12/5/1975, tạp chí Time dành gần như toàn bộ số báo hôm đó để nói về sự kiện quan trọng nhất thế giới bấy giờ: chiến tranh Việt Nam đã kết thúc.
Trang bìa tờ tạp chí có một bức họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản đồ Việt Nam màu đỏ và dòng tít lớn: “The Victor” - “Người chiến thắng”.
Toàn bộ tấm bản đồ màu đỏ, chỉ có một ngôi sao vàng ở vị trí của Sài Gòn được chú thích: “Ho Chi Minh City”. Bản thân cái tên ấy, được đặt gọn gàng trên bản đồ, cũng là một lời khẳng định kết cục cuộc chiến.
Trang bìa Time ngày 12/5/1975 |
Nhiều người khi thấy tấm bìa đã băn khoăn: tháng 7 năm 1976, Quốc hội Việt Nam mới chính thức đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh. Tại sao tờ tạp chí uy tín bậc nhất nước Mỹ lại gọi nó bằng cái tên mới, chỉ chưa đầy 2 tuần sau ngày kết thúc chiến tranh? Họ căn cứ trên cơ sở nào?
Mọi chuyện dễ hiểu hơn một chút, khi biết tên nguồn tin của Time khi đó.
Người duy nhất còn ở lại Sài Gòn phụ trách văn phòng của Time tên là Phạm Xuân Ẩn. Nhà báo này đã từ chối di tản cùng đồng nghiệp. Và lý do thì bây giờ đã sáng tỏ: ông là một trong những điệp viên quan trọng nhất của Hà Nội suốt cuộc chiến.
Việc Phạm Xuân Ẩn có một thông tin mà chưa ai biết chắc không có gì đáng ngạc nhiên.
Nhưng vị tướng tình báo huyền thoại cũng chưa bao giờ giải thích lý do Time ngày hôm đó gọi chắc như đinh đóng cột cái tên mà mãi một năm sau mới được chính thức hóa.
Vậy "Thành phố Hồ Chí Minh" ra đời khi nào?
Hà Nội, mùa thu 1946
Hà Nội, Chủ Nhật ngày 25 tháng 8 năm 1946, một ngày mùa thu đẹp trời. Khắp ngõ phố cờ đỏ sao vàng tung bay.
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sắp tròn một tuổi. Ở Nhà Hát Lớn và Ấu Trĩ Viên (nhà triển lãm ở vị trí Cung Thiếu nhi bây giờ) hàng chục nghìn người đi xem những cuộc triển lãm ảnh và mỹ thuật về cách mạng.
Bên Bờ Hồ, các tình nguyện viên hăng hái lấp những hầm trú ẩn để trồng hoa. Khắp nơi người ta gọi nhau đi hội họp và tập dượt chuẩn bị cho buổi mít-tinh lớn mừng sinh nhật đất nước. Trên báo, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đăng tin mở lớp dạy hát thiếu nhi đầu tiên.
Những cơn mưa bất chợt không làm cho bầu không khí bớt sôi nổi.
Hôm ấy, một ý tưởng quan trọng được khởi xướng. Ý tưởng mà tròn 30 năm sau mới thành hiện thực: đổi tên Sài Gòn - Gia Định thành “Thành phố Hồ Chí Minh”.
Ngày 25/8/1946, Phòng Nam bộ Trung ương nhóm họp tại đường Gia Định, nay là đường Trần Nhật Duật. Tại cuộc họp đó, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp đưa ra ý tưởng lấy tên Hồ Chí Minh đặt cho Sài Gòn - Gia Định. Ý tưởng nhanh chóng được hưởng ứng. Một ngày sau, 57 người miền Nam đang tham gia cách mạng gửi một bản quyết nghị lên Quốc hội và Chính phủ.
“Xin Quốc-hội và Chính phủ đổi ngay tên thành phố Sài Gòn lại là tên thành phố Hồ-Chí-Minh để tượng trưng sự chiến đấu, hy sinh và cương quyết trở về với Tổ quốc của dân Nam Bộ” - bản quyết nghị viết.
