MF chôm bài ni bên trang web http://hocsinhmiennam.com
Tác giả: CD.
Lời dẫn. Hôm đầu tuần NVN gọi, nói Mày viết cho BBC một bài giải thích HSMN là cái gì, còn nói thêm là Gần đây có một số người gởi thư cho BBC hỏi chuyện này, họ có hỏi tao, thôi mày viết đi. Nghĩ thầm sao lại trùng hợp với chuyện trang website hocsinhmiennam.com mới mở, không biết y có động chân động tay vào chuyện này không. Mới nói Tao viết dạng tư liệu cung cấp những thông tin tao biết chứ không viết bài, mà cũng chỉ khoảng 1.500 chữ trở lại thôi, nếu được cuối tuần tao sẽ gởi mày chuyển cho họ. Y ok rồi gác máy.
Đang làm một cuốn sách nhỏ nhỏ nên cũng bận rộn, mệt thì chuyển qua viết vài dòng. Thật ra chỉ làm HSMN có 11 năm từ 1964 đến 1975, đâu biết gì nhiều về thời gian trước đó. Nên chỗ nào bí thì phải gọi điện hỏi, mấy người anh em bạn có thâm niên HSMN lâu hơn cũng chuyện thì nhớ chuyện thì quên. Sáng nay nhìn lịch đã là thứ bảy, gởi bản nháp cho NVN, nói thấy cần thêm bớt sửa chữa gì thì cho biết, còn cẩn thận bảo thư ký nhắn tin cho y. Trưa y trả lời nói không sửa gì cả, đã gởi luôn rồi. Thì cũng được thôi, nhưng cố đấm ăn xôi sửa vài chữ gởi lại cho y, nói chuyển bản này cho BBC thay cho bản trước.
HSMN từng là đối tượng truy sát của không quân Mỹ trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc thời gian 1964 – 1968, phải sơ tán qua tận Trung Quốc, hai đối tác ấy thừa biết những người này là loài chim nào, chuyện cũng đã qua nửa thế kỷ rồi, có tư liệu gì trước kia hạn chế công bố thì hiện cũng thuộc loại được giài mật rồi, viết ra cũng chẳng có gì phải sợ. Chỉ là không biết đủ về HSMN, NVN là HSMN sớm hơn nhưng cũng chỉ cùng lứa, chắc cũng không nhớ được nhiều hơn, sợ là viết không đúng, mai kia lỡ BBC sử dụng bài viết có chỗ nào không đúng thì HSMN lại ít nhiều bị người thiên hạ hiểu sai hiểu lệch, thành ra lại có lỗi với HSMN. Vì vậy post bài này lên, các bạn HSMN thấy chỗ nào sai sót xin đính chính sửa chữa cho.
*****
Trong thế kỷ XX, trên thế giới có ba quốc gia bị chia đôi là nước Đức bị giải giáp và chia đôi sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Triều Tiên bị chia đôi sau chiến tranh 1950 – 1953, Việt Nam bị chia đôi sau chiến tranh 1945 – 1954. Nhưng khác với hai quốc gia kia, Việt Nam bị chia đôi với một hiệp ước hứa hẹn sau hai năm sẽ tổ chức Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Lời hứa hẹn không thành hiện thực ấy là tiền đề chính trị của một quá trình lịch sử mới kéo theo sự hình thành của nhiều nhóm xã hội chưa từng có trong lịch sử Việt Nam trước đó. Một trong những nhóm xã hội đặc biệt ấy là Học sinh miền Nam (HSMN).
