Lao Động số 1 Ngày 02/01/2008 Cập nhật: 9:32 PM, 01/01/2008
Luật sư Đặng Thị Nguyệt Mai thắp nhang tại phần mộ ông Bảy Đen đặt tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Tiền Giang |
(LĐ) - Nhân ngày đầu năm 2008, tôi về Tiền Giang, chứng kiến cả tỉnh tấp nập tổ chức trọng thể kỷ niệm 45 năm chiến thắng Ấp Bắc (2.1.1963 - 2.1.2008). Đây là trận đầu ta thắng Mỹ và thắng oanh liệt. Chỉ huy trận Ấp Bắc là liệt sĩ Anh hùng Đặng Minh Nhuận, tức ông Bảy Đen - nguyên Đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 261 (QK8) vừa được Nhà nước tạc tượng đặt tại Khu di tích Ấp Bắc.
Trận đánh tuyệt vời
Đoạn đường từ quốc lộ 1A vào Ấp Bắc khoảng 4,5km thuộc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) được đan kín cờ hoa và những câu biểu ngữ như: "Chiến thắng Ấp Bắc mãi mãi trong sự nghiệp giữ nước", "Chiến thắng Ấp Bắc mãi mãi là niềm tự hào của người dân Tiền Giang", "Tinh thần chiến thắng Ấp Bắc bất diệt"!... Trước cổng Khu di tích Ấp Bắc, tôi thấy các vị khách xúm quanh một ông già ngoài 70 tuổi đang chỉ tay về cánh đồng phía trước, kể: "Đây là hướng địch tấn công vào. Chúng cho xe tăng M113 đi trước, bộ binh nối đuôi theo sau, bên trên có trực thăng yểm trợ, phía ngoài tàu chiến đánh kẹp vào". Ông quay lại chỉ ba ngôi mộ của các "chiến sĩ gang thép" tạc bằng đá hoa cương đỏ, kể tiếp: "Đó, tiểu đội của ông Đừng được bố trí ở đó. Hồi xưa chỗ đó là gò mối. Các ông ấy kê súng bắn ra cánh đồng. Còn các trung đội khác thì chuyển vị trí liên tục".
Tôi tới khu mộ ba ngôi ghi tên ba chiến sĩ gang thép gồm: Đỗ Văn Trạch (Công) - sinh năm 1944, quê Bình Đại, Bến Tre; Nguyễn Văn Đừng - Tiểu đội trưởng, sinh năm 1938, quê Cao Lãnh, Đồng Tháp; Hùng - Tiểu đội phó, quê Hưng Điền, Long An (cả ba hy sinh ngày 2.1.1963). Tôi nghe ông già nói: "Hồi đó, tụi tui là dân cáng thương. Sau khi địch rút, tụi tui thấy ba ông đã hy sinh ngay ở đây, tay vẫn ôm súng hướng về phía địch".
Tôi tản bộ sang khu trưng bày. Tại gian giữa treo ảnh Bác Hồ tham quan triển lãm chiến thắng Ấp Bắc (ở Hà Nội) và rất nhiều báo chí cũ của ta cũng như báo chí thời Ngô Đình Diệm cùng phản ánh kết quả về trận Ấp Bắc cho thấy, chỉ với 200 người gồm một đại đội quân chủ lực do ông Bảy Đen chỉ huy được một đơn vị du kích và dân công phối hợp, Việt cộng đã đánh tan trận càn lớn của 2.000 quân Mỹ - Diệm (gấp 10 lần) với các loại vũ khí hiện đại như tàu chiến, máy bay lên thẳng H.21, pháo binh, xe tăng M113. Trước đó, tôi đã từng đọc tác phẩm "Sự lừa dối hào nhoáng" của nhà báo Mỹ Neil Sheehan, mặc dù với nhãn quan đối lập, nhưng Neil Sheehan vẫn lột tả trung thực việc Mỹ - Diệm thua đậm trận này. Kết quả, về phía địch: 450 tên chết và bị thương, trong đó có 3 cố vấn Mỹ chết, 4 cố vấn Mỹ bị thương; 3 xe tăng M113 bị bắn cháy; 8 máy bay trực thăng bị bắn rơi; 1 tàu chiến bị chìm, 2 tàu chiến khác bị hỏng.
Về phía ta: Cán bộ chiến sĩ hy sinh 12, bị thương 13; nhân dân chết 12, bị thương 8, và 29 nhà cháy. Chẳng thế mà khi luận về chiến thắng Ấp Bắc, Thượng tướng Trần Văn Trà - nguyên Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam - không khỏi thốt lên rằng: "Một trận đánh tuyệt vời"!
