Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

NỤ CƯỜI APSARA


ANGKORAIR

Hôm tháng mười một MF sang Campuchia dự một cuộc họp được tổ chức tại trường Đại học Kông Pông Chàm. Cũng đã đôi lần đi Campuchia, nhưng thường là vội về nên ít để tâm nhiều. Lần này đi với một tâm trạng thoải mái hơn, cũng có tính thăm thú nhiều hơn, vì vậy có gì đó thôi thúc muốn viết về chuyến đi, mặc dù chuyến đi đã cách nay gần 4 tháng vì nhiều việc buộc phải dành thời gian nhiều hơn là cho việc viết lách riêng tư.
Từ Tân Sơn Nhất, MF trèo lên chiếc máy bay chật chội của Ăngkor air. Lần đi Cần Thơ MF đã biết hãng tàu bay này, nhưng đây là lần đầu thực sự đi với hãng, vì là để bay sang đất nước Ăngkor, và được con người xứ sở Ăngkor phục vụ. Theo các bạn Campuchia, thực ra hãng này do Việt Nam khai thác, nhưng nhân viên hàng không là người Khmer. Tiếp viên hãng tạo một cú shock nhẹ cho MF, đã đi máy bay nhiều hãng, MF thấy là các hãng châu Âu tiếp viên thường nhiệt tình, nhưng xài xể, ít chăm sóc hình thức, các hãng châu Á thường chọn tiếp viên trẻ đẹp, đặc biệt là hãng Thai airway và Malaysia airline, (Vietnam airline thì, hic, xuống cấp quá mức, từ hình thức đến thái độ phục vụ), nhưng thật bất ngờ, các tiếp viên nam cũng như nữ của Ăngko air lại đẹp như thế, cái đẹp rất duyên của con người được lựa chọn từ xứ sở những con người có nước da nâu rám bởi nắng mưa vất vả ngày ngày. MF không những mê mẩn cái đẹp của các bạn trẻ này, mà còn mê cái kỹ nghệ phục vụ của họ, nói không quá, họ phục vụ như trình diễn nghệ thuật, mặc dầu không hề có chút cường điệu, từ cười nói, đi lại cho đến việc nhắc nhở, hỏi han hành khách. Có thể do MF may mắn gặp lúc, gặp người. Nhưng họ đã được đào tạo rất chuyên nghiệp.
PHNÔM PÊNH
Hiệu phó Đại học Kông Pông Chàm, Sươn Sarey, và đồng nghiệp đón MF tại sân bay, đưa về nghỉ tại Phnôm Pênh. Campuchia thì các Quế không lạ gì, MF cũng đã vài lần qua, nhưng hầu hết chỉ ở lại làm việc tại Phnôm Pênh, thường là khá vội vã nên ít có nhận xét gì, đôi khi thấy chán, chỉ có cảm nhận đây thực sự là "thành phố Quốc tế," các bảng hiệu quảng cáo, shop, nhà hàng … đều ghi bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau: Cambodian, Anh, Trung Quốc, Pháp, Việt hoặc Nhật … Tiền thì tiêu tiền gì cũng được: Đô la, Euro, đồng Việt Nam, đồng ria Campuchia (ít dùng hơn đô la) … đôi khi cảm giác mình đang ở Việt Nam vì hàng Việt Nam khắp nơi, từ gói mì tôm cho đến rượu nếp, từ chai nước trà không độ hay nước giải khát Dr Thanh đến các kiểu áo quần và cả những chiếc dù ven phố. Những người ăn xin thì giỏi tiếng Anh hơn du khách Trung Quốc. Vậy đó, nhưng người ta thấy dân Campuchia giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách kỳ tài! Qua biết bao thăng trầm của lịch sử, mà đến giờ từ thành thị đến nông thôn, đâu đâu vẫn thấy dấu ấn của văn hóa Khmer không lai tạp!
KÔNG PÔNG CHÀM
