CỦA ANH TỌ CẬN LẬP
Bạn dịch xem anh ta học chữ gì vậy ?
Nơi gặp gỡ, giao lưu của các bạn cựu Học Sinh Miền Nam-Trường Nguyễn Văn Bé và các trường HSMN khác. Rất mong tất cả các bạn HSMN, các bạn thiếu sinh quân trường Trỗi và tất cả những ai đã có, dù chỉ là chút ít kỉ niệm với chúng tôi hãy tham gia đông đảo. Hy vọng rằng với sân chơi này chúng ta lại tìm thấy nhau dù đang ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này.
Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.
Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]
Đã chữ tàu lại còn lật ngược thế này thì mướt mồ hôi đây!
Trả lờiXóa@VAV: có phải dịch hết tất cả không? Kể cả chữ trung của rẩn mỉn...?
1. 人之初 性本善: Nhân chi sơ tính bổn thiện - Người sinh ra tính vốn hiền lành.
Trả lờiXóa2. 性相近 習相遠: Tính tương cận, tập tương viễn - Tính ấy gần giống nhau nhưng do thói tục mà khác nhau .
3. 苟不教 性乃遷
4. 教之道,貴以專
4 câu này trong Tam Tự Kinh, mời Các Quế dịch tiếp. Hình như Quế đều biết những câu này :-( :]
3. Cẩu bất giáo, tính nãi thiên;
Xóa4. Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên.
"1- Phàm con người ta mới sinh ra đều có cái bản tánh tốt lành.
Xóa2- Vì cái tánh lành ấy giống nhau nên giúp họ gần nhau; nhưng khi lớn lên, hòa nhập với xã hội, nhiễm nhiều thói tục ở đời khiến cho tính tình của họ khác đi và thành ra xa nhau.
3- Nếu như con người ta chẳng được giáo dục, dạy dỗ thì tánh lành thuở ban đầu ấy sẽ trở nên thay đổi tùy theo môi trường mà họ tiếp xúc.
4- Về đường lối giáo dục, dạy dỗ con cái thì lấy đức chuyên làm trọng."
1. 人之初 性本善: Nhân chi sơ tính bổn thiện - Người sinh ra tính vốn hiền lành.
Xóa2. 性相近 習相遠: Tính tương cận, tập tương viễn - Tính ấy gần giống nhau nhưng do thói tục mà khác nhau .
3. 苟不教 性乃遷: Cẩu bất giáo, tính nãi thiên - Nếu không dạy, thì cái tính ấy thay đổi
4. 教之道,貴以專: Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên - Dạy cái đạo, là lấy chuyên làm trọng.
:-( :-? :] :)) :b)
Trả lờiXóaĐỀ BÀI:
Trả lờiXóaTrong bài thơ “ Nửa đêm” trích trong “ Nhật ký trong tù”. HỒ CHÍ MINH nêu:
“ Ngủ thì ai cũng như lương thiện,
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền;
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nêm”.
Bằng những hiểu biết về vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, anh (chị) hãy làm sáng tỏ quan điểm trên. Từ đó rút ra kết luận sư phạm.
Sửa lỗi chính tả: "Phần nhiều do giáo dục mà nêm"
Xóaxin sửa lại là "Phần nhiều do giáo dục mà nên"
Cáo lỗi cùng các độc giả và ...
- "Be careful the environment you choose for it will shape you; be careful the friends you choose for you will become like them."
Xóa- "Hãy cẩn thận môi trường mà bạn đã chọn vì nó sẽ định hình bạn, hãy cẩn thận những người bạn mà bạn đã chọn vì bạn sẽ có thể trở thành như họ."
W. Clement Stone.
- "Theo kết quả của một cuộc điều tra xã hội học cho thấy, tỉ lệ nối dối cha mẹ ở học sinh cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50%, cấp 3 là 64% và sinh viên là 80%."
“Mạnh Tử, một học trò của Khổng Tử, nghĩ rằng con người sinh ra có sẵn tính thiện. Ông nói nhiều về tâm thiện của con người. Theo Mạnh Tử, tâm thiện hay tính thiện đều là một thể do trời sanh.
Trả lờiXóaCuối thời Chiến Quốc, do chứng kiến bao cảnh ”người đối với người” tàn ác như lang sói, Tuân Tử đã phản bác lại thuyết ”tính thiện” của Mạnh Tử và xướng lên thuyết ”tính ác luận”. Bởi theo Tuân Tử, con người luôn có dục vọng, tham vọng, tham lam. Để lòng dục khỏi loạn, người ta phải tiết chế, hàm dưỡng nó, nhưng không có nghĩa là hủy diệt nó. Theo phái Pháp Gia mà Tuân Tử là người khởi xướng, phải giáo dục dân và dùng luật lệ để bắt họ tuân theo, đồng thời cũng để trừng trị sự phạm tội.
