Thầy Trần Văn Từ.
Tin buồn: anh Trần Quyết Tâm vừa mất hôm qua
4 năm trước
Nơi gặp gỡ, giao lưu của các bạn cựu Học Sinh Miền Nam-Trường Nguyễn Văn Bé và các trường HSMN khác. Rất mong tất cả các bạn HSMN, các bạn thiếu sinh quân trường Trỗi và tất cả những ai đã có, dù chỉ là chút ít kỉ niệm với chúng tôi hãy tham gia đông đảo. Hy vọng rằng với sân chơi này chúng ta lại tìm thấy nhau dù đang ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này.
Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.
Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]
Các Quế, MMĐTTQ tham khảo trang www.statscrop.com họ đánh giá siêu thị bantbe.blogspot.com :
Trả lờiXóa"Bantbe.blogspot.com it is ranked #22,139,967 in the world, a low rank means that this website gets lots of visitors. This site has a Pagernk(0/10), Its seo score is 50%. IP address is 173.194.112.42, and its server is hosted at Mountain View, United States."
Thời điểm đánh giá 17/11/2014.
67-73: Là gì vậy trời?
XóaChắc là làm dân Quế từ năm 1967 cho đến 1973, giống M.Phong? :;? =))
XóaCám ơn Quế 67-73 nhắc.Đánh giá này cơ bản như sau:
XóaBantbe.blogspot.com nó được xếp hạng # 22.199.371 trên thế giới, một thứ hạng thấp nhưng trang web này vẫn có rất nhiều khách thăm . Trang web này có một PageRank (0/10), số điểm SEO của nó là 53,3%. Địa chỉ IP là 173.194.78.132, và máy chủ của nó được lưu trữ tại Mountain View, Hoa Kỳ.
Pagerank là tầm quan trọng của trang trong thế giới Web,được cho điểm bởi các trang Web khácSẽ tìm cách show trang cho thiên hạ biết.
Điểm SEO là 53,3%.SEO là tối ưu hóa liên kết tìm kiếm trang với các công cụ khác.
Kích thước trang này là 213 KB. Các trang web trung bình chiếm 320 KB trên web toàn thế giới. Googlebot sẽ thu thập dữ liệu 100 KB đầu tiên của html trên một trang. Kích thước trang lý tưởng nên được ít hơn 100 KB. Chúng tôi khuyên bạn nên giảm bớt HTML của bạn. Giảm bớt THML đề cập đến loại bỏ các byte không cần thiết, chẳng hạn như không gian thêm, ngắt dòng và thụt đầu dòng. Giảm bớt cho HTML.
Sẽ co trang lại gọn hơn HTML.
Vấn đề đáng chú ý là:
Blogspot.com có 14 tuổi. Nó sẽ hết hạn vào ngày 31 Tháng Bảy năm 2015. Các nhà tài trợ là MarkMonitor, Inc ..
Tên miền: Blogspot.com
Domain Age: 14 năm 114 ngày tuổi
Thời gian còn lại: 254 ngày 17 giờ 19 giây
Tên máy chủ: ns4.google.com (216.239.38.10) ... [+]
Tên miền Status: clientUpdateProhibited
Sau thời gian này phải mua miền, còn không thì nghỉ chơi.Chưa biết sao đây ?
Ô là la. Mình viết vắn tắt quá nên thành trật lất. Nhớ lại, sau 18 tháng học và hành nhau, năm 1997, nhận được cái bằng B Anh văn. Từ đó đến nay (17 năm), không đụng lại 1 chữ. Bởi vậy, khi đọc còm của 67-73, hơn vịt nghe sấm. Các bác nước ngoài có chửi, chắc mình cũng yes luôn. Giờ thì HHP đã giải thích. Mình hiểu rồi. Còn 67-73 là gì, là ai, mình biết mà.
Trả lờiXóa……..
Trả lờiXóa“Khi thầy cô là cha mẹ
Cô Duyên, thầy Tiến là một cặp vợ chồng gặp nhau, yêu nhau, cưới nhau, sinh con tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú Hà Đông - một trường HS miền Nam nhưng dành riêng cho con em các dân tộc thiểu số từ Tây Nguyên ra.
