Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Không phút


BÌNH YÊN


Tháng bảy bình yên, em về đất Quế
Nhắn hộ dùm anh : Năm tháng xa mờ
Li Giang xanh, thôi nhé ! Chớ đợi chờ,
Tượng Tị Sơn chắc mãi về dĩ vãng ...

Niềm tin xưa đã không thành ánh sáng
Vầng trăng khuyết trả về Đồi Trăng Khuyết
Mái trường xưa đâu có ấm hơi người
Anh đã nguyền quên kí ức xa xôi ...

Dân tộc mình gian khó lắm em ơi
Đất nước ngổn ngang bạn, thù khó xử
Giữa các thế cường - mở lối mà đi
Lời núi sông ngàn năm vang vọng mãi ...

Anh không về nơi đất Quế ngày xưa
Bỡi bạn cũ nắng mưa đầy toan tính,
Lòng hẹp hòi gặm nhấm những thiêng liêng
Anh trở về trăn trở chẳng bình yên ...
Đà Nẵng Ngày 6. 7. 2015 VAV


6 nhận xét:

  1. Chia sẻ cùng VAV nhưng chuyện của Quế cứ là của Quế :kỷ niệm mà !

    Trả lờiXóa
  2. Ta lại về
    Về tháng năm học trò
    Và tìm lại
    Mảnh vườn, hàng cây, con đường nhỏ
    Lớp học, bảng xanh, vết mực
    Và lại bên nhau, ngồi cùng học
    Học tuổi bây giờ, nhớ tuổi xưa.

    Trả lờiXóa
  3. Tâm sự
    (Trả lời một bạn văn nước ngoài)

    - Bạn hỏi vì sao đất nước này
    Ngày đêm khói lửa vẫn hăng say
    Tóc tang lòng vẫn không cay đắng
    Gánh nặng đường xa chẳng chuyển lay ?

    Có lẽ nghìn năm đã dạn dày
    Anh hùng xưa để giống hôm nay
    Khổ đau nhiều mới yêu thương lắm
    Quen vượt trùng dương lái vững tay.

    - Thù bạn đời nay có khác xưa,
    Nghĩa tình e sớm nắng chiều mưa ?
    Chợ trời thật giả đâu chân lý ?
    Hàng hoá lương tâm cũng thiếu thừa ?

    Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
    Trái tim lầm chỗ để trên đầu
    Nỏ thần vô ý trao tay giặc
    Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu...

    Chuyện cô du kích xóm Lai Vu
    Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù:
    "Mỹ hại trăm nhà, lo diệt trước
    Rắn, mình em chịu, có sao đâu!"

    Chân lý, mặt trời soi sáng mãi
    Lỗi lầm âu cũng bóng mây qua
    Lương tâm đều vẫn trong như ngọc
    Tình nghĩa anh em lại một nhà.

    (2-1967) Tố Hữu từ tập thơ Ra trận.

    Bài thơ ra đời trong thời kỳ Liên Xô và Trung Quốc đang chuẩn bị có xung đột biên giới. Ở Trung Quốc, cách mạng văn hóa đang ở giai đoạn khốc liệt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dân tộc Việt Nam có những câu tục ngữ, ca dao càng đọc càng thấy thấm :
      " Ngựa quen đường cũ "
      Hay :
      " Dẫu ngàn năm, dẫu vạn năm
      Con tằm vẫn kiếp con tằm giăng tơ
      Dẫu ngàn năm, dẫu vạn năm
      Liu điêu vẫn đẻ ra giòng liu điêu "
      Cái tư tưởng đại Hán lúc nào cũng muốn nuốt chửng các dân tộc nhỏ bé láng giềng gần ! Tục ngữ Việt Nam có câu " Bán bà con xa, mua láng giềng gần " Dân tộc ta luôn khát vọng có một người bạn lớn làm láng giềng gần, nhưng cái khát vọng ấy cả hàng ngàn năm lịch sử không bao giờ đạt được thật là điều đáng tiếc. Người bạn lớn của ta thì " bán láng giềng gần, tìm cô cậu xa " Đó là điều làm cho chúng ta trăn trở ...

      Xóa
    2. Giai đoạn này, hàng hóa quân sự, thiết bị quân sự, vũ khí, đạn... Liên Xô viện trợ được gửi bằng xe lửa đi qua Trung Quốc. Trung Quốc đã rút bớt nên có câu "Hàng hoá lương tâm cũng thiếu thừa ?"
      Ngày đó Trung Quốc lôi kéo Việt Nam chống lại Liên Xô nên có "Chợ trời thật giả đâu chân lý".

      Xóa
    3. Bài thơ Tâm sự của Tố Hữu, theo giai thoại Bác Hồ có xem trước khi đăng. Câu: "Nghĩa tình e sớm nắng chiều mưa ? " lúc đầu Tố Hữu viết là: "Nghĩa tình như sớm nắng chiều mưa ?", Bác xem xong góp ý chữ "như" không ổn dễ gây hiểu lầm, nên đổi thành chữ "e". Chuyện là giai thoại, đúng sai chưa ai nói. Nhưng theo Hoàng Văn Hoan, Tố Hữu bị phê bình do bài thơ này vì có ý mà mọi người đều hiểu.

      Xóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]