Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

TUỔI THẦN TIÊN !

Hỡi Bạn học Cũ ở Quế Lâm
Phải chăng TA đã có ĐỜI THẦN TIÊN
67-75 : Thưở Thơ ấu
TUỔI THẦN TIÊN Cấp 1, Cấp 2,...?

Về Nước, vào Đời  - bao Giông Tố,
Bao Khó khăn, Mất mát, Nhục - Vinh,...
Nhưng mỗi khi NGHĨ VỀ THƯỞ ĐÓ
TA lại VUI, ẤM ÁP TÂM HỒN ! 

Dù ai nói ngược, nói xuôi
Lòng TA vẫn mãi TỰ HÀO QUẾ LÂM !
Dù ai đổi Trắng thay Đen
Chẳng làm hoen ố TUỔI THẦN TIÊN chúng mình !

Cám ơn các bạn post Hình,
Đưa Bài,... Kể lại những gì Quế Lâm !
Cám ơn Đời đã cho mình
TUỔI THẦN TIÊN ở Quế Lâm học hành !

TA sẽ Cười,... sẽ Khóc,... về THƯỞ ĐÓ
Trong SƯỚNG VUI, ẤM ÁP, TỰ HÀO,... !

Hùng ĐB.



Chú thích Ảnh : Sau lưng, bên Trái - là Hội trường Nhà Ăn Cấp 2 Nguyễn Văn Bé. Sau lưng, bên Phải - là đồi vườn Đào ( có Bệnh Xá Khu ở đầu, và Trại Lợn ở cuối ).

6 nhận xét:

  1. Ước gì có clip của những thầy, cô, Quế về thăm trường xưa (cũ, mới), cho các Quế hình dung lại những nơi mình đã sống, sinh hoạt. Và giới thiệu trên siêu thị này. Sau này nơi trường cũ có thay đổi thêm nữa, những gì còn lại cũng thật là đáng trân trọng, quý giá. Để những thầy, cô, Quế không có điều kiện về lại trường, vẫn hồi tưởng những ngày đã xa và chưa xa khi hội ngộ.

    Trả lờiXóa
  2. Các Quế đã đọc những bình luận này chưa?

    "Lâu nhất ở Quế Lâm là Trường Học sinh Miền Nam ( Còn có tên trường 2/9)- hơn 8 năm. Những năm gần đây Trường HSMN cũng đã tổ chức nhiều cuộc gặp mặt các cựu CB giáo viên và HS nhà trường rất hoành tráng ở Tp.HCM và Đà Nẵng. BLL cũng mời nhiều đoàn khách TQ có công với Trường sang thăm Việt Nam. Các bạn thành lập cả những đội văn nghệ chuyên biểu diễn những bài hát, điệu múa " Thời Quế Lâm" rất chuyên nghiệp. Ngày 18/12/1966 tại Quế Lâm, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa được sự đồng ý của Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đã thành lập 3 trường dành riêng cho học sinh miền Nam Việt Nam, mang tên những người anh hùng tuổi trẻ của Thanh niên Việt Nam, là: trường Nguyễn Văn Trỗi, trường Nguyễn Văn Bé và trường Võ Thị Sáu."

    - Dù sao cũng cảm ơn các Quế tham gia văn nghệ, nhất là các đội múa. Đúng là có nhiều Quế hoạt động chuyên nghiệp về văn hóa nghệ thuật, nhưng các Quế tham gia, nhiều người là nghiệp dư, chủ yếu là nhiệt tình và tấm lòng nặng tình như thuở còn là học sinh.

    Trả lờiXóa
  3. @HĐB: Thơ đệ hay thật là hay, nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào! ... :D :D
    MF đề nghi HĐB phát huy mặt mạnh là post ảnh và viết về ký ức các ngóc ngách ở Quế!

    Trả lờiXóa
  4. Thơ của lứa "Thiếu nhi Việt Nam" giai đoạn 1953 - 1957, hồi đó họ học đến hế lớp 7 tại Giáp Sơn, lớp 8 chuyển về Nam Ninh học.

    1. "Quế Lâm chỉ có một thời
    Mà sao cứ nhớ suốt đời chúng ta,
    Nhớ từng nét mặt lời ca
    Nhớ day nhớ dứt như ta nhớ mình,
    Nhớ lúc “chiến” nhớ lúc “bình”
    Nhớ khi giận dỗi lúc tình nồng say."

    Trâm Ngọc.

    2. "Quế Lâm chỉ có một thời
    Mà sao cứ nhớ suốt đời chúng ta,
    Nỗi nhớ dai dẳng thiết tha,
    Có cả nỗi nhớ … chẳng ra nỗi gì."