Tác phẩm để đời
Cũng tại khu trưng bày di tích trận Ấp Bắc, tôi gặp luật sư Đặng Thị Nguyệt Mai (Đoàn LS TPHCM), con gái út ông Bảy Đen, trong lúc chị ngắm bức tượng cha mình. Chị thở dài tâm sự: "Cha tôi rất yêu quý hai chị tôi là Nguyệt Ánh và Nguyệt Hồng, còn tôi thì cha chưa gặp mặt lần nào. Trước khi cha lên đường trở vào miền Nam, mẹ mới có bầu tôi 3 tháng, cha dặn mẹ nếu sinh con trai thì đặt tên Minh Quân, con gái đặt tên Nguyệt Mai. Cha tôi qua đời (tháng 8.1963) lúc đó tôi mới hơn một tuổi".
Qua câu chuyện chị Mai, được biết ông Bảy Đen xuất thân từ gia đình đại địa chủ ở xã Long Châu, huyện Châu Thành, Vĩnh Long, thuở nhỏ được học bài bản ở trường Tây. Vào bộ đội, ông đã tham chiến nhiều trận và trở thành Trung đội trưởng trẻ măng. Tập kết ra Bắc, ông được đào tạo cơ bản tại Trường sĩ quan lục quân (khoá 2), ra trường đeo cấp hàm trung uý, quay trở vào miền Nam làm Đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 261 (QK8). Ông có một "tác phẩm để đời" là cuốn nhật ký ghi chép tỉ mỉ và đầy cảm xúc về cuộc hành quân của ông từ Bắc qua Lào trở vào miền Trung rồi về Nam đánh giặc (bản gốc lưu giữ tại Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Tiền Giang)...
Đọc những dòng nhật ký, tôi thật sự thú vị nhận thấy văn phong của ông trong sáng quá, tình cảm của ông lãng mạn quá. Với tổ quốc, ông viết: "...Thế là mình từ giã núi rừng Việt Bắc, ra đi để lại một phần tình cảm trên những dãy núi quanh năm sương mù bao phủ, nơi có những người dân mộc mạc, chất phác, nhưng rất trung thành... Biết đâu lần ra đi này chẳng có ngày trở lại, nên mình cố thu hút tất cả mọi hình ảnh quê hương cách mạng vào tâm khảm. Từ thủ đô cổ kính với những nhà máy mới vươn lên, đến ruộng đồng bát ngát đã bị phá bờ. Một thanh sắt cần được vớt lên, một máy khoan chui rúc vào lòng đất, bầy trâu hợp tác ăn cỏ ngoài đồng, từng tốp học sinh cắp sách đến trường, tất cả đối với mình sao mà quen thuộc và thân thiết thế. Một tương lai tươi sáng XHCN được thêu dệt trong óc mình". Khi nghĩ về vợ con, ông viết: "Những ngày nghỉ, được phép cấp trên, mình tranh thủ về thăm Nguyệt và con. Từng bước chuẩn bị tư tưởng và dặn dò, tình riêng tránh sao khỏi những lúc đắn đo lo lắng, Nguyệt không tránh khỏi cảnh "nữ nhi thường tình". Hy sinh hạnh phúc cá nhân cho lợi ích dân tộc cũng đâu phải một việc dễ dàng. Tội nhất là đối với các con: Nguyệt Ánh bắt đầu biết đòi ba, còn Nguyệt Hồng khỏi nói, bí ba bí bô, suốt ngày quấn quýt bên ba. Nghĩ đến con, mình càng xác định nhiệm vụ, đừng để chúng nó - lớp người tương lai của tổ quốc - phải nhục vì có người cha hèn nhát"...
Thế nhưng, khi ghi chép về trận Ấp Bắc, văn phong của ông lại mang đậm tính tổng kết khoa học tác chiến. Ông viết hết sức tỉ mỉ về quân số chủ lực, từng chủng loại và số lượng từ vũ khí cá nhân đến hoả lực. Điều rất lạ là qua các đoạn nhật ký, ai cũng có thể hình dung rõ mồn một diễn biến trận Ấp Bắc kể từ lúc 6 giờ 30 sáng đến 20 giờ đêm 2.1.1963, chỉ với 200 người (trong đó có một nửa là du kích địa phương), ông Bảy Đen đã chỉ huy đánh tan 5 đợt càn của 2.000 quân Mỹ - Diệm trang bị đủ hải, lục, không quân và đã được huấn luyện kỹ về chiến thuật "đánh hợp đồng quân binh chủng". Đặc biệt, ông tổng kết cả sự tổn thất của ta lẫn thương vong của địch và không ngần ngại chỉ đích danh một trung đội trưởng của đại đội 1 đã dẫn quân bỏ trốn. Điều hết sức thú vị là những chi tiết như thời gian nổ súng, thời điểm trực thăng đổ quân, khi M113 xuất kích, số trực thăng bị rơi và trúng đạn... đều trùng khớp với những sự kiện trong tác phẩm "Sự lừa dối hào nhoáng" của nhà báo Mỹ Neil Sheehan.
