Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

BẾN SÔNG NHẬT LỆ QUA ĐIỆN THOẠI TGTB








34 nhận xét:

  1. PÁC TM:
    Cùng một bến sông nơi ta ngồi nghía,
    Bác hên đẹp trời, em gặp hôm mưa.

    Trả lờiXóa
  2. Trời mưa thì mặc trời mưa
    Chú Dũng đi bừa đã có áo tơi
    Mưa có rơi chẳng lo ướt tóc
    Ảnh chụp rồi đẹp đấy, kẻ chịu chơi.

    Trả lờiXóa
  3. Đi chơi sướng hèo

    Trả lờiXóa
  4. Đã chơi, đâu sợ mưa rơi
    Đã đi đâu sợ ông trời ra sao
    Đã chơi, đâu sợ thấp cao
    Đã đi đâu sợ chuyện đời ra sao.

    Trả lờiXóa
  5. Ảnh này chụp trong chuyến hành quân hướng Bác sau Tết vừa rồi, có ghé viếng Võ Đại tướng. Đi mần ghé qua đó, hổng dám đi chơi mô nơ. Chừ thif đang ở trên...núi, chưa hạ sơn được. Ảnh chụp qua cái Alo mà được pac TM khen, đâng rân rân người đây!

    Trả lờiXóa
  6. Không đề gửi mùa đông
    Dường như ai đi ngang cửa,
    Hay là ngọn gió mải chơi?
    Chút nắng vàng thu se nhẹ,
    Chiều nay,
    Cũng bỏ ta rồi.
    Làm sao về được mùa đông?
    Chiều thu - cây cầu...
    Đã gãy.
    Lá vàng chìm bến thời gian,
    Đàn cá - im lìm - không quẫy.
    Ừ, thôi...
    Mình ra khép cửa,
    Vờ như mùa đông đang về!
    Thảo Phương - SG - 8.1992

    Trả lờiXóa
  7. - Ở phiên bản thơ đầu tiên "Không đề gửi mùa đông", Thảo Phương viết như sau:
    "Dường như ai đi ngang cửa
    Hay là ngọn gió mải chơi?
    Chút nắng vàng thu se nhẹ
    Chiều nay cũng bỏ ta rồi
    Làm sao về được mùa đông?
    Chiều thu - cây cầu...
    đã gãy
    Lá vàng chìm bến thời gian
    Đàn cá - im lìm - không quẫy
    Ừ, thôi…
    Mình ra khép cửa
    Vờ như mùa đông đang về!".
    - Phiên bản thơ thứ hai với tựa đề "Nỗi nhớ mùa đông" như sau:
    "Dường như ai đi ngang cửa
    Gió mùa đông bắc se lòng
    Chút lá thu vàng đã rụng
    Chiều nay cũng bỏ ta đi
    Nằm nghe xôn xao tiếng đời
    Mà ngỡ ai đó nói cười
    Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy
    Giờ đây cũng bỏ ta đi
    Làm sao về được mùa đông
    Dòng sông đôi bờ cát trắng
    Làm sao về được mùa đông
    Để nghe chuông chiều xa vắng
    Thôi đành ru lòng mình vậy
    Vờ như mùa đông đã về
    Làm sao về được mùa đông
    Dòng sông đôi bờ cát trắng
    Làm sao về được mùa đông
    Mùa thu cây cầu đã gãy
    Thôi đành ru lòng mình vậy
    Vờ như mùa đông đã về" .
    Trích từ NHÀ THƠ THẢO PHƯƠNG đi vào Nỗi nhớ mùa đông

    Trả lờiXóa
  8. ND : mình đặt tên cho bạn là Q.ND vì bạn thích nặc danh,nhớ dai,nhớ dài ...và nặng dậy (nhớ quá dậy ).:))

