(Bạn đọc) - Ngày 29/04/2015, tờ VOA đã đăng tải bài viết mang tên “Trung Quốc muốn “nuốt chửng” Việt Nam sau năm 75?” cho thấy những âm mưu của quốc gia này để thôn tính Việt Nam khi vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt với Mỹ.
Giáo sư Tương Lai, người có thời kỳ làm cố vấn Thủ tướng, nhà nghiên cứu từng có nhiều bài bình luận đăng trên tờ The New York Times của Mỹ chia sẻ về tình hình Việt Nam trong khoảng thời gian 40 năm qua như sau:
Sau 30/4/1975, Việt Nam chấm dứt chiến tranh, đi vào hòa bình xây dựng, nhưng nào có hòa bình xây dựng được đâu. Có một nước ở sát cạnh Việt Nam, không muốn Việt Nam trở thành một nước mạnh, sau khi đã đánh tan những đạo quân chưa hề thua như của Pháp và Mỹ.
Cho nên, 30/4 xong một cái, thì nó (Trung Quốc) đã giục bọn Pol Pot đánh vào phía tây nam, kéo một cuộc chiến tranh biên giới tây nam từ 76 tới 78. Trung Quốc trang bị tận răng cho Pol Pot. Sau khi quân Pol Pot bị Việt Nam giáng cho một đòn chí mạng, giải phóng đất nước Campuchia, thoát khỏi diệt chủng thì Đặng Tiểu Bình mượn cớ ấy để rồi phát động chiến tranh biên giới năm 1979.
Như vậy là nó muốn cho Việt Nam đang còn mình đầy thương tích từ chiến tranh thì nó giáng cho một đòn nữa để củng cố quyền lực của Trung Quốc, để Việt Nam không thể ngoi dậy, tiếp tục lớn mạnh bên cạnh một nước láng giềng khổng lồ, luôn luôn đối chọi mà muốn nuốt chửng Việt Nam.
Vậy thì 40 năm qua, khi người ta nói đến xây dựng, thì trước hết phải nói đến xây dựng trong một âm mưu hết sức thâm độc của chủ nghĩa bành trướng đại Hán, mà nó lại nhân danh cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy mà việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ấy nó gặp trở ngại hết sức lớn.
Khi nhìn lại 40 năm, phải thấy rằng đấy là 40 năm trong những cố gắng tối đa của người nông dân trên đồng ruộng, công nhân trên nhà máy, của người trí thức trong các giảng đường đại học hay trong các phòng thí nghiệm và của các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước có những nỗ lực hết sức lớn, và đưa tới những thay đổi khá cơ bản.
Thế nhưng, Trung Quốc không bao giờ để Việt Nam tự do phát triển mà luôn có những mánh khóe, chiêu trò để lũng đoạn, khống chế nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam phải đau đớn mà nói rằng 40 năm qua, thời gian dài, hy sinh lớn, vất vả, gian khổ, thành tựu có nhưng mà quá hạn hẹp, so với khả năng mà đất nước có thể vươn lên.
Phóng viên: Đối mặt với những thách thức từ Trung Quốc trên biển Đông, liệu Việt Nam có nên nghiêng hẳn về Mỹ?
Giáo sư Tương Lai: Không có kẻ thù vĩnh viễn cũng chẳng có bạn vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích của dân tộc là vĩnh viễn mà thôi. Việt Nam biết quá rõ.
Việt Nam sẽ không liên minh với một nước để chống lại một nước thứ ba nhưng Việt Nam không nên từ bỏ quyền liên minh với ai mà giúp Việt Nam giữ vững chủ quyền lãnh thổ trên biển, và trên đất liền của Việt Nam.
Lúc này đây, cần phải dẹp bỏ những việc khác đi để bỏ bớt những chuyện bên thắng cuộc, ai thắng, ai thua đi mà hãy nhìn vào kẻ thù trước mắt là Trung Quốc xâm lược, là ngăn cản không để Việt Nam thoát ra khỏi cái bóng của Trung Quốc, là những âm mưu thủ đoạn gây áp lực, chia rẽ nội bộ bằng nhiều thủ đoạn.
Lan Anh (TH)
Họ hiểu cả đấy nhưng làm theo kiểu nào còn phải xem ,VAV ơi !
