Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

HÃY NGHIÊNG MÌNH TRƯỚC MỖI PHÚT GIÂY TA SỐNG (TT)

Ký – ĐÀM THỊ NGỌC THƠ

3. HÃY NGHIÊNG MÌNH TRƯỚC MỖI PHÚT GIÂY HÔM NAY TA SỐNG

Tôi đã từng thắp những nén nhang nơi nhà thờ các liệt sĩ nơi Bến Dược - Củ Chi. Tôi không biết phải để bao nhiêu thời gian để đọc hết các tên tuổi các liệt sĩ nơi ấy. Tôi chỉ biết trái tim tôi uất nghẹn, nước mắt trào dâng khi lướt nhìn dãy,  dãy các tên anh!
       Tuy chưa đến nhưng tôi đã từng được ngắm nhìn hàng hàng, lớp lớp những ngôi mồ liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn-những ngôi mồ có tên và không tên tuổi đang xếp hàng ngay ngắn.
        Đó là chưa kể không biết bao nhiêu những nghĩa trang liệt sĩ ở các Huyện, Thành phố, các Tỉnh trên Đất nước Việt Nam hình chữ S này.
        Đất Mẹ Việt Nam ôm chặt vào lòng những đứa con hãy còn rất trẻ. Họ đi hỏi tội chiến tranh và để kết thúc chiến tranh. Họ đi đòi nợ máu-dòng máu Việt Nam anh hùng vẫn chưa ngừng chảy. Cả nước hành quân. Cả nước lên đường giành lại thống nhất giang sơn, giành lại bình yên cho Tổ quốc.
        Thanh niên lên đường nhập ngũ. Họ tình nguyện cầm súng chống trả kẻ thù đang bắn vào đồng bào của họ. Học sinh gác bút nghiên háo hức hướng về tiền tuyến. Họ sẵn sàng cầm cuốc, cầm xẻng lấp hố bom mở đường cho những đoàn xe, đoàn người ra trận. Những văn nghệ sĩ, nhà báo, giáo viên .  .  . Tất cả cho miền Nam, tất cả trên trận tuyến chống quân thù. Kể sao hết những người mẹ trên đất nước Việt Nam này đã hy sinh không chỉ một mà rất nhiều những người con cho cuộc chiến. Họ đã làm nên lịch sử. Họ đã thắm tô thêm màu cờ Tổ Quốc. Họ đã để lại những phút giây yên bình mà ta sống hôm nay. Dòng máu anh hùng đó vẫn luôn sục sôi trong lòng lớp trẻ hôm nay. Đúng như vị lãnh tụ kính yêu-Bác Hồ Chí Minh từng nói:’’Nó sẵn sàng nhấn chìm lũ cướp nước và bán nước’’
          Hãy ngắm nhìn kia khi những chiếc tàu của những kẻ lạ dã man xịt vòi nước vào những chiếc tàu làm ăn lương thiện của dân ta ngoài biển thì lớp trẻ Việt Nam phản ứng ra sao. Và những người chiến sĩ bảo vệ biển Việt Nam trả lời thế nào. Như những hòn than vùi sâu trong tro, lòng yêu nước khi cần khơi dậy nó bùng lên thành lửa đỏ. Dân tộc Việt Nam là thế đó. Bè lũ xâm lược hãy coi chừng. Ở Đất nước này ai cũng biết xả thân vì nghĩa lớn, ai cũng biết hy sinh.
          Thật thiêng liêng là những người đã ngã xuống cho chúng ta hôm nay. Ở đâu trên mảnh đất này đâu đâu cũng đều thắm máu hy sinh của những người con dân tộc. Nên bạn ơi! Hãy khẽ thôi! Hãy biết nghiêng mình trong mỗi phút giây ta sống. Để những người ra đi được yên lòng khi họ cảm nhận được rằng họ đã xứng đáng với sự hy sinh.

