Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Gặp thầy Phiên ở Sài thành 25/10/2014


Cũng như mọi lần , có thầy cô vô TP HCM thì hội Quế bâu lại gặp gỡ . Lần này là thầy Phiên . Hơn 41 năm rồi mà thầy vẫn như xưa ngoài mái tóc bạc . Tiếng thầy vẫn sang sảng nhưng vẫn không át nổi tiếng lũ học trò . thầy "hét"lạc cả giọng:Học sinh im tới mấy lần .Lúc đó chúng nó mới nhấm nháy nhau im . Thầy mới phát vài cái biểu mà anh Hòa mao đã che miệng nói :thân bài của thầy dài quá . Ráo méc thầy ngay lập tức . Thế là lại như chợ vỡ , đó là mới tụ có một nhúm thui đó . Sau đó học trò hỏi thăm tình hình thầy cô . Thầy vẫn đang làm bí thư chi bộ (lũ Quế lo mà học tập thầy đi nha ), cô bệnh nằm một chỗ 7 năm rồi . Tiếp theo tất nhiên là ôn nghèo kể tội . Thầy mang hình hồi xưa ra khoe :hồi đó có nhìu cô mê thầy lắm . Học trò : hổng tin đâu (bố láo thay).

15 nhận xét:

  1. Nghe nói có cả gia đình Tuyết - Nghiêm, Thái Hòa và ... mà không thấy trong hình? Thấy thầy Phiên vẫn khỏe, tóc bạc trắng.

    Trả lờiXóa
  2. Thầy Phiên có vẻ mập và khỏe .Rất tiếc thông tin nhận được chậm ,ở xa nên không chạy về được .Thầy P là chủ nhiệm lớp 7C mình năm 1973.:)

    Trả lờiXóa
  3. - Lâu mới lại thấy Hoàng Anh (đứng ngay sau thầy Phiên) và Xuân Hùng (hàng đứng đầu tính từ phải sang - mặc áo pul nâu thì phải).
    - Toàn Quế, tính từ Hoàng Anh đến XH, Thái Ngọc, Minh Châu, LH... cũng đến mấy lứa Quế?

    Trả lờiXóa
  4. Chắc là Đà Lạt tuyết rơi ...
    CD sơ tán vào nơi an toàn ?
    Hay là tìm gặp bạn vàng
    Thương thương nhớ nhớ nói càng vài câu ?

    Trả lờiXóa
  5. Quế Lâm: trường Dục Tài, Lư Sơn, trường cũ, trường mới.
    - Khu học xá học sinh Miền Nam Quế Lâm: Trường mới, được xây dưng gần nghĩa trang, vườn đào, dưa lê, vườn cam... bao gồm trường: Võ Thị Sáu, NVB cấp 1, 2, Dân tộc Trung Ương. Hiện trường Sư phạm Quảng Tây - TQ lấy làm cơ sở của trường.
    - Khu học xá Trung Ương - Nam Ninh dục tài học hiệu (Trường bồi dưỡng nhân tài Nam Ninh) đóng chân ở Nam Ninh.
    - Trường cũ: không biết có phải trước là thuộc Khu học xá Trung Ương? thuộc Giáp Sơn - Quế Lâm.
    - Lư Sơn là địa điểm thuộc tỉnh Giang Tây.

    Có ai giải đáp dùm: Khu học xá Trung Ương, Lư Sơn, trường cũ, nơi đóng chân của trường Văn hóa Quân đội (được hiểu là trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi) có mối liên quan gì? Thực chất trường cũ được gọi tên gì?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 2. ... Đến Khu học xá Trung Ương giai đoạn 1951-1958

