi dạy và đào tạo con em miền Nam trên đất Bắc theo nguyên lý giáo dục xã hội chủ nghĩa với nhiều ưu việt cả về nội dung và phương thức đào tạo, trong hòan cảnh đất nước bị chia cắt làm hai miền và chiến tranh ngày càng ác liệt trên cả hai miền Nam-Bắc; 3/Khẳng định vai trò và công lao to lớn của đội ngũ cán bộ, thầy cô giáo trong các trường học sinh miền Nam đã đào tạo rèn luyện một đội ngũ cán bộ cho miền Nam sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Khẳng định tinh thần vượt khó, ý chí quyết tâm, nỗ lực học tập, cố gắng rèn luyện, tu dưỡng, tinh thần tự quản, đoàn kết, phấn đấu bền bỉ của hàng vạn con em miền Nam trên đất Bắc để xứng đáng với công lao và lòng mong đợi của Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và nhân dân, trở thành những công dân và cán bộ cốt cán của đất nước; 4/Từ đó rút ra những bài học thực tiễn của lịch sử cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo hiện nay; đặc biệt là những kinh nghiệm bổ ích từ những thành công và chưa thành công trong việc nuôi dạy và rèn luyện một lớp người thừa kế sự nghiệp cách mạng của Đảng, phục vụ cho công cuộc kiến thiết và chấn hưng đất nước hiện nay, đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Công trình ngoài kết luận, phụ lục có 3 phần nội dung chính: 1/Phần I -Quá trình hình thành phát triển hệ thống trường học sinh miền Nam (1954-1975); 2/Phần II -Hoạt động nuôi dưỡng và đào tạo của các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc (1954 - 1975); 3/Phần III -Thành quả và bài học.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH
1. Về lý luận
Đề tài đã đưa ra quá trình hình thành và phát triển trường học sinh miền Nam trên đắt Bắc (1954-1975) như sau:
Bối cảnh lịch sử ra đời của trường học sinh miền Nam
-Tình hình nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954: Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Bắc-Nam. Cách mạng XHCN ở miền Bắc có nhiệm vụ trước mắt là xây dựng miền Bắc vững mạnh toàn diện, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam, miền Bắc là hậu phương lớn là chỗ dựa vững chắc cho toàn dân tộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cách mạng Dân tộc dân chủ ở miền Nam có nhiệm vụ trước mắt là đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ và tay sai, miền Nam là tiền tuyến l-ớn, là chiến trường chính của cuộc kháng chiến.
Lực lượng tập kết chuyển từ miền Nam ra miền Bắc: Tính đến cuối năm 1956, tổng số cán bộ, bộ đội, học sinh, gia đình cán bộ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc là 182.046 người.
-Chủ trương của Đảng, Bác Hồ về thành lập trường học sinh miền Nam
Tình hình học sinh miền Nam ra miền Bắc: Tính tới tháng 5/1955 tổng số học sinh đón được tại các địa điểm lên tới 12.089 em. Trong đó có 7.000 học sinh liên khu V, gần 5.000 học sinh ở Nam bộ và 300 học sinh ở Bình Trị Thiên. Thành phần học sinh miền Nam đa số là con em cán bộ, chiến sỹ, con em gia đình có công với đất nước, bộ đội miền Nam, một số theo cha mẹ đi tập kết, một số xin ra Bắc học tập theo tiêu chuẩn tự túc (Liên khu V).
Yêu cầu thành lập trường cho học sinh miền Nam: Đây là một quyết sách đúng đắn, kịp thời và sáng suốt, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, đã rất nhạy cảm và đánh giá chính xác tình hình thực tiễn cách mạng Việt Nam khi bị chia cắt đất nước, thấy rõ việc phải chuẩn bị đối phó với âm mưu thủ đoạn của kẻ thù và chủ động chuẩn bị những nhân tố quan trọng cho cuộc đấu tranh gian khổ, lâu dài của cách mạng cả nước, cũng như chuẩn bị cho những bước phát triển hàng chục năm sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Quá trình hình thành, phát triển trường học sinh miền Nam ở miền Bắc (1954-1975):
-Giai đoạn 1954-1959: Hình thành hệ thống trường: 1/Buổi đầu hình thành loại trường nội trú đặc biệt; 2/Tập trung xây dựng và củng cố các trường thành khối (cụm) trường; 3/Hình thành bộ máy tổ chức chỉ đạo trực tiếp các trường.
-Giai đoạn 1960-1965: sắp xếp, ổn định hệ thống các trường học sinh miền Nam: 1/Sắp xếp lại các trường phù hợp với tình hình mới; 2/Củng cố hệ thống tổ chức và bộ máy hoạt động các trường.
-Giai đoạn 1965-1975: sắp xếp cho phù hợp với hoàn cảnh cả nước có chiến tranh: 1/Bố trí, sắp xếp lại các trường theo yêu cầu bảo vệ hậu phương; 2/Mở rộng trường học sinh miền Nam sang đất bạn; 3/Củng cố tổ chức hệ thống trường trong những năm chiến tranh.
Công tác tổ chức và quản lý trường, lớp
Tổ chức trường lớp cho học sinh miền Nam: Mặc dù miền Bắc vừa phải trải qua 9 năm kháng chiến, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đời sống của nhân dân, cán bộ chiến sỹ còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, song ở các trường học sinh miền Nam thì được ưu tiên ở mức cao. Để tổ chức tốt việc nuôi dưỡng và giáo dục, Đảng, Chính phủ và Bộ Giáo dục chủ trương tăng cường hơn nữa công tác quản lý đối với các trường học sinh miền Nam, các Bộ, các ngành có liên quan ở Trung ương và địa phương phối hợp duy trì việc nuôi dưỡng, giáo dục con em nhân dân miền Nam một cách tốt nhất, phù hợp với hòan cảnh chiến tranh, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cách mạng miền Nam và kháng chiến trên phạm vi cả nước.