Theo Hiệp định Genève (phần về Việt Nam), các bên tham chiến thực hiện cam kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, trao trả tù binh. Lực lượng kháng chiến dưới quyền Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ở phía nam vĩ tuyến 17 được chuyển ra khu tập kết phía bắc, tất cả khoảng 140.000 người. Một bộ phận trong số đó là bộ đội trẻ hay con em cán bộ bộ đội được theo người thân tập kết ra Bắc, được cho đi học văn hóa. Trong một thời gian sau 1955, nhiều người từng được đưa qua sinh sống và học tập ở Trung Quốc (Khu học xá Nam Ninh, Quảng Tây), Cộng hòa Dân chủ Đức, nhưng chỉ đến khoảng 1957 – 1958 thì đều được rút về nước, phần nhiều được đưa vào các trường nội trú đặc biệt, gọi chung là Trường HSMN. Các trường HSMN thời bấy giờ chia ra trường nữ trường nam, trường cấp 1, cấp 2, cấp 3, chủ yếu đặt ở Hải Phòng và Hà Đông, được phiên chế thành 28 trường, gọi theo số hiệu từ 1 tới 28. Ngoài ra còn có Trại Nhi đồng miền Nam nuôi dạy những học sinh miền Nam dưới 7 tuổi, Trường Dân tộc Trung ương nuôi dạy những học sinh miền Nam thuộc các dân tộc ít người, đều đóng ở Hà Đông. Sau khi miền Nam đồng khởi năm 1959, từ 1960 trở đi số lượng học sinh ở các trường nói trên cũng liên tiếp được bổ sung, chủ yếu là con em cán bộ cách mạng đang chiến đấu ở miền Nam được gởi ra Bắc học tập theo các đường dây bí mật, tình hình này vẫn duy trì đến sau Hiệp định Paris 1973. Các trường này được quản lý theo một hệ thống đặc biệt, thấp nhất là Phòng Quản lý Học sinh miền Nam, cao nhất là Ban Thống nhất Trung ương – cơ quan chịu trách nhiệm tiếp đón và bố trí cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và con em miền Nam tập kết và từ chiến trường miền Nam ra hậu phương miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, con em miền Nam trên đất Bắc, điều động cán bộ dân, chính, đảng từ hậu phương miền Bắc vào các chiến trường miền Nam.
Việc không quân Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc năm 1964 đã được những người có trách nhiệm dự kiến, nên vào năm này các Trường HSMN có sự thay đổi về tổ chức. Ngoài Trại Nhi đồng miền Nam và Trường Dân tộc Trung ương, các trường HSMN được dồn lại còn ba trường là trường HSMN số 11 (cấp 1) ở Kiến An, trường HSMN số 13 (cấp 2) ở Hải Phòng và trường HSMN cấp 3 Đông Triều. Những học sinh có cha mẹ hay người thân ở miền Bắc đều được cho về sống với gia đình, giảm bớt gánh nặng trách nhiệm cho những người trực tiếp nuôi dạy. Đầu năm 1965, Trường HSMN số 11 từ Kiến An liên tiếp sơ tán qua mấy nơi ở Thái Bình rồi lên Móng Cái, ra Trà Cổ, đến đầu 1967 phải qua Quế Lâm, Quảng Tây Trung Quốc để né tránh sự truy sát của không quân Mỹ. Hai trường kia cũng không khá gì hơn, trường HSMN cấp 3 Đông Triều còn bị trúng bom, may mà phần lớn giáo viên và học sinh đã được sơ tán qua Trung Quốc nên thiệt hại về người không lớn. Ở Quế Lâm, ba trường HSMN thuộc ba cấp học và Trại Nhi đồng miền Nam, Trường Dân tộc Trung ương ở một khu, Trường Văn hóa quân đội tức Trường Nguyễn Văn Trỗi (có một số HSMN là con em cán bộ quân đội ở chiến trường B) đóng ở một khu khác. Sinh hoạt biệt lập với người địa phương, nhưng số phận đã cho những thiếu niên này một cơ hội để ít nhiều chứng kiến cuộc Đại cách mạng văn hóa ở Trung Quốc thời bấy giờ.
Cuối năm học 1967 – 1968, các trường HSMN ở Quế Lâm đều rút về nước, sau đó từng bước được phiên chế lại thành 8 trường, ví dụ trường số 1 ở Đông Triều, trường số 2 ở Vĩnh Yên, trường số 8 ở Tam Đảo. Trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai của không quân Mỹ ở miền Bắc thời gian 1972 – 1973, họ không bị coi là đối tượng đặc biệt cần truy sát nên không phải lưu vong như lần trước. Sau ngày 30. 4. 1975, các trường này đều lần lượt giải thể. Ngoài những người đã vào các trường Đại học, Cao đẳng vẫn được tiếp tục học đến khi tốt nghiệp, học sinh các trường này đều được đưa về quê hương ở miền Nam.
