Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

CHUYỆN NHÂN 20/11/2014



  Treo tấm hình trên lên bảng. Cô giáo hỏi:

-         Ngô là gì, em nào biết?
-         Em biết, quả ngô dùng cho lợn ăn, Lợn ăn ngô rất chóng béo ạ! Bi nhanh nhảu trả lời.
-         Vậy còn bắp ? Cô hỏi tiếp.
-         Thưa cô, trái bắp để cho heo ăn. Heo ăn bắp mau mập lắm cô ạ! Bo đáp.

Cô giáo vui vẻ kết luận:
-         Tuyệt! Các trò của cô giỏi lắm. Đúng,  ngô là loại quả dùng cho lợn ăn và bắp là thứ trái để cho heo ăn !

   Như vậy cả Bi, Bo và Cô đều...đúng cả. Đúng mà không ổn?  Xin các “lão shư” Quế cho biết ý kiến nhé!


21 nhận xét:

  1. Heo là bạn của Lợn. Còn Bắp cùng loài với Ngô. Chắc là đúng !

    Trả lờiXóa
  2. Ngô là trái nhiều hạt, dùng để làm lương thực cho con người, sau này được con người cho cả lợn lẫn heo ăn để lấy thịt. Nhưng cây ngô đồng thì không phải là ngô.
    Trái bắp có hình dạng giống ngô, trong Nam, người ta hay ăn bắp nếp bây giờ có thêm bắp lai Mỹ, thời bao cấp có dùng ngô để ăn độn, bây giờ chủ yếu để nấu rượu và cho heo ăn là chính, nên loại này gọi là bắp chăn nuôi.
    Riêng bắp còn hiểu là bắp thịt, cơ bắp...

    Trả lờiXóa
  3. Heo là lợn (ở ngoài Bắc). Lợn là heo (ở trong Nam).
    Bắp là ngô (ở ngoài Bắc). Ngô là Bắp (ở trong Nam).
    Như vậy heo/ lợn ăn ngô/ bắp đều béo mập cả.

    Còn người ta đang bàn cãi lợn và heo khác nhau như thế nào:
    - Ở Huế chỉ có bún bò giò heo (không có giò lợn)
    - Cá chỉ có có cá heo (không có cá lợn)
    - Ở Huế có bánh da lợn (không có bánh da heo)
    - Bì chỉ nên gọi là "bì lợn"
    - Heo được nuôi trong Nam, lợn được nuôi ngoài Bắc.
    - Bắp được trồng trong Nam, ngô được trồng ngoài Bắc.
    - Gọi là "heo nái" hoặc "lợn xề"
    - Chỉ có phim "con heo"
    ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Haha.... nghịch lý nè:
      Trong Nam có bánh da lợn, ngoài Bắc có bánh tai heo
      Người Nam gọi trứng gà, vịt là hột gà, hột vịt. Nhưng trứng ngỗng thì vẫn là trứng ngỗng

      Xóa
  4. Xôi bắp, xôi ngô, hay xôi lúa?
    “Trong quyển "Văn hóa ẩm thực Việt Nam - Các món ăn miền Bắc" của các tác giả Băng Sơn và Mai Khôi (nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành năm 2002). Tác giả Băng Sơn có viết một bài tựa là Xôi lúa. Đại ý nói về một món ăn sáng ở Hà Nội (chỉ được bán vào buổi sáng) được làm bằng bắp nếp bung thật nhừ, trộn với một ít nếp cho có độ dính, có đỗ xanh trộn lẫn và đỗ xanh đồ tơi nắm thành từng nắm, lấy dao xắt lát mỏng phủ lên xôi, cuối cùng là rưới lên một ít hành củ bào mỏng phi vàng với mỡ, cũng có người cho thêm ít đường cát trắng vào xôi khi ăn. Xôi lúa ăn có đủ vị bùi, béo, ngọt, thơm, dẻo. Xôi lúa Hà Nội ngày xưa được gói trong một mảnh lá sen, khi ăn còn thoảng mùi thơm hương sen, mùa không có lá sen thì được gói trong lá chuối hoặc lá bàng. Ở vùng Mai Động, Yên Phụ xưa có những gia đình làm xôi lúa bán đã mấy đời, mẹ truyền cho con gái. Ở cuối bài tác giả viết "Và một điều đặc biệt là chỉ Hà Nội gọi là xôi lúa, chứ không ai gọi món ăn sáng này là xôi ngô. Có lẽ từ ngữ cổ, giữa ngô và lúa có gì trùng nhau không, nhưng đây cũng là một nét riêng Hà Nội".
    Lúa, là loài cây lương thực thuộc họ Hòa bản, từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giải thích như sau: Lúa: 1. danh từ, cây lương thực, thân cỏ rỗng, hoa lưỡng tính, không có bao hoa, quả có vỏ trấu bao ngoài gọi là hạt thóc. 2. phương ngữ, thóc.