      2.1. Sau thắng lợi Chiến dịch Biên giới năm 1950, con đường liên lạc giữa ta với các nước XHCN được khai thông, quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong bối cảnh đó, Bác Hồ chủ trương đào tạo một lớp cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật để phục vụ công cuộc kháng chiến trước mắt và kiến thiết đất nước sau khi chiến tranh kết thúc. Vì vậy, Người đã trao đổi với Mao Chủ tịch để thành lập trường học của Việt Nam đặt ở tỉnh Quảng Tây, do các cán bộ Việt Nam điều hành và giảng dạy, còn phía Trung Quốc bảo đảm kinh phí và hậu cần, hỗ trợ thêm một số giáo viên và cán bộ y tế. Bác còn viết thư gửi Tỉnh ủy Quảng Tây là Trương Vân Dật và Tư lệnh Quân khu là Lý Thiên Hựu, yêu cầu lựa chọn địa điểm xây dựng trường lớp phải cách Việt Nam không xa, giao thông thuận tiện, lại tận dụng được lợi thế của thành thị và nông thôn, đặc biệt là phải “có núi để có thể lấy củi, có sông để có thể tắm và có đất để có thể trồng rau”(17).

      Đề nghị của Bác nhanh chóng được phía Trung Quốc đồng ý. Ngay sau đó, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ ta ra quyết định thành lập Khu học xá Trung ương đặt tại Nam Ninh với tên gọi Quảng Tây, Nam Ninh dục tài học hiệu. Từ tháng 10/1951, các đoàn giáo viên, học sinh Việt Nam lần lượt đến Quảng Tây học tập.
      (còn tiếp)

      Xóa
    2. 2.2. Lúc đầu tại Nam Ninh gồm có trường Khoa học cơ bản, trường Sư phạm cao cấp và trường Phổ thông thực hành. Sau đó, lần lượt thành lập thêm một số trường và các hệ đào tạo khác nhau. Tất cả đều thuộc tên gọi chung là Khu học xá Trung ương, mà phía Trung Quốc gọi đây là Trường bồi dưỡng nhân tài Nam Ninh. Tiếp đó, phía Trung Quốc xây dựng thêm cơ sở tại Giáp Sơn thuộc thành phố Quế Lâm (tỉnh Quảng Tây), chủ yếu để cho học sinh của trường Thiếu sinh quân(18) đến đây học tập. Tháng 8/1953, thành lập trường Thiếu nhi Việt Nam tại Lư Sơn (tỉnh Giang Tây), tiếp nhận khoảng 1.000 học sinh Việt Nam sang học. Vì mùa đông ở đây rất lạnh, nên tháng 4/1954 toàn bộ trường này phải chuyển đến Quế Lâm, còn số học sinh ở Quế Lâm thì chuyển về Khu học xá Nam Ninh. Do lúc đầu thành lập tại Lư Sơn, sau chuyển đến Quế Lâm nên chúng ta thường gọi là trường Thiếu nhi Lư Sơn - Quế Lâm.

      Tính đến tháng 8/1954, trụ sở chính của Khu học xá Trung ương đóng tại thành phố Nam Ninh với diện tích gần 10 ha được xây dựng xong, chỉ đạo một hệ thống liên trường gồm: 1) Trường Sư phạm Sơ cấp; 2) Trường Sư phạm Trung cấp; 3) Trường Sư phạm Cao cấp; 4) Trường Khoa học cơ bản; 5) Trường Trung văn (đào tạo giáo viên tiếng Trung và cán bộ phiên dịch); 6) Trường Cấp I Tâm Khư; 7) Trường Thiếu nhi Việt Nam tại Quế Lâm; 8) Trường Phổ thông gồm các phân hiệu: Trường Phổ thông cấp I, trường Phổ thông cấp II và trường Phổ thông cấp III(19).

      Ban Lãnh đạo là những cán bộ ưu tú, đã qua lựa chọn kỹ lưỡng, vừa có tài lại có đức, đã có tâm lại có tầm, do ông Võ Thuần Nho (em trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp) làm Tổng Giám đốc(20). Đội ngũ giáo viên là những người có trình độ chuyên môn vững vàng, lại tâm huyết với nghề, luôn làm việc theo phương châm “sự nghiệp bồi dưỡng nhân tài và đào tạo cán bộ cho đất nước là nhiệm vụ quang vinh của người giáo viên và luôn phải xem học sinh như anh em một nhà”(21). Ngoài giáo viên người Việt Nam, phía Trung Quốc cũng chọn lựa hơn 20 giáo viên xuất sắc thuộc khoa Ngôn ngữ Đông phương của Đại học Bắc Kinh cùng nhiều giáo viên khác từ một số trường trong tỉnh Quảng Tây, kể cả trong quân đội đến đây giảng dạy các bộ môn ngoại ngữ, mỹ thuật, thể dục, múa, âm nhạc(22)...

