Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

BÁC VÀ SEN


                           

Tháp Mười đẹp nhứt bông sen
Việt Nam đẹp nhứt có tên Bác Hồ
Văn học, qua ca dao đã nói lên tấm lòng của người dân Nam Bộ đối với Bác qua hình tượng bông sen bình dị, gần gũi mà thanh cao. .. Giờ, tôi xin được dùng thứ “ngôn ngữ” khác - Ngôn ngữ nhiếp ảnh để “dịch” vấn đề này thông qua bức hình trên.
… Chuyện rằng: ngày xưa có một ông Vua ra đề thi hội hoạ, Ngài yêu cầu thí sinh “vẽ một bức tranh thể hiện được mùi hương vương trên vó ngựa khi tráng sĩ đi qua cánh đồng hoa”. Các thí sinh đâm bí gãi đầu, chẳng lẽ lại đem nước hoa đổ vào tranh?? Thế rồi có một bức đoạt giải . Chú sĩ tử này đã vẽ một bầy ong, bướm quấn quýt bên chân tuấn mã. Đó chính là thủ pháp gián tiếp, khiến người ta phải suy diễn và liên tưởng.
Trở lại cái ảnh. Ấy là câu chuyện về mối quan hệ giữa Kỹ thuật- Nghệ thuật- Chính trị.
Về Kỹ thuật: Tác giả cho biết ảnh chụp bằng chế độ M; khẩu độ f 5.7 ; tốc độ 1/320; ISO 100; chế độ đo sáng điểm …
Về Nghệ thuật: Tạm gọi đây là chụp kiểu “đèn lồng”. Trong trường hợp này, bông sen được rọi sáng bởi ánh nắng mặt trời, điểm lấy nét đặt vào tâm vùng sáng của bông hoa, ống kính hướng vào vùng nền tối hơn, hậu cảnh bị làm mờ. Ta sẽ chụp được một bông hoa sáng lên như ngọn đèn lồng lung linh trên nền phông tối.
Người ta nói “nhiếp ảnh là nghệ thuật của ánh sáng”, chắc đúng . Ở đây kỹ thuật đã trở thành công cụ của nghệ thuật, làm cho ánh sáng cất lên tiếng nói của mình. Chính ánh sáng và nhờ ánh sáng mà bông sen bộc lộ được cái hồn “tư tưởng” phần phi vật thể.


                                 


Và Chính trị: Đối với chúng ta, Bông sen là biểu tượng Bác Hồ. Người sinh ra ở vùng quê Kim Liên ( sen vàng) và bất tử trong câu ca dao Nam Bộ …

Hình ảnh “toả sáng” của đoá sen chính là “ Tư tưởng HCM” đang rực sáng trong bối cảnh thời đại hiện nay. “ Bông sen toả sáng” đã biến thành trái tim Đankô - ngọn đuốc dẫn lối, đưa đường, cho nhân loại!? Như vậy bức ảnh lúc này đã chứa đựng, truyền tải “gía trị tư tưởng”. “ Nghệ thuật phục vụ chính trị” là thế. 
Bác Hồ ngày xưa từng là thợ ảnh. Nhân kỷ niệm 120 ngày sinh của Người, tôi gửi AE đôi dòng phỏng theo tinh thần: “ Nhà thơ cũng phải biết xung phong”!

41 nhận xét:

  1. Bữa nay 2/9/2014 lu bu quá, Quế coi lại bài cũ mà không cũ này nhân dịp lễ mới nghe.

    *@Ráo: chỉnh lại khung bài cho cân dùm, cậu pó tay rùi.

    Trả lờiXóa
  2. Phù thủy chiến ni quên chổi chỗ mô rùi thì phải!! :)) Khi mô rứa đại ca bôi đen hết rồi vô lệnh xóa định dạng (format-cái chữ T có bị gạch chéo), rồi chỉnh sửa bình thường. Đại ca post lại cái clip nha, vì vô xóa đinh dạng nó "đổi dạng" lun! :(

    Trả lờiXóa
  3. " Trong đầm gì đẹp bằng sen
    Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
    Nhụy vàng bông trắng lá xanh
    Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn "

    " Ai ơi có nhớ Tháp Mười
    Về đây tìm lại dấu người xưa xa...
    Sen đồng nay đã nở hoa
    Mùi hương đằm thắm cho ta nhớ mình "