Về chế độ đãi ngộ, so với tình hình chung thời bấy giờ thì HSMN được dành cho nhiều ưu đãi. Ví dụ về vật chất, họ được cung cấp như sinh viên Đại học (17 kg gạo, nửa kg thịt mỗi tháng, 5 mét vải mỗi năm). Ngoài tiền ăn (18 đồng/tháng) và sinh hoạt phí (3,5 đồng/tháng cho học sinh cấp một, 4,3 đồng/tháng cho học sinh cấp hai, 5,5 đồng/tháng cho học sinh cấp ba, 14 đồng/tháng cho những người học Đại học trong nước – sinh viên HSMN ở nước ngoài thì hưởng chế độ chung của sinh viên Việt Nam), các dịp hè và Tết họ còn được hưởng một khoản trợ cấp, do khó khăn trong chiến tranh nên hai khoản này bị giảm dần nhưng đến 1975 vẫn còn 15 đồng tiền hè, 10 đồng tiền Tết, những người học Đại học trong nước cũng được hưởng hai khoản trợ cấp này. Về một số mặt khác, HSMN cũng được ưu tiên, ví dụ có thời gian HSMN tốt nghiệp lớp 10 thì gần như mặc nhiên sẽ được đưa ra học Đại học ở nước ngoài, hay người nào quá bất trị cũng chỉ bị tước hết quyền lợi HSMN cho về lao động ở các nông trường, tự làm mà ăn chứ không đến nỗi bị tù đày. Dĩ nhiên không phải HSMN nào bị đưa về lao động ở các nông trường cũng là loại bất trị, nhưng đó là cái không may của một số cá nhân…
Trước 30. 4. 1975, nhiều HSMN đã trở thành cán bộ nhà nước, hoạt động trên nhiều lãnh vực phục vụ cho cuộc chiến tranh thống nhất đất nước. Nhưng sau 30. 4. 1975, HSMN vốn là một nhóm xã hội tương đối biệt lập mới hoàn toàn hòa tan vào những thay đổi và biến động lịch sử ở Việt Nam. Đã có những người như Phan Văn Khải, Ksor Phước, Nguyễn Bá Thanh, cũng đã có những người như Phạm Nhật Hồng. Cái giữ được mối liên hệ giữa họ với nhau hiện nay chủ yếu là ký ức, ký ức về nhau và ký ức về cha anh.
Tháng 5. 2013
Bạn Trường HSMN-Nguyễn Văn Bé: LỆ ĐÁ
2 năm trước
mới đọc ở trang hócinhmiennam.com, mà hỏi chút trang này ai làm cũng thú vị.xin cảm ơn, cả dòng họ HSMN có chỗ để tâm sự nữa....
Trả lờiXóaCó mấy chi tiết MF théc méc:
Trả lờiXóa1. Trường 11 chuyển từ Kiến An về Móng Cái rồi qua Quế Lâm luôn chớ đâu có về Trà Cổ? Chắc tác giả nhầm với trường 13 (về Bình Ngọc)
2. "Cuối năm học 1967 – 1968, các trường HSMN ở Quế Lâm đều rút về nước", hic, tác giả bộ không biết tới một bộ phận rất lớn của trường NVB và DT vẫn ở đó và tiếp tục qua đó cho đến tận 1975?
Trong HSMN không it người đã cùng cha,anh tham chiến tại chiến trường miền nam (Là du kích,chiến sỹ liên lạc,dũng sỹ diệt mỹ...)Tuổi đời của họ còn quá trẻ nên MTDTGPMNVN đưa ra Bắc để học tập.Lớp ra sau mùa xuân 1968.
Trả lờiXóaMF ôi, anh CD hết lớp 4 thì về Bình ngọc(Trường 13), Trà cổ thì đó chứ là gì. anh em mình cấp I thì Xuân lan, Hồ viết thui.
Trả lờiXóaMF ui, sau khi khu 5 đánh Nam bộ ( Tui lớn chúng nó thui, không dính dáng tới cấp I tụi mình, thì mấy anh ấy về, tụi này lên lớp 5 cũng phải về, không được qua trường mới, các bạn còn ở lại đều qua trường mới mà, mình không bằng các cậu ở khoản ấy đấy.
Trả lờiXóacó gì đó chưa chính xác vào đọc bài phát biểu kĩ niệm 55 năm hsmn trên đất bắc sẽ rõ hơn. Có điều ai học ở các trường hsmn là được rồi, chỉ qua là những chữ viết tắt mà thôi.chúc các bô lão HSMN hay HS miền đù cười nhiều, chơi nhiều, khỏe nhiều, hãy sông theo phương châm :"Xách ba lô lên mà đi"
Trả lờiXóa@anh Trần Bình : anh có nhớ cô Nhan chị của cô Ly ở trại nhi đồng không ?