    Trả lờiXóa
  9. Nhớ mùa đông, sao lại không nhớ được, cái ngày có tuyết rơi, cái ngày mọi người cùng trượt tuyết, nhưng chỉ chẳng nhớ làm sao sống qua mùa đông. Chuyện áo bông khi nhỏ bóng lưỡn vì áo không được giặt bởi vỏ và ruột liền nhau, sau này mới có vụ vỏ áo riêng, ruột riêng. Cái lạnh cóng, lên lớp phải nhóm than để quây quần, xoa tay quanh bếp than hồng, từ cách nhóm than cho cháy hồng, đến mặc sao cho ấm. Không phải riêng cái lạnh cóng - buốt giá của Hà Nội, Đông Triều mà cái buốt giá của đông Quế Lâm, sao không nhớ được, dù bây giờ, ở miền Trung có mưa mù, gió bấc lạnh thôi, không buốt giá, ở miền Nam chỉ là se lạnh. Nhớ cái lạnh trong sự đầm ấm.

    Trả lờiXóa
  10. Mùa thu chưa qua, sao nhớ đến mùa Đông vậy. Hay cảm nhận buốt giá, mới thấy ấm áp của bếp than hồng? Hay thấy cảnh gió mùa Đông Bắc của TGTB mà chạnh lòng? Nhớ về mùa Đông rét buốt?

    Trả lờiXóa
  11. - @ Nặc danh23:38:00 19-09-2014:
    Zậy mà hồi QL tôi đã từng phát ghen lên vì dân trường Bé được phát "áo da bóng lưỡng". Bên trỗi hoàn cảnh chỉ có áo bông coton thui :D

    Trả lờiXóa
  12. @ Thanh Minh : Năm tháng nào được cấp phát thứ ấy zậy hè ? Làm gì có " áo da bóng lưỡng " bao giờ hay là bạn nhìn nhầm ở Mậu dịch ĐỎ ?

    Trả lờiXóa
  13. "Áo da bóng lưỡng" là phù sa màu mỡ bồi đắp lên cái áo đóo eng Dzinh ôi w-)

    Trả lờiXóa
  14. Dù chộp bằng điện thoại, nhưng những bức ảnh của huynh TGTB cũng đã lột tả được khung cảnh của những ngày mùa đông với bầu trời xám xịt, với mưa phùn, gió bắc! Thích nhất ảnh số 1, TL như đang nghe thấy những tiếng rít của gió mùa đông bắc lạnh cóng khi nhìn thấy những cành lá dừa nghiêng ngả trong gió!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @TL. ND: "Làm sao về được mùa đông", mùa đông trong lòng mỗi Quế! nghe thật da diết! Làm sao về được, xa, xa mãi rồi ...

      Xóa
  15. - Huynh TM: Chắc TL phải đề nghị Cục Bản quyền cấp bản quyền 4 chữ "áo da bóng lưỡng" khi nói về những cái áo bông của các Quế cho huynh thôi! TL nhớ nhất là ở 2 tay áo và cổ áo, ôi sao mà nó bóng thế!

    Trả lờiXóa
  16. Đại ca TM nói đúng, vì khi đó tụi lớp MF như Tăng Kim, Huỳnh Thái Hà, Ông Hải Hà ... mặc áo nguyên một mùa đông không giặt, chúng nó lại cưng cái giày cộp nên ra Quế Lâm mua xi về, bôi lên tay áo để chà vào giày! Các anh Trỗi mỗi lần sang thăm thì chớp nhoáng, không kêu đó là "áo da bóng" mới là lạ, có đều MF chẳng hỉu "lưỡng" ở đây là chi? :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - Q.MF: Tỷ ơi, "bóng lưỡng" là từ mới của huynh TM mà, có thế thì TL mới đăng ký bản quyền cho huynh ấy được chứ! :D

      Xóa
  17. người miền nam hay xài chữ bóng lưỡng, láng cóong , mướt rượt,....
    Vd: chà hôm nay đi đâu xỏ đôi giày bóng lưỡng, diện bộ đồ dzía láng cóong quá dậy cha nội ! có khi xài chữ bóng lưỡng chỉ mái tóc xức brillantine (loại thuốc giữ nếp tóc cho nam, còn bây giờ mấy em mình xịt keo dựng đứng)

    chỉ là từ địa phương thôi MF à :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. :-? láng cóong, mướt rượt thì vô cùng quen thuộc, mà bóng lưỡng nghe chắc không phải "địa phương Trỗi". Có một từ thêm vô bộ Quế từ điển rùi!