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơ bác TM vừa cho ảnh đẹp, lại có hướng dẫn kỹ thuật chụp hình. Về đề tài "Bác Hồ và Hoa sen", trong những ngày này thật ý nghĩa.
      "Dù ai nói ngả nói nghiêng
      Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
      Dù ai rào giậu ngăn sân
      Lòng ta vẫn giữ là dân Cụ Hồ!" trích "Ta đi tới" - Tố Hữu
      Ngày đó và bây giờ. Biết bao câu chuyện và ai biết đúng sai, ai hiểu đâu là sự thật. Những năm với "luật 10/59" có biết bao người bị bỏ bao bố thả trôi sông, còn đó thảm sát ở đập Vĩnh Trinh, họ giết người không cần xét xử, còn đó "hầm chín ngục", còn đó thảm sát "ba làng An", Sơn Mỹ, có biết bao chuyện giết người rung rợn của lính Nam Hàn ở Bình Định... Khốc liệt, nhưng lòng người vẫn hướng về Cụ Hồ, người thân của bạn, của tôi vẫn xả thân vì thống nhất, độc lập. Cuộc chiến tranh thông tin hôm nay khác xưa nhiều lắm, người ta lấp lửng để ai hiểu sao cũng được.
      Mình đồng ý với MF, Bác Hồ vẫn là hoa sen đẹp như TM chụp giữa đồng Tháp Mười. Những ngày này năm xưa, ngày 1/9 trường thông báo Bác rất yếu, mọi người xôn xao, buồn, ngày 3/9 được thông báo Bác mất, nước mắt trên má chảy dài, ngày truy điệu, khóc, ước gì "Bác sống muôn đời", bây giờ nhớ lại, nước mắt vẫn cứ chảy dài trên má vẫn ước gì. Bác vẫn còn sống trong tâm khảm biết bao người bất chấp "dù ai nói ngả nói nghiêng".
      Cuộc sống nhiều thay đổi, không còn trẻ nữa, tuổi đời cũng U50 trở lên rồi, nhiều khi nói với bạn bè, chúng mình đã học Đạo đức Hồ Chí Minh từ khi còn bé cho đến lúc ra cuộc đời, bởi vì chúng tôi được Bác đặt cho cái tên "Hạt giống đỏ".

      Xóa
  4. Đã lâu MF ít nghe nhạc CM, nhạc ca ngợi càng không. Entry này mấy bữa ni cũng chỉ coi "ủng hộ đội bạn", làm nghĩa vụ MMTQ, chơ ít đi sâu vào những bài kiểu đầu đề như thế này. Hôm nay là ngày không rảnh, nhưng khi mở bài đọc lại, bản nhạc tác giả entry mới post lại, hôm nay mới nghe. Thấy lạ là nghe bản nhạc vẫn gợi lại cảm giác cũ, điều đó làm MF chợt coi kỹ lại cái entry. Đã viết một còm dài trong cảm xúc, nhưng quên đăng nhập, vội vàng vào xem trước, vậy là mất tiu, không thể nào nhớ mình vừa viết cái gì. Răng mà ngu rứa không biết. (lại còn chảnh chọe bày vẽ cho UL, hic)
    Ca ngợi, mà không phải là ca ngợi. Bài viết mang tính chuyên môn của ông "phù thủy ảnh", trong ấy có từ "nhân loại" có vẻ đi quá cái tầm mà ta mong muốn, nhưng tổng thể thể hiện một chân tình. Thời nay, ta ca ngợi lãnh tụ, có vẻ như lỗi thời. Chỉ có ở các diễn đàn chính trị, ở những vị trí bắt buộc họ phải nói. Chính những người thao thao bất tuyệt đó đi ra bàn nhậu sẽ nói khác! MF chứng kiến quá nhiều "cái chân sự thực" này. Còn những người không cần phải thế, và khi đủ tự tin, họ làm ngược lại, cho thế là thời thượng, họ hãnh diện khi có những tác phẩm "bị đánh". Thật sự mà nói, bây giờ, có một nhạc sỹ nào làm một bài hát ca ngợi một bác nào đó, không biết giống cái gì.
    Thời nhỏ, mình ảnh hưởng hiệu ứng tung hô lãnh tụ rất ít, vì nhỏ quá, có hô, hát cũng chỉ hô, hát theo. Đã khóc khi một ngày đầu tháng 9 nghe tin Bác HỒ mất, đơn giản là thấy mình mất một mơ ước là được thấy Người, một mơ ước con trẻ đã được gieo vào đầu từ PH cho đến thầy cô và sách vở, báo chí, ví như mất quyền được có con búp bê mơ ước một đời không bao giờ có, cho đến giờ, khi đã mua cho con đến hàng trăm con lớn và nhỏ! Chợt nhớ lại những ngày ở Quế Lâm nghe thầy Thịnh ngoại khóa, cả hội trường nức nở theo thầy, không biết có phải là hiệu ứng đám đông không nhỉ?
    Trong entry này, tác giả đứng từ một ví trí hoàn toàn khách quan để khen nghệ thuật chụp cái ảnh, nhưng entry hiển hiện sự thủy chung tôn vinh của người viết lẫn tác giả của cái ảnh (chưa thấy nói tới). Trải qua bao cuộc “đổi dời”, dư luận về Người vẫn như sen giữa bùn. Trong nhà MF, PH mê Bác, treo ảnh Bác như một người thân, MF ít nhìn tới, cũng như tất cả những ảnh được treo trong nhà. Nhưng đôi lúc chợt thấy, tự nhiên nghĩ: Cám ơn Người, đã cho nước Việt một hình ảnh đẹp dung dị như thế. Cặp mắt sáng, nụ cười rạng rỡ, dáng dấp nho nhã trong một bộ dạng của một bình dân Việt. Người không oai phong như Alexan đại đế, không kiêu sa như Chê, Người nhẹ nhàng và tỏa sáng, một cái gì tinh túy sâu lắng mà hiển hiện, như sự lung linh của cái ánh sáng mọng lên từ bông sen này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - Ngày Bác mất TL đang ở binh trạm 51 của đường dây XHCN trên đường Trường Sơn. Buổi sáng dậy, thấy cả binh trạm khóc, hỏi chú binh trạm trưởng, người nhận TL là con nuôi (Vì TL bị sốt rét nằm ở binh trạm này hơn 1 tháng rùi, lại còn nhỏ chút, nên được lên ở với binh trạm trưởng), chú ấy bảo Bác Hồ từ trần rồi! TL cứ tưởng là bác của chú ấy, chứ có biết Bác Hồ là ai đâu. Ngày hôm sau, được phát một dải băng đen để để tang cho Bác Hồ! Ấn tượng đó sống mãi với TL cho đến ngày nay.
      - Ngày nay, trong nhà TL chẳng treo tranh ảnh gì, chỉ treo tấm ảnh Bác Hồ thật to, trang trọng ngay phòng khách, với TL, nếu không có Bác thì cuộc đời TL chẳng được như ngày hôm nay! Đơn giản vậy thôi!