Sở dĩ chuyến đi này MF thấy thú vị hơn vì có chuyến đi về Kông Pông Chàm. Trên đường đi, các giảng viên Đại học KPC tâm sự về cuộc đời của họ. Lâu nay qua báo đài các kiểu, MF có biết về lịch sử xa gần của xứ bạn, nhưng vốn mình hay lớt phớt, nghe đâu bỏ đó. Bây giờ nghe các bạn kể, mình lại hình dung lại những câu chuyện khủng khiếp thời Pôn Pốt đang được những người trong cuộc kể cho các nhà KH quốc tế nghe (trên xe còn có người nước khác). Phần nhiều trong số họ thời đó là những đứa trẻ thành phố, bị chúng tách khỏi cha mẹ, đẩy đi về các trại tập trung, đói khát và thất học, một năm họa may mới được thấy lại cha mẹ một lần, cha mẹ cũng bị bắt ở xa nhau, nam ở với nam, nữ ở với nữ, có người bị giết… trả lời câu hỏi của MF, họ nói: Pôn Pốt học cao quá nên trở thành thằng điên! Nếu bọn chúng mà còn đến giờ thì… họ không nói họ mang ơn Việt Nam, nhưng một giáo sư người Anh nói tiếp lời: “ nhờ Việt Nam phải không?”, MF im lặng và nghĩ về biết bao xương máu những người lính Việt trẻ đã đổ xuống nơi này… Họ bỏ cuộc đời thanh xuân trai trẻ, gia đình, quê hương, mái trường, sự nghiệp… câu chuyện của bạn dường như làm thay đổi tư duy của các bạn quốc tế về quan hệ VN-K rất nhiều.
Với con mắt của người chí thú với nông nghiệp, MF vui hơn khi thấy dọc hành trình, nghề nông nước bạn đang khởi sắc! Lúa nước, chuối, cây điều, đặc biệt là cao su. Những rừng cao su bạt ngàn hứa hẹn một tương lai cho bạn, tuy rằng hiện giờ chủ yếu là xuất khẩu nhựa thô cho … Việt Nam. MF có nỗi băn khoăn cho bạn trong chăn nuôi, bạn vốn có giống bò vàng rất tốt, nhưng vì Hoàng Thân Xi-Ha-Núc (Sihanouk) đã đưa giống bò trắng Ấn Độ về, nên nơi nơi phát triển giống bò này. Điều đáng nói là tầm vóc chúng tuy cao to nhưng phẩm chất kém hơn giống bò vàng địa phương. Thực tế, về sinh lý giống bò này không phù hợp với điều kiện sống ở Campuchia, nhưng nhân dân không hiểu, kể cả các nhà khoa học cũng chưa tìm hiểu hết, nên chưa có một chính sách gì mới. MF thật là tồ khi cách nay dăm năm mới phát hiện ra người Campuchia không phải ăn đường từ mía mà là đường từ cây cọ đường (thốt nốt). (Từ đó MF rất ngưỡng mộ họ nhà cọ và hễ thấy cây cọ nào cũng nghi ngờ nó có thể cho đường!) Nay MF hỏi họ ăn đường gì, họ nói Việt Nam đã giúp họ xây dựng một nhà máy đường và họ đã biết trồng mía.
Trong các câu chuyện của bạn về sự phát triển của đất nước, luôn thấp thoáng có sự giúp đỡ cũng như đầu tư của Việt Nam. Hỏi gì cũng thấy nói Việt Nam, tự nhiên thấy thương bạn và thương … nước mình, một đất nước vẫn đang trong tầm “đang phát triển”, chỉ mới thoát khỏi “nước nghèo”, ối việc khó khăn ra đấy, nhưng vì sự an bình khu vực, vì nghĩa vụ quốc tế, vẫn cứ gánh gồng cùng với bạn bao năm nay. Biết bao giờ người bạn thiệt thà này chủ động được trên con đường thoát nghèo của mình đây? Trung Quốc cũng đang ra sức đầu tư ở Campuchia.
Điều ám ảnh thú vị đối với MF trong chuyến đi này là các dấu hiệu Đảng phái ở Campuchia (he he, hổng phải MF nổi hứng bàn chiện CT đâu nha!), nhà nào theo Đảng nào, họ thường thích phô cho mọi người biết bằng một cái bảng bên ngoài, dẫu cho đó là một hộ giàu có ở thành thị hay một hộ nghèo rớt ở nông thôn, mà nông thôn của vùng KPC cuộc sống khó khăn như người du mục, nhà ở thường là nhà sàn như những cái chòi, con nít bụng ỏng chạy lăng quăng khắp xóm.
