Tỉnh Quảng trị là tỉnh có số nghĩa trang liệt sĩ nhiều nhất trong cả nước. Toàn tỉnh Quản trị có khoảng 72 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó có 2 nghĩa trang quốc gia là NT QG Trường Sơn và NT QG Đường 9. Hai nghĩa trang liệt sĩ này lớn nhất, mỗi nghĩa trang có trên 1 vạn ngôi mộ. Với Nghĩa trang LS Trường sơn hay được nhắc đến trên các phương tiện thông tin, nên nhiều người đã biết. Còn Nghĩa trang LS đường 9 ít được nhắc đến nên còn nhiều người chưa biết.
Cuối tháng 6 vừa rồi, vào một ngày giữa hè trong hành trình xuyên Việt của chúng tôi. Buổi sáng sau khi thăm địa đạo Vịnh mốc (Vĩnh linh) và Nghĩa trang liệt sĩ Trường sơn, trời nắng như đổ lửa, đường lên hướng Cam Lộ càng nóng hơn với gió Lào nhưng đoàn chúng tôi vẫn quyết định đến thắp hương tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia đường 9, cách Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn khoảng gần 40 km.
"Nghĩa trang LSQG Đường 9 được xây dựng vào ngày 2/9/1992 và hoàn tất vào ngày 22/7/1997. Đây là nơi 10.045 liệt sĩ được quy tụ về bên nhau, những liệt sĩ nằm tại nơi đây hầu hết hy sinh trên những chiến trường nằm dọc theo đường 9, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta."
Nghĩa trang nằm trên một quả đồi. Trước khu lễ đài chính là một tháp chuông với đường nét kiến trúc khá đẹp. Bên trong treo một quả chuông to nặng gần 1 tấn, đứng trong tháp chuông hướng mắt về phía lễ đài trên lưng chừng đồi phóng tầm mắt ra bốn phía, nhẹ lòng khi thỉnh lên những hồi chuông gọi hồn và những lời cầu nguyện cùng với lời đề từ đầy xúc động của Giáo sư Vũ Khiêu khắc trên quả chuông :
"Hồi chuông vị quốc rung Nam Bắc Ngọn lửa anh linh rực đất trời Muôn dặm từng vang Đường Số Chín Ngàn thu còn mãi tuổi hai mươi."
Đi ra phía sau khu lễ đài là những khu mộ được quy hoạch rất khang trang thành từng ô, từng khu rộng rãi hoặc theo từng địa phương. Trong nghĩa trang này khu vực liệt sĩ có danh không nhiều, đa số là liệt sĩ vô danh. Đặc biệt có một ngôi mộ chung rất lớn của 105 liêt sĩ thuộc trung đoàn 48, sư đoàn 320 nằm ở trung tâm nghĩa trang, bên cạnh đó còn có một số ngôi mộ chung của 8 hoặc 5 liệt sỹ.
Gặp những người trong ban quản lý nghĩa trang, họ kể về những người vợ, những bà mẹ đã thẫn thờ trước hàng ngàn ngôi mộ mà không biết thân xác, những người chồng, những người con của mình nằm nơi đâu. Họ đã thắp lên các ngôi mộ nén hương mong sao linh hồn những người chồng, những đứa con của mình cảm thấy ấm lòng. Trong nghĩa trang với hàng ngàn ngôi mộ, những ngôi mộ ở gần thì còn thuận tiện, những ngôi mộ ở xa khó bề hương khói. Về việc này, những người trông nom nghĩa trang vẫn cắt cử nhau, thắp hương đều các ngôi mộ vào những dịp lễ. Họ luôn tâm niệm, dù người đã mất nhưng cái tình cái nghĩa vẫn phải trọn vẹn, đủ đầy.
Cứ vào ngày lễ tết, đặc biệt vào ngày thương binh liệt sĩ 27/7, thân nhân các liệt sĩ tìm về đây để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Những nén hương nghi ngút với tấm lòng thành kính gửi đến người thân đã hy sinh vì Tổ quốc. Không chỉ thân nhân các liệt sĩ tìm về mà rất nhiều các cơ quan đoàn thể, các bạn trẻ từ khắp nơi, khắp mọi miền của đất nước cũng tìm về đây, hồi tưởng lại quá khứ oanh liệt hào hùng của dân tộc. Tất cả mọi người đều muốn góp chút công sức để xây dựng, tôn tạo, tu sửa các nghĩa trang đàng hoàng , đẹp và chu đáo hơn.