    Như chúng ta đã biết, món xôi lúa hoặc xôi ngô là một món ăn chơi của miền Bắc, khi du nhập khi vào miền Nam được gọi là xôi bắp, có biến tấu đôi chút là rắc thêm ít dừa bào tơi, bởi miền Nam là xứ sở của dừa, và cho thêm khá nhiều đường (dân miền Nam có lẽ "hảo ngọt" hơn, thường món ăn nào cũng có vị ngọt). Dĩ nhiên nguyên liệu chính để làm ra xôi là hạt bắp, hay hạt ngô. Còn theo như giải thích của từ điển tiếng Việt lúa là hạt thóc, hay thóc bên trên, thì chẳng ai có thể lấy lúa tức là hạt thóc, hay thóc là hạt gạo còn nguyên vỏ trấu để đồ thành món xôi lúa.

    Tác giả bài viết về xôi lúa bên trên nêu câu hỏi: "Có lẽ từ ngữ cổ, giữa ngô và lúa có gì trùng nhau không". Tôi cũng đã từng thắc mắc như thế, cho đến khi đọc trong sách Vân Đài Loại Ngữ (Quyển 9 - Phẩm vật) của Lê Quý Đôn (NXB Văn Hóa Thông Ti-1995), tôi nghĩ là đã tìm được lời giải đáp. Sách chép như sau:

    "Sách Bổn Thảo chép: ngọc Thục thử giống như cây ý dĩ (cây bo bo), cây cao ba bốn thước, lòng cây mọc ra một cái bông, bông này mọc lên râu trắng, bông tách ra, hột chi chít gom lại màu vàng vàng trắng trắng. Hột có thể rang mà ăn. Rang thì hột nổ như rang nếp. Ăn nổ này thì điều trung khai vị (điều hòa nội tạng và làm cho biết ăn ngon).

    Hột này nước Nam gọi là lúa ngô (bắp).

    Người ta lấy dao xoi đất rải hột mà trồng.

    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xôi bắp, xôi ngô, hay xôi lúa? (tiếp và hết)

      Từ đầu niên hiệu Khang Hy (1662-1723) nhà Thanh, Trần Thế Vinh, người ở huyện Tiên Phong thuộc lộ Sơn Tây, đi sứ mới bắt đầu được thứ giống lúa ngô này đem về nước. Cả một lộ Sơn Tây nhờ thứ lúa ngô này làm lương thực. Con trẻ ăn lúa ngô nhiều có thể đầy ruột".

      Sách đã cho chúng ta biết ngô (gọi theo miền Bắc), hay bắp (gọi theo miền Nam), ngày xưa được gọi là lúa ngô, tức là lúa của người Ngô, do Trần Thế Vinh đi sứ mang giống về. Chữ lúa là để chỉ hạt ngô, hạt bắp, còn Ngô ở đây là để chỉ nước Trung Hoa, người Việt ngày trước hay dùng từ Ngô, Hán, Đường để chỉ nước Trung Hoa hay người Trung Hoa (chẳng hạn từ Ngô trong Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, hoặc trong câu tục ngữ "giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng"). Trong Vân Đài Loại Ngữ cũng cho biết ngày xưa người ta dùng chữ lúa để chỉ chung cho các loại ngũ cốc, như trong câu "Phương Đông nhiều lúa đạo, lúa thử". Thử là nếp, còn đạo là từ chỉ chung cho các loại hạt khác của ngũ cốc. Điều này ta có thể tìm thấy thêm trong giải thích của Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (Hà Nội-1931). Trong mục từ Lúa được giải thích: 1. Nói chung về loại ngũ cốc: lúa mì, lúa mạch, lúa ngô. 2. Nói riêng về thứ cây trong ngũ cốc sinh ra thóc. Có khi nói riêng về thóc.