57 người ký tên, trong đó có Cục trưởng Quân y Trần Hữu Nghiệp, vị bác sĩ giàu có từng sở hữu bệnh viện tư ở Mỹ Tho, bỏ danh vọng đi theo cách mạng; Trần Công Tường (luật sư) sau này làm Thứ trưởng Tư pháp; Nguyễn Tấn Gi Trọng (Phó cục trưởng Quân y) người giữ ghế đại biểu Quốc hội Việt Nam 7 khóa sau đó.
Để hiểu được chân dung những người đã đưa ra ý tưởng đổi tên Sài Gòn, Trần Hữu Nghiệp là một cái tên tiêu biểu.
Du học ở Pháp về, Trần Hữu Nghiệp là một chủ bệnh viện tư giàu có. "Một chiếc xe hơi Peugoet màu đen bóng, bên trên có một người dáng trí thức, cầm tay lái, đeo kính râm, mặc áo sơ mi lụa ủi thẳng nếp, thắt ca-vát màu, trong nhà có bồi bếp riêng" - đó là chân dung ông tự họa trong hồi ký của mình.
Nỗi khổ của Trần Hữu Nghiệp chỉ có một chữ “Nước”. Chàng thanh niên du học Paris phát hiện ra một điều là cuốn từ điển tiếng Việt duy nhất thời ấy được lưu hành, do Hội khai trí tiến đức Hà Nội biên soạn, không có từ “Nước” với ý nghĩa quốc gia, Tổ quốc. “Họ lờ đi, hay cố ý quên?” - chàng thanh niên tự vấn.
Rồi bác sĩ Nghiệp đi theo Việt Minh và một lòng với cuộc cách mạng trong suốt phần đời còn lại của mình.
Ngày 27/8/1946, trên trang nhất báo Cứu Quốc chạy tít lớn: “Thành phố Sài-Gòn từ nay sẽ đổi tên là Thành phố Hồ-Chí-Minh”. Một lời khẳng định.
Hạt cát trong cỗ máy
Hồ Chí Minh - người được nhắc đến trong bản quyết nghị đổi tên Sài Gòn tháng 8/1946 đang ở cách Hà Nội hơn 9000 km, tại một căn biệt thự ở ngoại ô Paris. Trước mặt Chủ tịch của nước cộng hòa non trẻ là một cuộc thương thảo bế tắc - Hội nghị Fontainebleau.
Hội nghị đã diễn ra hơn một tháng, từ đầu tháng 7, phái đoàn Chính phủ Việt Nam và Pháp đang không thể nói chuyện tiếp. Trưởng đoàn VIệt Nam Phạm Văn Đồng không chấp nhận cái gọi là “Cộng hòa Nam Kỳ tự trị” mà Pháp vừa bật đèn xanh cho thành lập ở Đông Dương.
Trước đó ba ngày, 22/8/1946, Hồ Chí Minh phải trực tiếp gặp Bộ trưởng Hải ngoại Pháp, Marins Moutet, để bàn thảo việc nối lại thương lượng. Báo Le Monde mô tả công sứ Sainteny phải “chạy như con thoi suốt cả ngày” giữa văn phòng Bộ trưởng Moutet trên phố Oudinot và biệt thự mà Hồ Chí Minh đang nghỉ tại ngoại ô Paris.
Ngày 28/8/1946, hội nghị nhóm họp trở lại. Báo Le Monde, sau những ngày mệt mỏi với các phân tích, dành một mẩu tin nhỏ cho sự kiện này. “Chúng ta không nên trông đợi sự phục hồi của các cuộc đối thoại tại Fonteinebleau” - báo này viết, mà không giải thích thêm.
