Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2009

NHỚ

Chiến tranh đã lùi xa hơn ba mươi năm nhưng những đau thương, mất mát để lại trên đất nước Việt Nam ta còn quá lớn. Hoà bình hôm nay phải đổi bằng bao nhiêu xương máu của cha ông, bao nhiêu nước mắt mỏi mòn của những người mẹ khóc chờ con, những người mẹ chờ chồng. Và hôm nay chúng em vinh hạnh được tham gia Hành trình “Về với cội nguồn” được nghe các thầy cô kể về những anh hùng liệt sĩ vô danh được chôn cất ở nghĩa trang liệt sĩ TRƯỜNG SƠN những con người mà máu xương của họ đã chảy xuống để làm nên độc lập tự do ngày hôm nay, .
Tại buổi sinh hoạt về lại cội nguồn hôm nay , chúng em đã thấu hiểu sự khốc liệt, hi sinh, mất mát của chiến tranh, thật sự xúc động và thấy được vai trò, trách nhiệm của mình, cố gắng học tập, rèn luyện, cống hiến. Tại đây, chúng em còn được dịp giao lưu, ngồi bên nhau với các bạn khắp các khối lớp, thật vinh dự và hạnh phúc...”
“Nằm kề nhau, những nấm mồ giống nhau
Mười nghìn bát hương, mười nghìn ngôi sao cháy
Mười nghìn tiếng chuông ngân trong im lặng
Mười nghìn trái tim neo ở đầu nguồn
Mười nghìn đôi vai từng gánh Trường Sơn...”
Lời bài Khát vọng Trường Sơn rưng rưng
Đây là một hoạt động thể hiện sự tri ân sâu sắc của tuổi trẻ đối với các thế hệ đi trước, đồng thời cũng là một cuộc hành hương tìm về những giá trị nhân văn cao đẹp của thế hệ thanh niên anh hùng chống Mỹ cứu nước. Mỗi đoàn viên thanh niên sẽ tìm thấy trong cuộc hành trình này động lực để vượt khó vươn lên trong học tập, lao động sáng tạo để dựng xây đất nước.”
Nghĩa trang liệt sĩ TRƯỜNG SƠN có hơn 10263 ngoi mộ. là ngần ấy các chiến sĩ đã ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ, 80% hi sinh ở lứa tuổi 18-22.Họ đã hi sinh cả tuổi xuân của mình cho dân tộc nên đã trở thành bất tử trong tâm tưởng những người còn sống hôm nay.
Chúng em được nghe thầy cô kể rất nhiều về các anh , hình ảnh các anh tuy chỉ là ảo ảnh nhưng là hình ảnh thực trong tình cảm, trong tâm tưởng, tronh niềm kính trọng vô bờ bến của chung em đối với những linh hồn vì nước, vì dân. Em nghe thoảng đâu đây câu hò:
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi đôi mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi nghìn năm.
Chúng em bỗng lặng đi khi nghe thầy kể về những tấm bia mô. Chỉ vỏn vẹn 3 chữ:"chưa biết tên".Các anh đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc vì những đàn em mai sau, vì những người thân thương của các anh, .Những người con thân yêu của tổ quốc đã không quản ngại khó khăn , nguy hiểm, lao mình vào cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc, đó không phải là hình ảnh của 1 cá nhân mà là 1 bức tranh của cả 1 thế hệ.Họ gạt sang một bên hạnh phúc riêng tư, hoà cùng khúc ca lên đường hào sảng:
“ Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Các anh ơi các anh đã mang trong mình 1 lí tưởng sống cao đẹp mà có lẽ chúng em không hiểu được. Em muốn làm được thật nhiều , thật nhiều điều để xoa dịu đi vết thương trên thân thể các anh ngày ấy.Chiến tranh đã cướp đi của các anh nhiều thứ : tuổi trẻ , tình yêu và cả gia đình.Nhiều lần em tự hỏi :"tại sao người ta có thể chết vì đồng đội, vì những người không phải là họ hàng ruột thịt của mình?".Nhưng thông qua buổi sinh hoạt em đã tìm được câu trả lời : những người lính rời xa gia đình, bạn bè , họ dành tất cả tình yêu, thương cho đồng đội. Như nhà thơ Chính Hữu cũng đã thể hiện hết sức thành công tình cảm mộc mạc mà cao quý ấy :
“ Aó anh rách vai , quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá, chân không giầy
Thương nhau, tay nắm lấy bàn tay ”
Nhìn đồng đội của mình ngã xuống , nỗi căm hờn càng tiếp thêm sức mạnh để giúp các anh cầm súng chiến đấu bảo vệ tổ quốc . Em bỗng nhớ đến câu thơ:
“ Ai viết tên em thành liệt sĩ
Bên những hàng bia trắng giữa đồng
Nhớ nhau anh goi : em , đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng .”
Chiến tranh thực sự tàn nhẫn, kẻ thù đã tàn sát bắn giết bao nhiêu người dân hiền lành giản dị, đốt làng và giết chết những thanh niên còn tha thiết yêu đời, đang sống và chiến đấu với bao ước mơ:’đã bao nhiêu năm rồi ta chiến đấu hi sinh và niềm hi vọng như một ngọn đèn rực sáng trước mắt, ở cuối đoạn đường, hôm nay gần đến đích thì ta ngã xuống.Những điều tâm sự ấy dường như báo trước một điều gì không lành.Nhưng em cũng nghe các thầy cô kể rằng : ngày ấy các anh đi mà không ai nghĩ đến chuyện mình sẽ trở về.Mỗi con người đi vào cuộc chiến đấu và không nhìn thấy được khi nào khói lửa sẽ ngừng rơi. “ Đất nước ơi! bao giờ cho nhớ thương vơi bớt bao giờ cho đất nước thanh bình ? Mình biết ngày thắng lợi không còn xa nữa nhưng sao vẫn thấy hạnh phúc xa vời quá, liệu có được thấy ngày hạnh phúc ấy nữa không ? “ .Những con người đang được sống trong hòa bính sẽ nghĩ sao.Có lẽ họ cũng như em, chưa bao giơ nghĩ độc lập và tự do lại được con người mong mỏi nhiều đến nhường ấy. Hẵn mỗi chúng ta sẽ biết trân trọng cuộc sống ngày hôm nay ; cuộc sống khi mà chiến tranh đã lùi xa. Mặt trái của cuộc chiến tranh không chỉ được nhìn nhận qua những người bị xâm phạm chủ quyền đât nước, mà còn ở những người bên kia chiến tuyến..
Các anh ơi em đã tự hứa với chính mình là phải cố gắng học tập dể xứng đáng là 1 người chủ tương lai của đất nước giúp đất nước ngày 1 đi lên , xứng đáng với những hi sinh của các anh đã đem lại nền đọc lập tự do cho tổ quốc để ngày hôm nay đây chúng em được học tập và vui chơi dưới 1 vùng trời không có chiến tranh, không có bom đạn, không có những cảnh mẹ mất con, con mất cha , vợ mất chồng như ngày ấy.
Các anh mãi là tấm gương sáng mà chúng em noi theo.
QUẾ CON .