Sống mãi với thời gian
Cũng qua những dòng nhật ký của ông, tôi hiểu vì sao xuất thân từ một gia đình giàu có mà ông Bảy Đen sẵn sàng bỏ sau lưng tất cả để đi theo cách mạng, đến khi tổ quốc cần, một lần nữa ông để lại vợ con ở miền Bắc, cầm súng trở về miền Nam cùng đồng đội lập nên kỳ tích Ấp Bắc, ông viết: "Rời nơi sống yên vui hoà bình để dấn thân vào vòng chiến đấu gay go ác liệt, cũng có lúc lòng tôi đắn đo suy tính, nếu bị thương tật, mình sẽ sống ra sao? Nếu bị hy sinh thì gia đình bé nhỏ ấm cúng của mình sẽ trùm lên một màu tang tóc. Nhưng cái gì thúc giục tôi hy sinh được những cái suy tính riêng tư ấy. Dù có thể nói là vì "nhiệm vụ của đảng viên, cán bộ, nhiệm vụ của một công dân hoặc quê hương đã thúc giục tôi", nhưng còn những điều này, tuy nó chắp vá nhưng đối với lòng tôi thật là sâu sắc. Ở Tây nguyên: Nhìn thấy những bà mẹ, cô gái che thân bằng miếng khố, ở trần lồ lộ, không muối ăn, thiếu thốn trăm bề, một cuộc sống gần như nguyên thuỷ. Đây là kết quả khai hoá văn minh của đế quốc phong kiến. Cách mạng đến với họ, họ theo cách mạng với tất cả niềm tin, họ trông chờ ở một sự thay đổi lớn lao dù là họ chưa hình dung nó ra sao. Họ đi theo Đảng không một tính toán. Ở Hưng Điền: Kim Lan - 18 tuổi, nữ đoàn viên thanh niên cách mạng. Giặc vây phủ tứ bề, nguy hiểm chết chóc đã sát bên. Cha cô bảo: "Chạy đi con, để chông đó ba gài cho". Cô nài nỉ: "Ba thương con, ba cứ để con làm tròn nhiệm vụ đoàn viên". Và, cô ngã gục trên mảnh đất quê hương trong lúc tuổi đầy nhựa sống, tay còn nắm chặt bó chông. Theo lời kể của ông Tám Thư - Chính trị viên trưởng Đại đội 1, D261, sau thắng trận Ấp Bắc, suốt 8 tháng sau đó, ông Bảy Đen còn chỉ huy đánh nhiều trận oanh liệt, cuối cùng ông bị thương trong trận công đồn Nhựt Thạnh (quận Hoà Đồng, Mỹ Tho) vào lúc rạng sáng 30.8.1963 và hy sinh trên đường chuyển thương vào lúc 17 giờ tối cùng ngày, lúc ấy mới tròn 31 tuổi.
Kể từ đó, cuốn nhật ký của ông Bảy Đen được ông Tám Thư mang bên mình nhiều năm, cho đến khi gặp nhà văn quân đội Võ Trần Nhã ở Cục Chính trị Miền, ông trao lại cho ông Nhã cất giữ vì sợ thất lạc. Ông Nhã cất giữ cuốn nhật ký cho tới đầu tháng 8.1992 thì trao cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang. Khi gặp các con ông Bảy Đen, ông Nhã có đề nghị nên để cuốn nhật ký ấy làm tài sản chung trong kho tàng "Lịch sử chiến thắng Ấp Bắc" để nó sống mãi với thời gian, cho con cháu đời sau hiểu rõ về truyền thống của cha ông mình.