Nghe đâu trước kia họ có khoảng ba mươi Đảng lận, nhưng nay qua quá trình chọn lọc xã hội (hổng phải chọn lọc tự nhiên như sinh học thường nói), còn khoảng mươi Đảng!
Tuy nhiên nghe bạn nói rằng 90% người ta theo Đảng Nhân Dân Campuchia (Cambodian People’s Party)!
ĐỀN WAT ANGKOR BAN CHEY
Trong chương trình thực địa tại Kông Pông Chàm, chương trình có sắp xếp cho đoàn ghé thăm Đền Wat Angkor Ban Chey. Bạn giới thiệu đây là đền mẹ của đền Angkor Wat. Mặc dù sụp đổ rất nhiều, nhưng di tích vẫn cho thấy được nền tảng văn hóa đền đài vĩ đại của đất nước Ăngkor. Từ những thế kỷ đầu của Công Nguyên mà người Khmer đã xây dựng được những đền đài vĩ đại cả về chi tiết lẫn tổng thể thế này thì văn hóa và con người họ quả không đơn giản.
Khi đến thăm ngôi đền đã về chiều muộn, mọi người hơi vội vã, đền thì có dáng hơi nhún xuống như điệu múa của nàng Apsara nên các bậc cửa đều thấp, vị giáo sư đẹp trai, cao ráo từ Đại học Quảng Tây đang háo hức bước vội vào đền sau, đột nhiên MF nghe một tiếng thét lên và hắn đổ cái rầm, MF chạy tới đỡ (nhưng chỉ là cái đỡ hữu nghị vì, hic, MF chỉ như cái nấm bên sự cao to của hắn), mặt bạn tái mét vì đau, gắng đứng dậy và vái liên tiếp về phía bàn thờ thần Ban Chey. Vì hấp tấp, hắn không để ý cửa đền rất thấp, mà hắn thì cao cỡ 1m85, nhưng đã quên cúi đầu khi bước qua!
SIÊM RIỆP VÀ NHỮNG NÀNG TIÊN
Đối với khách du lịch thì điểm đến đầu tiên là Siêm Riệp, là Angkor Wat. MF hổng phải đi du chơi, nhưng điểm đến cuối cùng của cuộc đi cũng là nơi chốn kỳ vĩ này. MF chẳng đủ văn chương để tiếp lời ca ngợi Angkor Wat, Angkor Thom của biết bao giấy bút thế gian đã tiêu tốn. Bạn có bố trí một hướng dẫn viên du lịch giúp đoàn tham quan, nhưng hắn đã lắc đầu với những câu hỏi của MF, có thể bởi hắn còn quá trẻ (24 tuổi) để hiểu hết mọi vấn đề người ta quan tâm đến các kỳ tích này, nhưng cũng có thể vì các câu hỏi “hổng giống ai” nên chẳng bít đường nào mà trả lời!
Tuy nhiên điều MF thích thú nhất là các phù điêu, như một bản trường ca bằng nghệ thuật điêu khắc, kể về các cuộc tương tàn và công cuộc xây dựng đất nước của người Khmer, chen lẫn trong đó là hình bóng những người Chăm, người Tàu…Và bao trùm lấy tất cả những phù điêu ấy, những đền đài ấy, từ chân cột cho đến chóp đỉnh, hiện diện khắp nơi nơi trên đất nước Campuchia, là những phù điêu, tượng đá về nàng Apsara!
Ai đó có nói: người ta có thể phân biệt nàng nào đã sinh nở hay chưa qua các nếp hằn ở bụng, nhưng theo MF điều đó chỉ vớ vẩn. Một người bạn Pháp của MF (hắn đã bao năm ngăm nge kỹ những kỳ tích kỳ diệu này) nói rằng: Apsara trông hình dáng như phụ nữ, nên ta thường gọi là nàng, nhưng đó là tiên, họ chẳng là nam mà cũng chẳng là nữ, chỉ là những thiên thần chắp cánh cho niềm tin và hạnh phúc của người Khmer mà thôi! Bằng vào những nụ cười của các nàng, MF tin lời hắn.
Q.MF
Đố các Quế, "chàng" đang tám chiện rì?