      Như vậy chúng ta đã thấy, xưa kia khi mới du nhập từ Trung Hoa vào nước ta, loại lương thực bây giờ trong Nam gọi là bắp, ở miền Bắc gọi là ngô, khi ấy được gọi là lúa ngô. Sau này từ lúa vẫn còn hiện hữu nơi món ăn xôi lúa như theo cách gọi của người Hà Nội mà tác giả Băng Sơn đã viết (lúa ở đây chính là lúa ngô chứ không phải là thóc lúa). Còn từ ngô thì được dùng để chỉ một loại cây như ta đã biết người miền Nam gọi là bắp.
      Tóm lại, món ăn dân dã xôi bắp, xôi ngô, hay xôi lúa cũng chỉ là một, tùy theo cách gọi của từng vùng, miền...

      Của Phạm Ngọc Hiệp

      Xóa
    2. Ths @ND đã post bài này. Rất kỳ công sưu tầm. Bái phục

      Xóa
  5. Phụ huynh kể rằng khi mới tập kết ra Bắc , vô nhà dân chơi , chú bộ đội MN reo lên : con lợn nhà bác nó đẻ ra con heo . Nhân dân sợ chết khiếp không hiểu chuyện gì . Hóa ra do học hỏi truyền khẩu mà thành : con to gọi là Lợn , con bé gọi là Heo .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngược lại: Năm 1975 người nhà ngoài Bắc (bác) vào thăm họ hàng di cư vào Nam năm 1954, khi dẫn đến chuồng heo, người Bắc 54 giới thiệu: "Bác, đây là chuồng heo nhà em", người bác: "sao con heo giống con lợn ngoài Bắc quá nhỉ, nhưng con heo to hơn con lợn nhiều!"

      Xóa
  6. Còn đây là chuyện của Ráo , thật chăm chăm lun . Năm 1975 về lại SG . Đi học , lũ bạn trong này hỏi :
    - Ăn sắn không bồ ?
    - Sắn luộc hay nướng ?
    - Không , ăn sắn sống .
    - ????????????????
    Đến khi bạn đưa cho , hóa ra là củ đậu .

    Trả lờiXóa
  7. Kêu là bắp, vì nó là hình trái bắp. Chơ tại sao kêu ngô là bó tay!
    Nghe họ chửi là đồ con lợn, thì thấy tức, chơ nghe nói là đồ con heo thì chỉ thấy zui zui! :)