Đoạn đường từ quốc lộ 1A vào Ấp Bắc khoảng 4,5km thuộc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) được đan kín cờ hoa và những câu biểu ngữ như: "Chiến thắng Ấp Bắc mãi mãi trong sự nghiệp giữ nước", "Chiến thắng Ấp Bắc mãi mãi là niềm tự hào của người dân Tiền Giang", "Tinh thần chiến thắng Ấp Bắc bất diệt"!... Trước cổng Khu di tích Ấp Bắc, tôi thấy các vị khách xúm quanh một ông già ngoài 70 tuổi đang chỉ tay về cánh đồng phía trước, kể: "Đây là hướng địch tấn công vào. Chúng cho xe tăng M113 đi trước, bộ binh nối đuôi theo sau, bên trên có trực thăng yểm trợ, phía ngoài tàu chiến đánh kẹp vào". Ông quay lại chỉ ba ngôi mộ của các "chiến sĩ gang thép" tạc bằng đá hoa cương đỏ, kể tiếp: "Đó, tiểu đội của ông Đừng được bố trí ở đó. Hồi xưa chỗ đó là gò mối. Các ông ấy kê súng bắn ra cánh đồng. Còn các trung đội khác thì chuyển vị trí liên tục".
Tôi tới khu mộ ba ngôi ghi tên ba chiến sĩ gang thép gồm: Đỗ Văn Trạch (Công) - sinh năm 1944, quê Bình Đại, Bến Tre; Nguyễn Văn Đừng - Tiểu đội trưởng, sinh năm 1938, quê Cao Lãnh, Đồng Tháp; Hùng - Tiểu đội phó, quê Hưng Điền, Long An (cả ba hy sinh ngày 2.1.1963). Tôi nghe ông già nói: "Hồi đó, tụi tui là dân cáng thương. Sau khi địch rút, tụi tui thấy ba ông đã hy sinh ngay ở đây, tay vẫn ôm súng hướng về phía địch".
Tôi tản bộ sang khu trưng bày. Tại gian giữa treo ảnh Bác Hồ tham quan triển lãm chiến thắng Ấp Bắc (ở Hà Nội) và rất nhiều báo chí cũ của ta cũng như báo chí thời Ngô Đình Diệm cùng phản ánh kết quả về trận Ấp Bắc cho thấy, chỉ với 200 người gồm một đại đội quân chủ lực do ông Bảy Đen chỉ huy được một đơn vị du kích và dân công phối hợp, Việt cộng đã đánh tan trận càn lớn của 2.000 quân Mỹ - Diệm (gấp 10 lần) với các loại vũ khí hiện đại như tàu chiến, máy bay lên thẳng H.21, pháo binh, xe tăng M113. Trước đó, tôi đã từng đọc tác phẩm "Sự lừa dối hào nhoáng" của nhà báo Mỹ Neil Sheehan, mặc dù với nhãn quan đối lập, nhưng Neil Sheehan vẫn lột tả trung thực việc Mỹ - Diệm thua đậm trận này. Kết quả, về phía địch: 450 tên chết và bị thương, trong đó có 3 cố vấn Mỹ chết, 4 cố vấn Mỹ bị thương; 3 xe tăng M113 bị bắn cháy; 8 máy bay trực thăng bị bắn rơi; 1 tàu chiến bị chìm, 2 tàu chiến khác bị hỏng.
Về phía ta: Cán bộ chiến sĩ hy sinh 12, bị thương 13; nhân dân chết 12, bị thương 8, và 29 nhà cháy. Chẳng thế mà khi luận về chiến thắng Ấp Bắc, Thượng tướng Trần Văn Trà - nguyên Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam - không khỏi thốt lên rằng: "Một trận đánh tuyệt vời"!
Tác phẩm để đời
Cũng tại khu trưng bày di tích trận Ấp Bắc, tôi gặp luật sư Đặng Thị Nguyệt Mai (Đoàn LS TPHCM), con gái út ông Bảy Đen, trong lúc chị ngắm bức tượng cha mình. Chị thở dài tâm sự: "Cha tôi rất yêu quý hai chị tôi là Nguyệt Ánh và Nguyệt Hồng, còn tôi thì cha chưa gặp mặt lần nào. Trước khi cha lên đường trở vào miền Nam, mẹ mới có bầu tôi 3 tháng, cha dặn mẹ nếu sinh con trai thì đặt tên Minh Quân, con gái đặt tên Nguyệt Mai. Cha tôi qua đời (tháng 8.1963) lúc đó tôi mới hơn một tuổi".