      Xóa
  5. Để các Quế nhớ lại bài thơ "Ta đi tới" của Tố Hữu:
    "Ta đi giữa ban ngày
    Trên đường cái, ung dung ta bước.
    Đường ta rộng thênh thang tám thước
    Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên
    Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên
    Đường cách mạng, dài theo kháng chiến...
    Đến hôm nay đường xuôi về biển
    Mới tinh khôi màu đất đỏ tươi
    Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
    Ai về với quê hương ta tha thiết
    Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng...
    Ai vô đó, với đồng bào, đồng chí
    Nói với Nửa - Việt Nam yêu quý
    Rằng: nước ta là của chúng ta
    Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa!
    Chúng ta, con một cha, nhà một nóc
    Thịt với xương, tim óc dính liền.
    Dù ai nói ngả nói nghiêng
    Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
    Dù ai rào giậu ngăn sân
    Lòng ta vẫn giữ là dân Cụ Hồ!
    Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa
    Chúng nó chẳng còn mong được nữa
    Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng.
    Những bàn chân từ than bụi, đầy bùn
    Đã bước dưới mặt trời cách mạng.
    Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng
    Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu
    Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu
    Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!
    Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,
    Rắn như thép, vững như đồng.
    Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
    Cao như núi, dài như sông
    Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!
    Ta đi tới, không thể gì chia cắt
    Mục Nam Quan đến bãi Cà Mau
    Trời ta chỉ một trên đầu
    Bắc Nam liền một biển.
    Lòng ta không giới tuyến
    Lòng ta chung một Cụ Hồ
    Lòng ta chung một Thủ đô
    Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam!"
    8-1955