Tổ chức quản lý các trường học sinh miền Nam: Ở mỗi trường đều có Ban Giám hiệu, có các bộ phận: Giáo vụ, hành chính, quản trị, quản lý, tiếp liệu, cấp dưỡng, y tế, bảo vệ, đội ngũ giáo viên, bảo mẫu. Ơ mỗi lớp học đều có giáo viên chủ nhiệm, cán bộ phụ trách sinh hoạt đoàn, đội, sinh hoạt ngoại khóa. Trong các trường cấp I, mỗi lớp có 2 giáo viên phụ trách (1 người phụ trách học tập, 1 người phụ trách ngoại khóa). Những lớp đầu cấp I (lớp 1, 2) thì có bảo mẫu lo tắm giặt, ăn nghỉ, chăm sóc học sinh khi đau ốm. Trong các trường đều có tủ thuốc đảm bảo sức khỏe cho giáo viên và học sinh.
Hoạt động nuôi dưỡng và giáo dục học sinh miền Nam:
-Hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc học sinh trong các trường: Về nguyên tắc, tất cả các học sinh miền Nam tập kết đều được hưởng chế độ cấp phát trang phục hàng năm vào 2 vụ, vụ hè và vụ rét. Mỗi học sinh 1 năm sẽ được hưởng: 2 bộ quần áo (2 áo sơ mi, 2 quần), 2 áo lót, 2 quần đùi, 1 mũ lá, 1 khăn mặt. Vào mùa rét, học sinh còn được cấp bít tất, áo bông và chăn bông. Ngoài các thứ trên học sinh còn được cấp 1 đôi dép cao su, 1 thắt lưng da, 1 chiếc màn, 1 chiếc khăn quàng, các vật dụng này phải được bảo quản trong vòng 4 năm. Hàng năm mỗi học sinh được cấp 1 bộ sách giáo khoa; được hưởng các tiêu chuẩn sách báo, tập thể phí, các hoạt động vui chơi, giải trí… Học sinh từ 10 tuổi trở xuống được cấp tiền chống rét. Học sinh nội trú khi đau ốm nếu các trạm xá, bệnh xá học sinh miền Nam thiếu khả năng và điều kiện khám, điều trị, thì được khám và điều trị ở các bệnh viện nhân dân địa phương, được hưởng chế độ thuốc men, bồi dưỡng như những nhân viên trong biên chế. Tiền thuốc men, bồi dưỡng do nhà trường có học sinh thanh toán.
-Hoạt động giáo dục đào tạo trong các trường: 1/ Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, các trường học sinh miền Nam đã đảm nhiệm trong trách nuôi và dạy học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu giáo dục, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp “trồng người”, đào tạo nhân lực cho cách mạng miền Nam nói riêng và cho cả nước nói chung sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Các trường học sinh miền Nam đã thực hiện cân đối các mặt hoạt động giáo dục toàn diện; các hoạt động nội, ngoại khóa không tách rời nhau mà kết hợp với nhau một cách chặt chẽ thành một nội dung giáo dục hoàn chỉnh. Các hoạt động dạy học, lao động, thể dục thể thao, vui chơi, văn nghệ đã trở thành một nhu cầu thiết yếu, một nếp sống bình thường, hàng ngày của các em học sinh nội trú; 2/ Áp dụng chương trình phổ thông 10 năm, theo nội dung cải cách giáo dục lần thứ II năm 1956 của Bộ Giáo dục, các trường học sinh miền Nam đã phân chia ra bao gồm 3 cấp học: Cấp I: học 4 năm (các lớp 1, 2, 3, 4), Cấp II: học 3 năm (các lớp 5, 6, 7), Cấp III: học 3 năm (các lớp 8, 9, 10). Đặc biệt trong trường học sinh miền Nam là không dạy chay, luôn dạy có thí nghiệm, thực hành đầy đủ; không có điểm chiếu cố, không có việc chiếu cố cho lên lớp. Đối với các trường dân tộc thì càng đảm bảo giáo dục tòan diện, trong đó đặc biệt coi trọng trí dục và giảng dạy thật kiên trì, quán triệt nguyên tác “dạy vừa sức”; 3/ Học sinh miền Nam được dạy văn hóa cơ bản và các môn kỹ thuật, mỹ thuật, nhạc, nữ công, ngoại ngữ, thể dục thể thao; trường học sinh miền Nam ở đâu là điểm sáng văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở đó. Các trường hết sức coi trong việc nâng cao trí lực cho học sinh bằng việc thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục và giáo dưỡng đã ban hành. Học sinh buổi sáng lên lớp, buổi chiều tự học, lao động, hoạt động thể dục thể thao, buổi tối sinh hoạt theo sự hướng dẫn, quản lý, phụ đạo của thầy cô giáo chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn. Việc kết hợp chặt chẽ học tập với lao động, “học đi đôi với hành” là một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của các trường học sinh miền Nam.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên và hiệu suất đào tạo trong các trường học sinh miền Nam:
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất: 1/ Giáo viên được phân công về các trường miền Nam được tuyển chọn với tiêu chuẩn cao. Dù là giáo viên miền Nam tập kết hay giáo viên miền Bắc, ngoài việc làm tốt chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy còn phải có nhiều tâm huyết với nghề, yêu thương gắn bó, có trách nhiệm với học sinh, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dạy ở các trường học sinh miền Nam. Ngoài việc dạy văn hóa, giáo viên còn phải nuôi dạy học sinh như con em ruột thịt của mình. Đội ngũ các thầy, cô giáo, các cán bộ trong các trường học sinh miền Nam luôn đoàn kết, tận tâm với nghề thực hiện nhiệm vụ hết sức quan trọng là dạy dỗ học sinh miền Nam đạt chất lượng cao, đáp ứng được mục tiêu đào tạo; 2/ Cùng với việc ưu tiên bố trí đội ngũ cán bộ, giáo viên giỏi, có kinh nghiệm, Đảng Chính phủ đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học cho các trường miền Nam, cố gắng tối đa để học sinh được học trong môi trường “học gắn với hành” tốt nhất, được sống trong môi trường ăn, ở đủ các điều kiện sinh hoạt tối thiểu. Cùng với các ban ngành và các địa phương, trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo, nhiều khó khăn thiếu thốn, lại đang có chiến tranh, nhưng nhân dân miền Bắc đã làm hết khả năng để đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cho các trường miền Nam hoạt động.