         

7 nhận xét:

  1. Có một số người lại đang tự hỏi: “30/4 là ngày gì mới đúng?”.
    Là ngày nhiều người reo mừng, Miền Nam đã hoàn toàn được giải phóng, đất nước không còn chiến tranh, ngày của những người xa quê hương được trở về, ngày chiến thắng, ngày không còn đau thương bởi sự mất mát sinh linh người Việt, ngày của đoàn tụ, đất nước thống nhất…
    Ngày 30/4/1975, ngày mà sau giờ học chúng tôi reo mừng, hân hoan, chiều tối, cả trường tập họp tại sân trường, cùng nhau reo mừng, nghe tin Hà Nội cũng tổ chức mít ting, đường phố tràn ngập người và cờ, biểu ngữ. Ngày về quê không còn bao lâu nữa, có người trốn học theo đoàn người về Nam, mong gặp lại người thân sau bao ngày xa cách.
    Sau ngày 30/4/1975, đất nước không còn ngăn cách bởi giới tuyến, bởi chiến tranh. Không còn những đoàn người đi trong thầm lặng, bí mật ra Bắc, vào Nam trên rừng Trường Sơn. Không còn những “ngày Bắc, đêm Nam” hay “ngày Nam, đêm Bắc”. Người Việt Nam có thể tự do đi lại trên đất nước Việt Nam, bằng mọi phương tiện: đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô, tàu lửa, máy báy… sự ngăn cách Bắc – Nam, theo thời gian dần được xóa nhòa.
    Cũng từ ngày này, tất cả những người, những học sinh tập kết, vượt tuyến, vượt Trường Sơn ra Bắc được gắn cái tên “cán bộ Miền Nam”, “người Miền Nam”, “học sinh Miền Nam” đã trở thành tên gọi của kỷ niệm một thời. Cuộc sống mở sang một trang mới. Họ đang ở mọi miền của Đất nước, hòa mình trong cuộc sống.

    Trả lờiXóa
  2. Ngày đó ND reo mừng tại trường nào thế? Chứ ở trường HSMN Đông Triều không chỉ có reo mừng mà còn hò hét vang trời.Cô trò ôm nhau hết khóc lại cười lại ca hat và đập phá!Nỗi vui quá lớn không làm sao lột tả cho hết.Và cứ thế cả đêm . . .

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn em-Kim Thanh.Em đã giúp cô trãi lòng mình nhân dịp này.Ít ra là gặp lại tâm sự của các HSMN chúng ta.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, tụi em luôn vui mừng có sự quan tâm của cô với blog. Được cô gửi bài, những dòng tâm huyết của cô, càng hết sức đặc biệt cô ạ! Sáng nay trong một đám cưới, nghe một người nói "tui ở Cà Mau ra", em nói: em có một cô giáo cũ ở Cà Mau. Hỏi: tên gì? dạ cô Thơ. Có phải cô Đàm Thị ... dạ đúng rồi! Ra là cô vẫn là cô giáo nổi tiếng ở Cà Mau, giống như ở trường HSMN Đông Triều ... cái tỉnh Cà Mau to thế, em tưởng mình chỉ nói vu vơ ...

      Xóa
  4. Có lẽ cái tính ngang bướng mang đậm đà màu sắc HSMN làm cho cô nổi tiếng đó em.Những ngày dạy ở Cà Mau cô đã làm nhiều việc động trời mà không ai dám làm nên ai cũng biết cô đó thôi.Đơn cử hai việc thôi nhé:Một lần Chủ tịch Tỉnh được phân về dự lễ khai giảng.Ông ta đến muộn những 20 phút.Cô không chờ.Thế là cô nổi tiếng khi quân.Bà bộ trưởng Nguyễn Thi Bình chủ trương đồng phục trong trường học.Cô cho đồng phục áo dài để thể hiện nét đẹp Việt Nam.Những năm 1982-1983 ấy đất nước mình còn nghèo nên cô bị chửi te tua.Thế là nổi tiếng hi hi. . .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em khoái mấy zụ này của cô ,có thế chứ dù bị thiệt thòi !

      Xóa
  5. OK! Bởi vậy ba lần quần chúng tiến cử lên "Phá giám đốc Sở"nỏ ai dám tiến cử.Sợ cô phá nát Sở vì tính thẳng thắng trung thực không giống ai.Cảm ơn HHP đã đồng cảm.

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]