Nhận định của Le Monde như lời lý giải trực tiếp cho ý tưởng của bác sĩ Trần Hữu Nghiệp và đồng sự.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới làm khách của Chính phủ Pháp, một chính phủ từng truy bắt mình hàng chục năm, để tìm lời giải cho Nam Kỳ. Mục tiêu quan trọng nhất của hội nghị Fonteinebleau là thống nhất về thời điểm và phương thức tiến hành trưng cầu dân ý để Nam Kỳ sáp nhập vào Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sài Gòn khi ấy là trung tâm của sự bấp bênh. Ngày 18/8, một ngọn lửa bốc lên từ những nhà kho khu Khánh Hội đã thiêu trọn một vùng dân cư. Đôi lúc, tiếng lựu đạn vang lên. Hai lính Pháp bị ám sát. Những tờ rơi kêu gọi bãi công được rải đi. Người Pháp cho rằng những sự kiện này được kích động bởi “các thành phần Việt Minh”.
Còn Việt Minh thì trả lời: đó là phản ứng tự nhiên của những cư dân miền Nam bị chiếm đóng, như cách mà chính người Pháp đã làm với quân Đức vài năm trước đó.
Trung tuần tháng 9/1946, hội nghị Fonteinebleau kết thúc. Không có kết quả nào đạt được về tư cách độc lập của Việt Nam và vấn đề Nam Kỳ. “Un grain de sable peut entraver la marche d'une machine” (Một hạt cát có thể dừng hoạt động cả cỗ máy) - Hồ Chí Minh tóm tắt kết quả hội nghị khi trả lời báo chí Pháp.
“Một hạt cát có thể dừng hoạt động cả cỗ máy”
Hồ Chí Minh
Cỗ máy ấy tên là Hòa Bình. Nó đã bị trì hoãn tại Đông Dương trong 30 năm tiếp sau. Hai tháng sau hội nghị, cuộc đấu súng tại Nhà hát lớn thành phố Hải Phòng mở màn cho chiến tranh Đông Dương lần thứ Nhất.
Ngày thống nhất
Những người lính ở chiến trường B kể rằng cái tên Thành phố Hồ Chí Minh đã đi vào đầu từ lúc nào, họ không còn nhớ. Chỉ biết rằng thành phố ấy đã được gọi như thế trước giải phóng rất lâu.
Việc Phạm Xuân Ẩn có một thông tin mà chưa ai biết chắc không có gì đáng ngạc nhiên.
Nhưng vị tướng tình báo huyền thoại cũng chưa bao giờ giải thích lý do Time ngày hôm đó gọi chắc như đinh đóng cột cái tên mà mãi một năm sau mới được chính thức hóa.
Vậy "Thành phố Hồ Chí Minh" ra đời khi nào?
Hà Nội, mùa thu 1946
Hà Nội, Chủ Nhật ngày 25 tháng 8 năm 1946, một ngày mùa thu đẹp trời. Khắp ngõ phố cờ đỏ sao vàng tung bay.
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sắp tròn một tuổi. Ở Nhà Hát Lớn và Ấu Trĩ Viên (nhà triển lãm ở vị trí Cung Thiếu nhi bây giờ) hàng chục nghìn người đi xem những cuộc triển lãm ảnh và mỹ thuật về cách mạng.
Bên Bờ Hồ, các tình nguyện viên hăng hái lấp những hầm trú ẩn để trồng hoa. Khắp nơi người ta gọi nhau đi hội họp và tập dượt chuẩn bị cho buổi mít-tinh lớn mừng sinh nhật đất nước. Trên báo, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đăng tin mở lớp dạy hát thiếu nhi đầu tiên.
Những cơn mưa bất chợt không làm cho bầu không khí bớt sôi nổi.
Hôm ấy, một ý tưởng quan trọng được khởi xướng. Ý tưởng mà tròn 30 năm sau mới thành hiện thực: đổi tên Sài Gòn - Gia Định thành “Thành phố Hồ Chí Minh”.