Người học trò nổi tiếng với quan điểm ”nhân chi sơ tính bổn ác” của Tuân Tử là một vị công tử nước Hàn – Hàn Phi Tử. Hàn Phi Tử được coi là nhà thuyết khách thành công của phái Pháp Gia với chủ trương cứng rắn là dùng hình pháp để trị người và trị quốc: ”Kẻ lãnh đạo quốc gia, không đợi tất cả mọi người làm điều thiện để làm vừa lòng mình, nhưng làm cách nào để mọi người không được làm điều phi pháp... Đợi có gỗ thẳng mới làm tên bắn thì trăm đời chẳng có tên. Đợi có gỗ tròn mới làm bánh xe thì nghìn đời chưa có bánh xe. Cái tên tự thẳng, cái gỗ tự tròn, trăm đời chưa có một. Vậy mà trên đời vẫn có kẻ cưỡi xe, bắn chim là tại sao? Là vì cái khoa uốn tròn, cái phép uốn thẳng được áp dụng vậy...”
“Mạnh Tử tin con người đều có thể trở thành người tốt. Ông nói: “Phàm những vật đồng loại đều có tính giống nhau. Tại sao riêng về nhân loại người ta lại nghi ngờ rằng bản tính chẳng giống nhau? Bậc thánh nhân với ta đều là một loại, tức đều có tâm tính hết thảy giống nhau.”
XóaNhân của Mạnh Tử chú trọng đến tâm, tính, chí, khí con người với câu nói nổi tiếng: “nhân chi sơ tính bổn thiện”. Từ đó đề ra thuyết Tính Thiện. Học thuyết này vừa là nền tảng để xây thuyết Nhân Chính, vừa là luận điểm để bác bỏ các học thuyết lúc bấy giờ.
Theo Mạnh Tử giáo hóa là một trong những đặc trưng riêng có của con người và để giáo hóa tính thiện của con người có hai phương pháp: dồn tâm, dưỡng tính, dưỡng khí để chiến thắng cái tư dục và chế ngự hoàn cảnh; pháp tiên vương – phương pháp tuân theo những phép tắc, chuẩn mực, đạo lý của các bậc thánh hiền xưa.
Công tích của Mạnh Tử trong công trình xây dựng hệ thống Nho học, cực kỳ lớn lao, cho nên địa vị của Mạnh Tử trong Nho học, chỉ có dưới một người là Khổng Tử thôi. Do đó, người ta thường gọi chung Nho học là đạo Khổng - Mạnh.”
“Tuân tử tin vào khả năng cải tạo con người. Ông nói: “Nhân chi tính ác, kỳ thiện giả ngụy dã” (Bản tính của người là ác, những điều thiện là do con người đặt ra), có nghĩa là tuy con người có bản chất xấu, nhưng bản chất đó có thể cải tạo được nhờ cái thiện do con người tạo ra – cái thiện ấy là sản phẩm của giáo dục, lễ nghĩa, hình pháp, mà Tuân tử đặc biệt coi trọng.
XóaTuân Tử chủ trương "vô đức bất quý, vô năng bất quan". (kẻ thiếu đức không đáng hưởng địa vị cao sang, người thiếu tài không được làm quan), có khuynh hướng chống quy tắc thế lộc (con cháu được hưởng lộc ông cha), muốn giải thoát con người ra ngoài cương tỏa của chế độ phong kiến.”
Lượm từ Net - đọc để quên
Trả lờiXóa1. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả.
2. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời. Bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn.
3. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường. Bước chân ra đường phi trộm thì cướp.
4. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han. Bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng.
5. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi.
6. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ.
7. Mỗi cây mỗi hoa, đừng trách mẹ cha nghèo tiền nghèo của.
8. Cái gì cũng cho con tất cả, coi chừng ra mả mà cười.
9. Đồng tiền trên nghĩa, trên tình, mái ấm gia đình trở thành mái lạnh.
10. Gian nhà, hòn đất, mất cả anh em. Mái ấm bỗng nhiên trở thành mái nóng.
11. Bố mẹ không có của ăn của để, con rể khinh luôn.
12. Ngồi bên bia rượu hàng giờ, dễ hơn đợi chờ nửa giây đèn đỏ.
13. Củi mục khó đun, chồng cùn sống bậy, con cái mất dạy, phí cả một đời.
14. Hay thì ở, dở ra tòa, chia của chia nhà, con vào xóm “bụi”.
15. Ngồi cùng thiên hạ, trăm việc khoe hay. Mẹ ốm bảy ngày không lời thăm hỏi.
16. Bài hát Tây Tàu hát hay mọi nhẽ. Lời ru của mẹ chẳng thuộc câu nào.
17. Khấn Phật, cầu Trời, lễ bái khắp nơi, nhưng quên ngày giỗ Tổ.
18. Vào quán thịt cầy, trăm ngàn coi nhẹ, góp giỗ cha mẹ suy tị từng đồng.
19. Giỗ cha coi nhẹ, nuôi mẹ thì không. Cả vợ lẫn chồng đi làm từ thiện.
20. Một miếng ngọt bùi khi còn cha mẹ, một miếng bánh đa hơn mười ba mâm báo hiếu.
21. Cha mẹ còn thơm thảo bát canh rau. Đừng để mai sau xây mồ to, mả đẹp.
22. Bảy mươi còn phải học bảy mốt. Mới nhảy vài bước chớ vội khoe tài.
23. Đi chùa công đức vài trăm không tiếc, tiếc từng hào phụng dưỡng mẹ cha