    Trả lờiXóa
  6. Từ cái ngày CMVH ở QL, thấy người ta phát cuồng với Mao Chủ xỉ (dù lúc ấy mình chưa biết nhiều về bạo chúa này), giờ tôi rất dị ứng với vụ sùng bái cá nhân, chủ nghĩa tín điều.
    Trong bài “ Trường quốc học Huế” tôi có dùng câu “Bác Hồ của cụ” để nói về ảnh hưởng , sức cám dỗ , sự hấp dẫn, lôi cuốn của Bác đối với những mọi người. Thế hệ ông bà già mình nhiều người đến với CM chỉ vì ở đó “có Bác Hồ”, đấy không phải sự sùng bái mà chính là niềm tin có kiểm nghiệm. Điều này rất đặc biệt. Thật hiếm có lãnh tụ nào mà được nhân dân trân trọng, qúy mến, gẫn gũi như người thân trong gia đình . Đứa trẻ đi học về hân hoan khoe với cha mẹ “danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ”, cha mẹ yên lòng lắm vì đã có một “ông Bác” hết lòng lo cho bọn trẻ, chỉ dạy chúng những điều tốt đẹp…
    Không như nhiều chính khách, trong mọi chuyện Bác Hồ đều “nói được và làm được”, bao trùm lên “tư tưởng” của Bác chính là chủ nghĩa nhân văn cao cả. Người ta nói HCM là nhà triết học, nhà chính trị “kiểu trực quan”, Bác không viết những pho sách lý luận dài dòng, “tuyển này”,“tuyển kia” mà dùng chính hành động cụ thể, thông qua cuộc đời đầy song gió và lối sống bình dị của mình để thể hiện ý chí, quan điểm…giờ nó biến thành những “tấm gương”. Đúng là “có thấy nói mới tin”, làm được điều ấy thật không dễ .
    Mà Quế này, từ xưa hình ảnh Bác đã đi thẳng vào lòng người một cách hết sức tự nhiên, nhẹ nhàng, êm thấm là thế mà sao giờ người ta lại đón nhận“TTHCM” với nhiều thái độ, phản ứng khác nhau vậy nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @TM: Ngày nay, thông tin đa chiều, bên nào chuẩn bị tốt sẽ thắng. Người tiếp nhận thông tin phải có bản lĩnh để kiểm chứng nhiều chiều để tìm ra cốt lõi thông tin đó đúng hay sai sự thật. Báo mạng hiện nay hay dịch nguyên các thông tin của nước ngoài không chọn lọc, không hiểu người đưa thông tin đang theo xu hướng nào. Các nước phương Tây, họ đã học được cách vận hành chiến tranh thông tin, sau chiến tranh Việt Nam. Họ cấp tập đưa tin trên nhiều trang mạng, để đánh lừa dư luận.
      Riêng về Bác, có một số nhà nghiên cứu, sử học nước ngoài đã có những bài viết khá nghiêm túc, tài liệu lấy từ các kho lưu trữ, thư viện trên thế giới. Khi đã nói là hoạt động cách mạng, bị truy lùng gắt gao, bí mật về tung tích, có nhiều tên và bí danh là chuyện bình thường, cuộc sống giả có nhiều, nếu rõ ràng hết thì Bác đã bị bắt và bị tử hình lâu rồi. Những chỗ chưa có bằng chứng, họ để lấp lửng cho kẻ khác suy diễn, kể lại chuyện như thật. Những kẻ khác đi sâu vào chuyện Bác có gia đình. Họ tranh cãi về việc Bác người dân tộc chủ nghĩa hay Cộng sản. Khi lý tưởng lung lay, niềm tin dao động, “tư tưởng không thông thì mang bình tông cũng nặng”, đó là chiến tranh thông tin.
      Ngày nay, những người đang thuyết giảng về Đạo đức Hồ Chí Minh, Tư tưởng Hồ Chí Minh, hình ảnh đảng viên có chức quyền, công chức – “các công bộc của dân” không phải là những tấm gương cho mọi người hiểu rằng họ là lớp người đang có đạo đức, nhân ái, chí công, vô tư như Bác đã làm. Họ thuyết giảng rất hay, “nhưng làm theo thì thật khó”. Họ có quyền thuyết giảng, họ có quyền đánh giá, khen thưởng người khác, như vậy ai tin đây?

      Xóa
    2. Nói thật với đại ca, tất cả các buổi gọi là "học chính trị", từ xưa cho đến giờ, chưa bao giờ trói sự lưu tâm của muội được quá 10 phút. Những buổi giảng về Đảng và TTHCM thì càng tệ hại hơn nữa. Không chuồn được thì MF làm việc riêng, hoặc "nghĩ riêng" ... vấn đề chính là chưa thấy có một cái ông nào nói theo kiểu mình nghĩ (mà mình nghĩ chi thì ai mà cần biết!), chơ không phải mình coi thường các sự này. Cuộc hoc đối tượng Đảng ở ĐHH, nghe cái ông trưởng ban THTU mào đầu bài giảng phát là muội đã cho hình ảnh của ông trôi miên man trong sự xao lãng tận chân trời nào rồi (nhưng kết cục bản thu hoạch được chấm điểm 10 duy nhất trong 180 CBGD của ĐHH học cùng đợt nhé, MF kể rùi, có lẽ mấy ông thầy chấm ni cũng chuồn êm không nghe giảng bài!). Vì vậy chớ có hỏi muội câu hỏi này! :D