Trả lờiXóaSao bên hocsinhmiennam.com lại có tin không chính xác về ngày mất của Hồ Phương Bình vậy nhỉ? Các bạn kiểm tra lại coi.
Trả lờiXóaTôi cảm giác như từ lâu rồi chứ?
Trả lờiXóaMF: Trà Cổ là thẻo đất ven biển cuối cùng cuả Việt Nam giáp với TQ và cũng thuộc Móng Cái.
Trả lờiXóa-
-HSMN đi tàu biển trong đoàn quân tập kết ra Miền Bắc theo Hiệp định Giơ-ne 1954.
-HSMN vượt tuyến ra Miền Bắc (đa số là Quảng Trị)
-HSMN đi theo đường Trường Sơn ra Miền Bắc (sau Đồng khởi 1960 đến 1973)
-HSMN là HS Miền Bắc có bố mẹ đi B, hoặc bố hay mẹ đi B nhưng người kia thì đã mất (số này không nhiều).
...
@Binh Tran: À, hóa ra đại ca CD khi sơ tán thì về Bình Ngọc nên lô-gic câu chiện là zậy! Hồi đó các anh chị ở trường 13 về Móng Cái làm anh chị kết nghĩa, oai phết, lại cứ khoe Bình Ngọc và biển Trà Cổ đẹp làm tụi nhóc ở Xuân Lan Hồ Viết cứ là mê tơi! Bởi vậy MF mới nhớ các địa danh này!
Trả lờiXóa"mình lên lớp 4 với Anh cáo, Đình Hùng, Tuấn lê, Tuấn chuông con", như vậy chắc MF kêu Binh Tran la đại ca rùi.Hình như lớp ni có Lâm Voi, Giã bò, Tiệm nóc, Tuấn lõ (con Bác Nguyễn Văn Quảng) ... luôn phải không đại ca nhỉ? Hay mấy anh ấy lớp trên nữa? Hồi í đại ca học cùng Kim Chi, Munic ... trước khi các vị ấy xuống làm tướng lớp MF à? Anh nhắc Chí Công nào, chứ Chí Công A thì "nhuận" (theo ngôn ngữ XH) xuống lớp MF từ năm lớp 2 ở Đoan Tĩnh lận! Rồi sau sang Quế Lâm "nhuận" tiếp, làm MF với Quế Ráo có hồi giành nhau cái "người cùng lớp" ni!
Đại ca nhắc Xuân Lan, Hồ Viết mà nhớ ghê luôn! Hồi í đầy na, ổi, quả nhót...
@HT: Trang í có nhiều bài rất là HSMN, nhưng kết cấu hơi khó theo dõi, còm nỏ được nên muội thấy hơi khó gần!
@TGTB: Trà Cổ và Móng Cái đây là theo khái niệm của mấy tên nhóc HSMN nha, không phải theo địa lý học đâu, đệ sinh sau đẻ muộn, chưa biết chi đi chỗ khác chơi! :) :)
@Q.MF: Xin đính chính tẹo từ "nhuận" là XH học được của anh "Tuấn ôn"(con bác Huỳnh Tấn Phát),trong một lần nhậu, đấy lại cứ hay quên, sẽ có bài biên về sự quên này.
Trả lờiXóa@TGTB: Trà Cổ và Móng Cái đây là theo khái niệm của mấy tên nhóc HSMN nha, không phải theo địa lý học đâu, đệ sinh sau đẻ muộn, chưa biết chi đi chỗ khác chơi! :) :) Sợ chưa TGTB, một trong "tứ tử tướng" quần hồng lớp a đó, liệu mà khe khẽ , he he...
@MF :" Đại ca nhắc Xuân Lan, Hồ Viết mà nhớ ghê luôn! Hồi í đầy na, ổi, quả nhót.." . Hu hu , hồi nớ muội nỏ có thấy mấy cái trái đó mô , nó mọc chỗ nào zậy .
Trả lờiXóa@TGTB : Còn 1 dạng HSMN nữa chứ , đó là những HSMN sinh ra trên đất Bắc . Số này Quế hơi bị nhiều mà đệ quên được thì đáng ăn củ đậu bay đấy .
