Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Cuộc cách mạng các vật dụng trên bàn làm việc - học trong 34 năm qua


1. Mọi thứ trên bàn làm học, học tập trong 34 năm thay đổi quá nhiều. Bây giờ trẻ con chỉ cắm mặt vào Ipad, Smartphone, Laptop, màn hình máy tính. Có ai đó đề nghị dùng máy tính bảng cho học trò. Không biết chiếc cặp của cháu Quế có nhẹ đi không? Hy vọng chiếc cặp sẽ nhẹ hơn ngày xưa bởi phải mang máy tính bảng.

2. Bé con:
Bố ơi! Đừng vì mệt quá mà ngủ khi con trẻ thích vẽ đang còn chưa nghủ.
 
3. Xem cho vui:
 
 
 
 




7 nhận xét:

  1. Bé nhỏ cầm dao chắc chắn không phải là Gấu con của TGTB rồi.

    Trả lờiXóa
  2. “Theo báo cáo của Pew Rrsearch center trung bình khoảng tuổi từ 18 tới 24, đã gởi 109.5 tin nhắn mỗi ngày. Có 54% các em teen dùng Cell phone. Và cứ 4 em thì có 1 em dùng Smart phone, chính xác hơn là 31% theo thống kê.
    Ngoài việc sử dụng điện thoại cầm tay để làm đủ mọi việc như trò chuyện, nghe nhạc, chơi game, các em còn dùng thời gian trong việc sử dụng máy điện toán cá nhân là computer. Cái lợi của máy này giúp các em lên mạng, giao tiếp với người khác, làm bài tâp và giải trí trong việc chơi game. Ipad cũng giúp các bậc phụ huynh hữu hiệu trong việc giữ những em nhỏ vui chơi và học hỏi trong lúc cha mẹ bận rộn. Ipad còn phát triển trí thông minh và hiểu biết của các em nhỏ hơn trong việc học ngữ vựng và sự nhanh nhạy.
    Lý do các phụ huynh mua các thiết bị điện toán cho con dùng là mong chúng phát triển cơ hội học hỏi từ các dụng cụ này mang lại. Tuy nhiên, theo một bài báo của NewYork Times thì sự mê đắm các thiết bị nói trên khiến những giao tế mặt chạm mặt trở nên hiếm hoi. Bất cứ nơi nào có sự hiện diện hay có sự nối kết của sản phẩm điện tử, những cuộc trò chuyện tận mặt hay gặp gỡ để tâm sự cảm thông biến dần đi. Hơn thế nữa, sự bê trễ học hành, ngồi quá lâu trước màn hình, hay say mê đến quên ăn quên ngủ là một tai hại trực tiếp đến sức khoẻ và tương lai học vấn của các em.”
    Trích từ “Tình trạng lãnh đạm giữa cha mẹ và con cái thời nay” – Trịnh Thanh Thủy.

    Trả lờiXóa
  3. Trẻ em có nguy cơ trở thành ‘nô lệ’ của Facebook?
    Khoảng 4/5 gia đình có con cái thường xuyên sử dụng Internet đều bày tỏ lo lắng con cái của mình có tư duy bị tác động bởi Facebook.

    Theo nghiên cứu của Nominet Trust – một tổ chức uy tín chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của Internet đến xã hội, 8% các hộ gia đình trên thế giới được điều tra đều tin rằng các mạng xã hội như Facebook, Twitter hiện đang khiến con cái của họ bị ảnh hưởng rất nhiều trong cuộc sống thực.

    Trong khi đó, 1/3 các gia đình khác lại tin rằng Internet sẽ có tác động không nhỏ để sự phát triển của não bộ con cái mình mà không có kiến thức thực tế. Thực sự, đó là một mối nguy hiểm từ Internet mà các bậc phụ huynh đang rất lo lắng.

    Thêm vào đó, khoảng 1000 gia đình được Nominet Trust điều tra xã hội học đều tán thành quan điểm cho rằng các mạng xã hội cùng các website trên Internet không có tác động tốt đến con trẻ.

    Tuy nhiên, để đảm bảo tính công bằng và khách quan, Nominet Trust cũng làm việc với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực này. Cụ thể như ông Paul Howard Jones, chuyên gia nghiên cứu những tác động thực tế của Internet với não bộ của con người.
    Theo như ông Paul Howard Jones, Internet và các mạng xã hội không hẳn đã có tội với con trẻ vì nó mang lại rất nhiều kiến thức có giá trị nếu biết dùng đúng cách và liều lượng vừa đủ. Nhưng nếu lạm dụng thái quá và không đúng mục đích thì Internet cũng thể hiện mặt trái của nó khiến các gia đình lo lắng là điều hoàn toàn dễ hiểu.