      Xóa
    3. @Nặc danh23:51:00 06-09-2014: He he, một người thực việc thực, nói ra thì như nói xấu bạn, lại là đồng hương nữa, nhưng mình thấy sao nói vậy, hồi học ĐH sư phạm, lớp MF có chị H, học thì kém (không hành hạ bạn bằng từ dốt), nhưng năm 75 mà dân MB vào, có LL tốt thi 2 điểm cũng đỗ ĐH. Được cái chị có cái răng khểnh cười xinh xinh là, (có lần nhà thơ Thanh Thảo từ Quảng Ngãi ra chơi, gặp gỡ giới thiệu chị dạy trường Đảng, anh cười cái cười rất Thanh Thảo: Đảng mà đẹp thế này thì ai mà không thích Đảng nhỉ?) rất thích các hoạt động chính trị, năng nổ công việc lao động và các phong trào, được làm đến hình như bí thư chi đoàn. Khi tốt nghiệp, PH chị ấy trưởng một chi cục, dân tập kết về khá khôn ngoan trong làm ăn kinh tế, đã làm một vài động tác, để chị được giữ lại trường, nhưng không phải dạy khoa Sinh mà khoa Mác-Lê (khoa sinh có vẻ khôn hơn khoa Mác -Lê). Một thời gian, dạy không được, họ đưa chị về Huyện làm cán bộ tuyên truyền gì đó, chị ra sức đi học các kiểu trường có mang tên đồng chí Bác, học đến tận thạc sỹ. Rồi cũng chạy được chân về trường NCT, là nơi đào tạo những ai muốn đứng trên thiên hạ ở xứ MF. MF cũng ít để ý, nhưng vì thỉnh thoảng họp lớp, gặp nhau, bọn trong lớp bình luận thì mới nghe. Chị khá nhiệt tình (nên nói chị thế này khí không phải, nhưng vì cái còm của ND mà ưa kể), nhưng điều nổi bật của chị là thích khoe của (nhà chị rất giàu nên khoe cũng phải), và khoe danh, những thứ mà MF và nói chung bọn lớp MF nó ghét, dù không phải ghét của và danh (cái bọn lớp SP MF cũng hơi giống Quế vậy). Thế rồi chị cũng làm đến trưởng khoa, mà trưởng khoa TTHCM mới kinh! MF nghe Quế HXN có học lớp này, về kể buổi đầu nghe cô nói hay, từ buổi thứ hai trở đi không hiểu cô nói gì :(
      Rồi tự nhiên nghe hai vợ chồng định chuyển vô Nam, rồi ko vô nữa, hỏi sao vậy, nói CT tỉnh kêu tới nói: người tài như anh chị mà đi hết thì ai làm việc cho tỉnh? =))
      Hồi PH MF còn làm ban khuyến học hội đồng hương QT, các cụ hơn 80 tuổi nghe nhà chị giàu, giữa trưa hè đạp xe đi tìm chị, chị hứa hai vợ chồng sẽ ủng hộ 200 ngàn đồng. Các cụ về hồ hởi khoe nhau. 3 ngày sau chờ mãi không thấy chị tới, gọi điện hỏi, chị nói xin lỗi, vì khó khăn quá nên không ủng hộ được, các bác thông cảm!
      Riết rồi ai đến tuổi thì phải về hưu chứ, mà chị không thích về hưu, buộc phải về, chị bị trầm cảm từ đó, bây giờ chỉ nằm sấp lưng vào tường cả ngày, nghe mà thấy tê tái! TTHCM đoạn ni đại bại rồi chăng? x(

      Xóa
    4. Về Bác Hồ có rất nhiều trên mạng, khi đọc bài "Vài nét về Cụ Hồ" của Trần Chung Ngọc lại thấy ND 23:51:00 06-09-2014 có lý.

      Xóa
  7. - @MF: Hình sen huynh chụp đấy.Chụp ảnh kiểu này dễ thôi, cứ thử xem sẽ thấy nó đơn giản đến không ngờ. Ảnh "tia lửa nhỏ" trong bài mừng Ngày nhà giáo VN huynh cũng dùng chiêu này.
    TM

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hic, rứa mà đại ca làm như nói về hình của ai ai. Không thấy chủ quan chi cả! :)

      Xóa
  8. @MF: Khiêm tốn vốn là đức tính quý báu, bởi vậy cần khoe khéo một chút đủ để thiên hạ biết mình là người khiêm tốn thui !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @TM: Muội nỏ thấy khiêm mô, mà "phù thủy" khen chổi "phù thủy" dài! :|
      Khi mô muội sẽ bới mo cơm vô học chiêu ni!

      Xóa
  9. “Riêng đối với tôi, viết về ông Hồ lại càng khó hơn, vì xuất thân từ Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định, đã cầm súng chống Cộng trong thời gian 8 năm rưỡi, khoảng thời gian tôi ở trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã đi Mỹ học, và đã về phục vụ trong ngành giáo dục ở miền Nam cho đến ngày chót, đương nhiên tôi đã ở phía Quốc Gia rồi. Nhưng cuộc chiến Quốc – Cộng đã chấm dứt hơn 30 năm rồi, bây giờ còn nói đến chuyện Quốc – Cộng có phải là ngớ ngẩn không? Thời gian chỉ trôi có một chiều, một thế hệ già nua như chúng tôi đang lần lượt rủ nhau đi vào dĩ vãng để nhường chỗ cho một thế hệ trẻ hơn, đầy nhiệt huyết, với những kiến thức thời đại, biết thế nào là con đường quốc gia, dân tộc, và dứt khoát từ chối, không để cho đầu óc bị ô nhiễm bởi những thù hận của lớp trước, dù các bậc cha anh vô trí có muốn truyền lại. Với tâm cảnh như trên, vậy tôi phải viết về ông Hồ ra sao?”- Trích Vài nét về “Cụ Hồ” của Trần Chung Ngọc.
    Từ bài viết “Vài nét về “Cụ Hồ”” của ông Trần Chung Ngọc, phần 1: http://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls04.php , phần 2: http://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls05.php, có lẽ ta sẽ có một góc nhìn khách quan về Bác và để hiểu một phần những gì đang diễn ra trên mạng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @Nặc danh 08:10:00 08-09-2014: Cám ơn Trần Chung Ngọc và ND. Tiếng nói của những người như TCN thật đáng trân trọng. Vì những người ca ngợi người của "phía bên mình" thì dễ, cứ nói dựa cũng xong. Còn những người khác phía, lại là người từng đứng trước hòn tên mũi đạn của "phía bên kia", lại còn từng làm trong ngành giáo dục, thì việc chọn lọc thông tin, để trân trọng một con người của "phía bên kia" là cả một sự dũng cảm, chiêm nghiệm sâu. Dẫu 30 năm rồi, nhưng vấn đề vẫn chưa lỗi thời, vì đây đó đôi bên vẫn còn rất nhiều người bảo thủ, suy nghĩ không xa hơn. Nhưng MF thấy rằng, nếu ta đứng được trên một đỉnh núi cao chót vót, nhìn xuống thấy sự chuyển động của thiên hạ bên dưới, thì lòng người bỗng trở nên bao dung, và chỉ nghĩ đến cái đẹp, sự mênh mông của đất trời và muốn làm một cái gì tốt đẹp cho những sinh linh đang dịch chuyển dưới kia, quên đi mọi thù hận, hiềm tị vặt vãnh. TCN nói không biết viết thế nào về "ông Hồ", nhưng những điều anh nghĩ bây giờ cho tương lai là chính những điều ông ấy nghĩ.