      Xóa
    2. Từ " bóng lưỡng " bình thường mà , chả lẽ hội Quế ở ngoải chưa nghe và chưa xài bao giờ !

      Xóa
    3. @Ráo: Chưa!! x( :((

      Xóa
    4. @Q.MF: Thôi thì tạm giải nghĩa như vầy nhe, ngày ngảy khi thấy áo bông bóng quá rồi khi chạm tay hoặc cổ cà vào thì thấy lạnh như sờ vào băng vậy. Bọn giai Quế chúng tớ nghĩ ra một cách giặt rất thông minh, ấy là đầu tiên trải áo bông ra rồi dùng lưỡi dao thấy chỗ nào bong bóng một tí là cạo, giống người ta cạo lông lợn í, cần mẫn một lúc thì cái áo hết bóng và chiển sang sần sùi như da lộn vậy. Lúc này chạm vào không còn lạnh tê nữa. Ây dà, nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn thôi, rồi bóng lại. Nhẽ từ lưỡng xuất phát từ đây chăng, kiểu lưỡng cực í. Thật, thề:(:(:(

      Xóa
    5. Định nghĩa như vậy, nên TM tưởng tượng áo bông vải bông thành áo da là "trong sức tưởng tượng". Chắc hồi mới sang, các Quế nhỏ chưa biết bảo vệ tay áo, túi áo bông: bắn bi cũng cho tay áo lê lết trên đất, ngồi đâu thì dùng gấu tay áo bông, cùi chỏ chùi đi chùi lại cho sạch bàn, ghế, hoặc bất kể cái gì, sau đó lại chùi vào túi áo bông... từ từ tích tụ, bóng dần lên thành "bóng lưỡng". Đang mùa Đông, làm sao giặt áo đây,buốt lạnh chết được, tay chân còn sưng vù ngứa ngáy. Hồi đó, hình như phải 5 năm sử dung mới được phát áo bông mới?! Người Trung Quốc họ có vải bọc ngoài tại những nơi hay tiếp xúc như khuỷu tay, đầu gối để giảm cả sự mài mòn, Quế ta, khi đó mới sang chưa có kinh nghiệm này.

      Xóa
  18. Theo phương pháp Quy nạp:
    Bước 1: Thử n=1 là đúng.
    Bước 2: Giả sử đúng với n
    Bước 3: Chứng minh đúng với (n+1).
    Áp dụng phương pháp chưng minh này , tôi sẽ cm cho các Quế là có : được phát "áo da bóng lưỡng".
    Tại bài viết "Nhớ mùa đông xưa." tôi đã mô tả chiếc áo này nhưng không dùng từ "bóng lưỡng" mà là "bóng loáng". Chiếc áo da này có chủ đàng hoàng và tôi trực tiếp chứng kiến : Chủ sở hữu "chiếc áo da bóng lưỡng" ni là ngài Quế Phan Đình Ri ( kinh qua cả 2 lò Quế DT và Quế Bé) năm 74-75 lớp 7E, quê Duy Xuyên, Quảng Nam. Cả mùa Đông PĐR chỉ mặc độc cái áo bông, phía trong không mặc áo gì thêm. Hỏi hắn sao mặc thế? Hắn nói đỡ phải giặt áo. (?!). Khi đá bóng ban đầu còn mặc áo, sau ra mồ hôi hắn cưởi, lộn ngược phơi nắng và đây là lúc TGTB được chiêm ngưỡng tác phẩm " chiếc áo da bóng lưỡng" của PĐR.Dùng bóng lưỡng là chuẩn không cần chỉnh, vì cả chiếc áo được mồ hôi mỡ của hắn nhộm và cà loáng,tế bào da chết quyện với mồ hôi thành lớp vật liệu dẻo ăn sâu vào lớp cốt vải tạo ra lớp "DA" bóng lưỡng lấp lánh dưới cái nắng mùa đông yếu ớt xứ Quế, màu đen kịt không còn một chỗ nào có dấu tích là trắng nhờ nhờ cả, cái màu ban đầu - gốc của cái áo.
    Kết luận: Có một chiếc áo được phát "áo da bóng lưỡng" mà chủ của nó là Quế Phan Đình Ri.
    Như vậy là thử n=1 Quế đã ĐÚNG. Xong bước 1.
    Giả sử đúng với n Quế. Xong bước 2.
    Còn Bước 3: chứng minh có n Quế được phát "áo da bóng lưỡng" thì TGTB xin nhường lại các ông bà Quế khác cm tiếp, để khẳng định có được phát "áo da bóng lưỡng"