    3. "Quế Lâm ta sống xa nhà,
    Bên ta chỉ có chúng ta sum vầy,
    Tha hương cùng đến nơi đây,
    Giữa tuổi trong trắng thơ ngây tuyệt vời.
    Quế Lâm tuy chỉ một thời,
    Vấn vương nỗi nhớ để đời vấn vương."

    4. "Quế Lâm ta sống xa nhà,
    Bên ta chỉ có chúng ta sum vầy,
    Tha hương cùng đến nơi đây,
    Giữa tuổi trong trắng thơ ngây tuyệt vời.
    Quế Lâm tuy chỉ một thời,
    Vấn vương nỗi nhớ để đời vấn vương."

    5. Tác giả về thăm lại trường "Thiếu nhi Việt Nam" (trường cũ - Giáp Sơn) năm 5/2000, khuôn viên trường đã được phân cho 4 trường, trong đó có trường Cao đẳng Sư Phạm, ông hiệu trưởng trường này đón tiếp tác giả và các bạn.
    "Khi biết đây là học sinh Việt Nam đã từng học tại trường này từ 1953, ông chỉ vào chiếc lò sưởi than đơn sơ nằm trong góc phòng nói là cố ý giữ lại làm kỉ niệm để học sinh Việt Nam trở về thăm trường còn được nhìn thấy nó. Ánh mắt chúng tôi đều dồn về phía lò sưởi. Ôi! Chiếc lò sưởi thân yêu đã sưởi ấm chúng tôi trong những ngày mùa đông giá rét thấu xương. Chiếc lò sưởi kia được đặt chính giữa mỗi phòng ngủ để hơi ấm lan toả đều khắp phòng. Biết bao nhiêu chuyện vui buồn xoay quanh lò sưởi đã trôi vào dĩ vãng của tuổi thơ thoắt hiện lên như vừa mới đây thôi!"

    "Trường thân yêu ơi! Ta đã về
    Sân vườn xơ xác vắng hoe hoe
    Trúc đào hồng thắm đâu chẳng thấy?
    Nhà cũ rêu phong... Buồn tái tê!

    Phòng học đây rồi! Vội vã vào
    Sinh viên đứng vẽ gật đầu chào
    Ồ! Nay biến thành phòng học họa
    Trong lớp học xưa bỗng nao nao

    Kỉ niệm trào dâng bao vấn vương
    Đi tìm nỗi nhớ dạo quanh trường
    Nức nở, sụt sùi Trời thương cảm
    Mưa hòa lệ ướt suốt dọc đường

    Dãy núi nhấp nhô trong mây mờ
    Hàng cây ủ rũ đứng ven hồ
    Đào Hoa hững hờ lờ lững chảy
    Bàng hoàng, ngơ ngẩn ngỡ trong mơ!"

    Thanh Mai.

    Trả lờiXóa
  5. "Tháng 11/1967, Bộ giáo dục quyết định thành lập Khu Giáo dục học sinh miền Nam tại Quế Lâm, Trung Quốc để trực tiếp quản lý các trường học sinh miền Nam trên đất nước bạn.
    Năm học 1968 – 1969, Hệ thống các trường học sinh miền Nam được phân bố ở trong và ngoài nước như sau:
    - Khu giáo dục học sinh miền Nam ở trong nước có 2 trường nội trú và 5 ký túc xá với tổng số 1.060 học sinh (trong đó có 571 học sinh nội trú):
    - Khu giáo dục học sinh miền Nam ở Quế Lâm có 5 trường được chia thành 36 lớp với tổng số 1.127 học sinh.
    Đến năm học 1971 – 1972, tổng số học sinh miền Nam đang học ở miền Bắc và nước bạn là 4.089 học sinh, trong đó có 2.272 học sinh học ở các trường nội trú trong nước và 1.326 học sinh học ở Quế Lâm.
    Ngày 8/1/1972, Bộ Giáo dục ra Quyết định 31/QĐ sắp xếp lại và đặt phiên hiệu trường học sinh miền Nam gồm 9 trường
    Tính đến tháng 1/1975, tổng số học sinh các trường miền Nam ở hậu phương là 7.820 học sinh, trong đó: Cấp I có 2.821 học sinh; Cấp II có 2.241 học sinh; Cấp III có 1.602 học sinh. Số học sinh này được bố trí trong 13 trường (gồm 11 trường ở miền Bắc và 2 trường ở Quế Lâm)"

    Có thể thông tin trên chưa thật hoàn chỉnh, Quế tham khảo.

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]