Trả lờiXóa@ Anh Hữu Thành : đúng chứ không sai đâu anh Thành ạ , anh VNQ có đăng lời cảm ơn của con anh Bình vào ngày 11/5/2013 .
Trả lờiXóaQ>MF: Đúng là anh CD có nhầm về khoản thời gian Quế rút về VN, mình với anh ấy và đám con ,em nam bộ thì đúng.
Trả lờiXóaN.H.QUE:Hồi ấy con gái, con trai cách biệt mà con trai thì hơn con gái chỉ mỗi khoản ăn trộm ( hồi ấy chỉ hái trộm trái cây thôi) nên những quả ấy bạn không thấy được.
Q.MF : Chí Công là Lê Chí Công con cô Lê Thị Riêng, hình như là công B thì phài. còn Lâm, Giả, Tiệm lớn hơn nên bên Hồ viết.
@@ lại thế này nữa: hồi ở Xuân lan có thời mình ờ chung nhà với Long rỗ và thầy Hải, thương binh bên Hải quân về( nghe đồn thì là do thầy có tham gia tích cực vào vụ đánh tàu Madoc Mỹ),dạy thể dục. Không biết bây giờ Long Rỗ và thầy Hải ra sao?
@Ráo: Muội vô lớp 1 từ Đoan Tĩnh, làm răng biết na, ổi, nhót ... ở Xuân Lan, Hồ Viết?
Trả lờiXóa@Binh Tran: Không dám đâu, lớp MF có Thủy Béo (sau nhuận về lớp nào ko bít), ở nhà một chủ nhà khá ác ở Xuân Lan (trong khi nói chung bà con ở Xuân Lan rất tốt), một buổi sáng sớm muội nghe bịch bịch ngoài vườn, chạy ra thấy một cảnh bi hài trong sương sớm: Thủy Béo (tròn trục) đang bị mắc đáy quần và cổ áo vào một nhành cụt của cây ổi đầy trái, dưới đất anh chủ nhà mặt rỗ cầm một que to ra sức đập vào nó (tiếng bịch bịch từ đó mà ra), thế mà không nghe một tiếng kêu la mói kinh!
Chí Công B cũng là lớp của MF đó, nghe hắn đang làm chi đó ở SASCO.
Hô hô! ha ha! đúng là anh sai rùi vậy là lúc ấy con gái bằng con trai, thiệt là Nam Nữ bình đẳng.Chí Công đúng là bên Sasco. Tụi 11, Bé tui anh vẫn thường gặp nhau, nhắc thôi nhớ không nhé: Chí Công, Minh Châm, Đăng Thỏ, Quốc Hải, Bích Huy, Bích quang, chị em Nghệ, Thanh Cẩu, Quang Cua, Liên hoan, Thái Hỷ, Phương Mai, Huệ béo nữa..., còn mấy anh Hồ viết, Bình ngọc thì quá trời lun.
Trả lờiXóa@Binh Tran: Chiện đó, sang Quế Lâm được chuyển hóa sang vụ ớt (ngoài đồng), đào (trên đồi)!
Trả lờiXóaTrong mấy người đại ca kể tên đó, Chí Công b, Nghệ mèo, Phương Mai, Huệ béo là cùng lớp MF. Nhưng bên hội tụi em họp, chỉ có chị Huệ béo nhiệt tình tham gia! Chị Thanh cẩu thì là chị của Nghệ mèo...
Chiện những bạn bè Nam Bộ được đưa về trước thật buồn, vì nhiều bạn bè thân ra đi rồi chẳng bao giờ liên lạc nữa ... Bà chị Munic đặc biệt(cũng thuộc lớp được đưa về trường 8 vì con nuôi bà Nguyễn Thị Thập) thì lại rất siêng viết thư cho MF, nhưng sau giải phóng thì không biết phiêu dạt về đâu. Đại ca có nghe tin tức gì không? Đại ca có biết bạn Hồ Xuân Hương (cháu nội bà Thập) không?
Hóng mấy hôm nay thấy đề tài này hay đấy, chiến tranh đẩy anh em ta lại với nhau, thuở sơ khai cơ sở vật chất chưa có, toàn chíp chíp ngơ ngác đêm còn khóc nhè nhớ cha mẹ, ở "thuê" nhà dân, tí toáy vặt trộm trái cây vân vân...vậy bạn nào đó đứng ra tổng kết nó gần như một trang sử cho nuột cái, mai sau con cháu nó còn biết đến nhề.
