Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Quế Lâm, nơi Bác Hồ đã đến, nơi chúng mình có một thời

 
Quế Lâm nghĩa là rừng quế, loài hoa có tên trong "Thập đại danh hoa"- mười bông hoa nổi tiếng của Trung Quốc, “Thập lý phiêu hương”- có hương bay xa mười dặm, nở vào mùa thu... Cây trên đường phố chủ yếu là quế. Quế ở đây, người ta không lấy vỏ quế mà lấy hoa quế ướp trà. Quế Lâm có sông Ly trong xanh và có nhiều núi đá vôi, có Lô Địch nham, Thất Tinh nham với muôn hình từ nhũ đá.

1. Bác Hồ và Quế Lâm:
 
14/5/1961, Bác Hồ đã đến nghỉ ở Quế Lâm hơn một tháng. Về Quế Lâm lần ấy, Người đã thăm lại những nơi mình đã đi qua, đã công tác, gặp lại bạn bè Trung Quốc năm xưa. Bác Hồ cùng các cháu thiếu nhi thăm Dương Sóc nhiều huyền thoại ở ngoại thành Quế Lâm, nơi có sông Hoa Đào thơ mộng đổ vào sông Ly. Bác đã lưu bút tại Quế Lâm bằng một bức đại tự "Dương Sóc phong cảnh hảo" và một bài thơ Đường ca ngợi phong cảnh Quế Lâm đẹp nhất trong trời đất: “Quế Lâm phong cảnh”... Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 năm ấy, Bác Hồ đã về thăm lại chiến khu năm xưa, phát quà cho các cháu thiếu niên, nhi đồng, vui văn nghệ với các cháu và ân cần thăm hỏi nhân dân địa phương.


Bác với thiếu nhi Quế Lâm

Quế Lâm phong cảnh: Là bài thơ vịnh cảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào ngày 16-5-1961 tại Quế Lâm. Nǎm đó Người đi máy bay từ Hà Nội đến Quế Lâm. Đây là nơi Người từng hoạt động trong thời kỳ kháng Nhật. Trên máy bay, Chủ tịch Hồ Chí Minh kể lại với đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ cùng đi, về tình hình sinh hoạt của Người hồi 1940 ở Biện sự xứ của Bát lộ quân ở Quế Lâm. Người xúc động nói: “Thế mà đã hơn hai mươi nǎm rồi. Quế Lâm hẳn đã thay đổi tươi đẹp hơn trước nhiều!”

Người đề bài thơ Quế Lâm này bằng bút lông trên giấy Tuyên chỉ, ký tên và ghi ngày tháng (16-5-1961) rồi đưa tặng Dung Hồ phạn điếm (Khách sạn Hồ cây đa) là nơi Người nghỉ lại.


QUẾ LÂM PHONG CẢNH
 

Quế Lâm phong cảnh giáp thiên hạ,
Như thi trung họa họa trung thi. Sơn trung tiều phu xướng,
Giang thượng khách thuyền quy.
Kỳ !
Nhất cửu lục nhất niên ngũ nguyệt


Dịch nghĩa


PHONG CẢNH QUẾ LÂM


Phong cảnh Quế Lâm đẹp bậc nhất trong thiên hạ,
Khác nào tranh vẽ trong thơ, thơ trong tranh vẽ.
Trên núi, những người hái củi ca hát.
Dưới sông, thuyền khách trở về…
Thật kỳ lạ.


5-1961


Dịch thơ


PHONG CẢNH QUẾ LÂM

Quế Lâm phong cảnh tuyệt vời,
Thơ đan trong họa, họa cài trong thơ.
Tiều phu trên núi hát ca,
Dưới sông thuyền khách vào ra:
Diệu kỳ!

Sách Hồ Chí Minh: Tuyển tập vǎn học, Nxb. Vǎn học, Hà Nội, 1995, t.3, tr.201-202.
2. Tìm lại con đường mà mình đã qua:
Bản đồ Quế Lâm, có Công viên Thất Tinh, có cầu Hoa, cầu Giải Phóng:
Thuở đó, thường chỉ lên cấp 2 mới được nhận tiền hằng tháng, tiết kiệm 1 đồng. Và Ngày Chủ Nhật, được đi ra phố lớn chơi, ăn kem, ăn bánh rán không phải sắp hàng, được mua những thứ mình cần (tùy theo túi tiền), bắn súng hơi,...
Bây giờ, nhìn bản đồ không biết hồi đó mình đi bằng đường nào? Nhưng chắc chắn phải qua công viên, qua cầu Hoa, cầu Giải Phóng!
  