Ngày 25/8/1946, Phòng Nam bộ Trung ương nhóm họp tại đường Gia Định, nay là đường Trần Nhật Duật. Tại cuộc họp đó, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp đưa ra ý tưởng lấy tên Hồ Chí Minh đặt cho Sài Gòn - Gia Định. Ý tưởng nhanh chóng được hưởng ứng. Một ngày sau, 57 người miền Nam đang tham gia cách mạng gửi một bản quyết nghị lên Quốc hội và Chính phủ.
“Xin Quốc-hội và Chính phủ đổi ngay tên thành phố Sài Gòn lại là tên thành phố Hồ-Chí-Minh để tượng trưng sự chiến đấu, hy sinh và cương quyết trở về với Tổ quốc của dân Nam Bộ” - bản quyết nghị viết.
57 người ký tên, trong đó có Cục trưởng Quân y Trần Hữu Nghiệp, vị bác sĩ giàu có từng sở hữu bệnh viện tư ở Mỹ Tho, bỏ danh vọng đi theo cách mạng; Trần Công Tường (luật sư) sau này làm Thứ trưởng Tư pháp; Nguyễn Tấn Gi Trọng (Phó cục trưởng Quân y) người giữ ghế đại biểu Quốc hội Việt Nam 7 khóa sau đó.
Để hiểu được chân dung những người đã đưa ra ý tưởng đổi tên Sài Gòn, Trần Hữu Nghiệp là một cái tên tiêu biểu.
Du học ở Pháp về, Trần Hữu Nghiệp là một chủ bệnh viện tư giàu có. "Một chiếc xe hơi Peugoet màu đen bóng, bên trên có một người dáng trí thức, cầm tay lái, đeo kính râm, mặc áo sơ mi lụa ủi thẳng nếp, thắt ca-vát màu, trong nhà có bồi bếp riêng" - đó là chân dung ông tự họa trong hồi ký của mình.
Trang nhất báo Cứu Quốc ngày 27/8/1946 |
Nỗi khổ của Trần Hữu Nghiệp chỉ có một chữ “Nước”. Chàng thanh niên du học Paris phát hiện ra một điều là cuốn từ điển tiếng Việt duy nhất thời ấy được lưu hành, do Hội khai trí tiến đức Hà Nội biên soạn, không có từ “Nước” với ý nghĩa quốc gia, Tổ quốc. “Họ lờ đi, hay cố ý quên?” - chàng thanh niên tự vấn.
Rồi bác sĩ Nghiệp đi theo Việt Minh và một lòng với cuộc cách mạng trong suốt phần đời còn lại của mình.
Ngày 27/8/1946, trên trang nhất báo Cứu Quốc chạy tít lớn: “Thành phố Sài-Gòn từ nay sẽ đổi tên là Thành phố Hồ-Chí-Minh”. Một lời khẳng định.
Hạt cát trong cỗ máy
Hồ Chí Minh - người được nhắc đến trong bản quyết nghị đổi tên Sài Gòn tháng 8/1946 đang ở cách Hà Nội hơn 9000 km, tại một căn biệt thự ở ngoại ô Paris. Trước mặt Chủ tịch của nước cộng hòa non trẻ là một cuộc thương thảo bế tắc - Hội nghị Fontainebleau.
Hội nghị đã diễn ra hơn một tháng, từ đầu tháng 7, phái đoàn Chính phủ Việt Nam và Pháp đang không thể nói chuyện tiếp. Trưởng đoàn VIệt Nam Phạm Văn Đồng không chấp nhận cái gọi là “Cộng hòa Nam Kỳ tự trị” mà Pháp vừa bật đèn xanh cho thành lập ở Đông Dương.
Trước đó ba ngày, 22/8/1946, Hồ Chí Minh phải trực tiếp gặp Bộ trưởng Hải ngoại Pháp, Marins Moutet, để bàn thảo việc nối lại thương lượng. Báo Le Monde mô tả công sứ Sainteny phải “chạy như con thoi suốt cả ngày” giữa văn phòng Bộ trưởng Moutet trên phố Oudinot và biệt thự mà Hồ Chí Minh đang nghỉ tại ngoại ô Paris.