Hiệu quả và hiệu suất đào tạo: Hàng năm tỷ lệ học sinh lên lớp đạt gần 90%, sức khỏe và tư tưởng của học sinh tương đối ổn định, số học sinh vi phạm kỷ luật giảm. Số học sinh miền Nam học trong các trường Đại học ngày càng tăng. Tính đến năm 1975 đã có trên 16.000 học sinh miền Nam tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trên 4.000 học sinh đang học Đại học trong và ngoài nước; còn lại là học sinh đang tiếp tục học trong các trường phổ thông trên đất Bắc.
Từ đó nhóm đề tài nêu lên những thành tựu đạt được và những bài học rút ra trong quá trình hình thành và phát triển trường học ở miền Bắc trong giai đoạn 1945 -1975 như sau:
-Học sinh miền Nam với công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam.
-Trường học sinh miền Nam với công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa: Thầy trò trường học sinh miền Nam dù ở đô thị hay vùng nông thôn, ở Thủ đô Hà Nội hay các tỉnh trung du, đồng bằng, đều thường xuyên và nhiệt tình tham gia các phong trào lao động sản xuất, các họat động xây dựng văn hóa xã hội mới XHCN ở miền Bắc, trên mặt trận chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.
-Trường học sinh miền Nam với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc: 1/Trong phong trào kết nghĩa các địa phương ở hậu phương với tiền tuyến, trường học sinh miền Nam là nơi tập trung nhiều con em nhân dân các tỉnh, thành miền Nam, nơi có nhiều thuận lợi cho việc phát động những phong trào sôi nổi trong tuổi trẻ tìm hiểu về địa lý, văn hóa, lịch sử các địa phương miền Nam; 2/Chỉ tính trên các chiến trường B, học sinh miền Nam đã có mặt ở khắp nơi, họ là chiến sĩ lái xe, giao liên, thông tin, cơ yếu, quân bưu, quân y, chiến sĩ biệt động, pháo thủ, trinh sát, người lính bộ binh xông lên trong chiến trận.
Sự trưởng thành của học sinh miền Nam sau giải phóng
Từ sau năm 1975, một bộ phận lớn giáo viên, cán bộ quản lý, công nhân viên trường học sinh miền Nam trở về Nam bổ sung lực lượng ngành giáo dục và các ngành khác trong các vùng mới giải phóng; họ trở thành những cán bộ gương mẫu, có trình độ lý luận và kiến thức văn hóa, khoa học, có kinh nghiệm tổ chức quản lý giáo dục, gây dựng và phát triển nền giáo dục mới ở các tỉnh, thành miền Nam.
Những nhân tố thắng lợi và những hạn chế:
-Những nhân tố làm nên thắng lợi và đóng góp của trường học sinh miền Nam: 1/Sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và Bác Hồ là nhân tố quyết định thắng lợi và đóng góp của trường học sinh miền Nam; 2/Được nhân dân miền Bắc với tình cảm ruột thịt Bắc – Nam đùm bọc, cưu mang; 3/Đội ngũ cán bộ, thầy cô giáo, nhân viên là nhân tố đặc biệt quan trọng cho sự phát triển nhà trường; 4/Tinh thần đoàn kết, ý thức tự quản và sự nỗ lực cố gắng học tập, rèn luyện, vươn lên của chính học sinh miền Nam.
-Những tồn tại, hạn chế của trường học sinh miền Nam: Học sinh miền Nam mặc đồng phục, ăn theo kẻng, ngủ theo kẻng, học theo kẻng, lớn dần lên theo tiếng kẻng. Việc tách nhập các trường học sinh miền Nam, tuy nhằm phục vụ tốt hơn và phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh, song thực tế cũng gây nhiều phức tạp cho công tác nhân sự, bộ máy điều hành từng trường bị xáo trộn, thừa thiếu khó sắp xếp, bố trí, ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu ổn định để phát triển nhà trường. Việc chia ra trường nam và trường nữ, chia trường theo địa phương có tính tích cực của nó khi tạo ra môi trường giới cho các em phát triển, nhưng cũng đồng thời làm xuất hiện những vấn đề không tốt khi các em lớn lên và tâm sinh lý lứa tuổi phát triển. Nếu lấy quy chế nhà trường để quản lý giới tính thì làm cho các em bị kìm hãm sự phát triển tâm sinh lý không bình thương, dễ gây ra những vụ việc vi phạm đạo đức học đường cho lứa tuổi học trò; cũng dễ làm nảy sinh tư tưởng cục bộ địa phương trong học sinh. Nội quy học tập, sinh hoạt, lao động của học sinh quá chặt chẽ, đi đến chỗ máy móc và gò bó. Quá chú ý đến sinh hoạt tập thể mà quên mất cái “Tôi” vốn có trong mỗi con người. Học sinh sống với nhau cái gì cũng đồng loạt, thành ra tính khí, cư xử cũng đơn giản, mộc mạc. Việc đề cao khẩu hiệu “kỷ luật như bộ đội” đối với học sinh và nhà trường đã tạo ra được nề nếp tốt, nhưng có khi cũng bộc lộ sự cứng nhắc, công thức, nhất là đối với học sinh bị liệt vào dạng “cá biệt” thì kỷ luật như bộ đội đã có những lối hành xử thô bạo và không phù hợp với lứa tuổi học trò…
Trường học sinh miền Nam - Mô hình giáo dục đặc biệt - Kinh nghiệm và bài học lịch sử:
-Có tầm nhìn xa trông rộng và có sự quan tâm đầy đủ từ chủ trương đến biện pháp cụ thể, đồng bộ, xây dựng loại hình trường lớp phù hợp với từng đối tượng
-Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, xây dựng đội ngũ giáo dục đủ năng lực, phẩm chất, có tâm huyết với nghề.