Công viên Thất Tinh, có núi Lạc đà
 
Hình này dễ hình dung lạc đà hơn
 
Và trong công viên, giờ đây có rất nhiều người
 
Cửa động Thất Tinh nham
Hàng chữ ở cửa động:
Những chữ này nhiều Quế chắc còn nhớ, còn hiểu!
 
Để không đi lạc, bây giờ người ta có biển chỉ đường đến cầu Hoa

 
Cầu Hoa bắc qua sông Tiểu Đông

 
  
Cầu Giải Phóng
 

 
Các Quế tóc ngắn đi ra phố không quên mua cái này:
Mua một cặp nhưng còn bỏ túi thêm bao nhiêu thì không biết được.
 
Khi đi qua cầu Giải Phóng, nhìn về bên trái có rất nhiều kỳ quan như núi Voi:
Bên núi Voi có đền thờ Mã Viện, tướng nhà Hán xưa chinh phục các tộc Việt để rồi thuộc Hán, nhưng có Giao Chỉ vẫn là tộc Việt không chịu khuất phục.
 
Trên sông Ly, nay vẫn có nhiều người bắt cá cùng chim Cồng cộc, nhưng nếu chụp hình cùng sẽ phải trả tiền
 
Đứng ở đây có thể thấy: núi Voi, cầu Li Giang, tháp Sơn và núi Xuyên Sơn
 
Song tháp Nhật (màu vàng) Nguyệt (màu xanh) trên Li giang
 
 Tĩnh Giang Vương thành (Hoàng thành), nơi này có năm trường được đến đây tổ chức cắm trại
 
và Lô Địch nham

 
Shangri-La
 
 
Trên đường về trường còn được thu hoạch cam, dưa bở, đào...

Hoa đào Quế Lâm đấy các Quế ạ!
 
Khu Giáo dục Học sinh Miền Nam Quế Lâm
 
 
Còn đây là trường cũ thì phải
 
Ga xe lửa Quế Lâm

Nơi bước chân đến và rời Quế Lâm. Nơi một số Quế trốn về nước, để đi tham gia chống Mỹ.
 
Có hai tấm bản đồ để các Quế tham khảo
Bản đồ này có thể chưa chính xác lắm về vị trí trường cũ và trường mới?
 
Bản đồ du lịch cho người Việt
 Chỉ một băn khoăn: trên bản đồ nơi nào là trường cũ - Giáp Sơn, trường mới có đúng tại vị trí "Đại học Sư phạm Quảng Tây"?
 
3. Chôm hình của Quế về Quế Lâm và thăm trường mới:
 
3.1. Bên bờ Li giang;
 
3.2. Lớp học cấp 2:


Có thầy Tiến nữa này!

3.3. Sân banh trường mới:
3.4. Xe đạp Phượng hoàng:
 
Xe đạp này hình như của Trường, sau "hóa giá" lại cho người dân Quế Lâm làm xe thồ!!!

4. Bản đồ chỉ ra vị trí:
- Trường cũ (Giáp sơn), trường mới (Khu Giáo dục HSMN Quế Lâm),
- Trường Y Trung và trường mới của Trường Văn hóa Quân đội - Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi.
Tất cả có trong Blog Bạn Trỗi K6, xin trân trọng cảm ơn các Huynh trường Trỗi.
 
 Bản đồ Quế Lâm đã đánh dấu vị trí các trường:


24 nhận xét:

  1. Mong muốn được cùng các Thầy, Cô và các Quế về thăm lại trường: trường cũ (Giáp Sơn) hay trường mới (Khu giáo dục HSMN), nhưng chưa có điều kiện, như thầy Từ, MF, chị Tuyết (Đà Nẵng), Hùng "Đầu bò", LĐT...
    Nhưng cũng mong muốn nhìn lại, tìm lại những nơi mình đã sống, làm bạn, học làm người,...
    Qua một số hình ảnh của những người đã về, đi tham quan Quế Lâm như Đỗ Ngọc Nam (công tác tại sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh), một số người khác, trong đó có TSQ trường Nguyễn Văn Trỗi, HSMN - Quế, người du lịch tham quan để tìm lại những ký ức, những điều có thể tạm quên trong trí nhớ. Tất cả như thước phim đang hiện về, dẫu ngày xưa, ký ước tuổi thơ có phần nhạt nhòa theo năm tháng.
    Mong mỗi Quế gom góp lại, bán cho một vé để quay về với tuổi thơ xa, xa xa lắm!

