Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Bán cho tôi một vé ...















15 nhận xét:

  1. - Lớp nào làm hư xe đạp?
    - Dạ thưa thầy không phải lớp em! Lớp kia nó tập nhiều hơn. Em thấy tụi nó chuyên đâm vào gốc quế! Với lại lớp tụi nó tập mãi mà chẳng biết đi xe đạp, tụi nó chỉ biết ngồi lên xe và thả dốc, còn đâm vào đâu thì chẳng biết!

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn Quế 67 trừ 73 đã cất công Gúc được ít vé mang ra chợ bán, nhưng đồ chơi của Quế chíp ngày ngảy trông máu chiến đấu vật hơn nhiều, súng diêm dùng ống đồng làm nòng trông như khẩu pạc-khoọc thật ý. Còn gụ (con quay) thì dùng đinh đóng vào đít mà lại còn phải đập dẹp ra mài sắc để khi lâm trận bổ trúng gụ của thằng nào là để lại thẹo ngay, thế mới máu...nhẽ chiến tranh cũng ngấm vào Quế chíp có phỏng? Mời mời mời cả chợ thò ra tiếp nhé, he he...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. XH: Đúng gụ ngày xưa Quế làm chiến hơn nhiều. Kiếm gỗ thật tốt, hì hục cắt gọt, càng chắc càng tốt làm thành gụ chiến, đóng đinh đã được đập dẹt, mài đầu đinh thật sắc. Khi chiến là quất thật mạnh, gụ của phía bên kia phải nứt toác, lúc đó mới hả hê với chiến thắng dù sau đó gụ có thể không quay.
      - Súng diêm của Quế cũng chiến hơn, có thể bắn bằng đầu đạn chì nhưng ngày đó Quế ít dùng loại đạn này, thường là đầu que diêm. Tết đến, ta gắn thêm pháo để được thấy pháo bay xa, có thêm tiếng nổ của pháo. Loại súng này rất hao gỗ ghế, giường,... Cò sung cũng thật kỳ công, kiếm nhánh đào tựa như dáng có súng, về gọt, hơ lên lửa uốn, lấy sắt nhỏ nung nóng làm lỗ xuyên cây giữ cò súng. Loại súng diêm này chất đầy trên phòng thầy Lê Đức Tường, toàn mấy khẩu cực chiến, cả ná nữa chứ.

      Xóa
  3. CD khá lắm, cố để có vài hình tượng là ác lắm rồi. Hàng của thật của Quế ngày xưa khủng hơn nhiều (như XH nói đó). Cám ơn CD , lộ diện chứ cứ 67-73 nhiều như kiến.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @TGTB: người ta nhanh chân đăng ký tên mien trên Net, mình cũng phải chiếm ngay tên này, vì vẫn biết "67-73 nhiều như kiến", cả đàn đang bò lổm ngổm trong siêu thị. :-? =))

      Xóa
  4. Hình 8: Trò chơi dân gian "nu na nu nống"

    "Những người chơi ngồi xếp hàng bên nhau, duỗi chân ra, tay cầm tay, vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc bài đồng dao:

    Nu na nu nống
    Cái cống nằm trong
    Cái ong nằm ngoài
    Củ khoai chấm mật
    Bụt ngồi bụt khóc
    Con cóc nhảy ra
    Con gà ú ụ
    Bà mụ thổi xôi
    Nhà tôi nấu chè
    Tè he chân rút.


    Hoặc:

    Nu na nu nống
    Cái cống nằm trong
    Đá rạng đôi bên
    Đá lên đá xuống
    Đá ruộng bồ câu
    Đá đầu con voi
    Đá xoi đá xỉa
    Đá nửa cành sung
    Đá ung trứng gà
    Đá ra đường cái
    Gặp gái giữa đường
    Gặp phường trống quân
    Có chân thì rụt.

    Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân theo thứ tự từ đầu đến cuối rồi lại quay ngược lại cho đến chữ “rút” hoặc “rụt”. Chân ai gặp từ “rút” hoặc “rụt” nhịp trúng thì co chân lại. Cứ thế cho đến khi các chân co lại hết thì chơi lại từ đầu."

    Trả lờiXóa
  5. Hình 10: nhảy dây

    * Cách chơi:
    Hai tay người chơi cầm 2 đầu dây, dang rộng tay, dây để sau lưng. Người chơi vừa quay hai tay cầm dây vừa nhảy thẳng chân sao cho dây đi qua đầu rồi đi qua chân. Cứ chơi tiếp tục như vậy.
    Ngoài ra, có thể chơi nhảy cặp đôi. Hai người chơi quay mặt vào nhau, một người cầm dây như cách chơi có 1 người và quay dây sao cho dây qua đầu và chân cả hai người.
    * Luật chơi:
    Người chơi cứ tiếp tục nhảy đúng theo số lần quy định của cuộc chơi. Nếu vướng dây thì bị phạt."