Qua câu chuyện chị Mai, được biết ông Bảy Đen xuất thân từ gia đình đại địa chủ ở xã Long Châu, huyện Châu Thành, Vĩnh Long, thuở nhỏ được học bài bản ở trường Tây. Vào bộ đội, ông đã tham chiến nhiều trận và trở thành Trung đội trưởng trẻ măng. Tập kết ra Bắc, ông được đào tạo cơ bản tại Trường sĩ quan lục quân (khoá 2), ra trường đeo cấp hàm trung uý, quay trở vào miền Nam làm Đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 261 (QK8). Ông có một "tác phẩm để đời" là cuốn nhật ký ghi chép tỉ mỉ và đầy cảm xúc về cuộc hành quân của ông từ Bắc qua Lào trở vào miền Trung rồi về Nam đánh giặc (bản gốc lưu giữ tại Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Tiền Giang)...
Đọc những dòng nhật ký, tôi thật sự thú vị nhận thấy văn phong của ông trong sáng quá, tình cảm của ông lãng mạn quá. Với tổ quốc, ông viết: "...Thế là mình từ giã núi rừng Việt Bắc, ra đi để lại một phần tình cảm trên những dãy núi quanh năm sương mù bao phủ, nơi có những người dân mộc mạc, chất phác, nhưng rất trung thành... Biết đâu lần ra đi này chẳng có ngày trở lại, nên mình cố thu hút tất cả mọi hình ảnh quê hương cách mạng vào tâm khảm. Từ thủ đô cổ kính với những nhà máy mới vươn lên, đến ruộng đồng bát ngát đã bị phá bờ. Một thanh sắt cần được vớt lên, một máy khoan chui rúc vào lòng đất, bầy trâu hợp tác ăn cỏ ngoài đồng, từng tốp học sinh cắp sách đến trường, tất cả đối với mình sao mà quen thuộc và thân thiết thế. Một tương lai tươi sáng XHCN được thêu dệt trong óc mình". Khi nghĩ về vợ con, ông viết: "Những ngày nghỉ, được phép cấp trên, mình tranh thủ về thăm Nguyệt và con. Từng bước chuẩn bị tư tưởng và dặn dò, tình riêng tránh sao khỏi những lúc đắn đo lo lắng, Nguyệt không tránh khỏi cảnh "nữ nhi thường tình". Hy sinh hạnh phúc cá nhân cho lợi ích dân tộc cũng đâu phải một việc dễ dàng. Tội nhất là đối với các con: Nguyệt Ánh bắt đầu biết đòi ba, còn Nguyệt Hồng khỏi nói, bí ba bí bô, suốt ngày quấn quýt bên ba. Nghĩ đến con, mình càng xác định nhiệm vụ, đừng để chúng nó - lớp người tương lai của tổ quốc - phải nhục vì có người cha hèn nhát"...
Thế nhưng, khi ghi chép về trận Ấp Bắc, văn phong của ông lại mang đậm tính tổng kết khoa học tác chiến. Ông viết hết sức tỉ mỉ về quân số chủ lực, từng chủng loại và số lượng từ vũ khí cá nhân đến hoả lực. Điều rất lạ là qua các đoạn nhật ký, ai cũng có thể hình dung rõ mồn một diễn biến trận Ấp Bắc kể từ lúc 6 giờ 30 sáng đến 20 giờ đêm 2.1.1963, chỉ với 200 người (trong đó có một nửa là du kích địa phương), ông Bảy Đen đã chỉ huy đánh tan 5 đợt càn của 2.000 quân Mỹ - Diệm trang bị đủ hải, lục, không quân và đã được huấn luyện kỹ về chiến thuật "đánh hợp đồng quân binh chủng". Đặc biệt, ông tổng kết cả sự tổn thất của ta lẫn thương vong của địch và không ngần ngại chỉ đích danh một trung đội trưởng của đại đội 1 đã dẫn quân bỏ trốn. Điều hết sức thú vị là những chi tiết như thời gian nổ súng, thời điểm trực thăng đổ quân, khi M113 xuất kích, số trực thăng bị rơi và trúng đạn... đều trùng khớp với những sự kiện trong tác phẩm "Sự lừa dối hào nhoáng" của nhà báo Mỹ Neil Sheehan.