38 nhận xét:

  1. Xin lỗi các Quế, bài hơi bị dài, MF định dùng dụng cụ "ngắt nhảy" anh QT bày, nhưng sao máy không hiện, hơn nữa Q. Ráo cảnh báo MF không được dùng! Hic

    Trả lờiXóa
  2. Quế MF chỉ có 1 bộ đồ màu đỏ duy nhất, đi Ý cũng bận, đi Côn Đảo Cũng Bận, đ Đức cũng bận , ngũ ổ trạm xe Buýt cũng bận ?

    Trả lờiXóa
  3. He he, bộ đồ mồi giang hồ của MF mừ! Zưng mà ở trạm xe buýt có bận hay không phải hỏi HHP nha!

    Trả lờiXóa
  4. Chuyện và những suy ngẫm của Q.MF hay lắm.
    Mấy tuần tới đây tôi sẽ có chuyến du lịch bụi, theo chân các CCB K về lại chiến trường xưa.
    Rồi cũng sẽ thăm Angkor (Siem Riep), nếu thuận đường thì sẽ ghé Angkor Ban Chay (Kampong Cham) vào ngày cuối chuyến đi. Một chuyến đi vòng quanh Biển Hồ theo chiều kim đồng hồ.
    Mà có lẽ trong chuyến đi này sẽ gặp Q.MF ở Huế chứ?

    Trả lờiXóa
  5. @ HữuThành.Nguyễn: Chắc chắn rùi, em chỉ đi vắng từ ngày 24 đến 27 tháng 2, lúc í chắc đoàn chưa đến Huế chứ? Cần sắp xếp việc gì ở Huế anh bảo em nha!

    Trả lờiXóa
  6. Dự kiến 2/3 sẽ ghé Huế, có thể là nghỉ ăn trưa, rồi bọn anh đi tiếp. Có mỗi việc ấy thôi :-)

    Trả lờiXóa
  7. Tổ chức phi CP MF đã ra quyết định tổ chức đón tiếp phái đoàn tại tệ quán đã được tổ chức định trước (đoàn chỉ được phép thay đổi thời gian, nếu xét thấy cần thiết)! he he

    Trả lờiXóa
  8. Chiện của Quế: mình khoái nhất cảnh mô tả: ..."vị giáo sư đẹp trai, cao ráo từ Đại học Quảng Tây đang háo hức bước vội vào đền sau, đột nhiên MF nghe một tiếng thét lên và hắn đổ cái rầm..."
    Cho chết vì là tên TQ, xin lỗi MF vì sự nhạy cảm này nha!

    Trả lờiXóa
  9. @Thắng k5: Đại ca đừng xin lỗi, MF có chi nói nấy, mọi người thích còm chi cứ thoải mái!

    Trả lờiXóa
  10. @Q.MF: "đón tiếp phái đoàn tại tệ quán", cám ơn trước. Hôm ấy anh sẽ gọi cả anh Chí nhé.
    (nói riêng, các Quế đọc đến đây nhắm mắt lại) Q.MF đừng mặc áo đỏ, kẻo "bọn xấu" nó lại bảo "tiếp khách cũng mặc đồ đỏ". Thế nào cũng có ảnh mà :-)

    Trả lờiXóa
  11. Ừa, bài viết dễ thương wa'. Cảm ơn MF.
    Đất nước ta đã hy sinh bao nhiêu người trai trẻ và bao nhiêu năm trên bờ vực thẳm kinh tế suy sụp để góp phần vào cuộc hồi sinh của bạn hôm nay?
    Theo mình hiểu thì Campuchea ngày nay là hậu duệ của một đế chế rộng lớn có các phần lãnh thổ hiện tại ở Thái, Lào và VN. Và Bắc Phương đang tìm mọi cách xúi bẩy và mua chuộc để chia rẽ họ với lân bang. Trước mắt thì để nhận lại đầu tư của chúng, cả bạn lẫn Myanmar đã phải lui lại đằng sau trong khi ASEAN thảo luận về Biển Đông.
    Hy vọng anh bạn Quảng Tây của MF không đến nỗi tệ.