      Mục đích đào tạo, nội dung dạy - học thực hiện theo quán triệt của Bác Hồ: “Giáo dục cần làm cho học sinh phát triển toàn diện, phải kết hợp giữa đức dục, trí dục, mĩ dục, thể dục”(23), trong đó công tác giáo dục chính trị tư tưởng được quan tâm đặc biệt.

      2.3. Bác luôn quan tâm hoạt động của Khu học xá cũng như việc học tập, sinh hoạt của cán bộ, giáo viên, học sinh và những người phục vụ nhà trường. Ngoài việc viết thư động viên, thăm hỏi, Bác còn trực tiếp đến thăm. Hồi kí của Đặng Phú Sĩ cho biết, sáng ngày 24/12/1957, Bác Hồ tới thăm Khu học xá, căn dặn nhiều điều(24), trong đó nhấn mạnh: Giáo viên và học sinh cần phải nỗ lực học văn hóa và kinh nghiệm thực tiễn của Trung Quốc; cần phải tôn trọng lao động và người lao động, có ý thức trách nhiệm, học tập phẩm chất khiêm tốn, cần kiệm; nâng cao ý thức đạo đức cộng đồng. Cần xác định lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích Quốc gia. Nếu thấy có lợi cho bản thân mà lại không có lợi cho nhân dân thì quyết không làm. Cũng có lúc chúng ta vì lợi ích nhân dân mà phải hy sinh lợi ích cá nhân (25). Những lời tâm huyết ấy của Bác trở thành ngọn đuốc sáng sau này thổi bùng nên thắng lợi của hơn 20 năm chống Mỹ cứu nước.
      Trích từ "Bồi dưỡng cán bộ cách mạng trên đất Trung Quốc – Tầm nhìn chiến lược của Bác Hồ" của Lê Đức Hoàng

      Xóa
    3. Cảm ơn ND2015, như vậy trường cũ được gọi là "trường Thiếu nhi Lư Sơn - Quế Lâm" ở Giáp Sơn, Quế Lâm.
      Bên trường Sư phạm Quảng Tây, Quế Lâm, TQ người ta đang lầm lẫn giữa "Khu học xá Trung Ương - Nam Ninh dục tài học hiệu (Trường bồi dưỡng nhân tài Nam Ninh)" và "Khu học xá Học sinh Miền Nam Quế Lâm" là một.
      Ví dụ:
      "Trường Dục Tài Quế Lâm nằm trong khuôn viên Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây hiện nay, bước vào trường từ cổng phía tây sẽ nhìn thấy cách đó không xa là một tòa nhà kiến trúc kiểu Việt Nam tường vàng ngói đen. Giám đốc Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam Đại học Sư phạm Quảng Tây Nguyễn Trung Nguyên giới thiệu rằng, đây chính là phòng học mà các học sinh Việt Nam năm đó từng sử dụng, tòa nhà này hiện đã trở thành nhà kỷ niệm.
      Bước vào nhà kỷ niệm, những tấm ảnh đen trắng cũ đã ố vàng, đang lặng lẽ kể lại cuộc sống học tập tại đây của các học sinh Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ về trước. Ông Nguyễn Trung Nguyên cho biết, "Rất nhiều người không biết đây là trường từng đào tạo nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam". Thập niên 50-70 thế kỷ trước, một số trường học Việt Nam chuyển đến khu Trường Dục Tài Đại học Sư phạm Quảng Tây dạy học do nhân dân Việt Nam đang tiến hành cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ gian khổ. Từ năm 1951 đến năm 1975, lần lượt có hơn 14 nghìn học sinh tốt nghiệp từ Quế Lâm về nước."
      Thăm Trường Dục Tài Quế Lâm từng đào tạo 4 vị Phó Thủ tướng Việt Nam

      Xóa
  6. Trong hình, nhìn vào hình, tính từ trái sang
    - Hàng ngồi: Thái Ngọc, Nguyệt Hồng, thầy Phiên, Minh Châu, ?, Lê Huệ
    - Hàng đứng: ?, Quang, Chí Dân, ?, ?, Hoàng Anh, Sơn, Xuân Hùng.
    Các Quế bổ sung và điều chỉnh dùm những thông tin trên.