Sống mãi với thời gian
Cũng qua những dòng nhật ký của ông, tôi hiểu vì sao xuất thân từ một gia đình giàu có mà ông Bảy Đen sẵn sàng bỏ sau lưng tất cả để đi theo cách mạng, đến khi tổ quốc cần, một lần nữa ông để lại vợ con ở miền Bắc, cầm súng trở về miền Nam cùng đồng đội lập nên kỳ tích Ấp Bắc, ông viết: "Rời nơi sống yên vui hoà bình để dấn thân vào vòng chiến đấu gay go ác liệt, cũng có lúc lòng tôi đắn đo suy tính, nếu bị thương tật, mình sẽ sống ra sao? Nếu bị hy sinh thì gia đình bé nhỏ ấm cúng của mình sẽ trùm lên một màu tang tóc. Nhưng cái gì thúc giục tôi hy sinh được những cái suy tính riêng tư ấy. Dù có thể nói là vì "nhiệm vụ của đảng viên, cán bộ, nhiệm vụ của một công dân hoặc quê hương đã thúc giục tôi", nhưng còn những điều này, tuy nó chắp vá nhưng đối với lòng tôi thật là sâu sắc. Ở Tây nguyên: Nhìn thấy những bà mẹ, cô gái che thân bằng miếng khố, ở trần lồ lộ, không muối ăn, thiếu thốn trăm bề, một cuộc sống gần như nguyên thuỷ. Đây là kết quả khai hoá văn minh của đế quốc phong kiến. Cách mạng đến với họ, họ theo cách mạng với tất cả niềm tin, họ trông chờ ở một sự thay đổi lớn lao dù là họ chưa hình dung nó ra sao. Họ đi theo Đảng không một tính toán. Ở Hưng Điền: Kim Lan - 18 tuổi, nữ đoàn viên thanh niên cách mạng. Giặc vây phủ tứ bề, nguy hiểm chết chóc đã sát bên. Cha cô bảo: "Chạy đi con, để chông đó ba gài cho". Cô nài nỉ: "Ba thương con, ba cứ để con làm tròn nhiệm vụ đoàn viên". Và, cô ngã gục trên mảnh đất quê hương trong lúc tuổi đầy nhựa sống, tay còn nắm chặt bó chông. Theo lời kể của ông Tám Thư - Chính trị viên trưởng Đại đội 1, D261, sau thắng trận Ấp Bắc, suốt 8 tháng sau đó, ông Bảy Đen còn chỉ huy đánh nhiều trận oanh liệt, cuối cùng ông bị thương trong trận công đồn Nhựt Thạnh (quận Hoà Đồng, Mỹ Tho) vào lúc rạng sáng 30.8.1963 và hy sinh trên đường chuyển thương vào lúc 17 giờ tối cùng ngày, lúc ấy mới tròn 31 tuổi.
Kể từ đó, cuốn nhật ký của ông Bảy Đen được ông Tám Thư mang bên mình nhiều năm, cho đến khi gặp nhà văn quân đội Võ Trần Nhã ở Cục Chính trị Miền, ông trao lại cho ông Nhã cất giữ vì sợ thất lạc. Ông Nhã cất giữ cuốn nhật ký cho tới đầu tháng 8.1992 thì trao cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang. Khi gặp các con ông Bảy Đen, ông Nhã có đề nghị nên để cuốn nhật ký ấy làm tài sản chung trong kho tàng "Lịch sử chiến thắng Ấp Bắc" để nó sống mãi với thời gian, cho con cháu đời sau hiểu rõ về truyền thống của cha ông mình.
TRẦN CÔNG DŨNG ( ST )
Cha của tam nương Quế cũng là cha của lũ Quế chúng mình, bài viết này đưa về đây hơi trễ nhưng vẫn còn tháng 7.
Trả lờiXóaTrần Công Dũng .
Mình thấy thương lũ Quế mìn wá, và thêm yêu tam cô nương của chúng ta, chia sẻ niềm tự hào về cha Quế của chung tất cả lũ chúng mìn. Quế Giáo ơi, Quế Ngốc, Quế Luật sư,...thế mà chưa lần nào được nghe Quế kể...tưởng tượng khi ôn lại những câu chuyện về người cha, chúng mìn sẽ ôm nhau mà khóc ngon nành. Chẳng bao giờ là quá trễ, cám ơn Tgtb nhé...tụi Quế cô nương ấy ló chẳng chịu kể gì sất. Xin thắp cho bác Bảy Đen một nén nhang tưởng nhớ...
Trả lờiXóaQUẾ ĐỖ
Cha ơi hãy vui lòng yên nghỉ
Trả lờiXóaĐường con đi có Đảng cầm tay
Ngày Hôm Qua để giống ngày Hôm Nay.