Ngày 28/8/1946, hội nghị nhóm họp trở lại. Báo Le Monde, sau những ngày mệt mỏi với các phân tích, dành một mẩu tin nhỏ cho sự kiện này. “Chúng ta không nên trông đợi sự phục hồi của các cuộc đối thoại tại Fonteinebleau” - báo này viết, mà không giải thích thêm.
Nhận định của Le Monde như lời lý giải trực tiếp cho ý tưởng của bác sĩ Trần Hữu Nghiệp và đồng sự.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới làm khách của Chính phủ Pháp, một chính phủ từng truy bắt mình hàng chục năm, để tìm lời giải cho Nam Kỳ. Mục tiêu quan trọng nhất của hội nghị Fonteinebleau là thống nhất về thời điểm và phương thức tiến hành trưng cầu dân ý để Nam Kỳ sáp nhập vào Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sài Gòn khi ấy là trung tâm của sự bấp bênh. Ngày 18/8, một ngọn lửa bốc lên từ những nhà kho khu Khánh Hội đã thiêu trọn một vùng dân cư. Đôi lúc, tiếng lựu đạn vang lên. Hai lính Pháp bị ám sát. Những tờ rơi kêu gọi bãi công được rải đi. Người Pháp cho rằng những sự kiện này được kích động bởi “các thành phần Việt Minh”.
Còn Việt Minh thì trả lời: đó là phản ứng tự nhiên của những cư dân miền Nam bị chiếm đóng, như cách mà chính người Pháp đã làm với quân Đức vài năm trước đó.
Trung tuần tháng 9/1946, hội nghị Fonteinebleau kết thúc. Không có kết quả nào đạt được về tư cách độc lập của Việt Nam và vấn đề Nam Kỳ. “Un grain de sable peut entraver la marche d'une machine” (Một hạt cát có thể dừng hoạt động cả cỗ máy) - Hồ Chí Minh tóm tắt kết quả hội nghị khi trả lời báo chí Pháp.
“Một hạt cát có thể dừng hoạt động cả cỗ máy”
Hồ Chí Minh
Cỗ máy ấy tên là Hòa Bình. Nó đã bị trì hoãn tại Đông Dương trong 30 năm tiếp sau. Hai tháng sau hội nghị, cuộc đấu súng tại Nhà hát lớn thành phố Hải Phòng mở màn cho chiến tranh Đông Dương lần thứ Nhất.
Ngày thống nhất
Những người lính ở chiến trường B kể rằng cái tên Thành phố Hồ Chí Minh đã đi vào đầu từ lúc nào, họ không còn nhớ. Chỉ biết rằng thành phố ấy đã được gọi như thế trước giải phóng rất lâu.
Ngày giải phóng, không hẹn mà gặp, trên các mặt báo Hà Nội đồng loạt gọi Sài Gòn bằng tên mới: Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà báo Trần Mai Hạnh - một trong những nhà báo đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập sáng 30/4, kể cái tên ấy tự bật ra trong đầu khi ông chứng kiến dòng người mang cờ đỏ sao vàng ở trung tâm thành phố. Bài tường thuật của Mai Hạnh đăng trên tờ Nhân Dân ngày 2/5/1975 rất điển hình cho cách gọi trộn lẫn những ngày đó: “… từ hướng Tây Bắc, theo đường số 1, chúng tôi tiến vào trung tâm Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí Minh hiện ra trước mắt...”.
Trước đó, Nhân Dân đã sử dụng cùng lúc hai tên “Sài Gòn” và “Thành phố Hồ Chí Minh” trong các bài tường thuật. Báo Hà Nội Mới số ra ngày 1/5 cũng sử dụng cùng lúc cả hai tên trên trang nhất.
Lúc đó, chưa một quyết định nào được đưa ra về tên mới của Sài Gòn. Trong các quyết định hành chính đầu tiên của lực lượng tiếp quản thành phố, địa danh này vẫn được gọi là “Sài Gòn - Gia Định”.