      Xóa
    2. @MF: Mình có làm việc với người nước ngoài, mình thấy rất đau khi vị này nói một câu đại ý: Vì HCM đã lập lên nhà nước này nhưng không giáo dục tốt, nên bây giờ mới có nhiều những kẻ tham nhũng...

      Xóa
    3. Lớp người của thế hệ chúng ta luôn lấy tôn chỉ : Sống vì dân vì nước, làm cho dân cho nước, nhưng chúng ta quên nghĩ đến một điều căn bản rằng : Tại sao chúng ta không hỏi dân, dân có ưng điều chúng ta làm cho dân không ? Ví dụ như xã hội phát triển, ngẫu nhiên tồn tại 5 thành phần kinh tế, tự dưng ta dẹp hết để lại hai thành phần kinh tế ... cho đến ngày đất nước suy kiệt ...v.v. và v.v...
      Thì chúng ta tự hỏi lại mình chúng ta đã làm cho dân, cho nước ở chỗ nào ? Đúng là đau lòng thật, đến ngày chúng ta nghĩ hưu chúng ta mới vỡ lẽ thì mọi chuyện đã rồi !

      Xóa
    4. @Nặc danh 13:10:00 09-09-2014: Không biết sao người nước ngoài họ thấy giỏi vậy, chơ người trong nước chỉ nghe nói nói vậy thôi, chớ có thấy ông tham nhũng nào to to có tên họ rõ ràng như anh TCB làm bên hàng xóm mô? Hồi nhỏ MF và các Quế đã nghe Bác dạy:
      Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
      Học tập tốt, lao động tốt
      Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
      Giữ gìn vệ sinh thật tốt
      Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
      Nếu người ta theo đúng 5 lời dạy này của Người, kể cả "giữ gìn vệ sinh thật tốt", thì khi lớn lên không làm tham nhũng! Nặc danh nhỉ?

      Xóa
    5. Đố các Quế:
      - Riêng về "giữ gìn vệ sinh thật tốt", không biết trong siêu thị hay trên mạng có thảo luận tại sao Bác nhắc đến "giữ gìn vệ sinh" nhưng lại "thật tốt" còn các điều trên chỉ là "tốt"?

      Xóa
    6. @Nặc danh08:21:00 10-09-2014: Hồi nhỏ thì chỉ nghĩ đơn giản là Bác viết rứa cho đủ 6 chữ! ND có ý kiến khác à? :-/

      Xóa
    7. "Năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15/5/1941 - 15/5/1961), theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện còn lưu giữ bản thảo của bức thư đó. Trong thư Bác căn dặn: “Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng cách thực hiện mấy điều sau đây:"
      "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
      Học tập tốt, lao động tốt
      Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
      Giữ gìn vệ sinh,
      Thật thà, dũng cảm"
      Nhưng trong cuốn sổ Giải thưởng Bác Hồ là loại sổ dành riêng để thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập năm học 1964 - 1965 thì 5 điều Bác dạy trên đây lại được in hoàn chỉnh là:
      “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
      Học tập tốt, lao động tốt
      Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
      Giữ gìn vệ sinh thật tốt,
      Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”
      (Chữ “thật tốt” và chữ “khiêm tốn” được bổ sung vào 2 câu cuối, nên mỗi câu đều có 6 chữ).
      Đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết: Sở dĩ như vậy vì gần đến cuối năm 1965, để chuẩn bị phần thưởng cho giáo viên và học sinh vào cuối năm học, Bác thấy 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng từ năm 1965 trở về trước, 3 câu đầu mỗi câu có 6 chữ còn 2 câu cuối mỗi câu chỉ có 4 chữ, như vậy không cân đối. Bác đã suy nghĩ và bổ sung thêm cho mỗi câu đủ 6 chữ.
      Đặc biệt, ở câu thứ 5, Bác thêm chữ “Khiêm tốn” vì từ năm 1965 trở đi, đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh, ném bom bắn phá miền Bắc, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt” nên xuất hiện ngày càng nhiều gương “Người tốt việc tốt” ở mọi lứa tuổi. ở miền Bắc xuất hiện nhiều gương thiếu nhi dũng cảm cứu người, cứu hàng; ở miền Nam xuất hiện nhiều gương dũng sỹ diệt Mỹ. Nhưng Bác không muốn các em tự kiêu, mà muốn các em khiêm tốn, vì đức khiêm tốn sẽ giúp các em tiến bộ mãi. Bác còn đánh giá rất cao đức khiêm tốn ở các em. Bác nói: “ở nước Mỹ, người ta giết nhau chỉ vì đồng bạc giấy, thế mà ở Việt Nam ta các cháu bé đã biết sống như thế nào... Có cháu lên 6 tuổi cùng bạn đi chơi, bạn nó sảy chân ngã xuống ao, nếu chạy về gọi người lớn thì bạn chết mất, cháu liền bám vào bụi cỏ bờ ao, nhoai cái chân nhỏ xíu ra, miệng bảo bạn “bám vào đây, bám vào đây”. Cháu tuy nhỏ tuổi mà biết thương bạn như vậy. Thương bạn, thông minh và dũng cảm, cháu lại khiêm tốn nữa, cứu được mạng người mà không khoe khoang. Văn minh chiến thắng bạo tàn. Xã hội ta văn minh hơn xã hội Mỹ từ những việc làm của các cháu bé như vậy”." - Báo Hà Nội mới.