(Khúc Hát Tặng Cha)
Ngày đầu tiên mìn gặp Quế NG.H ở trường HSMN 11 vào năm 1967 ở khu sơ tán Đoan Tĩnh, Móng Cái, mìn học lớp 2, nó vừa được đưa từ Hà Nội về lớp 1, quần tây hồng áo cổ lá sen trắng (không hiểu sao mìn nhớ rõ thế, có lẽ vì nó có bộ dạng dân thủ đô khác với bọn lớp 1 "ỉa đùn" kia! Mìn nhớ mãi lúc í nó cứ bám theo 2 anh lớn ở trong Nam ra cũng mới được chuyển về lớp mìn là anh Chiến và anh Hùng, vì nó đang lạ, lớp mìn ở và học trên một ngọn đồi cao, có bầy gà của má Sáu nuôi chạy lon ton, nó ngồi xổm chỉ tay vào con gà hỏi một câu giọng đặc sệt "Hà Nội": "con này là con gì..ì..ì..." Làm cái bọn (nói giọng lẫn lộn Nam Bắc) lớp mìn phì cười...Bi giờ mới bít nó chính là con bé bí ba bí bô yêu dấu luôn nằm trong tâm tưởng khi ra trận của người Cha Anh Hùng này...
Trả lờiXóaQuế mafia
Bài báo này nằm ở dịa chỉ sau:
Trả lờiXóahttp://www.laodong.com.vn/Home/Cuon-nhat-ky-song-mai-voi-thoi-gian/20081/71294.laodong
Đọc bài báo Ở ĐÂY
Trả lờiXóa@NG.H Quế:
Trả lờiXóaTự hào có một người cha như bác Bảy. Xin được chia sẻ.
Mười không phải là Quế , đọc xong củng chẳng ôm Quế nào mà vẩn khóc đấy. Anh Mười vẩn còn hơn Nguyệt Mai là được gặp cha mình dù là lần gặp đầu tiên anh đã 23 tuổi. Xin được chia xẽ cùng em nổi đau nầy.
Trả lờiXóaMười.
Cám ơn các Quế, lúc nào Quế chúng ta cũng yêu thương nhau, nhưng đọc được bài này sao mà thèm được ở bên để siết chặt nhau hơn, Tam nương của chúng ta đã rất xứng đáng với người Cha Anh Hùng.
Trả lờiXóaTuyệt vời , rất tuyệt vời . Tôi chỉ có thể thốt lên như vậy . Nếu ai đã từng ra chiến trường hay được nghe kể và đồng cảm với những trận đánh như thế này thì đều thấy rằng trận đánh Ấp Bắc là điển hình của trí tuệ Việt nam ( mà ông Bảy Đen và các bạn của ông đã thể hiện tuyệt vời ). Xin thắp 1 nén nhang để tưởng nhớ các bậc anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì nước vì dân .
Trả lờiXóaK6LS
Mời các Quế xem thêm bài này http://www.sggp.org.vn/hosotulieu/2009/1/177503/
Trả lờiXóaAnh Mười ơi, những sự hy sinh mất mát này, những niềm tự hào này, những sẻ chia này đâu phải chỉ có Quế, mà cả họ HSMN của chúng ta đấy thôi!!! Chuyện đã trở thành lịch sử rồi mà sao giờ đọc không thể kìm nước mắt...
Trả lờiXóaCac Quế ơi , có danh hiêu nào xót xa , đau đớn hơn danh hiêu
Trả lờiXóaAnh hùng Liêt sỹ, Bà Mẹ Viêt Nam anh hùng , mà nhiều gia đình Quế , gia đình hsmn ( nói riêng) , nhận được không ? Chiến tranh đã qua lâu rồi mà nước mắt vẫn rơi mỗi khi mừng ngày chiến thắng . Hãy cùng nhau giữ lấy những gì mà các liệt sỹ đã chịu hy sinh để quyết giữ . Sao thèm được gặp các QUẾ quá .
Đúng vậy, chính khi chúng ta làm Quế, gia đình chúng ta và bản thân chúng ta cũng đã hy sinh rồi, và chúng ta sẽ bên nhau mãi mãi, động viên nhau sống, động viên các Quế con thành người giỏi xây dựng xã hội, cho những người đã cống hiến hy sinh xương máu được ấm lòng!!
Trả lờiXóaMãi mãi tự hào về ông,cha ta đánh giặc.Đọc những dòng chữ và cả comment của các bạn không sao cầm được nước mắt.
Trả lờiXóaBa đứa con gái của người ANH HÙNG này đã dắt díu nhau vào trường HSMN khi còn tí tẹo, Quế giáo ơi, Quế đã kể chuyện các em đến bíu lấy bé chị bé nhỏ ngày ấy như thế nào ấy nhỉ? Hồi ấy đọc đoạn ấy Quế đã cảm động lắm rùi, bây giờ biết thêm câu chuyện này, nhớ lại, sao thấy cứ tức tưởi trong lòng...Đoạn ấy Quế tìm trên email không ra, hình nó nó đã bị xóa mất rùi, tiếc quá.