Vào trường từ lúc mới hơn 20 tuổi, chưa có kinh nghiệm cuộc đời đã phải làm cha làm mẹ trong một “gia đình” có đến hơn 30 đứa con. Từ ăn uống, ngủ nghê, tắm giặt, đến chuyện ghẻ lở, chấy rận, rồi chuyện cãi cọ, giận hờn, thầy cô cũng phải lo hết.”
…………
Chúng tôi vô tư đến độ không nhận ra là cô Duyên, thầy Tiến có ba người con thì không mấy khi thấy các em ở gần bố mẹ, thầy cô phải gửi con cho ông bà nuôi để dành hết thời gian và tâm sức cho chúng tôi.
Bây giờ chúng tôi đã thành người, có những người đã nổi tiếng trong khoa học, văn học nghệ thuật, hay làm cán bộ cao cấp, còn thầy cô thì vẫn âm thầm với nghề đưa đò và nay thì về hưu, với gia tài chỉ là lòng biết ơn của các thế hệ học trò miền Nam”.
……….
“Nhưng thầy cô cũng vẫn chưa phải là những người vất vả, cực khổ nhất trong các ngôi trường HS miền Nam. Trong ký ức của cả trò lẫn thầy, một chỗ đứng gần gũi âu yếm nhất bao giờ cũng dành cho các cô chú cấp dưỡng, tiếp phẩm, phục vụ.
Mùa hè nóng hừng hực, mùa đông lạnh buốt chân tay, từ 4-22 giờ đêm họ lao động nặng nhọc để lo cho các em cơm dẻo canh ngọt. Ngay cả trong cảnh bom đạn và ở nơi sơ tán, cả việc băng qua mấy quả đồi gánh nước về cho các em ăn uống tắm giặt, các cô các chú cũng không hề từ nan.
Những con người lặng thầm lương ở bậc thấp nhất trong các thang lương nhà nước ấy đã mất hút ở đâu sau 50 năm cuồn cuộn những dòng thác sự kiện trên đất nước? Ba Kinh, ba Soạn, má Luận, má Kiệm, má Cúc, cô Sự, chú Bông, chú Phát xinê... đã đi đâu về đâu với cái nghề cấp dưỡng, tiếp phẩm, chiếu bóng... trong xã hội thời bình đầy sung sướng nhưng cũng đầy vô tâm này?
Còn chăng chỉ có những vần thơ mộc mạc ca ngợi chú Phát xinê của cô bé Lê Hoàng Yến ngày nào nay đã thành bà:
Chú Phát ơi cháu nhớ - những ngày tháng gian nan -… nghe chú Phát về trường - tối nay xem phim nhé… chú là anh thợ máy - kiêm cả người thuyết minh - cháu còn như nghe rõ - giọng chú đậm nghĩa tình - Hôm nay Hai chị em - mai Sông Đông êm đềm - khuya rồi phim đã hết - chú còn giữa màn đêm - … Nay chú ở nơi nao - chú cho chúng cháu biết - chúng cháu mong tha thiết...”
Trích từ Những hạt giống miền Nam nảy mầm trên đất Bắc
Của VIỆT HOÀI
THÔNG TƯ Số: 020-TTg ngày 17/01/1961 của THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ vể QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH MIỀN NAM
Trả lờiXóaĐể góp phần đảm bảo công tác nuôi dạy học sinh miền Nam được tốt hơn nữa, Thủ tướng Chính phủ quy định lại một số tiêu chuẩn, chế độ đối với học sinh miền Nam như sau:
1. Học sinh con gia đình tử sĩ, liệt sĩ, con cán bộ do Ủy ban Thống nhất quản lý, học sinh mồ côi cả cha mẹ hoặc không có cha mẹ ở miền Bắc, con thương binh tàn phế, con cán bộ mà mức sinh hoạt còn tương đối thấp, cần được chú ý trước hết. Học sinh là dân tộc thiểu số miền Nam và học sinh Hoa kiều miền Nam tập kết cần được chiếu cố thích đáng. Học sinh có cha mẹ ở miền Bắc thì tùy khả năng mà cha mẹ phải đóng góp một phần vào việc nuôi dạy con mình.