      Xóa
    8. “Người ân cần dạy bảo các cháu "cần phải giữ gìn kỷ luật cho tốt, phải sạch sẽ, gọn gàng" (Sđd, 1996, tập 11, tr.331). Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc vệ sinh phòng bệnh và coi việc vệ sinh phòng bệnh là điều cực kỳ cần thiết cho sức khỏe của trẻ em. Khi Người về thǎm cán bộ và nhân dân Sơn La, Người nói: "ở đây đồng bào nhiều người còn sốt rét, các cháu bé thường thường đau mắt hột, bụng to. Vì sao? Vì không biết giữ vệ sinh. Đồng bào có muốn có sức khỏe để sản xuất không? Có muốn con cháu mình không đau mắt hột không, bụng to thế này không? Muốn thế phải giữ gìn vệ sinh, ǎn uống sạch sẽ, nhà cửa sạch sẽ, vườn cũng sạch sẽ" (Sđd, 1996, tập 9, tr.442). Có lẽ ngành y tế và mọi người chúng ta, đặc biệt là các cháu thiếu niên nhi đồng đều coi câu nói này của Bác là phương châm giữ gìn sức khỏe: "Muốn giữ gìn sức khỏe thì phải ǎn sạch, uống sạch, mặc sạch, ở sạch" (Sđd, 1996, tập 10, tr.335).” - Cao Thị Sính.

      Xóa
    9. Năm ngoái đi TQ, vào nhà hàng, thấy cách đặt món ăn của các bạn khác hẳn, không gọi ra đầy bàn như trước, bạn chừng hiểu sự ngạc nhiên của MF, khoe: Chính phủ chúng tôi mới ra các chỉ thị mới, bảo dân TQ phải tiết kiệm và giữ vệ sinh! Các Quế thấy không, TQ đi sau Bác Hồ đến 50 năm nhé!

      Xóa
    10. @MF: Vẫn xứng đáng là Liên đội phó "Ban chỉ huy Liên đội Đồng Tháp Mười"

      Xóa
    11. @Nặc danh 14:54:00 10-09-2014: Không biết ND khen MF cái chi, zưng mà MF phổng mũi ghê lém, vì không được khen gì sướng bằng mình được khen xứng là HSMN! w-)

      Xóa
    12. @MF: Giữ vững danh hiệu, trả lời đúng câu hỏi của Nặc danh 08:21:00 10-09-2014. Hoan hỷ dỗ tay.

      Xóa
    13. @Nặc danh 15:21:00 10-09-2014: he he, ra là rứa! Cái nớ thì MF nghĩ từ hồi còn ở Quế tê lận! Vì hùi đó MF hay làm thơ con cóc mừ. Hơn nữa, nhớ là PH đã dạy MF 5 điều BH dạy cũ, khi MF là con bé đen nhẻm, đi chân đất lên gặp PH ở chiến khu, nên khi vào trường, học 5 điều "có sữa chữa", MF thấy rứa và nghĩ rứa, vì thấy "bản" mới dễ thuộc hơn. Cách của BH là rứa, đưa lời dạy tới gần với các cấp của dân trí, muốn vậy phải hết sức đơn giản và dễ nhớ. Các bảng biểu khuyên nhủ về giao thông sau này chắc học tinh thần này của ông Cụ.

      Xóa
  10. Theo tui, muốn hiểu về Bác, hãy mở chương trình: HCM với bạn bè thế giới. Nơi đó là khách quan hơn những nhân vật không cùng quan điểm với Bác.