12 nhận xét:

  1. Đọc bài viết của QUẾ con ( chắc chắn là QUẾ con rùi ) các QUẾ phụ huynh cảm động quá .Sinh ra và lớn lên trong thời bình mà con cảm nhận được sâu sắc vậy .Thật đáng quý thay và cũng thật yên tâm với thế hệ tương lai .
    Mỗi khi đến nghĩa trang liệt sỹ tỉnh TIỀN GIANG thăm ba là lại thấy xót xa vô cùng .Ba hy sinh khi chưa đầy 31 tuổi thế mà là thuộc những liệt sỹ "già " nhất ở nghĩa trang ( cũng ít liệt sỹ già vậy lắm ) còn lại là 18 , đôi mươi ( khi mua đồ xuống thắp nhang chung , mình mua cả trầu cau , thế là các dì bán hàng nói rằng tại sao lại mua trầu cau , mua gương lược chứ ! ) và không có tuổi .Khu liệt sỹ vô danh bao giờ cũng đông nhất , đọc tấm bia chung " TÊN ANH CHƯA BIẾT .CHIẾN CÔNG ANH BẤT DIỆT " bao giờ nước mắt cũng rơi .Ba nằm cạnh mộ LÊ THỊ HỒNG GẤM và các liệt sỹ AHLLVTND khác .
    Đến nghĩa trang là như thấy cả 1 trang sử sống động với những người thật việc thật , một trang sử đầy hào hùng của dân tộc và đầy tự hào cho những người con .
    N.H.QUẾ