    Trả lờiXóa
  12. @HữuThành.Nguyễn: Hôm ấy vào anh nhớ gọi anh Chí "hâu" giúp muội. Còn mấy "anh Chí" Quế kia thì MF sẽ có cách!
    @3chai: MF không cực đoan mà cũng hem thik bàn nhiều zìa CT.Tuy nhiên chiện muội kể là những diễn biến nhỏ trên một chặng đường ngắn, để mọi người thấy bức tranh thấp thoáng của những gì mà các đại ca đang bàn, đang nghĩ tới! Các vị chuyên gia quốc tế MF hay làm việc với thì BP cũng đang mời họ tư vấn cho trên con đường phát triển, nên BP không thể "làm anh" với tất cả thiên hạ (làm anh khó lém, phải đâu chiện đùa, anh Thắngk5 ngấm đòn ni rùi!). Bản thân muội đã có 9 năm làm việc với các nhà KH BP, MF và họ khá hiểu nhau (mafia mừ), thỉnh thoảng trên các chặng đường, một số nhà KH BP hỏi các chuyên gia, họ chỉ vào MF: qua bên đó mà học! he he he

    Trả lờiXóa
  13. - Bài viết này thú vị, rất có ích cho các đc chuẩn bị đi KPC.
    - Tui thấy cái áo đỏ của MF cũng "nổi tiếng" như cái áo da cam của một bác bên Bantroi!Việc "nó" xuất hiện thường xuyên cũng hay,chỉ có điều dễ làm mọi người tưởng từ hồi nẩm tới giờ nó hổng được ...giặt!?
    - Có người nghi zụ "cái bậc thềm", MF làm bộ đỡ nhưng thực ra là lợi dụng đẩy"bạn TQ" té luôn đó nghe.

    TM

    Trả lờiXóa
  14. @MF:-Bài viết có nhiều cảm xúc cá nhân thật đắc.
    -Thường MF Ý thík màu đen or xám nhưng MF thik màu đỏ vì hắn mún chứng tỏ là MF"đỏ".
    -Đừng tin anh bạn Pháp ấy vì bit đâu hắn "xăng pha nhớt" đó.
    HHP

    Trả lờiXóa
  15. @HT,TM: Wat Ăngkor Ban Chey ít ai nói tới, zưng theo bạn thì rất lâu đời và linh thiêng, hình như vào buổi chiều muộn thì linh hơn! Nếu các đại ca có thêm một thổ địa nào đó cùng đi thì thú vị hơn rất nhiều.
    @TM, HHP, HT:
    Zụ áo đỏ: he he, MF sẽ cứ zậy phát huy!
    @Thắngk5,TM: Zụ cái bậc thềm (thiệt ra là cái xà ngang, đau hơn!): Có thần Ban Chey trên cao chứng giám! Anh bạn của MF chắc nghĩ thần giận dữ "một điều gì đó" mà trút vào hắn, nên hắn đã vái thần như tế sao.
    HHP: Zụ xăng pha nhớt: hình như các động cơ sử dụng loại này chạy phê hơn phải hem?

    Trả lờiXóa
  16. @Q.MF: đã lén mang hàng của Q.MF ra "sâu" ở Quân Hành, hi vọng sẽ đến. Mà một CCB K nói rằng Không biết có phải đền Ban Chey này đúng là ở Kampong Chàm không với tên chính thức là Wat phnum Srey (chùa núi nữ), Wat phnum Pros (chùa núi nam) ở ngay ngoại vi TX ?
    Có lẽ người kể nói đến khu di tích Sambour Prey Kuk kinh đô cổ tiền Angkor ở Kampong Thom chăng?