    Trả lờiXóa
  2. 1. Ngày 18.12.1966, hai đoàn đại biểu về giáo dục của hai nước Việt -Trung đã họp ở Bắc Kinh và kí “Kỷ yếu hội đàm về vấn đề đưa 12 trường của Việt Nam trở lại Trung Quốc”. Căn cứ vào Nghị định thư kí ngày 23.12.1966 và Kỷ yếu trên, Chính phủ Trung Quốc đã giúp xây dựng ở Quế Lâm bốn trường. Đến năm 1975, giữa hai nước có kí “Kỷ yếu hội nghị về việc đưa bốn trường của Việt Nam từ Quế Lâm, Trung Quốc, về nước”. Thời gian từ cuối năm 1966 đến giữa năm 1975 đã có 5.186 cán bộ, giáo viên, học sinh Việt Nam (và một số học sinh Lào) công tác và học tập tại đây. Sau đó, theo quy hoạch của bạn, Đại học Sư phạm Quảng Tây chính thức tiếp thu hai khu trường này (Theo “Phác thảo văn bia về một khu trường” của “Lư Sơn, Quế Lâm – Một thời để nhớ”, 2003".

    2. 1967, Quế Lâm đón nhận các trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi với hơn 1.000 học sinh, Học sinh miền Nam: trường Nguyễn Văn Bé (hơn 1.000 học sinh), Dân tộc Trung ương (hơn 1.000 học sinh) và trường Võ Thị Sáu (hơn 600 nhi đồng, con em đồng bào miền Nam). Ba trường Miền Nam, Dân tộc và Nhi đồng được Bạn bố trí về khu vực Giáp Sơn, sau chuyển về gần Điếu La Sơn, cho đến giữa năm 1975; còn trường Nguyễn Văn Trỗi được Bạn đưa về một khu trường mới xây dựng ở Tiên Sơn (Quá Tử Sơn).

    Khu Giáp Sơn: cơ sở rộng với đầy đủ giảng đường, nhà nghỉ, sân vận động… nằm ở phía Tây thành phố, có núi bao quanh, kề bên Đào Hoa Giang như một dải lụa đào uốn lợn, nước trong vắt quanh năm.

    Trường Văn hóa Quân đội - thiếu sinh quân: chuyển về trường Y Trung, bên sông Tiểu Đông?

    3. Vào những năm chiến tranh chống Mỹ, Quế Lâm dành Bệnh viện nhân dân Nam Khê Sơn với hơn 1.000 giường bệnh và trang thiết bị y tế hiện đại, với đầy đủ thuốc men cùng một đội ngũ y - bác sĩ giỏi với nhiều kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao để tiếp nhận điều trị các thương, bệnh binh từ chiến trường miền Nam ra cùng các cán bộ trung, cao cấp của Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn Quế 67-73. Quế chưa bao giờ về lại, vậy mà thu thập được những hình ảnh và bản đồ rất thú vị! Đặc biệt MF ấn tượng hình ảnh mấy cái cá giày cộp! Cái này bán trong cửa hàng tự giác (tiền thân của siêu thị), MF hùi nớ cũng có mua và ... đóng vào giày của mình! :) Quế hãy về một chuyến đi, thấy cái cũ, cái mới ở trường cũ, trường mới. Để kỷ niệm mãi là nguồn động viên chúng ta sống và còn gần gũi bạn bè. Trường Sư Phạm Quảng Tây tổ chức khá tốt việc đón tiêp cựu HS Việt Nam muốn thăm trường. Muốn đi Quế cứ liên lạc trước với họ. Còn phương tiện đi bây giờ cũng đơn giản, visa đơn giản. từ HN có xe buýt đi đến tận Quế Lâm. Xe và phục vụ tốt. MF trở về khoảng mươi lần rùi, mà vưỡn tham muốn đi nữa! :) :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À mà cầu hoa với lại hang gió bây giờ muốn thăm phải mua vé vào công viên khoảng 70 tệ! :D
      Núi con voi họ cũng che lại, muốn thăm phải mua vé (bày cho các Quế, sáng dậy sớm trước 7h, vào đó tập thể dục thì khỏi mất 70 tệ :)). Chỉ có cầu giải phóng là không thể gom vào công viên, Quế có thể coi thoải mái, nhưng bây giờ nó vững chắc lắm chơ không rung rinh mỗi lần xe chạy qua như ngày xưa!
      Vì họ biết các Quế muốn thăm lại lắm, nên gom nó vào trong công viên để thu tệ đó!