Rời khỏi nghĩa trang, trong lòng tự hỏi không biết một cậu bạn học phổ thông cùng tôi ngày xưa có nằm nơi đây không? Nếu cậu nằm đây chắc cũng nhận được lời cầu nguyện của bạn mình.
Làm được những việc thế này, cũng cảm thấy yên lòng. Nếu có dịp, ai đó cũng nên một lần qua thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ đường 9.
Ảnh dưới cùng: Đoàn Bạn Trỗi xuyên Việt. Hữu Thành (Bạn Trỗi) cung cấp
Cuối tháng 6 vừa rồi, vào một ngày giữa hè trong hành trình xuyên Việt của chúng tôi. Buổi sáng sau khi thăm địa đạo Vịnh mốc (Vĩnh linh) và Nghĩa trang liệt sĩ Trường sơn, trời nắng như đổ lửa, đường lên hướng Cam Lộ càng nóng hơn với gió Lào nhưng đoàn chúng tôi vẫn quyết định đến thắp hương tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia đường 9, cách Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn khoảng gần 40 km.
"Nghĩa trang LSQG Đường 9 được xây dựng vào ngày 2/9/1992 và hoàn tất vào ngày 22/7/1997. Đây là nơi 10.045 liệt sĩ được quy tụ về bên nhau, những liệt sĩ nằm tại nơi đây hầu hết hy sinh trên những chiến trường nằm dọc theo đường 9, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta."
Nghĩa trang nằm trên một quả đồi. Trước khu lễ đài chính là một tháp chuông với đường nét kiến trúc khá đẹp. Bên trong treo một quả chuông to nặng gần 1 tấn, đứng trong tháp chuông hướng mắt về phía lễ đài trên lưng chừng đồi phóng tầm mắt ra bốn phía, nhẹ lòng khi thỉnh lên những hồi chuông gọi hồn và những lời cầu nguyện cùng với lời đề từ đầy xúc động của Giáo sư Vũ Khiêu khắc trên quả chuông :
"Hồi chuông vị quốc rung Nam Bắc Ngọn lửa anh linh rực đất trời Muôn dặm từng vang Đường Số Chín Ngàn thu còn mãi tuổi hai mươi."
Đi ra phía sau khu lễ đài là những khu mộ được quy hoạch rất khang trang thành từng ô, từng khu rộng rãi hoặc theo từng địa phương. Trong nghĩa trang này khu vực liệt sĩ có danh không nhiều, đa số là liệt sĩ vô danh. Đặc biệt có một ngôi mộ chung rất lớn của 105 liêt sĩ thuộc trung đoàn 48, sư đoàn 320 nằm ở trung tâm nghĩa trang, bên cạnh đó còn có một số ngôi mộ chung của 8 hoặc 5 liệt sỹ.
Gặp những người trong ban quản lý nghĩa trang, họ kể về những người vợ, những bà mẹ đã thẫn thờ trước hàng ngàn ngôi mộ mà không biết thân xác, những người chồng, những người con của mình nằm nơi đâu. Họ đã thắp lên các ngôi mộ nén hương mong sao linh hồn những người chồng, những đứa con của mình cảm thấy ấm lòng. Trong nghĩa trang với hàng ngàn ngôi mộ, những ngôi mộ ở gần thì còn thuận tiện, những ngôi mộ ở xa khó bề hương khói. Về việc này, những người trông nom nghĩa trang vẫn cắt cử nhau, thắp hương đều các ngôi mộ vào những dịp lễ. Họ luôn tâm niệm, dù người đã mất nhưng cái tình cái nghĩa vẫn phải trọn vẹn, đủ đầy.