Trả lờiXóaNếu họ cứ khư khư ôm mãi cái định chế như hiện tại thì sớm muộn gì đối phương cũng " nuốt " mất lãnh hải hay lãnh thổ của mình. Phải có một định chế rỏ ràng và phải lấy ý kiến người dân làm trung tâm để ứng phó với mọi biến động của thế giới ngày nay mới có thể giữ vẹn tròn đất nước. Quả bóng mà nén mãi sẽ dẫn đến bể vở khó lường !
Trả lờiXóaThời còn đi học, những giờ học lịch sử về bài học và cách hành xử của các đời vua nước Việt (Việt Nam ngày nay) sau những lần đánh cho quân phương Bắc đại bại đều có sự giao hảo, tiếp tục cống nạp, với mục đích giữ yên bờ cõi, ngay cả vua Quang Trung cũng phải cử người giả mình qua để nhận tấn phong vua nước Nam. Lựa chọn hàng xóm là chuyện không thể, miễn sao đừng để trẻ con mình nuôi là con hàng xóm, "nhà mình nó ở, con mình nó sai, tiền mình nó xài...".
Trả lờiXóa"Lợi ích của Dân tộc, của Quốc gia là vĩnh viễn": toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, người dân hạnh phúc, tự do, công bằng.
Nhắc đến những ngày này của 40 năm trước, chỉ để thế hệ kế tiếp không lầm lẫn lịch sử: chiến tranh trên đất nước này chỉ đem lại nhiều đau thương, mất mát cho người Việt, "chiến thắng này là chiến thắng của Dân tộc Việt Nam", đừng vì hiểu lầm về lịch sử để những kẻ xâm lược lại đem chiến tranh đến đất nước mình, kích động bạo lực như các nước: Iraq, Syri, Lybia, Ucraina, một nước châu Phi...
Nếu mọi người Việt ở trong nước hay ở nước ngoài đều vì nước Việt Nam độc lập, giàu, mạnh, văn minh thì hãy đồng lòng, chung tay: đóng góp xây dựng luật pháp, tuân thủ pháp luật, nhắc nhau tuân thủ pháp luật, mọi người từ lãnh đạo cao nhất đến từng người dân, đó chính là dân chủ, là lòng yêu nước, là vì "Lợi ích của Dân tộc, của Quốc gia là vĩnh viễn".
Nỗi đau, bất ngờ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam là Khmer Đỏ, đúng ngày 1-5-1975, Khmer Đỏ quấy rối nhiều nơi dọc theo biên giới từ Tây Ninh đến Hà Tiên. Ngày 4-5-1975, một lực lượng đổ bộ lên đảo Phú Quốc, nhưng đã bị Quân đội Nhân dân Việt Nam, vừa thay thế Quân đội Sài Gòn, đánh đuổi. Ngày 10-5-1975, Pol Pot cho quân đổ bộ lên quần đảo Thổ Chu, triệt phá làng mạc, bắn giết và bắt đi 515 người. Và chiến tranh phía Tây Nam với Khmer Đỏ. Rồi chiến tranh biện giới phía Bắc. Hai nước láng giềng, "liền núi, liền sông", được xem là "anh em", đã gây nên chiến tranh, họ kết hợp với nhau vì thù hận dân tộc, vì áp đặt và bá quyền. Sinh linh người Việt Nam tiếp tục nằm xuống cho đến những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước.
Trả lờiXóaCó lẽ có ai đó đã đọc rồi, xin trích dẫn:
- Cuối 1977, khi hỏi về bất ổn ở biên giới phía Tây Nam, ông Lê Duẩn trả lời: “Các đồng chí hỏi đúng vào một tình hình cả nước đang quan tâm. Chúng tôi đau đầu lắm, ngủ không được. Không phải là vấn đề Khmer Đỏ, vấn đề Pol Pot mà là vấn đề ai ở đằng sau Khmer Đỏ, đằng sau Pol Pot. Ta đã đưa đại quân đâu, bọn nó làm sao chống ta nổi, nhưng ta đánh nó, Trung Quốc đánh ta thôi. Nếu ta không chiếm K, Trung Quốc cũng không chiếm ta”.