      Xóa
    2. @Que 67-73: Hình cuối Quế chôm đâu mà có cái người mặc áo đo đỏ đang hành động như Hắc mao tiên cô zậy?

      Xóa
    3. @MF: hình 3.1 chôm từ Blog Bạn Trỗi 3; hình 3.2 và 3.3 chôm từ Blog của Thầy Từ và Hùng Đầu bò http://ql-hsmn.webs.com/ , Blog này là kho hình HSMN Quế Lâm của thầy Từ.
      - Thầy Từ có thực hiện 1 DVD về các hình ảnh ngày xưa ở Quế Lâm và hiện tại. Hôm tháng 12/2014 thầy Từ có cho xem tại nhà thầy. Hình như LH có 1 đĩa thì phải?
      - Hùng Đầu bò thiết lập đến 3 trang Blog lận. Thêm 2 địa chỉ:
      http://tl-quelam.webs.com/
      http://quelamyeudau.webs.com/
      - Có lẽ hình 3.3 do Lê Huệ chụp thì phải? Vì không thấy xuất hiện trong hình này.

      Xóa
    4. Hình 3.2: từ trái sang Cô Xếp, thầy Từ, Phạm Tiến Hùng, thầy Tiến, chị Tuyết (Đà Nẵng), Kim Thanh (Huế), cô Niệm (phiên dịch), Lê Huệ, Mộng Linh.

      Xóa
  4. Ngục trung nhật ký - Hồ Chí Minh

    Đáo Quế Lâm 到桂林 • Đến Quế Lâm

    到桂林

    桂林無桂亦無林
    只見山高與水深
    榕蔭監房真可怕
    白天黑黑夜沈沈

    Đáo Quế Lâm

    Quế Lâm vô quế diệc vô lâm,
    Chỉ kiến sơn cao dữ thủy thâm;
    Dung ấm giam phòng chân khả phạ,
    Bạch thiên hắc hắc, dạ trầm trầm.

    1. Bản dịch của Nam Trân:
    Quế Lâm không quế, không rừng,
    Sông sâu thăm thẳm, trập trùng núi cao;
    Bóng đa đè nặng nhà lao,
    Đêm sao lặng ngắt, ngày sao tối sầm!

    2. Bản dịch của Xuân Diệu, Đỗ Văn Hỷ:
    Quế Lâm, không quế, có rừng đâu,
    Chỉ thấy non cao lẫn nước sâu;
    Ngục dưới bóng đa ghê sợ thực,
    Ngày thì ảm đạm, tối u sầu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc tại bài thơ này, mà chừ dân Quế lâm trồng Quế đầy thành phố. Hoa quế thành đặc sản: hoàng quế, hồng quế, bạch quế! Nước hoa từ hoa quế rất dễ thương.

      Xóa
  5. Ngày đó, xung quanh trường mới là tường rào, Quế hay trèo ra đi nhặt phân bò, tranh thủ theo mùa hái đào, gom nhựa đào, hoặc trộm dưa... xung quanh là vườn đào, đất ruộng, cổng trường trước Ban giám đốc khu phía ngoài bờ rào là nghĩa trang, bạt ngàn mồ mả.
    Bây giờ, xung quanh trường là nhà, phố phường nhộn nhịp, không còn vườn đào, đất trống, Quế giờ có kiếm ăn phải chi tiền ra, lấy đâu đào, dưa nữa mà chôm.
    Đúng trường bây giờ là Đại học Sư phạm Quảng Tây. Đường xá được quy hoạch lại, đi coi chừng lạc.

    Trả lờiXóa
  6. Ngôi nhà số 96, đường Trung Sơn Bắc, Quế Lâm trong cuộc kháng chiến cuả nhân dân Trung Quốc chống Nhật Bản (1937-1945), là trụ sở cơ quan đại diện Bát Lộ Quân tại mặt trận Quảng Tây. Ngày nay, ngôi nhà gỗ hai tầng được thành phố Quế Lâm giữ làm bảo tàng. Trong nhà, tại vị trí trang trọng có treo ảnh Bác Hồ kính yêu, phía dưới có ghi: “Đồng chí Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã làm việc tại ngôi nhà này từ 1938 đến 1940, với bí danh là Hồ Quang, thiếu tá Bát Lộ Quân. Đồng chí đã có những đóng góp cho sự nghiệp kháng Nhật cuả nhân dân Trung Quốc”.