    Trả lờiXóa
  2. cac Que oi , hay cho cac Que con xem nhung phim tai lieu noi ve chien tranh VN cua nuoc ngoai , chung cam nhan duoc het do . Trong bai giang , minh hay long vao do nhung cau chuyen ve no , hoc tro nghe me man va rat tham (du minh la giao vien day mon tu nhien)

    Trả lờiXóa
  3. Những phim tư liệu của nước ngoài nói về chiến tranh VN, mìn cũng rất thik xem, nó cung cấp 1 cái nhìn có vẻ khách quan và đa dạng hơn về cuộc chiến này. Dù có những điểm chưa đồng tình, nhưng nhìn chung nó khách quan và dễ thuyết phục những người chưa tận mắt chứng kiến cuộc chiến tranh nì. Riêng các Quế, dù có thế nào, mìn cũng không thể là người ngoài cuộc, hơn ai hết, chính cha mẹ ta và anh chị em chú bác ta là những người đã trực tiếp đổ máu trong chiến trận , nên cái cảm nhận của mình sâu sắc hơn, nhưng cũng có những từ họ bình luận làm mìn nghe phát khùng vì tức. Nhưng họ có cùng chiến tuyến với mìn đâu, theo mình cái chúng ta truyền cho thế hệ sau lại chính là những ý thức ẩn sau cái vẽ khách quan và có phần lạnh lùng của những thước phim tư liệu đã mô tả cuộc chiến...

    Trả lờiXóa
  4. Bộ phim nhiều tập "Con đường sáng". Chắc khó có ai biết đây là bộ phim mà nhân vật chính là cha mẹ của 1 QUế Sài, trong các nhân vật có đề cập đến Quế đó luôn. Mình đã xem phin này mấy lần rồi, vì 1 vài lý do chưa dám giới thiệu cho các Quế khác cùng xem. Xuân Bắc và Lê Khanh có mặt trong phin này và Xuân Bắc đóng vai cha của Quế đó.
    QUẾ ĐỖ

    Trả lờiXóa
  5. QUẾ đã giới thiệu thì giới thiệu rõ luôn đi , đây là niềm tự hào chung của các QUẾ mừ.GIỜ mới biết vì sao có cái xứ QUẾ đó , các bậc phụ huynh chiến đấu long trời lỡ đất quá chừng luôn các QUẾ há .
    QUẾ MUỘI

    Trả lờiXóa
  6. Ta ngồi cùng với mẹ ta lần giở những tấm ảnh của gia đình. Và ta hát thầm những bài hát xưa cha mẹ ta hay ngồi hát với nhau. Nhờ các cụ mà mìn biết nhiều bài tiền chiến hồi xưa. Cha ta, người cộng sản kiên cường, hồi sinh ra ta cụ là thành ủy viên Hà Nội đó, vậy mà giấu bệnh, xin Bác Hồ vào miền Nam chiến đấu. Bác Hồ cưng cha ta lém, ta cũng được ăn theo vào gặp Bác hồi 3-4 tuổi...
    QUẾ MALAI

    Trả lờiXóa
  7. Quế ni có quen một giáo sư nổi tiếng người Anh, khi Quế trở về thăm Quế Lâm lần đầu có ông ấy đi trong cùng đoàn, nghe Quế kể chuyện tại sao chúng ta từng ở đó, ông ấy thốt lên rằng: tôi không thể hiểu được tại sao các bạn có thể chịu đựng được một hoàn cảnh như thế, tại sao những người mẹ ấy có thể dứt những đứa con ra khỏi vòng tay của mình như vậy, nhưng bây giờ tôi cũng có thể hiểu vì sao các bạn chiến thắng! Sự hy sinh của các bạn cho đất nước đi từ mỗi thành viên gia đình...thật đáng thán phục!!