    Giá mà Q.MF trỏ được nó trên bản đồ, ở góc nào,... để soi, lập kế hoạch.

    Trả lờiXóa
  17. Thấy Que MF thích màu đỏ nên tặng Que MF bài thơ : Em bé da đen

    Tôi sinh ra : tôi mài đen
    Tôi lớn lên : tôi màu đen
    Tôi đi dưới nắng : tôi màu đen
    Tôi sợ : tôi màu đen
    Tôi bệnh : tôi màu đen
    Tôi chết : tôi màu đen
    Này bạn hỡi người da trắng
    Khi bạn sinh ra : bạn màu trắng
    Khi bạn lớn lên : bạn màu hồng
    Khi bạn đi dưới nắng : bạn màu đỏ
    Khi bạn sợ : bạn màu xanh
    Khi bạn bệnh : bạn màu vàng
    Khi bạn chết : bạn màu xám
    Vậy mà bạn gọi tôi là người da màu ư ??

    Hy vọng là Que MF sẽ đổi màu áo đỏ của mình ??
    Que DN

    Trả lờiXóa
  18. Aó đỏ đẹp mắc chi mà đổi . Đừng đổi nha tỉ .

    Trả lờiXóa
  19. Que MF ; hãy dữ màu đỏ, đừng đổi màu đen

    Trả lờiXóa
  20. MF đừng nghe thiên hạ xúi dại nghe.Màu đỏ là "màu tranh đấu, màu CM" mừ.Ráng giữ!
    No vấn đề! Chỉ cần lâu lâu nhớ giặt áo thui.

    TM

    Trả lờiXóa
  21. @HữuThành.Nguyễn: Đợt đi này muội khá tham, leo hết tất cả các đền có thể leo, chóp nào cao nhất cũng leo tuốt, mấy cái đền anh nói muội leo hết rồi, không phải! Nhưng không thể nào thăm hết được các đền đài, lần này MF mới thực sự thấy xứ sở này không đơn giản chút nào. Các khu đền vĩ đại được xây cất khắp nơi chứng tỏ kỳ vọng (nếu không nói là tham vọng) và văn hóa cũng như kỹ thuật xây dựng của họ. MF nói với bạn rằng: một ngày nào đó, chắc chắn bạn sẽ giàu như nước Ý, ngồi chơi vắt tiền dân du lịch! Và cũng vì lý do trên mà MF chưa trả lời chính xác được câu hỏi của anh bây giờ, để muội hỏi lại các bạn bên í xí đã, xui nữa là MF bị mất mấy cái hình chụp ở đền này, đang liên lạc với mọi người cùng đi hôm í để xin lại ảnh rùi gửi cho các đại ca tham khảo!

    Trả lờiXóa
  22. @Quế,ND,TM: Hôm trước Tết, thằng Quế con mua về mấy cái áo mới, tuyền màu ... đen. Chưa kịp quở, tự nó đã tủm tỉm: con của mafia mừ!
    Khi MF chơi cái áo đỏ, bọn mafia bên í ... lác mắt hết, he he
    Quế Malay nó sợ MF đổi màu, nó cung cấp thêm một áo đỏ còn đỏ hơn mà MF chưa có dịp xài (sợ mất công giặt!).

    Trả lờiXóa
  23. @Q.MF: chưa đi, chỉ xem hình, cũng biết Angkor kỳ vĩ, khó mà cảm hết. Nhưng mà chuẩn bị sẵn cho mình cái tâm thế "cưỡi ngựa xem hoa", đành vậy chứ sao. Nếu còn duyên thì còn trở lại, lúc nào chả thế :-)