-Xác định đúng nội dung, mục tiêu đào tạo, xây dựng nội dung, chương trình phù hợp với hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, bám sát thực tiễn cách mạng.
-Phối hợp tổ chức quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, thực hiện sáng tạo những nguyên lý giáo dục xã hội chủ nghĩa
-Công tác tư tưởng phải đi đầu, giáo dục phải tòan diện, phát huy tốt vai trò các tổ chức đoàn thể, xây dựng mối quan hệ tốt giữa nhà trường và xã hội
-Đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần; sử dụng tốt phương pháp giáo dục nêu gương, giáo dục bằng tình thương
2. Khuyến nghị
Là một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, có lịch sử giáo dục hàng nghìn năm, Việt Nam rất cần có một Bảo tàng giáo dục Việt Nam, trong đó có phòng Truyền thống học sinh miền Nam. Nhưng trước mắt, đề nghị sau khi đề tài được nghiệm thu, sẽ hoàn chỉnh bản thảo để in thành sách, phát hành rộng rãi trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đó là lời tri ân của những thế hệ thầy và trò trường học sinh miền Nam đối với đồng bào miền Bắc trong những năm tháng gian khổ đã cưu mang. Đó là cách để làm cho người đời nay và đời sau không quên công ơn đối với Đảng, Bác Hồ, Chính phủ, Nhà nước đã quan tâm tạo điều kiện cho một mô hình giáo dục đặc biệt được hình thành phát triển tồn tại suốt 20 năm kháng chiến chống Mỹ, làm hành trang lịch sử cho mỗi thầy cô giáo, mỗi học trò hôm nay đi vào thế kỷ mới.
Bài đã đăng trên trang: http://vnies.edu.vn/detail-thread-view-1-25-165_lich-su-truong-hoc-sinh-mien-nam-tren-dat-bac-19541975.html
Nhiệm vụ nghiên cứu: Công trình ngoài kết luận, phụ lục có 3 phần nội dung chính: 1/Phần I -Quá trình hình thành phát triển hệ thống trường học sinh miền Nam (1954-1975); 2/Phần II -Hoạt động nuôi dưỡng và đào tạo của các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc (1954 - 1975); 3/Phần III -Thành quả và bài học.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH
1. Về lý luận
Đề tài đã đưa ra quá trình hình thành và phát triển trường học sinh miền Nam trên đắt Bắc (1954-1975) như sau:
Bối cảnh lịch sử ra đời của trường học sinh miền Nam
-Tình hình nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954: Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Bắc-Nam. Cách mạng XHCN ở miền Bắc có nhiệm vụ trước mắt là xây dựng miền Bắc vững mạnh toàn diện, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam, miền Bắc là hậu phương lớn là chỗ dựa vững chắc cho toàn dân tộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cách mạng Dân tộc dân chủ ở miền Nam có nhiệm vụ trước mắt là đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ và tay sai, miền Nam là tiền tuyến l-ớn, là chiến trường chính của cuộc kháng chiến.
Lực lượng tập kết chuyển từ miền Nam ra miền Bắc: Tính đến cuối năm 1956, tổng số cán bộ, bộ đội, học sinh, gia đình cán bộ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc là 182.046 người.
-Chủ trương của Đảng, Bác Hồ về thành lập trường học sinh miền Nam
Tình hình học sinh miền Nam ra miền Bắc: Tính tới tháng 5/1955 tổng số học sinh đón được tại các địa điểm lên tới 12.089 em. Trong đó có 7.000 học sinh liên khu V, gần 5.000 học sinh ở Nam bộ và 300 học sinh ở Bình Trị Thiên. Thành phần học sinh miền Nam đa số là con em cán bộ, chiến sỹ, con em gia đình có công với đất nước, bộ đội miền Nam, một số theo cha mẹ đi tập kết, một số xin ra Bắc học tập theo tiêu chuẩn tự túc (Liên khu V).
Yêu cầu thành lập trường cho học sinh miền Nam: Đây là một quyết sách đúng đắn, kịp thời và sáng suốt, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, đã rất nhạy cảm và đánh giá chính xác tình hình thực tiễn cách mạng Việt Nam khi bị chia cắt đất nước, thấy rõ việc phải chuẩn bị đối phó với âm mưu thủ đoạn của kẻ thù và chủ động chuẩn bị những nhân tố quan trọng cho cuộc đấu tranh gian khổ, lâu dài của cách mạng cả nước, cũng như chuẩn bị cho những bước phát triển hàng chục năm sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Quá trình hình thành, phát triển trường học sinh miền Nam ở miền Bắc (1954-1975):
-Giai đoạn 1954-1959: Hình thành hệ thống trường: 1/Buổi đầu hình thành loại trường nội trú đặc biệt; 2/Tập trung xây dựng và củng cố các trường thành khối (cụm) trường; 3/Hình thành bộ máy tổ chức chỉ đạo trực tiếp các trường.