    Trả lờiXóa
  8. Tiếng Việt, ôi tiếng Việt!
    Bắc bảo Kỳ, Nam kêu Cọ (gọi là Kỳ Cọ)
    Bắc gọi lọ, Nam kêu chai
    Bắc mang thai, Nam có chửa
    Nam xẻ nửa, Bắc bổ đôi
    Ôi! Bắc quở Gầy, Nam than Ốm
    Bắc cáo Ốm, Nam khai Bịnh
    Bắc định đến muộn, Nam liền la trễ
    Nam mần Sơ Sơ, Bắc nàm "Nấy Nệ"
    Bắc lệ tuôn trào , Nam chảy nước mắt
    Nam bắc Vạc tre , Bắc kê Lều chõng
    Bắc nói trổng Thế Thôi , Nam bâng quơ Vậy Đó
    Bắc đan cái Rọ , Nam làm giỏ Tre,
    Nam không nghe Nói Dai , Bắc chẳng mê Lải Nhải
    Nam Cãi bai bãi , Bắc Lý Sự ào ào
    Bắc vào Ô tô , Nam vô Xế hộp
    Hồi hộp Bắc hãm phanh , trợn tròng Nam đạp thắng
    Khi nắng Nam mở Dù , Bắc lại xoè Ô
    Điên rồ Nam Đi trốn , nguy khốn Bắc Lánh mặt
    Chưa chắc Nam nhắc Từ từ , Bắc khuyên Gượm lại
    Bắc là Quá dại , Nam thì Ngu ghê
    Nam Sợ Ghê , Bắc Hãi Quá
    Nam thưa Tía Má , Bắc ẩm Thầy U
    Nam nhủ Ưng Ghê , Bắc mê Hài Lòng
    Nam chối Lòng Vòng , Bắc bảo Dối Quanh
    Nhanh nhanh Nam bẻ Bắp , hấp tấp Bắc vặt Ngô
    Bắc thích cứ vồ , Nam ưng là chụp
    Nam rờ Bông Bụp , Bắc vuốt Tường Vi
    Nam nói: mày đi! Bắc hô: cút xéo.
    Bắc bảo: cứ véo! Nam : ngắt nó đi.
    Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gói
    Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn !
    Bắc gọi tiền đồn, Nam kêu chòi gác
    Bắc hay khoác lác , Nam bảo xạo ke
    Mưa đến Nam che , gió ngang Bắc chắn
    Bắc khen giỏi mắng , Nam nói chửi hay .
    Bắc nấu thịt cầy , Nam thui thịt chó .
    Bắc vén búi tó , Nam bới tóc lên
    Anh Cả Bắc quên , anh Hai Nam lú
    Nam : ăn đi chú , Bắc : mời anh xơi!
    Bắc mới tập bơi , Nam thời đi lội
    Bắc đi phó hội , Nam tới chia vui
    Thui thủi Bắc kéo xe lôi , một mình xích lô Nam đạp
    Nam thời mập mạp , Bắc cho là béo
    Khi Nam khen béo , Bắc bảo là ngậy
    Bắc quậy Sướng Phê , Năm rên Đã Quá !
    Bắc khoái đi phà , Nam thường qua Bắc
    Bắc nhắc môi giới , Nam liền giới thiệu
    Nam ít khi điệu , Bắc hay làm dáng
    Tán mà không thật, Bắc bảo là điêu
    Giỡn hớt hơi nhiều, Nam kêu là xạo
    Bắc nạo bằng gươm , Nam thọt bằng kiếm
    Nam mê phiếm , Bắc thích đùa
    Bắc vua Bia Bọt, Nam chúa La-De
    Bắc khoe Bùi Bùi lạc rang , Nam : Thơm Thơm đậu phọng
    Bắc xơi na vướng họng, Nam ăn mãng cầu mắc cổ
    Khi khổ Nam tròm trèm ăn vụng , Bắc len lén ăn vèn
    Nam toe toét «hổng chịu đèn» , Bắc vặn mình «em chả»
    Bắc giấm chua «cái ả» , Nam bặm trợn «con kia»
    Nam mỉa «tên cà chua» , Bắc rủa «đồ phải gió»
    Nam nhậu nhẹt thịt chó , Bắc đánh chén cầy tơ
    Bắc vờ vịt lá mơ , Nam thẳng thừng lá thúi địt
    Khi thấm, Nam xách thùng thì Bắc bê sô
    Nam bỏ trong rương , Bắc tuôn vào hòm
    Nam lết vô hòm , Bắc mặc áo quan
    Bắc xuýt xoa "Cái Lan xinh cực!" ,
    Nam trầm trồ "Con Lan đẹp hết chê!"
    Phủ phê Bắc trùm chăn , no đủ Nam đắp mền
    Tình Nam duyên Bắc có thế mới bền mới lâu…

    ST

    Trả lờiXóa
  9. Quế "còm" trớt quốc, lạc đề hết trơn nhưng mà zui, chi bằng cứ để các bạn mổ xẻ thêm một ngày nữa. Bài này dành cho các nhà sư phạm đó ạ. Ráo nào "giải" được ý tứ của bài, thật xứng đáng là thầy của thầy, mà "thầy của thầy" thì cũng vẫn là "thầy" thôi! =))

    Trả lờiXóa
  10. Theo TL, Bi là được sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, Bo là học sinh được sinh ra và lớn lên ở miền Nam, nên dùng từ theo ngôn ngữ nơi mình sinh ra và lớn lên. Còn cô giáo thì quá siêu, đã dùng từ "quả" và "trái" để khen 2 em theo đúng ngôn ngữ của 2 em để các em dễ hiểu!

    Trả lờiXóa
  11. He he , Ráo này có đọc đề bài đâu . Thấy 8 nhặng xị là a dua theo ngay .

    Trả lờiXóa
  12. Nhớ năm 82. Tôi ra HN, lần đầu nghe dân tình dùng câu "mừng ngày Quốc tế hiến cam các nhà giáo" mình cứ ngớ ra.
    Thì ra,hồi đó bao cấp, cuộc sống rất khó khăn nhưng phụ huynh và tụi nhỏ đều muốn bày tỏ chút lòng với thầy cô. Biết tặng gì bây giờ? Quà phải coi cho nó được được một chút, lại thiết thực, giá phải chăng ... " tư tưởng lớn gặp nhau", không ai bảo ai mọi người đều chọn cam chín. 20/11 đúng vào mùa cam đang rộ...nhà thầy cô nào cũng bao này, bịch nọ toàn cam là cam. Có một thời như vậy đấy các bạn ạ, nghĩ mà thương cho các thầy cô, cũng tội cho PH và bọn nhỏ nữa. Bọn tôi lúc ấy là bộ đội, tới thăm bạn bè là giáo viên tất nhiên được mời ăn cam xả láng.