    Trả lờiXóa
  7. @MF:
    a. "Tại khu trường xưa ở Giáp Sơn, vẫn còn lại ngôi nhà gạch, tường được quét vôi trắng, các cửa sổ sơn xanh, mái lợp ngói âm dương đối diện nhà hóng mát tại khu A."
    Theo Hành trang trở về miền ký ức của MF, không biết có phải là hình số 10?
    - Còn hình 12 là hồ trước nhà Ban giám đốc Khu?
    Không thấy câu trả lời trong các còm phía dưới!

    b. Còn hai cái nhà ở "Ảnh 11. Dãy nhà cấp 1 ở trường cũ" tại Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam của MF là 2 nhà gần nhà ăn (vị trí tại nhà cao tầng màu trắng sau 2 nhà này), nhà ngói đỏ năm 1967-1968 là nhà ở của lớp 3A (lớp MF), nhà mái xám là nhà của lớp 2A (lớp N.H)? sau hai nhà này có mấy cái mả, đêm có lân tinh bay. Còn 1968, các chiến sỹ xích vệ binh ôm sung chạy vòng quanh thì phải?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @ND 2015:
      a. Hình 10 trong đó là khu nhà trường cấp 3 dân tộc Miền Nam. MF không biết có ứng với ngôi nhà gạch, tường được quét vôi trắng, các cửa sổ sơn xanh, mái lợp ngói âm dương đối diện nhà hóng mát tại khu A" hay không/
      b. ND Quế ni nói trúng rồi đó, chứng tỏ mùi Quế ở ND này rất hăng, mà sao ko xuất hiện hèo?

      Xóa
  8. @nac danh 2015: chả lẽ cái nhà màu xám là của lớp tớ sao , họ còn giữ lại à . Tớ nhìn thì thấy cũng giống với trí nhớ của tớ chỉ có cái đầu hồi hơi khác , còn khoảng sân thì i chang . Nhắc lại vẫn sợ phát khiếp với mấy con ma trơi . Nhất là đi học buổi tối ở gần căn tin , khi về tụi con trai cứ hét ma , ma , cả lũ chạy muốn khùng .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @N.H: đúng đầu hồi nhà mái xám không có tường đá liền nhà, tường đá cũ còn cách đầu hồi một khoảng, nên nhìn kỹ hình có thể thấy tường xây sau khác với tường cũ trước đó. Hình như người ta xây thêm 1 căn nhà liền, nhưng đã dỡ mái. Giữa hai cây là đường đi về phía cổng trường, căng tin? Chắc bây giờ người ta trổ cổng khác?
      Hình như đầu năm 1968, lần đầu tiên thấy băng mỏng trên vũng nước và băng đóng trên lá cây, lúc đó cảm giác thật ngỡ ngàng. Cũng ở đây, Quế nhí biết mang mỡ về để lấy tóp mỡ, các má cũng lấy thịt mỡ ăn dư về lấy tóp mỡ để nấu với chao cho các Quế nhí dễ ăn.
      Ghẻ ruồi, chốc lở cũng dần không còn nữa, nhưng túi áo bông có đứa bóng nhẫy vì bỏ thịt mỡ vào túi mang về.
      Cũng năm này các Quế bị bắt lên bàn mổ, cắt amidan, kẻ nào dung cảm thì bị cắt hết 2 cái, kẻ nào ít dũng cảm thì chỉ bị cắt 1 cái. Ăn cháo cả tuần, rồi ăn cơm nhão, chán chết được.
      Không biết bây giờ có Quế con nào đang bình yên bị cắt amidan không nhỉ?

      Xóa
    2. @ND 18:13:00 19-05-2015: Trí nhớ còn tốt đấy.
      Từ 2 nhà này:
      - Nhìn lên là sân bóng rổ như ở hình 2 "Theo Hành trang trở về miền ký ức của MF"
      - Nhìn sang phải, ngang sân bóng rổ là nhà hội trường, các lớp 2 còn lại (B, C) ở
      - Nhìn lên, qua sân bóng rổ là đường đi ngang qua trường, bên kia đường là nhà của Quế nam lớp 3 còn lại, lớp 4. Ngang day nhà này phía phải lả lò hơi và chỗ các vòi nước tập trung.
      - Sau nhà của Nam lớp 3, 4 vuông góc là nhà Ban giám hiệu cấp 1, song song nhà Ban giám hiệu là nhà vệ sinh chung, sau nhà vệ sinh là hồ.
      - Tiếp đến song song nhà Quế nam lớp 3, 4 có khoảng sân là đến nhà Quế nữ 3 còn lại và lớp 4, sau nhà này là nhà vệ sinh tạm, và đến hồ nước.