    Trả lờiXóa
  8. HÔM NAY LÀ KỶ NIỆM 62 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ, NHẮC CÁC QUẾ LÀ CON LIỆT SĨ NHỚ ĐẾN MỘ (NẾU CÓ) THẮP HƯƠNG CHO CÁC CỤ (MẶC DÙ CHA, MẸ CÁC QUẾ CON LS CÓ THỂ HS LÚC CÒN RẤT TRẺ NHƯNG NAY LÀ TUỔI CỤ RỒI) VÀ CÁC AHLS. NẾU CHƯA TÌM RA NƠI CÁC CỤ YÊN NGHỈ THÌ ĐÀNH CHỈ THẮP HƯƠNG Ở BÀN THỜ
    CÁC QUẾ KHÁC CŨNG BỚT CHÚT THỜI GIAN THẮP HƯƠNG CÁC LIỆT SĨ NẾU CÓ ĐIỀU KIỆN. NHIỀU QUẾ BẬN NÊN SỢ QUÊN, NÊN NHẮC KHÔNG THỪA.
    CHIỀU QUA QUẾ MÌNH GHÉ THẮP HƯƠNG Ở 2 NTLS Ở QUÊ MÌNH, (CHA MÌNH NẰM Ở MỘT TRONG HAI NTLS ĐÓ), CÒN RẤT NHIỀU NHỮNG NGÔI MỘ LS CHƯA XÁC ĐỊNH ĐƯỢC TÊN, THẬT XÓT XA. HẦU HẾT CÁC ANH CHỊ CÒN RẤT TRẺ LÚC HS VÀ HẦU HẾT QUÊ MIỀN BẮC.
    KHOẢNH KHẮC LẶNG Ở NGHĨA TRANG LS BUỔI CHIỀU VÀ NỖI BUỒN SAU CHIẾN TRANH MẶC DÙ ĐÃ 34 NĂM...
    DŨNG TRẦN

    Trả lờiXóa
  9. Ngày này hàng năm , mình biết rất nhiều QUẾ lấy làm ngày giỗ cha , giỗ mẹ , giỗ người thân .Khi xa gia đình , QUẾ còn quá nhỏ , khi về gia đình không còn ai . BA , MẸ hy sinh ngày tháng nào , an táng tại đâu ? không ai biết ! Có QUẾ cha mẹ chẳng có 1 tấm hình để lại .Trên bàn thờ chỉ có cờ TỔ QUỐC và 1 chiếc khăn rằn , 1 nón tai bèo ,1 biđông là những di vật của mẹ của cha .Có ai không rơi nước mắt khi thắp nhang tưởng niệm .
    Hoà bình , độc lập giành được cho đất nước với bao hy sinh của toàn dân tộc . Quyết giữ nghen , các bạn .
    NG.H

    Trả lờiXóa
  10. BA ơi BA ...
    Con trông chờ mấy mùa hoa nở , nhưng nào đâu có thấy BA về ...
    Hoa tàn , hoa lại nở
    Người đi đã trở về
    Con đò xưa , bến cũ
    Ngày tháng vẫn còn đây
    BA ơi ...

    Trả lờiXóa
  11. GHI Ở NGHĨA TRANG MỸ PHƯỚC TÂY
    Chiều rồi
    Cổng Nghĩa trang hờ khép mở
    Bạt ngàn bia mộ
    Bữa nay cuối tuần tôi lại ghé thăm...
    Nghĩa trang bây giờ
    Không có từ "Vô Danh"!
    Ba phần tư những tấm bia trong nghĩa trang
    khắc lên dòng:
    "LIỆT SĨ CHƯA BIẾT TÊN"
    Đài tưởng niệm ghi:
    "TÊN ANH CHƯA BIẾT - CHIẾN CÔNG ANH BẤT DIỆT".
    Những dòng chữ
    khía nỗi đau vào tâm tư của biết bao người...

    Bạn tôi ngã xuống ven rặng trâm bầu
    Vùi vội cạnh bờ mương lục bình tím ngắt
    Dập dềnh nước lớn ròng
    Rặng trâm bầu xào xạc
    Bờ lở bồi! Thi thể bạn về đâu?

    Anh tôi Bị trúng B52 bừa dọc bờ kênh Một Thước
    Chỉ còn chéo quai bồng bay lên ngọn dừa chót vót
    "Vết sẹo đồng bằng" cả trung đoàn đau điếng
    Chập choạng kiếm tìm
    Dọc bờ kênh nhuộm đỏ hoàng hôn...