    * Đáp án bài "Ngô-Bắp"để ngài mai.
    20/11 xưa là ngày QT Hiến chương các nhà giáo, nay 20/11 thành ngày Nhà giáo VN là sao hà Quế?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ráo Quế cũng tịt . Can tội mỗi khi người ta đọc ý nghĩa ngày này thì toàn tám vung thiên địa , nghe chít liền .

      Xóa
    2. "Treo tấm hình trên lên bảng", tấm hình giống như bác TM chưng ở trên, tức là chỉ có một loại quả. Trong khi đó cô hỏi Ngô, rồi hỏi Bắp, khi mỗi em trả lời xong, cô lại công nhận nước đôi. Như vậy là không sư phạm.

      Xóa
    3. Tháng 7 năm 1946, tại Pari, Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục (Féderation International Syndicale des Enseignants – FISE) được thành lập.
      Năm 1949, tại Vacxava (Warszawa - Ba Lan) FISE tổ chức Hội nghị quốc tế xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.
      Ngày 22-7-1951 Công đoàn giáo dục Việt Nam được thành lập, sau đó được kết nạp làm thành viên của FISE. Với mục tiêu tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức tiến bộ Quốc tế đối với cuộc kháng chiếng chống Pháp, sau này là cuộc kháng chiến chống Mỹ.
      Nǎm 1953 Công đoàn giáo dục Việt Nam được mời dự hội nghị của FISE ở Vienne - Áo. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn.
      Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Vacxava – Ba Lan, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự (trong đó có Việt Nam), quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

      Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc và được tổ chức hằng năm. Những năm sau đó, ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng Miền Nam đã hoàn toàn thắng lợi.

      Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Nội dung Quyết định có những điều khoản như sau:
      “Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 - 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.”
      Như vậy ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Từ 1982 đến nay ngày 20/11 là “ngày Nhà giáo Việt Nam”.

      Xóa
  13. - Cám ơn Nặc danh19:56:00 20-11-2014
    Bạn đã "giải" đúng đáp án bài này:
    "Treo tấm hình trên lên bảng", tấm hình giống như bác TM chưng ở trên, tức là chỉ có một loại quả. Trong khi đó cô hỏi Ngô, rồi hỏi Bắp, khi mỗi em trả lời xong, cô lại công nhận nước đôi. Như vậy là không sư phạm.
    Vấn nạn của chúng ta hiện nay- bệnh "thiếu thống nhất thuật ngữ". Vấn đề đặt ra, mổ xẻ tứ tung, không ai "chốt lại", muốn hiểu sao thì hiểu... Vụ này liệu có trong nội dung "cải cách"?
    - Công nhận VN mình tài, biến ngay cái ngày 20/11 của Quốc tế thành của Quốc gia!? Các Quế để ý coi họp HSMN toàn quốc cú chót này, có cụm từ "đã hoàn thành sứ mệnh của mình" không nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kể chuyện vui:
      "Một thanh niên đi ngang trường làng, thấy cô giáo rất dễ thương đang chơi đùa với trẻ nhỏ trong sân trường, chàng liền ghé để hỏi thăm đường và cũng là cớ để làm quen. Tình cờ có con gà trống nhảy lên lưng con gà mái, bọn trẻ thấy vậy tò mò hỏi cô:
      – Cô ơi hai con gà kia nó đang làm gì vậy hả cô?
      Cô giáo:
      – À thì chúng nó đang tranh cãi với nhau đấy.
      Chàng trai nghe thấy cũng ngơ ngác và thoáng nghĩ “cô giáo mà trả lời như vậy là không được”, rồi bất ngờ thốt lên:
      – Cô ơi! Cô cứ nói là con gà trống đạp con gà mái chứ có gì đâu.
      Cô giáo bực mình quay sang quát:
      – Anh không phải dạy tôi, việc anh anh làm, việc tôi giải thích cho các cháu là việc của tôi…
      Bực mình, cô giáo lia thêm một tràng, chàng trai tủm tỉm:
      – Ơ, chẳng lẽ cô thích tranh cãi với tôi à?"
      ST trên Net

      Xóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]