    Trả lờiXóa
  11. Cám ơn ND đã mượn lời TC Ngọc để thể hiện chính kiến của mình của mình. Sự hiểu biết, một cái nhìn khách quan đúng mực, thái độ tôn trọng lịch sử đã làm nên giá trị của bài viết...
    Bác Hồ nói "yêu tổ quốc, yêu đồng bào" (5 điều Bác dạy thiếu nhi) chính là "tư tưởng" xuyên suốt, chi phối cả cuộc đời và sự nghiệp của Bác.
    "Yêu tổ quốc": Chính là ý chí đấu tranh bền bỉ, quả cảm,không khoan nhượng vì một VN độc lập, thống nhất- Vì nước.
    "Yêu đồng bào": Chính là thái độ đầy tính nhân văn cao cả đối với con người - Vì dân.
    Và thật kỳ diệu, Bác Hồ luôn nhất quán "nói được và làm được" trước mọi thử thách.
    Cho nên:
    "Dù ai nói ngả , nói nghiêng
    Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
    Dù ai rào dậu ngăng sông
    Lòng ta vẫn vững là dân Bác Hồ"

    Trả lờiXóa
  12. Mấy năm nay, các cấp, các ngành phát động phong trào "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", viết đăng ký những việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác để lưu hồ sơ... Nhưng TL có cảm giác, hình như căn bệnh hình thức, bệnh thành tích, "Nói không đi đôi với làm", "nói vậy mà không phải vậy" trong xã hội ta quá nặng rồi, nên tệ nạn tham nhũng ngày càng trầm trọng, đang làm mất lòng tin của nhân dân. Nếu việc làm theo Bác, dù rất nhỏ, rất ít, một chút thôi những điều Bác đã dạy, thì nhân dân đã được nhờ nhiều, xã hội đã phát triển hơn, tệ tham nhũng sẽ không trầm trọng thành quốc nạn như hiện nay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @Tô Liêm: Trong trang của Q.MF, có entry xài tựa đề y chang cuộc thi "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" , vì là bản thu hoạch về cuộc thi này mà, lượt xem trang lên tới 912 (chừ hị chán rùi, chơ mở lại cuộc thi mới, chắc lại gấp đôi :D ) trong khi các entry khác rất khiêm tốn, có entry co 6 lượt xem ni :( :(
      Đủ biết thiên hạ hình thức đến cỡ nào, không có cái chi trong đầu để viết, thì tìm trên mạng phẻ nhất! :D. Không có vì nhiều lí do, vì trình độ, vì khả năng thẩm định, vì lứa tuổi, vì quan điểm .... nhưng quan trọng nhất là cái ông đứng giảng bài cho cuộc "tìm hiểu" này. Còn những tấm gương nổi bật của quá trình học tập này thì... =))

      Xóa
    2. Theo tôi thì nên bỏ từ tấm gương đi, chứ các lờ đờ nhà mình học đúng đấy, bị đứng trước tấm gương thì phải thành trái, trái thành phải tuốt. Không tin đứng soi thử mà xem, hơ hơ...

      Xóa
    3. - Tỷ Q.MF: Người ta tưởng copy được bản thu hoạch của tỷ để nộp, khỏi động nậy não, vì tỷ ghi đã nộp. Ai ngờ tỷ viết cá biệt quá, nó chỉ đúng cho mỗi mình tỷ, không theo mẫu chung nào cả, chứ không thì lượt xem có khi còn lên đến vào nghìn chứ chả chơi!
      Bây giờ người ta làm cái gì cũng hình thức, nhất là các cuộc thi tìm hiểu... Chỉ tổ tốn công copy, tốn giấy mực in mà chả được tích sự chi! Điều này Bác đâu có dạy!

      Xóa
    4. @XH: cũng là một ý tưởng!
      Đơn giản là Bác dạy sao hãy hiểu là thưc hành. Các Lờ Đờ của mình căn cứ vào đó như tiêu chuẩn để thực hành và để người dân chấm điểm. Chứ càng hoành tráng với nhiều từ ngữ mà không có hành động cụ thể, dễ bị xuyên tạc, bóp méo và là đề tài đàm tiếu trong lúc trà dư tửu hậu, thật buồn.

      Xóa
    5. Đề nghị cấp CN sở hữu trí tuệ cho phát hiện của Quế XH, đề nghị Quế Tô Liêm thông qua Sở KHCN "hay lo" đề xuất lên theo ngành dọc, sau đó chạy xeo xéo qua các bên lin wan! :D

      Xóa
    6. Đề nghị Công ty ĐD cấp kinh phí để "bôi trơn" trong quá trình xin cấp bằng độc quyền sáng chế cho sáng kiến của huynh XH, vì hiện nay, thời gian để được cấp bằng độc quyền sáng chế hơi bị lâu, bởi có quá nhiều sáng chế và giải pháp hữu ích của nước ngoài nộp đơn xin bảo hộ tại Viêt Nam! Nên nếu Cty ta không chạy xiên xiên, bôi mỡ cho trơn thì sẽ rất lâu, không khéo còn không được cấp bằng bảo hộ nữa!!!

      Xóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]