Trả lờiXóaTôi, nhập HSMN thật bất ngờ, chiều còn đang đi hái cây rau muối ở nơi sơ tán Đan phượng Hà tây... lại kẹt rồi mai, phải đi đã mai tiếp nhé.
Q.MF: Vào trang này anh lại nhớ tùm lum thứ chuyện hồi ấy.Tắm sông với lá Xoan( vì lúc đa số bị ghẻ Ruồi), chơi ống thục(nam mà không có ống thục là xấu hổ lắm với bạn bè), lông nhông tắm giếng...
Trả lờiXóaQua Quế thì trộm ớt, hái đào, nuôi Dế, nuôi cá Cờ đá,nuôi chim.Lớp mình có thằng tên Hồng, nó nuôi chim từ trứng ấp trong vali, cứ sáng mở ra chim bay khắp phòng,tới chiều thì chim lại tự động vào vali nó thật là tài.
Monique,Iren là con ông Lumumba Công gô,nghe nói định cư ở Cu ba vợ của một quan cũng to. Iren thì về Công gô nghe nói làm bộ trưởng y tế; hồi cuối 7 đầu 80 có qua VN gặp anh Ung Ngoc Trí ( Trí Đốc- Hồ viết)là nhà văn có viết một bài hoành tráng trên báo SGGP hay văn nghệ mình không nhớ nữa.
Trần Xuân Hương không phải Hồ Xuân Hương ( mặt lấm chấm tàn nhang đúng không?)Bạn này thì mình quen dữ lắm vì về VN anh nhuần 2 lớp 5,6 nên học chung với Hương.
@NH.Que: đúng là anh nhầm. Có tuổi, thời gian cũng không giống như mình hồi còn trẻ :-(
Trả lờiXóa@Binh Tran: Hic, Trần Xuân Hương, nhầm hắn với nhà thơ nhớn! Chính xác mặt lấm tấm tàn nhang. Hắn bộ ba với muội và Lê Ngọc Hân hay trốn ngủ trưa đi chơi, thức đêm đi nhổ lạc ở xưởng mộc ông Kinh, mà không biết sao chỉ MF hay bị phạt chứ 2 tên kia không! Đại ca có gặp hắn nói có người mong được gặp hắn! Nghe nói hình như hắn đang bị ốm đau chi đó thì phải.
Trả lờiXóaCòn vụ tắm lá xoan là vì ở Móng Cái tắm trên sông Ka-Long nên tên nào cũng bị ghẻ, các má bảo mẫu phải nấu lá xoan tắm. Lớp muội có thằng Vũ vẽ đẹp, hay liếm môi nên môi đỏ chót, lại ghẻ quá trời nên bị đặt tên "cô gái ghẻ", khi lên Đoan Tĩnh cả bọn chơi đánh trận giả trên đồi, thay đổi quần áo cho nhau để ngụy trang, muội bắt thăm phải mặc áo tên ni, đên nay vưỡn còn rùng mình. he he
Q.MF:Xuân Hương về học trường 2( đám Bé Chúng cọc về, vẫn chơi thân với Monique. Sau thì học chung với mình. hiện nay, bịnh liệt cơ lạ lắm, không nhúc nhíc được gì, không chịu gặp ai; dù là gia đình hay bè bạn, muốn thăm cũng không được, có thằng con trai, tất cả sinh hoạt đều nhờ vào thằng cu ấy. Anh cũng buồn nhiều lắm, Hương nó thương anh hơi ai trên hết thảy cuộc đời này, anh thấy như còn mắc nợ...Thôi: em còn thấy sốn sang, ngứa ngáy ngọ ngoạy vì phải vận đồ của Vũ ghể không?( coi chừng tui anh kêu là Vũ chó)Hehe! ừ hình như anh cũng thoáng nhớ là lúc ấy có con bé tên Hân, thế mấy đứa là bạn thân của Hương Cày à?( trường 2,8 kêu Xuân Hương là Cày). Thân!