Cùng thời gian, ca khúc “Tiếng hát từ thành phố mang tên người” được phát sóng và trở nên nổi tiếng. Nhà thơ Đăng Trung, người viết lời cho ca khúc, kể ông lấy ý tưởng từ ý thơ của Tố Hữu viết năm 1954 - tức 20 năm trước ngày thống nhất.
Tháng 7/1976, Quốc hội Việt Nam họp và quyết định đổi tên để Sài Gòn mang tên chính thức như ngày hôm nay.
Đó là ngày 3/7/1976 - một ngày trước lễ quốc khánh lần thứ 200 của Mỹ. Trang nhất tờ The New York Times có một tin ngắn trích nguồn từ hãng AP với nội dung “Nam-Bắc Việt Nam đã chính thức thống nhất”.
Bài lớn kèm ảnh bìa The New York Times hôm đó dành cho một hoạt động biểu diễn chào đón quốc khánh trên cảng New York.
Một trang bìa gợi rõ ý niệm về hòa bình.
Hiền Nguyễn
Theo Le Monde; Cứu Quốc; Nhân Dân; Hồi ký Trần Hữu Nghiệp (1993); The New York Times
Ảnh: History.com; The New York Times; Flickr (giấy phép Common Creative); TIME; Marc Riboud
Nhà báo Trần Mai Hạnh - một trong những nhà báo đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập sáng 30/4, kể cái tên ấy tự bật ra trong đầu khi ông chứng kiến dòng người mang cờ đỏ sao vàng ở trung tâm thành phố. Bài tường thuật của Mai Hạnh đăng trên tờ Nhân Dân ngày 2/5/1975 rất điển hình cho cách gọi trộn lẫn những ngày đó: “… từ hướng Tây Bắc, theo đường số 1, chúng tôi tiến vào trung tâm Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí Minh hiện ra trước mắt...”.
Trước đó, Nhân Dân đã sử dụng cùng lúc hai tên “Sài Gòn” và “Thành phố Hồ Chí Minh” trong các bài tường thuật. Báo Hà Nội Mới số ra ngày 1/5 cũng sử dụng cùng lúc cả hai tên trên trang nhất.
Lúc đó, chưa một quyết định nào được đưa ra về tên mới của Sài Gòn. Trong các quyết định hành chính đầu tiên của lực lượng tiếp quản thành phố, địa danh này vẫn được gọi là “Sài Gòn - Gia Định”.
Cùng thời gian, ca khúc “Tiếng hát từ thành phố mang tên người” được phát sóng và trở nên nổi tiếng. Nhà thơ Đăng Trung, người viết lời cho ca khúc, kể ông lấy ý tưởng từ ý thơ của Tố Hữu viết năm 1954 - tức 20 năm trước ngày thống nhất.
Tháng 7/1976, Quốc hội Việt Nam họp và quyết định đổi tên để Sài Gòn mang tên chính thức như ngày hôm nay.
Đó là ngày 3/7/1976 - một ngày trước lễ quốc khánh lần thứ 200 của Mỹ. Trang nhất tờ The New York Times có một tin ngắn trích nguồn từ hãng AP với nội dung “Nam-Bắc Việt Nam đã chính thức thống nhất”.
Bài lớn kèm ảnh bìa The New York Times hôm đó dành cho một hoạt động biểu diễn chào đón quốc khánh trên cảng New York.
Một trang bìa gợi rõ ý niệm về hòa bình.
Hiền Nguyễn
Theo Le Monde; Cứu Quốc; Nhân Dân; Hồi ký Trần Hữu Nghiệp (1993); The New York Times
Ảnh: History.com; The New York Times; Flickr (giấy phép Common Creative); TIME; Marc Riboud
Hổng biết bây giờ có nên lấy lại tên cũ như nhiều người SG muốn ko ta ?
Trả lờiXóa