-Giai đoạn 1960-1965: sắp xếp, ổn định hệ thống các trường học sinh miền Nam: 1/Sắp xếp lại các trường phù hợp với tình hình mới; 2/Củng cố hệ thống tổ chức và bộ máy hoạt động các trường.
-Giai đoạn 1965-1975: sắp xếp cho phù hợp với hoàn cảnh cả nước có chiến tranh: 1/Bố trí, sắp xếp lại các trường theo yêu cầu bảo vệ hậu phương; 2/Mở rộng trường học sinh miền Nam sang đất bạn; 3/Củng cố tổ chức hệ thống trường trong những năm chiến tranh.
Công tác tổ chức và quản lý trường, lớp
Tổ chức trường lớp cho học sinh miền Nam: Mặc dù miền Bắc vừa phải trải qua 9 năm kháng chiến, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đời sống của nhân dân, cán bộ chiến sỹ còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, song ở các trường học sinh miền Nam thì được ưu tiên ở mức cao. Để tổ chức tốt việc nuôi dưỡng và giáo dục, Đảng, Chính phủ và Bộ Giáo dục chủ trương tăng cường hơn nữa công tác quản lý đối với các trường học sinh miền Nam, các Bộ, các ngành có liên quan ở Trung ương và địa phương phối hợp duy trì việc nuôi dưỡng, giáo dục con em nhân dân miền Nam một cách tốt nhất, phù hợp với hòan cảnh chiến tranh, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cách mạng miền Nam và kháng chiến trên phạm vi cả nước.
Tổ chức quản lý các trường học sinh miền Nam: Ở mỗi trường đều có Ban Giám hiệu, có các bộ phận: Giáo vụ, hành chính, quản trị, quản lý, tiếp liệu, cấp dưỡng, y tế, bảo vệ, đội ngũ giáo viên, bảo mẫu. Ơ mỗi lớp học đều có giáo viên chủ nhiệm, cán bộ phụ trách sinh hoạt đoàn, đội, sinh hoạt ngoại khóa. Trong các trường cấp I, mỗi lớp có 2 giáo viên phụ trách (1 người phụ trách học tập, 1 người phụ trách ngoại khóa). Những lớp đầu cấp I (lớp 1, 2) thì có bảo mẫu lo tắm giặt, ăn nghỉ, chăm sóc học sinh khi đau ốm. Trong các trường đều có tủ thuốc đảm bảo sức khỏe cho giáo viên và học sinh.
Hoạt động nuôi dưỡng và giáo dục học sinh miền Nam:
-Hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc học sinh trong các trường: Về nguyên tắc, tất cả các học sinh miền Nam tập kết đều được hưởng chế độ cấp phát trang phục hàng năm vào 2 vụ, vụ hè và vụ rét. Mỗi học sinh 1 năm sẽ được hưởng: 2 bộ quần áo (2 áo sơ mi, 2 quần), 2 áo lót, 2 quần đùi, 1 mũ lá, 1 khăn mặt. Vào mùa rét, học sinh còn được cấp bít tất, áo bông và chăn bông. Ngoài các thứ trên học sinh còn được cấp 1 đôi dép cao su, 1 thắt lưng da, 1 chiếc màn, 1 chiếc khăn quàng, các vật dụng này phải được bảo quản trong vòng 4 năm. Hàng năm mỗi học sinh được cấp 1 bộ sách giáo khoa; được hưởng các tiêu chuẩn sách báo, tập thể phí, các hoạt động vui chơi, giải trí… Học sinh từ 10 tuổi trở xuống được cấp tiền chống rét. Học sinh nội trú khi đau ốm nếu các trạm xá, bệnh xá học sinh miền Nam thiếu khả năng và điều kiện khám, điều trị, thì được khám và điều trị ở các bệnh viện nhân dân địa phương, được hưởng chế độ thuốc men, bồi dưỡng như những nhân viên trong biên chế. Tiền thuốc men, bồi dưỡng do nhà trường có học sinh thanh toán.
-Hoạt động giáo dục đào tạo trong các trường: 1/ Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, các trường học sinh miền Nam đã đảm nhiệm trong trách nuôi và dạy học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu giáo dục, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp “trồng người”, đào tạo nhân lực cho cách mạng miền Nam nói riêng và cho cả nước nói chung sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Các trường học sinh miền Nam đã thực hiện cân đối các mặt hoạt động giáo dục toàn diện; các hoạt động nội, ngoại khóa không tách rời nhau mà kết hợp với nhau một cách chặt chẽ thành một nội dung giáo dục hoàn chỉnh. Các hoạt động dạy học, lao động, thể dục thể thao, vui chơi, văn nghệ đã trở thành một nhu cầu thiết yếu, một nếp sống bình thường, hàng ngày của các em học sinh nội trú; 2/ Áp dụng chương trình phổ thông 10 năm, theo nội dung cải cách giáo dục lần thứ II năm 1956 của Bộ Giáo dục, các trường học sinh miền Nam đã phân chia ra bao gồm 3 cấp học: Cấp I: học 4 năm (các lớp 1, 2, 3, 4), Cấp II: học 3 năm (các lớp 5, 6, 7), Cấp III: học 3 năm (các lớp 8, 9, 10). Đặc biệt trong trường học sinh miền Nam là không dạy chay, luôn dạy có thí nghiệm, thực hành đầy đủ; không có điểm chiếu cố, không có việc chiếu cố cho lên lớp. Đối với các trường dân tộc thì càng đảm bảo giáo dục tòan diện, trong đó đặc biệt coi trọng trí dục và giảng dạy thật kiên trì, quán triệt nguyên tác “dạy vừa sức”; 3/ Học sinh miền Nam được dạy văn hóa cơ bản và các môn kỹ thuật, mỹ thuật, nhạc, nữ công, ngoại ngữ, thể dục thể thao; trường học sinh miền Nam ở đâu là điểm sáng văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở đó. Các trường hết sức coi trong việc nâng cao trí lực cho học sinh bằng việc thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục và giáo dưỡng đã ban hành. Học sinh buổi sáng lên lớp, buổi chiều tự học, lao động, hoạt động thể dục thể thao, buổi tối sinh hoạt theo sự hướng dẫn, quản lý, phụ đạo của thầy cô giáo chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn. Việc kết hợp chặt chẽ học tập với lao động, “học đi đôi với hành” là một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của các trường học sinh miền Nam.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên và hiệu suất đào tạo trong các trường học sinh miền Nam:
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất: 1/ Giáo viên được phân công về các trường miền Nam được tuyển chọn với tiêu chuẩn cao. Dù là giáo viên miền Nam tập kết hay giáo viên miền Bắc, ngoài việc làm tốt chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy còn phải có nhiều tâm huyết với nghề, yêu thương gắn bó, có trách nhiệm với học sinh, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dạy ở các trường học sinh miền Nam. Ngoài việc dạy văn hóa, giáo viên còn phải nuôi dạy học sinh như con em ruột thịt của mình. Đội ngũ các thầy, cô giáo, các cán bộ trong các trường học sinh miền Nam luôn đoàn kết, tận tâm với nghề thực hiện nhiệm vụ hết sức quan trọng là dạy dỗ học sinh miền Nam đạt chất lượng cao, đáp ứng được mục tiêu đào tạo; 2/ Cùng với việc ưu tiên bố trí đội ngũ cán bộ, giáo viên giỏi, có kinh nghiệm, Đảng Chính phủ đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học cho các trường miền Nam, cố gắng tối đa để học sinh được học trong môi trường “học gắn với hành” tốt nhất, được sống trong môi trường ăn, ở đủ các điều kiện sinh hoạt tối thiểu. Cùng với các ban ngành và các địa phương, trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo, nhiều khó khăn thiếu thốn, lại đang có chiến tranh, nhưng nhân dân miền Bắc đã làm hết khả năng để đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cho các trường miền Nam hoạt động.
Hiệu quả và hiệu suất đào tạo: Hàng năm tỷ lệ học sinh lên lớp đạt gần 90%, sức khỏe và tư tưởng của học sinh tương đối ổn định, số học sinh vi phạm kỷ luật giảm. Số học sinh miền Nam học trong các trường Đại học ngày càng tăng. Tính đến năm 1975 đã có trên 16.000 học sinh miền Nam tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trên 4.000 học sinh đang học Đại học trong và ngoài nước; còn lại là học sinh đang tiếp tục học trong các trường phổ thông trên đất Bắc.
Từ đó nhóm đề tài nêu lên những thành tựu đạt được và những bài học rút ra trong quá trình hình thành và phát triển trường học ở miền Bắc trong giai đoạn 1945 -1975 như sau:
-Học sinh miền Nam với công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam.
-Trường học sinh miền Nam với công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa: Thầy trò trường học sinh miền Nam dù ở đô thị hay vùng nông thôn, ở Thủ đô Hà Nội hay các tỉnh trung du, đồng bằng, đều thường xuyên và nhiệt tình tham gia các phong trào lao động sản xuất, các họat động xây dựng văn hóa xã hội mới XHCN ở miền Bắc, trên mặt trận chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.
-Trường học sinh miền Nam với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc: 1/Trong phong trào kết nghĩa các địa phương ở hậu phương với tiền tuyến, trường học sinh miền Nam là nơi tập trung nhiều con em nhân dân các tỉnh, thành miền Nam, nơi có nhiều thuận lợi cho việc phát động những phong trào sôi nổi trong tuổi trẻ tìm hiểu về địa lý, văn hóa, lịch sử các địa phương miền Nam; 2/Chỉ tính trên các chiến trường B, học sinh miền Nam đã có mặt ở khắp nơi, họ là chiến sĩ lái xe, giao liên, thông tin, cơ yếu, quân bưu, quân y, chiến sĩ biệt động, pháo thủ, trinh sát, người lính bộ binh xông lên trong chiến trận.
Sự trưởng thành của học sinh miền Nam sau giải phóng
Từ sau năm 1975, một bộ phận lớn giáo viên, cán bộ quản lý, công nhân viên trường học sinh miền Nam trở về Nam bổ sung lực lượng ngành giáo dục và các ngành khác trong các vùng mới giải phóng; họ trở thành những cán bộ gương mẫu, có trình độ lý luận và kiến thức văn hóa, khoa học, có kinh nghiệm tổ chức quản lý giáo dục, gây dựng và phát triển nền giáo dục mới ở các tỉnh, thành miền Nam.
Những nhân tố thắng lợi và những hạn chế:
-Những nhân tố làm nên thắng lợi và đóng góp của trường học sinh miền Nam: 1/Sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và Bác Hồ là nhân tố quyết định thắng lợi và đóng góp của trường học sinh miền Nam; 2/Được nhân dân miền Bắc với tình cảm ruột thịt Bắc – Nam đùm bọc, cưu mang; 3/Đội ngũ cán bộ, thầy cô giáo, nhân viên là nhân tố đặc biệt quan trọng cho sự phát triển nhà trường; 4/Tinh thần đoàn kết, ý thức tự quản và sự nỗ lực cố gắng học tập, rèn luyện, vươn lên của chính học sinh miền Nam.