Trả lờiXóa@BinhTran: Vậy là muội không có cơ hội thăm Xuân Hương sao? Hình ảnh của nó luôn ẩn hiện trong tâm trí muội, mắt, mũi, tóc tai quăn quắn ra sao, nhớ như in, vì hắn, MF và Ngọc Hân là bộ tam quậy! Hân bây giờ đang sinh sống ở Đức, vừa rồi có về nước, trên trang này (hay trang bạn Trỗi nhỉ?) có đăng hình hắn với N.H Quế (Ráo)đi chơi với hội trường Trỗi!
Trả lờiXóaThương Xuân Hương quá, chắc nó mặc cảm phải không? Sao mà em hỏi nó lại đúng người "nó thương anh hơn ai trên hết thảy cuộc đời này" nhỉ? Tên Hương "cày" chắc về trường 8 mới có. Hóa ra "cô gái ghẻ" sau còn thêm cái tên đặc biệt đó sao? Nghe đâu bây giờ hắn là kiến trúc sư phải hem đại ca?
MF: Tỉ "thù dẹc" nghe. Đuổi đệ đi chỗ khác tỉ lại bớt bạn thêm thù thôi. Chẳng qua đệ thấy tỉ nói về MC và Trà Cổ như là 2 nơi nên tưởng tỉ "bé cái nhầm" ngứa miệng nên "sủa" đại, không ngờ tỉ lại "gầm gừ", khiếp!
Trả lờiXóaTrà Cổ chỏm đất cuối cực giáp biển của Tổ Quốc có bãi biển thơ mộng mà đệ có nhiều kỉ niệm. Ấy là sau này (sinh sau mà) khi là đại diện của công ty ở "mặt trận" cửa khẩu Lục Lầm, Bắc Luân ở MC. Mà kỉ niệm đễ nhớ nhất là ngồi nhậu ở đây đến khi cần thải chất thải lỏng chỉ việc rút vũ khí "gửi" về phía đất bạn và đọc "vũ qua Bác Hải" nó mới đả làm sao...
Còn cái zụ "sinh sau": tỷ có biết khi các tỷ huynh "sinh trước" sang được nô đùa chơi nhỡi ở MC, rồi qua Quế, đệ đang làm gì không mà nói giọng "coi thường" đệ rứa he??? Là đệ đang là "vật thí nghiệm của Lầu Năm Góc về đề tài: Bom B52 và chất độc màu da cam đó" - đệ quê Gò Nổi - nghe địa danh này MF tái chưa? Hậu quả nằm hầm và hứng chất độc màu da cam làm đệ nay chỉ còn "lơ thơ mấy cọng trên đầu" , hổng thương còn đuổi "đi chỗ khác", hu!
Hãy đợi đấy: "sinh sau" nhưng ngày nay "ta đã lớn" (già nữa là đằng khác), hôm nào lai Cố Đô sẽ "cắp nách tỉ "tra tấn" một bữa cho kinh thói coi thường đệ, chuẩ bị tinh thần đi: ngồi uống nước ngọt, ngó đệ nhậu và chửi thế, chửi đời...cho đã lỗ tai bà TS trâu ( phải hiểu theo kiểu HSMN, nghĩa là: lỗ tai bà TS nghiên cứu về con trâu). Rứa hi.
Ráo: Đệ thành thật xin lẩu vì thống kê thiếu "thành phần cơ bản cấu tạo Quế" (đúng ngôn Hóa ko?). Nhưng tỷ hổng thấy trong "cái còm" thống kê thành phần HSMN, đệ chừa hẳn một cái "-" đầu cùng đó à, cho thành phần cơ bản đoo. Lại còn ba caí hột cuối dòng nữa "...", là phòng ngừa còn sót "cái thành phân" mô nữa đây.
XH: Cám ơn đã chia sẻ và "nhắc nhở phòng thân". 12o phút từ khi xuất phát là có thể "cắp nách" bà TS Trâu tra tấn ngay, "sợ chi sóng gió tàu bay".
Trả lờiXóa@TGTB: Hic, cứ hình dung ra TGTB lừng lững như Từ Hải, cắp MF quật lên quật xuống chẹp lun, cho đã nư mối thù ...
Trả lờiXóaLẽ ra mối thù này đệ dành cho Nixon mới phải chứ! Lão ấy chết rồi chứ còn thì hễ TGTB cắp nách ko nổi, MF phụ một tay, he he
@TGTB : đồ zụng chèo khéo chống .
Trả lờiXóa