Cứ vào ngày lễ tết, đặc biệt vào ngày thương binh liệt sĩ 27/7, thân nhân các liệt sĩ tìm về đây để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Những nén hương nghi ngút với tấm lòng thành kính gửi đến người thân đã hy sinh vì Tổ quốc. Không chỉ thân nhân các liệt sĩ tìm về mà rất nhiều các cơ quan đoàn thể, các bạn trẻ từ khắp nơi, khắp mọi miền của đất nước cũng tìm về đây, hồi tưởng lại quá khứ oanh liệt hào hùng của dân tộc. Tất cả mọi người đều muốn góp chút công sức để xây dựng, tôn tạo, tu sửa các nghĩa trang đàng hoàng , đẹp và chu đáo hơn.
Rời khỏi nghĩa trang, trong lòng tự hỏi không biết một cậu bạn học phổ thông cùng tôi ngày xưa có nằm nơi đây không? Nếu cậu nằm đây chắc cũng nhận được lời cầu nguyện của bạn mình.
Làm được những việc thế này, cũng cảm thấy yên lòng. Nếu có dịp, ai đó cũng nên một lần qua thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ đường 9.
Ảnh dưới cùng: Đoàn Bạn Trỗi xuyên Việt. Hữu Thành (Bạn Trỗi) cung cấp
Tháng 10-1967, Khu uỷ Trị Thiên họp tại Động Chuối phía Bắc Phong Điền để bàn kế hoạch đông xuân 1967-1968 đồng thời chuẩn bị 1 bước để tấn công thành phố Huế, đã được TW đồng ý nên Khu uỷ quyết định giải thể 2 tỉnh và chia ra thành 4 cụm quân sự, đặt tên là Đoàn 4, 5, 6 và 7. Riêng đoàn 7 ở phía Nam đường 9 có kèm theo 1 Ban cán sự, đồng chí Hồ Sĩ Thản-Khu uỷ viên trực tiếp làm Chính uỷ Đoàn 7, đồng thời là Trưởng Ban cán sự phụ trách cả Triệu Hải. Về Quảng Hà, phía bắc đường 9 quân khu Trị Thiên không thành lập cụm quân sự vì đã có B5 phụ trách và cũng vì thế cho nên địa phương không phải hình thành Ban cán sự như phía nam đường 9, đó là quyết định của Khu uỷ. Qua tháng 11-1967, Trung ương quyết định mở chiến dịch Mậu Thân 1968. ...
Trả lờiXóaQuyền hạn đồng chí V.S được Khu uỷ giao là: toàn bộ về phía Bắc đường 9 hoàn toàn do đồng chí chịu trách nhiệm. … Về nhiệm vụ thì đồng chí Bí thư Khu uỷ đã giao cho như sau: Anh (tức là V.S.) có nhiệm vụ cùng với chủ lực đánh sập tuyến phòng ngự đường 9 để đưa quân tiến vào Huế….
Về mặt quân sự của địa phương chưa thấy B5 nói tới, cho nên tôi nghĩ rằng ta phải làm theo cách của ta. Với tư cách của Đảng uỷ Mặt trận, tôi quyết định mở 1 trận trên sông Hiếu Giang để ngăn địch chuyên chở súng đạn, lương thực theo đường sông Hiếu. Giao nhiệm vụ cho anh T. P., anh T. A. và có tôi đứng ra chủ trì mọi việc, kể cả việc mời các đơn vị như đặc công nước, D17, đại đội Cam Lộ và mời 1 số xã của Gio Linh, anh Dũng vạn đò Đông Hà, đại biểu huyện Cam Lộ. Kế hoạch làm: Chặt thật nhiều tre, lấy gốc làm cọc cắm xuống sông, ngọn tre và thân tre làm hàng rào, gắn liền mìn đánh dưới nước, chuẩn bị thế đánh cho bộ binh từ trên bờ bắn xuống và lựu đạn dội xuống vào quân địch. Nói chung là rất công phu, chặt chẽ, làm chậm tàu địch càng nhiều càng tốt.
