Nhà kèn hay là nhà nghỉ chân bên cấp 1 NVB là đây. Nhà kèn này bị hư một phần mái. Đi từ cổng trường cũ vào, hai bên đường có 2 cái nhà kèn. Một cái phía bên trái thuộc ban giám đốc khu HSMN hiện vẫn được bảo dưỡng và có bia đá lớn giữa nhà kèn, nhà kèn này còn rất tốt, hiện thuộc trường cao đẳng sư phạm Quảng Tây.
5. Hai căn nhà 3A và 2A (1968)
Nhà lớp 2A (1968), có phần khác năm MF chụp
Nhà lớp 3A (1968)
6. Phía sau hai căn nhà 3A, 2A (1968)
Phía những ngôi nhà cao tầng là vị trí nhà ăn của NVB, đã bị tháo dỡ, xây mới.
Sau nhà lớp 2A (1968)
Sau nhà 2A (1968) và bức tường đến cổng chính trường cũ.
Sau nhà 3A (1968)
Núi phía sau nhà 3A, 2A nơi ngày xưa có những nấm mộ, lân tinh ban đêm bay chập chờn.
Vết tích cổng trường
Cổng trường. Núi phía nhà ăn.
Nhà kèn phía Ban Giám đốc Khu HSMN
8. Cổng trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Tây
9. Con đường từ cổng chính cũ
Con đường từ cổng chính. Bên tay trái hình là cổng trường Cao đẳng Sư phạm Quảng tây. Con đường bên tay phải (có dù) là con đường phía bờ rào trắng có cô gái ngồi là đường giữa nhà nam cấp 1, lò hơi và bên phải đường là nhà đá.
Cám ơn Quế 67-73! MF chờ đợi những bức hình này, vì để biết chắc nó vẫn còn. Vì khi MF thăm lần đầu năm 2005, thấy cảnh cũ hoang dã như vậy, cứ sợ rằng nó sẽ bị "xóa sổ" nhanh chóng. Nhưng chỉ có cảnh trong trường CĐ SP mới bị thay đổi, chứ mấy cái nhà 2A, 3A thân quen vô cùng này vẫn còn, vì chúng không nằm ở một mặt tiền nào ảnh hưởng đến những công trình xây dựng bề mặt, hy vọng chúng không bị nằm trong một dự án chờ đợi nào, để rồi chúng ta vẫn còn gặp lại trong những lần thăm sau này ...
Trả lờiXóaNhà của 3A, 2A ngày xưa không bị ngăn bởi các bứa tường đá, nên xích vệ binh xách súng, lựu đạn chạy quanh nhà, lũ nhóc phải nép sát giường sợ bị bung lựu đạn.
Trả lờiXóaThế mới biết nhà ăn của NVB đã bị thay thế bằng nhà cao tầng và đã bị chia cắt bởi các bức tường.
Không biết có còn ai hình dung được cổng trường cũ (Giáp Sơn) ra làm sao nhỉ?
Giờ đã biết, trường cũ được chia cắt cho ít nhất là 5 chủ quản mới. Đến một ngày nào đó sẽ chẳng còn gì sót lại nhiều, ghi nhớ và hình dung trong ký ức còn sót lại mà thôi.
phải nói bạn Quế 67-73 rất tình cảm , có trí nhớ rất nhiều mới chụp được các hình với các góc độ như vậy.Cảm ơn Quế 67-73 nhiều
Trả lờiXóaĐây cũng chính là " Quế lâm dục tài học hiệu" sau Bác Hồ đổi thành "trường Thiếu nhi Việt nam QL của chúng tôi từ năm 1953 đến 1957, tấm ảnh đen trắng trên chụp trương hồi cuối 1956 đâu 1957 chúng tôi ai cũng có 1 chiếc . Chúng tôi cũng đã từng vài lần về thăm trường cũ .
Trả lờiXóaThân ái !
Vâng, Trường Thiếu niên Việt Nam (1951-1957) được chuyển từ Lư Sơn về khu trường này năm 1951 với lý do ở Lư Sơn quá lạnh, không phù hợp với thiếu niên Việt Nam. Trên Internet có blog của Lư Sơn - Quế Lâm là những người từng sống học tập tại khu trường này cho đến năm 1957.
XóaTừ Năm 1965, các trường HSMN ở trong nước bị máy bay Mỹ truy đuổi như một trong những mục tiêu đánh phá. Năm 1966, hai nhà nước Việt Nam - Trung Quốc thỏa thuận đưa Học sinh Miền Nam sang Trung Quốc để các cán bộ, chiến sỹ tập kết và đang hoạt động, chiến đấu ở Nam Việt Nam an tâm về cuộc sống của con, em mình, được Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa quan tâm chăm sóc, lo học hành.
Năm 1967, các trường Miển Nam: nhi đồng, cấp 1, 2, 3, trường Dân tộc Trung Ương, trường Văn hóa Quân đội (thiếu sinh quân) đã chuyển sang Quế Lâm. Các trường Miền Nam tạm đóng chân ở khu Giáp Sơn, trường Văn hóa Quân đội tạm đóng chân ở khu Y Trung chờ xây cơ sở vật chất, trường học mới.
Đến hè 1968 các trường về khu trường mới được xây dựng, sau này họ gọi là trường mới. Sau này học sinh Các trường Miền Nam gọi khu Giáp Sơn là trường cũ, trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi gọi trường ở Y Trung là trường cũ.
Có một thời gian ở Quế Lâm, Nam Ninh người ta lầm lẫn cho tất cả đều thuộc "Quế Lâm Dục tài học hiệu". Nhưng theo lịch sử có khác, hình như họ đã nhận ra sự lầm lẫn này. Ở Quế Lâm, ngay tại trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, nơi từng là Khu Giáo dục HSMN Quế Lâm, người ta đã tổ chức nhà Lưu niệm học sinh Việt Nam, thu thập, lưu trữ các kỷ vật liên quan đếm học sinh Việt Nam.