    Em tôi vượt sông Vàm Cỏ
    Đêm không trăng, dọc ngang giang thuyền giăc
    Phao bơi bị M79 dây xé nát
    Sặc sụa...
    Vàm Cỏ Đông đen thẫm một màu...

    Nghĩa trang Mỹ Phứơc Tây
    Trồng toàn bông trang
    Trang đỏ rực như màu cờ nhuốm máu
    Trang vàng tươi màu của ánh vàng sao
    Cùng anh bạn quản trang đi trong bóng chiều
    Bi đông rựợu mang theo
    Tưới lên vài hàng mộ
    Đồng đội của tôi ơi
    Nước mắt quê hương
    Cay xé đất trời!

    Đêm ở nghĩa trang im ắng như trước giờ nổ súng
    Những tấm mộ bia lạnh dần
    Hàng ngàn chấm nhang lập lòe cháy dở
    Bỗng thấy bùng lên một quầng lửa đỏ
    Phía Tượng Đài Liệt Sĩ Chưa biết Tên...

    Trả lờiXóa
  12. Tác giả bài thơ Lời gọi bên sông là nhà báo Lê Bá Dương (phóng viên Báo Văn hóa thường trú tại miền Trung và Tây Nguyên), anh từng là bộ đội lăn lộn ở chiến trường Quảng Trị (từ năm 1968 - 1973). Sau chiến tranh, kể từ năm 1976, năm nào anh cũng có đôi ba lần về lại chiến trường xưa thắp hương, thả hoa cho đồng bào, đồng đội. Cũng chính từ việc làm của anh mà ở Quảng Trị đã hình thành lễ hội truyền thống Thả hoa trên sông vào mỗi dịp lễ kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7) hằng năm...

    * Xin anh giới thiệu xuất xứ bài thơ Lời gọi bên sông một cách... chính xác nhất ?

    - Bài thơ được “viết” vào chiều ngày 27.7.1987. Chữ “viết” tôi để trong ngoặc kép vì cái cách làm thơ câu chữ chợt đến trong đầu, nhớ nhập tâm rồi sau này tiện lúc nào thì viết thành chữ vào nhật ký, sổ tay và bài thơ Lời gọi bên sông cũng có cùng cách viết như vậy. Hôm đó thả hoa cho đồng đội xong, tôi một mình ngồi lặng lẽ bên bờ sông Thạch Hãn, chợt thấy những chiếc thuyền đang ngược dòng lên chợ Quảng Trị. Nhìn những mái chèo đang hối hả khuấy tung bọt nước, chạnh lòng nghĩ đến bạn bè, đồng đội vẫn còn gửi thân xác vào đáy sông mà xót xa. Cứ vậy, từng lời như từ lồng ngực tôi bật ra thành câu, thành chữ: “Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ/Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/Tan chợ chiều xuôi đò có vội/Xin, xin đừng khuấy đục dòng trong”. Tôi “viết” để trải lòng mình nên cũng chẳng gửi in ở đâu, chỉ có đọc cho nhà văn Thế Vũ nghe khi chúng tôi đi tàu từ Huế vào Nha Trang. Sau này (khoảng năm 1990), chúng tôi có dịp gặp lại cùng với nhà văn Đỗ Kim Cuông. Anh Thế Vũ bảo tôi đọc lại bài thơ. Đọc xong anh Đỗ Kim Cuông góp ý: “Bài thơ cảm động nhưng xót xa quá. Về câu chữ thì từ “xin” cứ lặp đi lặp lại, có nên không ?”. Tôi đã sửa từ “xin” ở câu đầu tiên thành từ “ơi”. Đây là thán từ gọi đò theo phương ngữ Quảng Trị (ơi đò... bớ đò... đò ơ!) khi gọi lên có tiếng đồng vọng nên nghe càng thắt thẻo hơn. Riêng 2 câu cuối được viết lại thành “Có tuổi hai mươi thành sóng nước/Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”. Bản này được in trên tạp chí Khoa học công nghệ Khánh Hòa dịp 27.7.1990.
    Các Quế thân iu !
    Có những lúc ta tưởng tâm hồn ta đã chai đá rồi, nhưng đụng đến những dòng thế này, mới hiểu lòng mình, ta cứ rơi nước mắt, cảm thấy giọt nước mắt nó mặn và chát.

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]