    TGTB ho từ Tây Phú Yên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @TGTB: Sao áo bông lớp đệ nguyên gốc lại là "trắng nhờ nhờ" à? :-o

      Xóa
  19. Đính chính:
    Bước 3 : Chứng minh có (n+1) Quế được phát "áo da bóng lưỡng".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái túi áo bông của Quế nhỏ vào mùa đông chắc cũng kinh khủng lắm nhỉ? Bởi, trăm thứ bà rằn được nhét vô (hãy tự tưởng tượng...), có khi có thịt mỡ ăn dư mang về để chiên lấy mỡ và làm tóp mỡ?! @X :-s tay dơ lập tức có áo để chùi, eo ơi :-(

      Xóa
  20. "Ngày 21-9-1941, bài thơ “Trẻ con” của Nguyễn Ái Quốc đăng trên Báo Việt Nam Độc lập:
    “Trẻ em như búp trên cành
    Biết ăn, biết ngủ, học hành là ngoan
    Chẳng may vận nước gian nan
    Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng…
    Vì ai mà đến thế này
    Vì giặc Nhật với giặc Tây bạo tàn!
    Khiến ta nước mất nhà tan
    Trẻ em cũng phải cơ hàn xót xa
    Vậy nên con trẻ nước ta
    Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh
    Kẻ lớn cứu quốc đã đành
    Trẻ em cũng phải ra dành một vai
    Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây
    Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hic, cái nhà anh làm bài thơ ni giọng rất ... "trẻ con" w-).

      Xóa
  21. MF: là lớp vải trong, thô và trắng nhờ nhờ, làm chi có vải trắng tinh. Lớp vỏ mới màu xanh đậm.

    Trả lờiXóa
  22. @Quế:
    Đây là “Chợ 8 ” của Quế. Vô đây, không 8 tức là bạn đã “để những giây phút sống hoài, sống phí” (Paven).
    Các bạn thử hình dung: bên dòng Ly trong vắt hiền hòa, một ngày đẹp trời, bỗng dưng xuất hiện một chú Quế đem "áo da" của mình ra giặt. Cá ngửa bụng trắng cả một khúc sông. Ngư dân Choang với lũ còng cọc trên những chiếc mảng lô ô mắt tròn mắt dẹt, cả đời họ chưa từng thấy thứ " ngư cụ" nào lợi hại đến thế. Giờ bạn đã hiểu: do chưa có "đánh giá tác động môi trường" nên "áo da" của Quế không bao giờ được giặt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @TM: Hồi trường cũ, có hồ lớn, lâu lâu cá chết ngửa trắng bụng, toàn mấy con có cỡ, giờ mới hiểu như TM - 8! :b) :-? x( Chứ ngư phủ sông Ly cứ đầu hè là mùa thu hoạch, lũ còng cọc làm việc mệt nghỉ.

      Xóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]