    Bằng chứng chuyên gia Paul Howard Jones chỉ ra mặt tích cực của Internet và các thiết bị công nghệ đó là vào những lúc rảnh, nếu trẻ được chơi những tựa game hành động sẽ giúp chúng có thể học được sự nhanh nhạy và những kỹ năng trong cuộc sống.

    Khẳng định thêm cho sự “vô tội” của các mạng xã hội và Internet, Annika Small, giám đốc của Nominet, khẳng định rằng: “Nominet Trust có những bằng chứng xác thực đều là những nghiên cứu thực tế cho thấy Internet có một vai trò đặc biệt với xã hội. Chúng ta nên nhìn nhận quan điểm ở cả hai mặt của vấn đề. Cái chính là làm thế nào để an toàn trong môi trường Internet mới là cốt lõi của vấn đề”

    Thực vậy, bản thân Internet và các mạng xã hội không có tội vì nó được sinh ra với mục đích làm xã hội tốt hơn. Tuy nhiên, chính những người sử dụng nó không đúng cách mới biến nó thành tiêu cực.
    Theo Hoàng Lâm
    Dailymail/ VTC News

    Trả lờiXóa
  4. “Ai cũng muốn mình HẠNH PHÚC!”
    TÔI MUỐN HẠNH PHÚC
    Nhưng để có HẠNH PHÚC:
    - Phải bỏ cái TÔI để sống vì mọi người
    - Phải bỏ cái MUỐN bởi đó là nguồn gốc của tính tham
    Và sẽ còn lại điều bạn có đó là HẠNH PHÚC

    Trả lờiXóa
  5. Suy ngẫm:
    "Tôi hỏi sư phụ:
    - Chia sẻ với con cái, nên nói điều gì, thưa thầy?
    - Hãy nói điều anh tin.
    Chết thật. Suốt bao năm, tôi đã chia sẻ với các con không ít điều mà bản thân mình còn bán tín bán nghi.
    Sư phụ nói tiếp:
    - Với con cái, đừng cố gắng bắt chúng phải tin những gì mình nói, mà hãy nói với chúng những gì mình tin.
    Bài học này sư phụ dạy từ hơn 4 năm trước.
    Sự chia sẻ của cha mẹ sẽ góp phần quan trọng vào “quá trình hình thành thế giới quan, nhân sinh quan của các cháu”.
    Vì vậy, đừng chia sẻ những gì bản thân mình không tin! Và đừng nói những lời thừa!
    Áp dụng bài học của sư phụ, trước khi chia sẻ một điều gì đó với các cháu, ta phải suy nghĩ và trả lời hai câu hỏi:
    - Ta có thực sự tin vào điều này không?
    - Điều này có thực sự cần thiết cho các cháu không?
    Tuy nhiên, tôi phải thú thật, bài học, tưởng như rất đơn giản của sư phụ, rất khó nhập tâm.
    Thế mới biết, thói quen nói rồi mới nghĩ, nói nhiều hơn những điều cần nói, thật khó sửa.

    Sau này, khi đi dạy các lớp quản lý, tôi hay mượn lời sư phụ để bắt đầu môn học: “Hôm nay, tôi không có ý định thuyết phục các bạn tin vào một triết lý quản trị nào đó. Tôi chỉ muốn chia sẻ với các bạn những thực tiễn thành công và thất bại, mà bản thân tôi trực tiếp tham gia, hoặc biết rất rõ. Các case study này, như thường lệ, không có kết luận. Các bạn sẽ phải tự rút ra kết luận cho bản thân mình”.
    Của HOÀNG MINH CHÂU (FPT)

    Trả lờiXóa
  6. 67-73 trích hay quá. Cũng giống như tôi, khi trao đổi tranh luận các vấn đề có liên quan đến pháp luật, tôi vẫn thường nói: Pháp luật là gì? Pháp luật là công cụ của giai cấp thống trị. Việc áp dụng pháp luật có công bằng hay không, mọi người tự nhìn nhận từ thực tiễn. Đừng ảo tưởng.

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]