-Những tồn tại, hạn chế của trường học sinh miền Nam: Học sinh miền Nam mặc đồng phục, ăn theo kẻng, ngủ theo kẻng, học theo kẻng, lớn dần lên theo tiếng kẻng. Việc tách nhập các trường học sinh miền Nam, tuy nhằm phục vụ tốt hơn và phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh, song thực tế cũng gây nhiều phức tạp cho công tác nhân sự, bộ máy điều hành từng trường bị xáo trộn, thừa thiếu khó sắp xếp, bố trí, ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu ổn định để phát triển nhà trường. Việc chia ra trường nam và trường nữ, chia trường theo địa phương có tính tích cực của nó khi tạo ra môi trường giới cho các em phát triển, nhưng cũng đồng thời làm xuất hiện những vấn đề không tốt khi các em lớn lên và tâm sinh lý lứa tuổi phát triển. Nếu lấy quy chế nhà trường để quản lý giới tính thì làm cho các em bị kìm hãm sự phát triển tâm sinh lý không bình thương, dễ gây ra những vụ việc vi phạm đạo đức học đường cho lứa tuổi học trò; cũng dễ làm nảy sinh tư tưởng cục bộ địa phương trong học sinh. Nội quy học tập, sinh hoạt, lao động của học sinh quá chặt chẽ, đi đến chỗ máy móc và gò bó. Quá chú ý đến sinh hoạt tập thể mà quên mất cái “Tôi” vốn có trong mỗi con người. Học sinh sống với nhau cái gì cũng đồng loạt, thành ra tính khí, cư xử cũng đơn giản, mộc mạc. Việc đề cao khẩu hiệu “kỷ luật như bộ đội” đối với học sinh và nhà trường đã tạo ra được nề nếp tốt, nhưng có khi cũng bộc lộ sự cứng nhắc, công thức, nhất là đối với học sinh bị liệt vào dạng “cá biệt” thì kỷ luật như bộ đội đã có những lối hành xử thô bạo và không phù hợp với lứa tuổi học trò…
Trường học sinh miền Nam - Mô hình giáo dục đặc biệt - Kinh nghiệm và bài học lịch sử:
-Có tầm nhìn xa trông rộng và có sự quan tâm đầy đủ từ chủ trương đến biện pháp cụ thể, đồng bộ, xây dựng loại hình trường lớp phù hợp với từng đối tượng
-Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, xây dựng đội ngũ giáo dục đủ năng lực, phẩm chất, có tâm huyết với nghề.
-Xác định đúng nội dung, mục tiêu đào tạo, xây dựng nội dung, chương trình phù hợp với hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, bám sát thực tiễn cách mạng.
-Phối hợp tổ chức quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, thực hiện sáng tạo những nguyên lý giáo dục xã hội chủ nghĩa
-Công tác tư tưởng phải đi đầu, giáo dục phải tòan diện, phát huy tốt vai trò các tổ chức đoàn thể, xây dựng mối quan hệ tốt giữa nhà trường và xã hội
-Đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần; sử dụng tốt phương pháp giáo dục nêu gương, giáo dục bằng tình thương
2. Khuyến nghị
Là một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, có lịch sử giáo dục hàng nghìn năm, Việt Nam rất cần có một Bảo tàng giáo dục Việt Nam, trong đó có phòng Truyền thống học sinh miền Nam. Nhưng trước mắt, đề nghị sau khi đề tài được nghiệm thu, sẽ hoàn chỉnh bản thảo để in thành sách, phát hành rộng rãi trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đó là lời tri ân của những thế hệ thầy và trò trường học sinh miền Nam đối với đồng bào miền Bắc trong những năm tháng gian khổ đã cưu mang. Đó là cách để làm cho người đời nay và đời sau không quên công ơn đối với Đảng, Bác Hồ, Chính phủ, Nhà nước đã quan tâm tạo điều kiện cho một mô hình giáo dục đặc biệt được hình thành phát triển tồn tại suốt 20 năm kháng chiến chống Mỹ, làm hành trang lịch sử cho mỗi thầy cô giáo, mỗi học trò hôm nay đi vào thế kỷ mới.
Bài đã đăng trên trang: http://vnies.edu.vn/detail-thread-view-1-25-165_lich-su-truong-hoc-sinh-mien-nam-tren-dat-bac-19541975.html
Không biết là nhóm nghiên cứu ni có dính dáng chi tới HSMN không mà chọn đề tài nghiên cứu hóc xương ni?
Trả lờiXóaAnh không biết mấy người này, ăn theo, nói leo; anh không thích, rối như rắm! thế thui!
Trả lờiXóa@Binh Tran:
Trả lờiXóa"Nội quy học tập, sinh hoạt, lao động của học sinh quá chặt chẽ, đi đến chỗ máy móc và gò bó"
Các nhà giáo dục này không hiểu chi hết, họ có biết đâu rằng để quản ngày và đêm một quần thể đối tượng trong lứa tuổi nổi loạn ni đâu có dễ dàng chi, nếu trong số các nhà nghiên cứu ni có một HSMN chắc người ni từng là "ngoan một cách cá biệt"! Chứ bọn cá biệt thiệt khi nào nó ưng chơi là hắn chơi thôi, có vấn đề gì đâu! Đến như MF hái hết mấy trái mắc cọt (làm tụi lớp Ráo và Phong Phú không có cơ hội biết trái mắc cọt là gì) mà đâu bị ai bắt đâu?
"Quá chú ý đến sinh hoạt tập thể mà quên mất cái “Tôi” vốn có trong mỗi con người. Học sinh sống với nhau cái gì cũng đồng loạt, thành ra tính khí, cư xử cũng đơn giản, mộc mạc" e hèm !!!
"Việc đề cao khẩu hiệu “kỷ luật như bộ đội” đối với học sinh và nhà trường đã tạo ra được nề nếp tốt, nhưng có khi cũng bộc lộ sự cứng nhắc, công thức, nhất là đối với học sinh bị liệt vào dạng “cá biệt” thì kỷ luật như bộ đội đã có những lối hành xử thô bạo và không phù hợp với lứa tuổi học trò…" Đoạn này thì chắc họ đọc được MF kể chiện bị giam trong nhà vệ sinh nam rùi! he he
Đọc còm của các Quế thì nghĩ là mấy kết luận đó hơi thiếu quan điểm duy vật lịch sử một chút.