2. Bãi bỏ chế độ cấp phát đồng loạt ở trường nội trú và chế độ trợ cấp sinh hoạt phí có trang phục hay không trang phục ở ngoại trú, thay bằng chế độ trợ cấp theo các loại sau đây:
a) Đối với học sinh ở trường nội trú:
Tiêu chuẩn và chế độ trợ cấp loại I:
Học sinh là con gia đình liệt sĩ, tử sĩ, con cán bộ do Ủy ban Thống nhất quản lý, con thương binh tàn phế, học sinh mồ côi cả cha mẹ hoặc không có cha mẹ ở miền Bắc, con cán bộ đông con mà thu nhập bình quân nhân khẩu trong gia đình hàng tháng dưới 18 đồng ở nông thôn, và dưới 20 đồng ở thành phố, thì được trợ cấp như sau:
- 16 đồng tiền ăn hàng tháng cho học sinh cấp I,
- 17đ50 tiền ăn hàng tháng cho học sinh cấp II, III,
- 3đ00 tiền tiêu vặt hàng tháng cho học sinh cấp I,
- 3đ50 tiền tiêu vặt hàng tháng cho học sinh cấp II,
- 4đ50 tiền tiêu vặt hàng tháng cho học sinh cấp III và các khoản khác như: trang phục, học phẩm, sách giáo khoa, tập thể phí, vui khỏe... đã quy định trong Thông tư số 115-TTg, ngày 07-03-1957 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiêu chuẩn và chế độ trợ cấp loại II:
Học sinh có cha mẹ hiện ở miền Bắc mà thu nhập bình quân nhân khẩu trong gia đình hàng tháng trên 18 đồng ở nông thôn, và trên 20 đồng ở thành phố, thì được trợ cấp như sau:
- 16 đồng tiền ăn hàng tháng cho học sinh cấp I,
- 17đ50 tiền ăn hàng tháng cho học sinh cấp II, III. Các khoản khác do phụ huynh đài thọ.
b) Đối với học sinh ngoại trú:
Tiêu chuẩn và chế độ trợ cấp loại I:
Học sinh là con gia đình tử sĩ, liệt sĩ, con cán bộ do Ủy ban Thống nhất quản lý, con thương binh tàn phế, học sinh mồ côi cả cha mẹ hoặc không có cha mẹ ở miền Bắc, con cán bộ đông con mà thu nhập bình quân nhân khẩu trong gia đình hàng tháng dưới 18 đồng ở nông thôn, và dưới 20 đồng ở thành phố, nếu trước đây được cấp sinh hoạt phí có trang phục, nay được trợ cấp loại I, ở ngoài trường như sau:
- Mỗi tháng 20 đồng cho học sinh cấp I,
- Mỗi tháng 22 đồng cho học sinh cấp II,
- Mỗi tháng 24 đồng cho học sinh cấp III,
Tiêu chuẩn và chế độ trợ cấp loại II:
Học sinh có cha mẹ hiện ở miền Bắc mà thu nhập bình quân nhân khẩu trong gia đình hàng tháng trên 18 đồng ở nông thôn, và trên 20 đồng ở thành phố, nếu trước đây được cấp sinh hoạt phí có trang phục, nay được trợ cấp loại II ở ngoài trường như sau:
- Mỗi tháng 16 đồng cho học sinh cấp I,
- Mỗi tháng 17đ50 cho học sinh cấp II, III.
Tiêu chuẩn và chế độ trợ cấp loại III:
Học sinh có cha mẹ hiện ở miền Bắc mà thu nhập bình quân nhân khẩu trong gia đình hàng tháng trên 18 đồng ở nông thôn, và trên 20 đồng ở thành phố, nếu trước đây được cấp sinh hoạt phí không trang phục hoặc học bổng 12 đồng, nay được trợ cấp loại III ở ngoài trường: 12 đồng mỗi tháng.