    Trả lờiXóa
  6. Hình 7: Oẳn tù tì

    "Trong các trò chơi dân gian khi chỉ có 2 người, để biết được một trong hai người ai là người được ưu tiên thì với trò "Oẳn tù tì" đễ phân biệt trước sau. Những vật dụng được thể hiện qua bàn tay:
    - Cái Búa: nắm các ngón tay lại như quả đấm
    .- Cái Kéo: nắm 3 ngón tay gồm có ngón cái, ngón áp út, và ngón út lại, và xèo 2 ngón tay còn lại (ngón trỏ, ngón giữa) ta có hình cái Kéo.
    - Cái Bao: xòe cả 5 ngón tay ra.
    Luật chơi: Cái Búa thì đập cái kéo, cái kéo thì cắt cái bao, cái bao thì chùm được cái búa.
    Khi cả hai cùng đọc: "Oẳn tù tì ra cái gì? ra cái này", trong khi bàn tay được dấu sau lưng và khi dứt câu thì đưa tay ra cùng một lúc không được trước sau với dấu hiệu tùy vào mỗi bên, như thế ta biết được bên nào thắng bên nào thua theo luật định, khi hai bên ra cùng một dấu hiệu thì được "Oẳn tù tì" lại."

    Trả lờiXóa
  7. Hình 9: Chi chi chành chành

    Người chơi có thể từ 3 người trở lên. Chọn một người đứng ra trước xòe bàn tay ra các người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào long bàn tay vào. Người xòe bàn tay đọc thật nhanh:
    "Chi chi chành chành
    Cái đanh thổi lửa
    Con ngựa chết trương
    Ba vương ngũ đế
    Chấp chế đi tìm
    Ù à ù ập"
    Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.

    Hình 11: Ô ăn quan

    Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.
    Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào người chơi chọn ô, sỏi được rãi đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài.
    Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu.
    Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan.
    Hết quan toàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia.
    Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi.
    Quan ăn 10 viên sỏi.Cách chơi ô ăn quan được nói lên rất đơn giản nhưng người chơi ô ăn quan đã giỏi thì việc tính toán rất tài tình mà người đối diện phải thua cuộc vì không còn quan (sỏi) bên phần mình để tiếp tục cuộc chơi...

    Trả lờiXóa
  8. ND nhắc đến bài đồng dao chi chi chành chành...làm tôi nhớ tới thầy Thịnh dậy văn cấp 2 Quế. Thầy giải thích nghĩa của bài đồng dao mà tôi còn nhớ tới ngày hôm nay, thầy nói, cái ngày thực dân Pháp xâm lược nước ta nó đã mang đại bác sang bắn, dân mình chuyên nông làm gì biết tới khẩu súng nó như thế nào đâu. Đạn đại bác bay qua đầu nghe chíu chíu rồi nổ đoành đoành, cả một cục sắt to đùng lại trông giống cái đinh chổng ngược phun đạn phụt ra lửa, con ngựa to vật thế mà cũng ngã đùng ra chết thì cả làng cả xã còn hãi nữa là, rồi vua bị bắt, nước mất nhà tan. Sau bọn trẻ trâu chế ra câu hát để chơi trò chơi giống như bắt vua vậy, mãi mãi mãi thì chíu chíu đoành đoành thành chi chi chành chành. Biên xong đoạn này lại thương thầy vắn số...

    Trả lờiXóa
  9. Quế đăng cái này theo chủ trương "trẻ hóa cán bộ" của nhà nước ?! :b)

    Trả lờiXóa
  10. Hình như còn thiếu "chơi xèng" ?

    TM

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày ngảy, lũ con trai bê bết, mất ăn mất ngủ với trò chơi là chơi xèng. Đồng xèng ấy chính là những cái nắp chai bia rất hiếm hoi thời ấy. Săn lùng mãi mới được vài cái nắp chai, đập dẹt bằng cách kiếm nền xi măng bằng phẳng và nện với 100% sự khéo léo, có khi được đền bù cả ngón tay sưng vù vì búa phang trúng. Rồi gom đầu những tuýp thuốc đánh răng nấu chảy, đúc đồng cái bằng chì.

      Đồng xèng ấy làm bọn trẻ con có đôi tay khéo léo và đôi mắt chính xác lạ thường. Đồng xèng ấy làm chúng đi ngủ cũng chập chờn mơ thấy mình đang chọi... Ngày nào cũng phải điểm danh lại những đồng xèng mình có được...

      Xóa
    2. @TM: bây giờ lên hỏi bác Gúc "đồng xèng", chỉ toàn "xèng" của máy đánh bạc. Huynh thấy hơi thiếu "xèng", nên kiếm đại hình sản xuất đồng xèng ngày xưa để mọi người cùng nhớ.

      Xóa
  11. Phải nói là tuổi thơ là thời đẹp nhất không phải nghĩ ngợi gì chỉ ăn và chơi thích thiệt đó tôi cũng muốn 1 vè về tuoir thơ.



    p/s: Nạp Tiền Vinaphone online| Nạp Tiền Viettel chiết khấu cao | Viettel Khuyến Mãi bạn biết chưa?

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]