    Trả lờiXóa
  24. @Riêng Awngkor Wat, nếu muốn cảm được, chắc nên lang thang trong đền này khoảng 3 ngày! Còn các đền khác: Awngkor Thom, Bayon... mỗi đền ít nhất trọn vẹn một ngày. Đền Ban Chey em nói cũng vậy, em sẽ cố tìm địa chỉ cho anh, chỗ người ta chưa đến mình đến mới hay! Muội hay có cái may mắn là lắm bạn "thổ địa", đi với chúng sẽ biết các ngóc ngách hay ho hơn là đi với đoàn du lịch. Ví dụ như ở Ý, người ta biết nhìu về Vatican và thành Rome, về tháp nghiêng Pisa, Quảng trường Milano, Venize, Verona... nhưng ít ai bít về Ngôi Nhà của Ðức Mẹ tại Loreto, ngôi nhà bằng đá được tháo ra từ ngôi nhà Ðức Mẹ tại Nazareth (quê hương của Đức Mẹ và chúa Giesu ở Bắc Esrael) rồi đưa về Loreto nầy ráp lại bởi các Ðạo Binh Thập Tự. Nơi này bi giờ là nơi hành hương của dân Kitô giáo loanh quanh khu vực thay vì phải đi về tận Trung Đông, ai đau bệnh gì đến đây Đức mẹ chữa cho khỏi, MF có tới "điều trị" ở đó rùi, hịu quả lém! he he

    Trả lờiXóa
  25. Tin chưa chính thức là đoàn sẽ vào TpHCM bằng... máy bay vì thành viên nòng cốt TS1 không nghỉ được dài và thành viên phương tiện KV chưa cần đưa xe vào dịp này.
    Vậy rất nhiều khả năng các cuộc hẹn trên đường thiên lý sẽ phải hủy, chờ dịp "duyên" khác :-(

    Trả lờiXóa
  26. @Anh Hữu Thành : vậy thì hẹn gặp nhé , giữa SG . Đám em của MF sẽ đón đoàn ( có lý do chính đáng để tụ lại ... nhậu ) .

    Trả lờiXóa
  27. @HữuThành.Nguyễn: hic hic!

    Trả lờiXóa
  28. QuếMF ơi! anh sẽ khen muội một câu là bài viết hay quá. Nhưng tiếp theo phải xin lỗi cái đã rồi đính chính tý nhé. Cái nụ cười bí ẩn ở tượng đá to ấy người ta gọi là "Nụ cười Bayon". Mấy cái ảnh cuối mới là mô tả các Vũ nữ thiên thần Apsara, văn hóa Kăm và văn hóa Chăm nước ta đều chịu ảnh hưởng từ Ấn độ (Tuy nhiên có thể phân biệt giữa anh Cà ri này với anh Kăm, Chăm bằng tạo hình bộ ngực, Cà ri bao giờ cũng to hơn :)) không tin hôm nào anh HT về sẽ làm chứng, hè hè!)
    Nụ cười Bayon này khá nổi tiếng đấy
    xem thêm về Nụ cười Bayon

    Trả lờiXóa
  29. @TQtrung: Đại ca lại "xin lỗi" rùi, muội đã nói là còm thoải mái mừ! Các đại ca cứ đính chính, sau chuyến đi sắp tới chắc sẽ có nhiều đính chính hơn nữa, vì MF nói năng khá chủ quan, nghĩ chi nói nấy, các đại ca phải trị cật lực vào!
    Có điều tựa đề "nụ cười Apsara" nì muội "ám chỉ" tất tật niềm vui và sự chòng ghẹo những gì MF diện kiến được trong chuyến đi, kể cả nụ cười áo đỏ bên cây cọ đường kia, he he

    Trả lờiXóa
  30. Bài viết hay quá!Làm tôi nhớ lại ngày đầu CPC mới giải phóng.Nhân dịp chở xăng cho lữ đoàn tăng,thiết giáp đóng tại XR,tôi một mình đi bộ vào tận đền AKW và choáng ngợp trước vẻ hùng vĩ và cả cảnh điêu tàn của đền lúc đó.Nghĩ lại lúc đó thấy liều thiệt vì không bị anh tàn quân P.Pốt hỏi thăm.Cảm ơn Quế MF.

    Trả lờiXóa
  31. @HữuThành.Nguyễn, TQtrung: Tội ni thì MF đáng bị trị: Đền Wat Angkor Ban Chey kia là người địa phương gọi (tự tay cô kế toán trưởng trường ĐH KPC ghi cho MF, vì họ nói bằng tiếng Kam MF nghe như mây mù), nhưng giờ hỏi lại anh hịu phó trường, bảo tiếng Anh ghi là: "Nokor Ba Chey Temple", muội tìm được Google nó chỉ ở đây!

