Đúng là con người ta có thể chọn lựa nhiều điều, nhưng lựa chọn hàng xóm là điều không thể.
6/7/2014
Đường Cao Bằng |
Thác bên trái trên đất VN. Cột mốc biên giới VN nằm giữa 2 thác này. Thác chính bên trái 2 bên dùng chung. Bờ bên phải thác chính là cột mốc BG của "bạn tốt". |
cột mốc TQ bờ phải. |
"Sớm sớm chung tiếng gà gáy cùng" ( gà bên đất Việt). |
Thác nhỏ bên ta |
Bờ phải của thác chính, bạn KD du lịch |
thác bên ta |
Ngôi chùa trường phái Trúc lâm đang xây bên ta . Hy vọng "cột mốc tâm linh" này sẽ trấn yên bờ cõi. |
Khạch sạn của SG tuaris đang xây( nhà nước chịu 5o% phí) là một thành công lớn. Trước đây mình cứ làm làm gì là "bạn tốt" bên kia gừ ngay. |
Toàn cảnh BG nhìn từ đồn biên phòng. |
TM làm được một việc mà mọi người Việt Nam đều mong đợi chứ không riêng gì các Quế ! Còn một việc nữa là nội dung sách giáo khoa sử, địa (THPT ) của Tàu với các vấn đề có liên quan đến Việt Nam, điều này hy vọng ở các Quế nhớn ! Trước hết cảm ơn TM nhiều, Chúc bạn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc !
Trả lờiXóa"Đến thác Bản Giốc hỏi bất cứ người dân nào (nhất là lớp từ tuổi trung niên trở lên) ở làng Bản Giốc, làng Thắc Then đều được họ cho biết rành rẽ toàn bộ thác Bản Giốc (cả bờ bắc – bờ nam) trước đây đều thuộc về Việt Nam; cột mốc 53 không nằm ở vị trí hiện nay mà ở trên núi phía bờ Bắc …"
Trả lờiXóa"Bộ ngoại giao nước ta năm 1979 công bố sách trắng “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc” và sách tư liệu về “Sự thật về biên giới Việt Nam – Trung Quốc”, trong đó tố cáo Trung Quốc đã lấn chiếm hơn 90 điểm, có điểm lấn sâu vào gần 6km trên dọc tuyến hơn 1300km biên giới (từ năm 1949 đến năm 1979); đơn phương vẽ lại bản đồ, chuyển dịch nhiều điểm trên biên giới về phía Việt Nam (trong đó có thác Bản Giốc ở Cao Bằng),…?"
Hiệp định ký rồi, có hiệu lực rồi. Thế rồi, phải tuyên truyền, lý giải cho thế hệ người Việt Nam sau này như thế nào đây? Không biết với công nghệ mới, con chip và vệ tinh, có cột mốc nào tiếp tục có chân chạy vào đất Việt nữa không? Bao nhiêu năm nữa, lại tranh cãi, xác định biên giới? Hay họ lại lớn tiếng, đất Việt là phiên thuộc ngàn đời của nhà Hán, lại phiên thuộc họ nữa hay không?
Người Việt hiện nay đã biết phân biệt giữa "bạn" với "bè", không như ngày xưa ta hay nói "bạn bè".
Hoàn Cầu Thời Báo là một phó bản của tờ Nhân Dân Nhật Báo, mỗi khi cần bài bình luận vấn đề tế nhị, không đăng trên Nhân Dân Nhật Báo thì đăng trên Hoàn Cầu Thời Báo. Mỗi khi có bất cứ biến cố, sự kiện gì liên quan tới Việt Nam mà họ đánh hơi thấy có thể bất lợi cho Trung Quốc, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đều nhanh chóng có những bài bình luận hoặc chửi bới, hoặc đe dọa Việt Nam, kể cả quân sự, dù lãnh tụ hai nước mỗi khi gặp nhau đều đều nói đến “16 chữ vàng” và “tinh thần 4 tốt.”