3. Đối với những gia đình có con ăn học trong trường, lại còn có con được trợ cấp học ở ngoài trường, mà đời sống tương đối ít khó khăn thì không trợ cấp cho những người con học ở ngoài trường nữa.
Quan niệm thế nào là "học sinh Miền Nam" thay đổi theo quá trình lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Trả lờiXóa1. Năm 1958: Theo Chỉ thị của Ban Bí thư, số 94-CT/TW, ngày 8 tháng 7 năm 1958, quy định một số chính sách đối với học sinh miền Nam :
Vấn đề học sinh miền Nam không chỉ đơn thuần là một công tác giáo dục mà còn là một vấn đề chính trị, nên hiện nay công tác này còn gặp nhiều khó khǎn, lúng túng. Để có phương hướng giải quyết vấn đề học sinh miền Nam một cách thích hợp với tình hình cách mạng hiện nay, Ban Bí thư quy định một số chủ trương như sau:
I- Quan niệm thế nào là học sinh miền Nam
Sau khi có Hiệp định đình chiến Giơnevơ, Đảng và Chính phủ chủ trương tập kết quân đội và cán bộ miền Nam ra Bắc, đồng thời cho một số con cán bộ cách mạng có tiêu chuẩn ra Bắc để tiếp tục học tập. Vì có hoàn cảnh chính trị như thế mới đặt ra vấn đề học sinh miền Nam. Tập kết là cái mốc lịch sử để quy định học sinh miền Nam ở tại miền Bắc.
Như vậy, học sinh miền Nam do Bộ Giáo dục quản lý gồm có:
+ Học sinh là con cán bộ quân, dân, chính, đảng miền Nam theo cha mẹ tập kết.
+ Học sinh miền Nam bản thân có tiêu chuẩn được ra Bắc học tập trong thời gian tập kết (bản thân học sinh có thành tích kháng chiến hoặc là con liệt sĩ, tử sĩ, v.v.).
Ngoài ra còn có:
+ Học sinh miền Nam (Bình Trị Thiên, Liên khu V) được Chính phủ, Đảng cho ra Bắc học trong kháng chiến, nay không có cha mẹ ở miền Bắc và cũng không liên lạc được với gia đình để có tiền tiếp tục ǎn học.
+ Học sinh vượt tuyến (từ sau hoà bình đến nay) là con cán bộ tập kết, là con đồng bào miền Nam vượt tuyến ra Bắc học.
+ Học sinh miền Nam ra Bắc học với tiêu chuẩn tự túc trong thời gian tập kết nay hết tiền.
Nói chung, đối với các loại học sinh này đều gọi là học sinh miền Nam nhưng đặc biệt chú ý hai loại trên.
Đối với hai trường hợp sau đây không liệt vào học sinh miền Nam:
- Học sinh là con cán bộ quê ở miền Bắc vào Nam công tác nhưng gia đình vẫn ở lại miền Bắc.
- Học sinh là con cán bộ quê ở Nam vĩ tuyến 17 cũng theo cha mẹ ra Bắc khi cha mẹ được điều động hay di chuyển ra Bắc công tác trong kháng chiến, trước ngày hoà bình.
(còn tiếp)
Quan niệm thế nào là "học sinh Miền Nam" thay đổi theo quá trình lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ. (Tiếp)
Xóa2. Năm 1961 trở đi:
a/ THÔNG TƯ Số: 020-TTg ngày 17/01/1961 của THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ vể QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH MIỀN NAM:
“Để góp phần đảm bảo công tác nuôi dạy học sinh miền Nam được tốt hơn nữa, Thủ tướng Chính phủ quy định lại một số tiêu chuẩn, chế độ đối với học sinh miền Nam như sau:
1. Học sinh con gia đình tử sĩ, liệt sĩ, con cán bộ do Ủy ban Thống nhất quản lý, học sinh mồ côi cả cha mẹ hoặc không có cha mẹ ở miền Bắc, con thương binh tàn phế, con cán bộ mà mức sinh hoạt còn tương đối thấp, cần được chú ý trước hết. Học sinh là dân tộc thiểu số miền Nam và học sinh Hoa kiều miền Nam tập kết cần được chiếu cố thích đáng. Học sinh có cha mẹ ở miền Bắc thì tùy khả năng mà cha mẹ phải đóng góp một phần vào việc nuôi dạy con mình.”