Giữa đêm 30 sáng 31, trung đoàn 48 của đại đoàn 320 nổ súng vào vị trí Cam Lộ, diệt vị trí Cam Lộ để đại đoàn 320 tiến vào Huế. Đại đoàn 320 đánh ở nông thôn rất giỏi, nhưng vì không mở được đường nên phải ở lại bên ngoài. Về mặt binh vận, đêm 31 hai đơn vị dân vệ của 2 xã Cam Thanh và Cam Giang sẵn sàng chuẩn bị khởi nghĩa vào đêm mồng 2 Tết. Cam Thanh làm được rất trọn vẹn tại điểm Cam Thanh, quần chúng đến dự rất đông. Từ chỗ đại đoàn 320 đánh đến chỗ tôi rất gần nên tôi biết tình hình rất rõ... Chiến dịch ở mặt trận phía Tây bộ đội chủ lực của ta đã tiêu diệt được cụm vị trí Làng Vây, phía Tây thị trấn Khe Sanh, và đang xúc tiến chuẩn bị về đánh Tà Cơn và Khe Sanh.
(Đây chính là thời điểm 105 liệt sỹ trên ngôi mộ chung kia hy sinh, theo lời Người, khi trung đoàn đánh vào huyện Cam Lộ, địch phản công quá mãnh liệt, các chiến sỹ hy sinh và địch đã chôn họ vào một chỗ, đó là lí do vì sao có ngôi mộ chung này!)
Sau giải phóng, Quế về sống với cha mẹ, thường nghe cha kể về cuộc chiến, cái tên sư đoàn 320 thường thấp thoáng trong câu chuyện của Người, từ những năm 50 (1950-1953) Người được TW cử ra Thái Bình trao đổi KN đánh du kích, người từng làm chính trị viên cho huyện đội Quỳnh Côi nên thường gặp gỡ và thân thiết với ban chỉ huy Trung đoàn 320 khi họ về tập dượt đánh đồng bằng tại vùng Thái Bình-Nam Định. Sau này khi tham gia lãnh đạo mặt trận đường 9 Người lại hội ngộ với sư 320, và trên đây là trích đoạn Lịch sử Người viết lại cho Quảng Trị!
Trả lờiXóaMAFIA à , sao tỉ không ghi tên , đây là những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc , trong đó có sự góp công rất lớn của ba tỉ mà ( Bác V.S )
Trả lờiXóaTỉ xúc động khi đọc đến đoạn ngôi mộ chung ấy nên góp comment vui vậy thôi muội à!
Trả lờiXóaÍt ra đây đã biết 2 Quế là: Quế "Tỉ" và Quế "Muội".
Trả lờiXóa@anh VINHNQ :nghe giọng là biết đại ca " bức xúc " vì chiện QUẾ hổng có ... đuôi .Vậy xin tạm bật mí cho các huynh TRỖI bít chút xíu : QUẾ MAFIA ( tác giả các comment trên là tỉ lớn ), muội là tỉ nhỏ ( muội là thành viên UTTROI mừ ), các QUẾ còn lại là muội muội ( mấy sư tỉ hổng có đi chợ ),sư đệ .Chắc chắn với ÚT QUẾ thì tất cả TRỖI đều là đại ca .
Trả lờiXóa@Út Quế:
Trả lờiXóaChừ thì huynh tạm gọi như ri:
- Quế "mafia" là Quế "Đại tỉ" hoặc "Đại tỉ"
- Còn "muội muội" huynh gọi là Quế "Tiểu tỉ" hoặc là "Tiểu tỉ"
....Vậy nha!
Quế giáo coi chừng lông ngỗng rơi khắp à nha!
Trả lờiXóaẬy ậy, nếu rơi lông ngỗng là phải nhặt cho hết, coi chừng H5N1 à! Hồi xưa Mỵ Châu dùng nó để diệt giặc đó!
Trả lờiXóaHMK6
Ậy ậy, nếu rơi lông ngỗng là phải nhặt cho hết, coi chừng H5N1 à! Hồi xưa Mỵ Châu dùng nó để diệt giặc đó!
Trả lờiXóaHMK6
He, nghi zấn wá, Mỵ Châu của "tả cưa" HMK6 iu nước wá chời!!
Trả lờiXóaChắc đại ca HMK6 muốn nói MỴ CHÂU rắc lông ngỗng là để cho quân địch bị nhiễm H5N1 í mà .
Trả lờiXóaTrùi ui, Mỵ Châu là người iu nước quá vô tư nên bị cha chặt đầu là phải. Hồi đó mà có H1N1 thì địch tha hồ lãnh đủ, ha ha...
Trả lờiXóa