Trả lờiXóaChứ chính là sản phẩm ra lò, trải qua rồi, thì bình thường thôi. Nhỉ :)
@HT: Dựa theo quan điểm của các nhà nghiên cứu này thì trường Văn Hóa Quân Đội Nguyễn Văn Trỗi tính "tồn tại, hạn chế" nguy cấp hơn! :)
Trả lờiXóa"Nội quy học tập, sinh hoạt, lao động của học sinh quá chặt chẽ, đi đến chỗ máy móc ..."
Trả lờiXóaMuội thấy đoạn này quá chính xác . Bằng chứng là khi về lại gia đình , thời gian đầu chị em muội thực hiện đúng qui lát lun . Xin " tự kỷ " chứng minh :
Việc thứ nhất : 4h chiều mẹ bảo đi nấu cơm thì trả lời mẹ rằng : giờ này bên Quế là giờ chơi mà!!!( đoạn này thì mẹ chán )
Việc thứ hai ( đoạn này mẹ nhiệt liệt hoan nghênh ): cứ 19h là cả 3 chị em ngồi học bài , đến 21h mới được nghỉ ,buồn ngủ gần chết cũng không dám đi ngủ trước 21h . Chỉ khác ở Quế là trời lạnh quá thì được trùm chăn ngồi học .
Việc thứ n ... he he .
Cho tới giờ này tất cả những việc của cá nhân (giặt chăn màn quần áo chẳng hạn) tui vẫn tự làm. Không khiến ai lo. Hậu quả của trường nội trú (kiểu HSMN hay là VHQĐ NVT?).
Trả lờiXóa@Ráo: "cứ 19h là cả 3 chị em ngồi học bài" Chị em Ráo ngoan nhỉ? MF vào giờ ấy thường thủ một quyển truyện dưới gầm bàn!
Trả lờiXóa@anh Hữu Thành : hậu quả của cả 2 trường . Bọn em thì không sao chỉ khổ thân anh ghê nha .
Trả lờiXóa@MF : tỉ hư ghê . Nhưng muội nói lúc đầu khi mới về nhà thui . Sau đó 2 con tiểu yêu kia toàn nói chuyện , đọc truyện . Muội la thì chúng nó lấy giấy bút ra ghi lại rồi đọc to lên và cười khoái chí .
Trả lờiXóaMF à! lúc em hái mắc cọc( có khi tụi nó không biết là gì) có khi tụi nó chưa được mẹ nó đẻ ra đấy,em chấp tụi hâu sanh làm gì?
Trả lờiXóa@QMF: Trong nhóm nghiên cứu này hình như có TS Phan Đình Nham cũng là HSMN hay là có liên quan đến miền Nam, mình ko nhớ rõ lắm. Anh Nham NCS về lịch sử ở Hung, ở cùng KTX khoa Điện bọn mình (lúc đó bọn Hung dành 2 tầng 8+9 của KTX cho NCS ở)nên bọn mình cũng có chơi với ảnh. Sau này về nước thì mất liên lạc lun, chỉ nghe nói ảnh làm ở viện nghiên cứu lịch sử thui. Mà cũng có thể ko phải anh Nham đó.
Trả lờiXóa@Binh Tran: Đại ca không sang trường mới, nên ko biết vụ mắc cọt ni, khi sang trường mới, có mấy cây nghe thầy cô dạy kêu là mắc cọt (thực ra là mắc coọc, ko bít sao có tên zậy), tới một ngày đi chơi chạy ngang thấy nó ra mấy cái trái trĩu xuống lúc nào không ai hay, ngoài bộ ba MF với Xuân Hương và Ngọc Hân, hồi tụi Quế chưa đủ văn minh xài "siêu thị" blog, tụi em chơi với nhau trên trang email chung, em kể chiện ni chị em Ráo nó bức xúc MF vì hái hết làm chúng nó hổng biết đó là trái gì, mọc chỗ nào!
Trả lờiXóaMuội kể chiện này chỉ để chứng minh rằng nói kỷ luật thời đó quá gò bó cũng không chính xác lắm, muội thấy là hễ mình chịu khó thức đến sau 11h thì cũng thoải mái đi chơi lém, nhất là đêm đông :) :)
@QMH: MF cũng cảm giác là có thể một ai trong số đó có dính dáng chi đến HSMN thì mới đi làm cái công trình khó gặm nì, cũng có một số kết luận và khuyến nghị có ý nghĩa, nhưng đã là một "công trình nghiên cứu" mà hiểu "vật nghiên cứu" của mình ngang mức độ đó thì hơi hẻo!
@QMF: He he! Tớ nghĩ cậu thừa bít trình độ của 99% Gà Sống Thiến Sót, mừ những cái đề tài nghiên cứu về lĩnh vực xã hội học đó có kinh phí khủng lém, nội dung thì vô thưởng vô phạt, sai đúng cũng chẳng chết thằng Cộng nào nên năm nào họ cũng nghĩ ra 1 cái để bòn tiền nhà nước í mừ. Chiện thường ngày ở các Viện nghiên cứu đó, thậm chí là ở các trường ĐH nữa. Nhóm này hên khi có tụi HSMN chúng mình đọc đề tài của họ, chứ theo mình thì chắc mạng nhên giăng kín cái công trình này rùi, và tiền thì họ cũng tiu hết từ tám kiếp rùi.
Trả lờiXóa@QMH: Thì quả là vậy, ai mà mong chiến tranh trở lại để xây dựng một trường HS miền chi đó thiết thực hơn theo kết luận của công trình đã được nghiệm thu? :)
Trả lờiXóa