    Trả lờiXóa
  7. @nặc danh 01:17:00 31-10-2014 : Hội này ăn tham ngồi tới hết mâm nên có hình . Hội về sớm có cả nhà anh Nghiêm , anh Hòa mao , chị Kim Chi , chị Lý , chị Thu Thủy , Công Tác .

    Trả lờiXóa
  8. @Quế 67-73 : thanks cậu nha . Tớ chờ Thảo ma gửi hình rùi đăng một thể mà chả thấy tăm hơi nó đâu .

    Trả lờiXóa
  9. @Nặc danh 14:50:00 31-10-2014: Khu học xá HSMN QL được xây dựng ngay trên nghĩa trang luôn, bị ngày ngảy tụi tui lang thang trên vườn đào còn gặp cả xương ống khuyển và đầu lâu luôn ý. Trường SPQT bây giờ tiếp quản và làm ăn phát tài nhẽ nhờ cái đám con nít tụi mình mở hàng khu đất đẩn, người ta nói đất nào có nhiều hồn ma cứ cho trẻ con vào là ma chạy sạch. Ngoài đời có vẻ con nít sợ ma, nhưng phần âm thì ma lại sợ ngược, thế mới hài, giống mấy ông ảo thuật là chúa sợ trẻ con bắt bài, he he.

    Thầy Phiên tác phong vẫn vậy, vẫn tay chống nạnh khi đứng trước học trò và nét mặt không thay đổi mấy.

    Trả lờiXóa
  10. Biên xong mới chợt nhớ ra hôm nay là ngày Halloween luôn nhẻ. Tra Wiki thì thấy như vầy: Trong ngày này những đứa trẻ sẽ hoá trang trong những bộ trang phục quái lạ đi đến gõ cửa những ngôi nhà để xin bánh kẹo. Ngày lễ này được tổ chức ở các nước phương Tây, chủ yếu ở Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Ireland, Puerto Rico và bắt đầu trở nên phổ biến tại Úc, New Zealand và có cả ở Việt Nam (linh: http://vi.wikipedia.org/wiki/Halloween)
    Nhẽ sáu bảy năm trời chúng ta "chơi lễ hội Halloween" tại Quế có phỏng?

    Trả lờiXóa
  11. Cũng sắp đến ngày 20/11 rùi chúc các thấy cô giáo luôn mạnh khỏe vui vẻ và công tác tốt.



    p/s: Nạp Tiền Vinaphone online| Nạp Tiền Viettel chiết khấu cao | Viettel Khuyến Mãi bạn biết chưa?

    Trả lờiXóa
  12. CHÚC MỪNG NGÀY HIẾN CHƯƠNG CÁC THẦY CÔ GIÁO QUẾ LÂM !

    20 - 11 năm nay
    Trời Thu xanh ngắt, ngạt ngào Hoa Lan,
    Thủ Đô sắp có HỘI CHÀO,...
    Ôi, sao em lại không ra Chúc Mừng !!!

    Hiến Chương Nhà Giáo năm xưa
    QUẾ LÂM nô nức, tưng bừng Cờ Hoa
    Thầy trò rộn rã hát ca,
    Toàn Khu ( HSMN QL ) như thể một Vườn Hoa Xuân !

    Hiến Chương nay - lắm Nỗi Buồn :
    -Thầy trờ xa cách, khó về Tặng Hoa
    -Hoàn cảnh em chẳng thể ra
    -Thầy CÒN, Thầy MẤT,... Bùi ngùi Hiến Chương !

    THẦY, CÔ, MÁ Quế Lâm ơi
    Chúng con xin lỗi không về Hiến Chương !
    MIỀN NAM - Con hứa với Lòng :
    Ra BẮC năm tới ĐẾN TỪNG THẦY HIẾN CHƯƠNG !

    Học trò Quế Lâm TPHCM,
    Phạm Tiến Hùng

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]