      Xóa
    3. Mấy ND ni rất là Quế mà sao không lộ diện để còn thỉnh thoảng offline met-ting chơ!

      Xóa
    4. Nếu xem trên bản đồ Bản đồ Quế Lâm đã đánh dấu vị trí các trường hay Google Earth, nhà nam và nhà nữ lớp 3,4, lò hơi, nơi tắm rửa chung, nhà Ban giám hiệu cấp 1 đều đã được thay thế bởi khối nhà lớn.
      Nhưng hai cái nhà của lớp 3A (mái đỏ), 2A(mái xám), bờ tường hướng về cổng chính vẫn còn. Khu dân tộc vẫn còn cái nhà mà MF đưa lên.

      Xóa
    5. @Nặc danh18:13:00 19-05-2015: MF vì kinh khiếp cái vụ bị cắt amidan đó, mà cương quyết ko cho ai cắt amidan của Quế con, dù rằng khi nhỏ tụi hắn cứ ho, sốt, bác sỹ nào cũng dụ cắt, nạo! Cho nên bây giờ amidan các Quế con còn nguyên! :D

      Xóa
  9. Cảm ơn Quế 67-73, đã cho mình hình dung lại những nơi mình đã qua mà ngày xưa chỉ đi vì quen đường.
    Ngày xưa, khi đi ra "Mậu dịch Đỏ", mình nhớ thường đi qua Thất Tinh cho gần, nơi có "hang gió" - động Thất Tinh Nham có đường xuyên qua bên kia, nếu muốn leo núi thì đi đường đó. Thời đó chưa phải mua vé vào công viên hay vì tụi mình là thiếu nhi Việt Nam nên được ưu tiên? Đi qua cầu Hoa, cầu Giải Phóng. Cầu Giải Phóng bây giờ cũng mới xây lại hoành tráng và rộng hơn.
    Chỉ có Shangri-La là hình như mình chưa tới, còn núi Xuyên Sơn, Tháp Sơn, núi Voi cũng chỉ thấy khi đi qua cầu Giải Phóng. Riêng cầu Li Giang hình như mới xây sau này thì phải.
    Bản đồ mới có cả vườn cam thường được Quế thăm, cam trồng để "ủng hộ Việt Nam chống Mỹ", đừng hái!

    Trả lờiXóa
  10. Vậy là ngày xưa chúng mình lội bộ cũng ác liệt nhẻ, nhìn bản đồ từ trường ra cầu giải phóng nhẽ chục cây lô mét chứ chả đùa. Lội bộ giỏi cũng là một kỹ năng sống đấy, hehe

    Trả lờiXóa
  11. Từ nhà lớp tớ đi lên có vườn hoa nhỏ với cái nhà kèn . Bọn tớ hay hái đọt non cây hoa hồng để ăn . Công nhận ngu thiệt , đọt đó để ra bông . Tớ cũng thuộc diện Việt Nam anh hùng , tức là bị lôi đầu đi cắt amidan đó .

    Trả lờiXóa
  12. Quế Lâm bây giờ quá thay đổi rồi, thật mừng cho nước bạn. Không biết có Quế nào thường hay đi về thành phố từ trường đi theo Rừng Vàng mới đến phố, đi qua cầu Giải Phóng quốc bộ ven sông xuôi dòng rồi ghé thăm Núi Voi. Ngày ấy, khi nằm viện trám răng mình đi với thầy Sợi, thầy Minh đến Núi Voi 2 lần...chắc 2 thầy vẫn khỏe mạnh! Ôi nhớ quá, những tô bánh trôi vỉa hè ngày nào!

    Trả lờiXóa
  13. Tôi là Hùng học sinh trường cấp I, II dân tộc, trước đây khi học ở trường nằm viện trám răng có quen một người bạn tên Trường học sinh trường cấp I, II Nguyễn Văn Bé(hình như nằm viện là để tẩy giun), xuất viện rồi về lại trường bạn Sơn có cho mình 5 hào(tiền TQ), thật quý các Quế ạ. Trường ơi chắc bạn vẫn luôn khỏe mạnh, có gia đình hạnh phúc phải không, chúc mừng nhé Quế của mình!

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]