Như vậy “Học sinh Miền Nam” có thêm khái niệm “Học sinh con gia đình tử sĩ, liệt sĩ, con cán bộ do Ủy ban Thống nhất quản lý” và “Học sinh là dân tộc thiểu số miền Nam và học sinh Hoa kiều miền Nam tập kết”
(còn tiếp)
b/ THÔNG TƯ Số: 45-TT-MN ngày 10/10/1962 của BỘ GIÁO DỤC về việc XET TRỢ CẤP CHO HỌC SINH MIỀN NAM TRONG NIÊN KHÓA 1962-1963:
Xóa“Căn cứ vào Thông tư số 020-TTg ngày 17-01-1961 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ chính sách đối với học sinh miền Nam. Tại điểm 4 tiểu mục b trong thông tư nói trên có quy định “Từ nay không thu nhận học sinh vào ăn ở trong trường. Tùy từng trường hợp, tùy tình hình và kế hoạch của từng niên học, Bộ Giáo dục có thể xét cấp học bổng cho ở ngoài trường”.
Để xét trợ cấp cho học sinh miền Nam học ngoại trú trong niên khóa 1962-1963 Bộ
quy định và hướng dẫn một số điểm cụ thể như sau:”
……….
“Học sinh được xét trợ cấp loại 1 gồm có:
1. Học sinh là con gia đình cán bộ do Trung ương quản lý được Ủy ban Thống nhất xác nhận và giới thiệu, không phân biệt sinh ở miền Nam hay ở miền Bắc, nếu đúng tuổi và đã đi học thì đều được xét trợ cấp loại 1.
2. Học sinh tập kết theo tiêu chuẩn con tử sĩ, liệt sĩ hay con cán bộ, bộ đội cùng theo bố mẹ tập kết ra Bắc mà bố hoặc mẹ hy sinh hoặc ốm đau chết trong lúc làm nhiệm vụ được cơ quan đơn vị xác nhận là tử sĩ, liệt sĩ.
3. Học sinh theo bố mẹ tập kết ra Bắc là con thương binh tàn phế hiện đang ở Trại thương binh hoặc phân tán về địa phương và đang hưởng chế độ thương binh (không phải hưởng lương như cán bộ, công nhân viên trong biên chế của cơ quan hay xí nghiệp).
4. Học sinh mồ côi cả bố mẹ, hoặc mới vượt tuyến ra Bắc nhưng không có bố mẹ hay người đỡ đầu ở miền Bắc.”
Như vậy “Học sinh Miền Nam” có thêm khái niệm "Học sinh là con gia đình cán bộ do Trung ương quản lý được Ủy ban Thống nhất xác nhận và giới thiệu, không phân biệt sinh ở miền Nam hay ở miền Bắc,"
Sau này Đảng có chủ trương tiếp tục đưa các thiếu niên, nhi đồng từ các tỉnh trong Miền Nam ra Bắc học tập, đào tạo, khi đường dây 559 đã là tuyến giao thông Bắc Nam đảm bảo an toàn hơn, các thiếu niên, nhi đồng từ các tỉnh Nam Bộ được ra bắc bằng những con đường khác nhau có khi bằng máy bay từ Campuchia... Chính vì vậy, Ủy Ban Thống nhất của Chính Phủ chọn nơi tiếp đón là T64.
XóaTieu chuẩn để được ra Bắc chủ yếu là con các cán bộ cốt cán đang hoạt động trong Nam hoặc đã hy sinh.