Trả lờiXóaChiến thắng Ấp Bắc là chiến thắng đầu tiên của quân mình.
Trả lờiXóaNhư vậy, Ông Bảy đã đi tới B2 từ năm 1963, những năm còn hòa bình ở miến Bắc. Một trong những người đầu tiên vô tới B2.
Vậy mà nhà văn Nhã, người đã nghiên cứu kỹ nhật ký của ông Bảy ko thể viết nổi một cái gì lưu truyền cho hậu thế! Thật đ1ng tiếc.
Nếu có thể xem được cuốn nhật ký này thì hay quá nhỉ!
HMK6
@anh HMK6 : cuốn nhật ký gốc em đã giao cho tỉnh đội TIỀN GIANG để làm tư liệu nhân kỷ niệm 30 năm chiến thằng ẤP BẮC , rất tiếc bây giờ em không biết cuốn nhật ký đã lưu lạc nơi đâu dù bọn em đã nhiều lần đòi lại ?!Thật là buồn . Nhưng em có cuốn " TRẬN ẤP BẮC NHÌN TỪ HAI PHÍA " trong đó in gần đủ cuốn nhật ký của ba em , em có thể gửi cho anh nếu anh cho em biết địa chỉ . Cám ơn anh đã chia sẻ .
Trả lờiXóaN.H.QUẾ
Tam nương QUẾ cám ơn sự chia sẻ của các bạn và các anh chị nhiều nhiều lắm .Nhưng như tgtb và các bạn đều nói là cha của tam nương cũng là cha của các QUẾ mà , tất cả phụ huynh sẽ đều là cha mẹ chung của chúng ta , phải không các QUẾ .
Trả lờiXóaMình muốn trao đổi với các bạn 1 vấn đề ( hơi dài dòng tí ) , mình xin gửi lên đây 1 cuộc trò chuyện riêng của mình và QUẾ MAFIA ( xin lỗi tỉ khi muội chưa xin phép mà đã tự ý đưa ra ), các bạn sẽ hiểu mình muốn nói gì .
Em thân yêu , đọc bài viết về ba em mà chị khóc ròng , khóc cho bác , khóc cho tuổi thơ chúng ta , còn khóc vì chẳng bao giờ các em nói gì . Ngày xưa , trận ẤP BẮC luôn vang vang trong tâm trí chị , chị không ngờ nó gắn với cuộc đời của ba em .
Chị yêu quí ơi ! Lũ QUẾ chúng mình ai cũng có ba mẹ như thế cả mà chị .Đứa nào cũng không kể về ba mẹ ( trẻ con mà , ai cũng ngại vì sợ bị cho là khoe khoang ). Nhưng có lẽ phải xem lại chị nhỉ , để mà kể cho QUẾ con QUẾ cháu , người thật việc thật vẫn hơn .EM thấy nếu có tư liệu gì về các bậc PHỤ HUYNH nên kêu gọi các QUẾ đưa lên , trong đó có cả chị đấy . Em cảm ơn sự chia sẻ của chị rất nhiều .
Ừ , có lẽ thế . Người QUẢNG TRỊ gọi ba chị là " hột gạo trên sàng " ! .Nhiều người động viên ông viết hồi ký , nhưng ông vẫn ung dung ngồi làm thơ thôi nhưng chắc chị phải động viên ông , vì cuộc đời hoạt động cách mạng của ông phong phú lắm !
Hôm rồi mình ra NHA TRANG và được 1 QUẾ NT kể rằng khi tổ chức về quê để xác minh lí lịch ( QUẾ này người TAM KỲ ) , vào nhà thì thấy vách căn nhà tranh cong vòng vì đang mang trên mình 20 ( hai mươi ) tấm bằng TỔ QUỐC GHI CÔNG , vậy là khỏi cần xác minh chi hết .Về sau , gia đình QUẾ đó có tới bốn BÀ MẸ VNAH .
Và còn rất rất nhiều QUẾ nữa , chúng mình cùng cảnh mà . Vì muôn đời con cháu mai sau , mình muốn các QUẾ hãy kể về cha mẹ chúng mình đi .
Rất mừng và rất cám ơn N.H.QUẾ.
Trả lờiXóaLiên lạc với Hà mèo qua ĐT 0903800763
HMK6