Trả lờiXóa“Giang sơn khó đổi, bản tính khó dời” với anh hàng xóm mà có thời Việt Nam hy vọng là chỗ dựa vững chắc trên tình “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. “Trung Quốc họ chỉ lo bá quyền, lợi ích của họ, xã hội chủ nghĩa chẳng qua để níu kéo Việt Nam theo họ”. Ngày Việt Nam buộc phải giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng, rồi Trung Quốc tấn công xâm lược “giết sạch, đốt sạch, phá sạch” Việt Nam, trong khi Việt Nam bị cô lập với thế giới, lúc đó tình “đồng chí” của Trung Quốc đang ở đâu. Khi Việt Nam đa phương hóa các quan hệ Quốc tế, họ lại lo sợ, đe dọa.
Những ngày qua, họ lo, sợ với mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ đã có những bước tiến đáng kể, dư luận qua thông tin đại chúng của họ nói gì? Hoàn Cầu Thời Báo đã lớn tiếng: "Mối quan hệ gần gũi giữa Việt Nam và Mỹ phần lớn nhắm mục tiêu vào Trung Quốc sẽ kéo theo những biện pháp đối phó từ Trung Quốc, và sẽ gây áp lực lên cả 3 bên, và Việt Nam có thể là nước hứng chịu nhiều nhất." ... “không nước nào được lợi khi mời Mỹ gây áp lực lên những tranh chấp với Trung Quốc. Thực tế, điều này sẽ thất bại.”
Trung Quốc luôn mong muốn Việt Nam là phiên thuộc của họ, rất sợ Việt Nam mạnh lên. Việt Nam phải xây dung nền kinh tế - xã hội, quốc phòng mạnh lên, không phụ thuộc riêng một nguồn lực bên ngoài nào, đa phương hóa trong quan hệ Quốc tế, từ đó mới có thể bình đẳng nói chuyện với hàng xóm muôn đời của Việt Nam.
"Tiếc thay Trung Quốc đã mắc phải những sai lầm chiến lược.
Trả lờiXóaMột là chủ quan, đánh giá thấp Việt Nam. Sai lầm này là sai lầm chung cho nhưng kẻ xâm lược Việt Nam bao đời nay mắc phải.
Hai là đánh giá sai phản ứng của Việt Nam trước lợi ích quốc gia, dân tộc khi bị xâm hại. Hành động hung hăng, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông (chủ yếu nhằm và Việt Nam), Trung Quốc thừa biết sẽ đẩy các quốc gia trên khu vực về phía Mỹ nhưng không tin Việt Nam sẽ thay đổi cách tiếp cận hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ bởi Việt Nam Hoa Kỳ là 2 cựu thù, xung đột ý thức hệ…
Trung Quốc cho rằng và dọa rằng, nếu Việt Nam xích lại gần Mỹ thì sẽ bị Mỹ lật đổ chế độ bằng diễn biến hòa bình, chính quyền Việt Nam sợ Mỹ lật đổ hơn sợ mất chủ quyền, cho nên, Trung Quốc thực hiện chiến thuật gặm nhấm, gây áp lực để buộc Việt Nam nhượng bộ để có “hòa bình trong lệ thuộc”.
Ba là hành động bất chấp ngang ngược bồi lấp đảo, xây căn cứ quân sự trên Biển Đông đã không tính đến phản ứng quyết liệt của Hoa Kỳ khi thách thức an ninh quốc gia của họ. Có thể nói, Trung Quốc đã quá đà và hành động này đã làm tăng cao độ tương đồng lợi ích chiến lược của Việt-Mỹ, như “giọt nước cuối cùng” làm thay đổi trạng thái quan hệ Việt-Mỹ."
Trích "Cục diện địa chính trị Tây-Thái Bình Dương sẽ biến chuyển lớn" của Lê Ngọc Thống: Góc nhìn của lính
Giọt nước đã tràn ly thì không bao giờ hốt lại được rồi ! Cái tham lam ích kỷ trong tư tưởng đại Hán làm gì có được sự khôn ngoan trong ứng xử với bạn đồng môn, lịch sử nhân loại đã chứng minh điều ấy tự lâu rồi !
Xóa