    Trả lờiXóa
  32. @AK7: Cám ơn đại ca nhìu nhìu! Thời đó, thông tin về chiến tranh biên giới thực ra không rầm rộ như CT chống Mỹ, nhưng cạnh nhà MF một anh được sung sang K, anh vốn tính tình rất vui vẻ, sau 3 năm về, gặp lại thấy anh trầm tư hẳn, anh nói: thương tâm lắm, đồng đội anh ra đi trở về chẳng được bao nhiêu...!

    Trả lờiXóa
  33. Quế Lâm nói...@Anh Hữu Thành: vậy thì hẹn gặp nhé , giữa SG Tất nhiên rồi, sẽ gặp ở Anh Đỗ nhé, có thể là chiều hết giờ làm việc ngày 1/3.
    @Q.MF: đọc các CCB K thấy một cuộc chiến thật khốc liệt về mặt con người. Không nhiều "năng lượng" như các cuộc kháng chiến chống giặc. Mà là cuộc dẹp giặc trên đất của họ, dùng chiến tranh du kích đánh thắng chiến tranh du kích của người bản xứ, giúp người bản xứ lập nên chính quyền tiến bộ. Càng khốc liệt khi hậu phương thì dù khó khăn vẫn là hòa bình, hưởng thụ và nảy sinh biết bao thói hư tật xấu. Bởi thế càng thấy các bạn, lứa đàn em hi sinh thật nhiều.

    Trả lờiXóa
  34. Vị trí Wat Nokor Bachey Temple trên bản đồ ở trong ảnh này. Cách Kompong Cham 2,2km về phía Phnom Penh, bên tay phải.

    Trả lờiXóa
  35. Muội học lỏm được từ bạn Kam và trên internet: Nokor là tiếng nguyên thủy của Angkor, được biến tướng từ tiếng Phạn là Nagara, nghĩa là Thủ đô hoặc Thành phố. Wat là tiếng Khmer nghĩa là Đền, Chùa (tiếng Anh là Temple đóo). Do vậy Angkor Wat nghĩa là "Thủ đô" hoặc "Thành phố của Đền đài", nhưng Wat Nokor (Angkor) Bachay thì là ... (dịch răng hèo?) nhưng Đền có một sự tích tương tự như Hòn Vọng Phu.
    Nếu thăm đền này thì các đại ca sẽ thăm luôn Phnom Pros (núi ông) và Phnom Srei (núi bà) với sự tích hấp dẫn ở gần đó!

    Trả lờiXóa
  36. Ai đó đánh dấu Wat Nokor Banchey bằng chữ "Wat Nokor Angkor Bahjay". Tất nhiên đánh dấu lên GoogleMaps thì cũng giống như viết Wiki thôi, sản phẩm cộng đồng. Thử Google cái đó thì lại không ra. Chếch bên phải của Wat Nokor Banchey là "King's Residence" có sân vườn đẹp đẽ đấy.

    Trả lờiXóa
  37. Cái "vui nhất" của đền đài Campuchia là các bậc thang cao nhưng rất hẹp, đặt được phân nửa bàn chân. Bá tánh bước lên thấy khó, bèn chân bước tay ... cũng bước, gọi là bò lên đền. Lúc xuống, bậc vẫn hẹp, lại thấy dốc quá, thêm sợ, thế là ... bò xuống. Cho chừa cái thói ngông nghênh đi ra đi vào, tay đút túi quần.
    Tức là, thay vì ra lệnh thì họ xài biện pháp kỹ thuật.

    Trả lờiXóa
  38. @HCQuang: Khi muội sang đóo, họ đã làm thêm cái thang thép để du khách đỡ phi xuống khi tụt dốc lỡ trượt...tay. Nghe đâu có một ông ngoại quốc tài trợ cái thang này sau khi bà vợ ổng đã ... phi thử!

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]